Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếDịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương

Dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương


Dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đắk Lắk, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận trường hợp tử vong do sốt xuất huyết tại thị xã Buôn Hồ. Đây là trường hợp thứ hai tử vong vì bệnh này tính từ đầu năm tới nay.

Bệnh nhân tử vong là T.T.H.H (nữ, sinh năm 1975, tại phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk).

Theo người nhà bệnh nhân, ngày 20/9, bệnh nhân khởi phát các triệu chứng sốt cao liên tục, kèm đau đầu, người mệt, dùng thuốc hạ sốt nhưng không đỡ. Sau đó, người nhà đưa bệnh nhân đi khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình (thị xã Buôn Hồ).





Ảnh minh hoạ.

Ngày 22/9, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh (TP.Buôn Ma Thuột); đồng thời, tiếp tục được chuyển đến Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên để điều trị.

Tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, bệnh nhân được chẩn đoán bị sốt xuất huyết Dengue ngày thứ 3 có dấu hiệu cảnh báo, béo phì, tổn thương gan, tăng huyết áp, viêm dạ dày.

Ngày 23/9, bệnh nhân được chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên với chẩn đoán sốc sốt xuất huyết Dengue ngày 4, Tổn thương gan nặng, Tăng huyết áp.

Đến ngày 24/9, bệnh nhân được chuyển viện đến Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM tiếp tục điều trị. Ngày 27/9, do tình trạng bệnh nặng, gia đình xin bệnh nhân ra viện với chẩn đoán sốc sốt xuất huyết Dengue nặng. Bệnh nhân tử vong tại nhà lúc 2 giờ 00 phút ngày 28/9/2024.

Để ngăn chặn dịch bệnh sốt xuất huyết, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh chỉ đạo Trung tâm Y tế thị xã Buôn Hồ triển khai phun hóa chất diệt muỗi phòng, chống bệnh tại khu vực xung quanh nhà và nơi làm việc của bệnh nhân; đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân trong việc thực hiện các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết.

Trước tình hình dịch sốt xuất huyết tăng cao, đặc biệt số ca tăng nhanh thời điểm từ tháng 8 đến nay, UBND tỉnh Đắk Lắk đã có công văn giao Sở Y tế tỉnh chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, địa phương tăng cường giám sát chỉ đạo tuyến, hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật, thực hiện các hoạt động phòng, chống sốt xuất huyết.

Đặc biệt, chú trọng việc đánh giá nguy cơ diễn biến tình hình dịch bệnh trên địa bàn; thực hiện phun hóa chất diệt muỗi chủ động tại các địa bàn trọng điểm, địa bàn có nguy cơ cao xảy ra dịch; hỗ trợ các đơn vị xử lý dịch diện rộng, xử lý triệt để các ổ dịch bệnh kéo dài tại các địa phương.

Tại Hà Nội, dịch cũng đang bước vào giai đoạn cao điểm khi số mắc của mỗi tuần lại tăng cao. Ngày 23/9, theo số liệu thống kê của Sở Y tế Hà Nội, tuần qua (từ ngày 13 đến 19/9), toàn Thành phố ghi nhận 285 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 57 ca so với tuần trước.

Một số quận, huyện ghi nhận nhiều ca mắc trong tuần như: Đan Phượng (46 ca); Thạch Thất (29 ca); Hà Đông (22 ca); Cầu Giấy (20 ca); Chương Mỹ (17 ca); Thanh Xuân (13 ca)… Như vậy, tính từ đầu năm 2024 đến nay, toàn Thành phố ghi nhận 3.251 ca mắc sốt xuất huyết.

Trong tuần trước đó (từ ngày 6/9 đến ngày 13/9), toàn Thành phố ghi nhận 227 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 37 ca so với tuần trước đó). Đánh giá về tình hình dịch sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố vào thời điểm hiện tại, Phó Giám đốc CDC Hà Nội Khổng Minh Tuấn cho biết, bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm nhưng số ca mắc thường tăng lên vào mùa mưa.

Đặc biệt, từ tháng 9 đến tháng 11 hằng năm được coi là giai đoạn “nóng” của dịch sốt xuất huyết do thời tiết ẩm, mưa nhiều tạo môi trường thuận lợi cho muỗi vằn truyền bệnh sinh sôi và phát triển.

Hiện Hà Nội đã bắt đầu bước vào đầu giai đoạn cao điểm của dịch bệnh sốt xuất huyết với điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường, kết hợp mưa nhiều.

Kết quả giám sát tại một số ổ dịch ghi nhận chỉ số côn trùng cao vượt ngưỡng nguy cơ. Do đó, dự báo số mắc sốt xuất huyết sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.

Dù sốt xuất huyết là dịch bệnh rất cũ nhưng lo ngại là mỗi đợt dịch lại có những khó khăn riêng. Một trong những khó khăn phải kể đến đó là khi nhiễm bệnh, người dân thường đến thẳng phòng khám hay bệnh viện tư, không vào bệnh viện công, không qua trạm y tế.

Nhiều người cho rằng muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết chỉ ở ao tù nước đọng công cộng, cống rãnh… Tuy nhiên, muỗi vằn cư trú ở những nơi nước trong để lâu ngày như bể nước cá cảnh, bình cắm lọ hoa lưu nước, hòn non bộ, nước mưa đọng tại những mảnh bát vỡ trong vườn nhà, xóm ngõ hoặc sân thượng, công trình xây dựng… Vì vậy, cần loại bỏ những vật chứa nước tồn đọng là nơi cho muỗi vằn sinh sản và phát triển.

Cần vệ sinh nhà cửa, lật úp hết nơi muỗi trú ẩn để diệt bọ gậy, sau đó mới tiến hành phun thuốc diệt muỗi trưởng thành.

Ðể diệt muỗi có hiệu quả hơn, nên phun thuốc vào buổi sáng, vì loài muỗi sốt xuất huyết hoạt động vào ban ngày, mạnh nhất vào những giờ đầu buổi sáng và thời gian trước lúc mặt trời lặn. Điều cần lưu ý, các loại thuốc phun diệt côn trùng có thời gian hiệu lực tốt trong 6 tháng kể từ khi phun.

Nhiều người cho rằng, vừa mắc sốt xuất huyết xong sẽ không mắc lại bệnh. Đây là quan niệm chưa hẳn đúng. Vì sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra có 4 chủng là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Cả 4 chủng virus này đều có khả năng gây bệnh.

Vì vậy, nếu người từng mắc sốt xuất huyết, trong thời gian mắc bệnh cơ thể có thể tạo ra kháng thể. Tuy nhiên, miễn dịch được tạo thành chỉ đặc hiệu đối với từng chủng riêng lẻ. Người bệnh có thể sẽ không nhiễm lại chủng virus cũ nhưng vẫn có thể nhiễm chủng mới nên có thể tái mắc sốt xuất huyết.

Về điều trị bệnh, nhiều người cho rằng khi sốt xuất huyết chỉ uống bù điện giải, không nên uống nước dừa vì không có tác dụng bù nước và khó nhận biết biến chứng.

Điều này là hoàn toàn sai lầm, trong sốt xuất huyết, việc sốt cao nhiều ngày liên tục sẽ khiến bệnh nhân bị mất nước, mất dịch. Việc bù dịch đơn giản nhất là cho bệnh nhân uống Oresol.

Tuy nhiên, có rất nhiều bệnh nhân khó uống Oresol. Việc này có thể thay thế bằng uống nước dừa, nước cam, nước bưởi, nước chanh để bù lại lượng dịch đã mất. Hơn nữa, các loại quả trên chứa nhiều khoáng chất và vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng và tăng sự vững bền của thành mạch.





Nguồn: https://baodautu.vn/dich-sot-xuat-huyet-dien-bien-phuc-tap-tai-nhieu-dia-phuong-d226115.html

Cùng chủ đề

Vắc-xin sốt xuất huyết đang “hot”

Từ nửa thế kỷ trước, việc tìm ra vắc-xin sốt xuất huyết là vấn đề cấp thiết. Vừa qua, Việt Nam đã phê duyệt vắc-xin sốt xuất huyết cùng 39 nước trên thế giới, tiến thêm một bước quan trọng cho công tác phòng, chống dịch bệnh. Hệ thống tiêm chủng VNVC đã tiêm và nhận đặt giữ chỗ gần 15.000 liều vắc-xin sốt xuất...

Vaccine là bước tiến quan trọng trong nỗ lực phòng dịch sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết (SXH) hiện chưa có thuốc đặc trị, nguy cơ gây biến chứng nghiêm trọng và là gánh nặng cho người bệnh, gia đình cũng như hệ thống y tế. Ông Dion Warren, Tổng Giám đốc khu vực Ấn Độ và Đông Nam Á tại Takeda, cho rằng, hợp tác liên ngành đóng vai trò quan trọng trong công cuộc phòng chống SXH. Trước các rủi ro y tế...

Dịch sốt xuất huyết tiếp tục tăng

Ngày 23/9, theo số liệu thống kê của Sở Y tế Hà Nội, tuần qua (từ ngày 13 đến 19/9), toàn Thành phố ghi nhận 285 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 57 ca so với tuần trước. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều ca mắc trong tuần như: Đan Phượng (46 ca); Thạch Thất (29 ca); Hà Đông (22 ca); Cầu Giấy (20...

Câu chuyện phía sau vắc xin sốt xuất huyết đầu tiên được phê duyệt tại Việt Nam

Việc WHO đưa vắc xin sốt xuất huyết của Takeda vào danh mục vắc xin được tiền thẩm định cho thấy chất lượng và tính phù hợp của vắc xin này đối với các chương trình tiêm chủng quốc gia. Đây là một bước quan trọng trong việc mở rộng khả năng tiếp cận vắc xin sốt xuất huyết của Takeda trên toàn...

Bắt đầu tiêm vắc-xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Ngày 20/9, những mũi tiêm vắc-xin sốt xuất huyết đã chính thức được tiêm cho trẻ em Việt Nam. Vắc-xin do hãng dược phẩm Takeda, Nhật Bản nghiên cứu và phát triển. Theo ông Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Việt Nam hiện đang lưu hành cả 4 tuýp virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết, trong đó tuýp virus lưu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khởi công nhà máy Deli Hải Dương 270 triệu USD tại KCN Đại An mở rộng

Khởi công nhà máy Deli Hải Dương 270 triệu USD tại KCN Đại An mở rộngSáng nay (28/9), Công ty Hữu hạn Tập đoàn Deli (Trung Quốc) tổ chức lễ khởi công xây dựng Nhà máy Deli Hải Dương với tổng mức đầu tư 270 triệu USD tại khu công nghiệp Đại An mở rộng. Dự án có tổng vốn đầu tư đăng ký 270...

Mắc uốn ván vì chủ quan với vết thương nhỏ

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhân N.V.K, 52 tuổi, cư trú ở xã Quảng châu, Hưng Yên. Bệnh nhân được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên chuyển đến với chẩn đoán mắc uốn ván. Qua khai thác tiền sử được biết, đầu tháng 9 vừa qua, do ảnh hưởng của cơn bão Yagi, nước từ thượng nguồn đổ...

Có thể phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh nhờ giải mã gen?

Chiến lược phát triển khoa học công nghệ của ngành Y tế Việt Nam từ nay đến năm 2030 là những vấn đề liên quan phát triển về y học cá thể, trong đó có công nghệ về gen. Ngày 26/9, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Bắc Hà phối hợp công ty Revita, đơn vị đi đầu trong lĩnh vực điều trị bệnh bằng...

Quảng Ngãi thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Quảng Ngãi đặt mục tiêu đạt 100% giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, nhưng đến nay tỉnh mới đạt 21,6% kế hoạch được giao. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo các đơn vị đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Vì sao giải ngân chậm? Tổng kế hoạch vốn đầu tư năm 2024 của tỉnh Quảng Ngãi hơn 6.900...

Đình chỉ lưu hành, thu hồi 2 loại mỹ phẩm kém chất lượng

Hà Nội: Đình chỉ lưu hành, thu hồi 2 loại mỹ phẩm kém chất lượngSở Y tế Hà Nội ban hành 2 văn bản thông báo về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Tại Văn bản 4612/SYT-NVD, Sở Y tế Hà Nội thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi lô sản phẩm...

Bài đọc nhiều

Uống nước kiềm pha muối, người đàn ông nguy kịch

Bệnh nhân nam N.V.S (41 tuổi, trú tại Bắc Giang) được đưa đến khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng suy kiệt trầm trọng.Bệnh nhân có tiền sử viêm phế...

Phát triển thị trường bền vững, tăng khả năng tiếp cận của bệnh nhân

Phát triển thị trường bền vững, tăng khả năng tiếp cận của bệnh nhânCông ty chăm sóc sức khỏe toàn cầu Viatris đang mở rộng phạm vi hoạt động, củng cố hơn nữa cam kết của mình với sự phát triển bền vững, nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam. Bà Radhika Bhalla, Tổng giám đốc Viatris Việt Nam và các thị trường liên minh châu Á, chia...

Hành động để ứng phó với tác hại do thuốc lá mới gây ra

Ngày 24/9 tại Hà Nội, Quỹ VinFuture phối hợp với Trường Đại học Y tế công cộng tổ chức Hội thảo InnovaConect với chủ đề “Phòng chống tác hại của thuốc lá mới: Bằng chứng khoa học và kinh nghiệm trên thế giới và tại Việt Nam”. Hội thảo diễn ra trực tiếp và trực tuyến, kết nối với đầu cầu tại Việt Nam, Thái...

AstraZeneca củng cố cam kết đổi mới sáng tạo

Tập đoàn dược phẩm AstraZeneca đang củng cố vị trí tiên phong của mình trong đổi mới y tế, góp phần phát triển bền vững ngành y dược tại Việt Nam. Hội nghị Nghiên cứu ung thư phổi toàn quốc do Bệnh viện K và AstraZeneca phối hợp tổ chức vào tháng 6/2024 Mới đây, trong Bảng xếp hạng Các công ty tốt nhất thế giới...

Ghi nhận ca vi khuẩn ăn thịt người sau mưa lũ ở Lào Cai

Chiều 27/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Lào Cai thông tin, địa...

Cùng chuyên mục

Mắc uốn ván vì chủ quan với vết thương nhỏ

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhân N.V.K, 52 tuổi, cư trú ở xã Quảng châu, Hưng Yên. Bệnh nhân được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên chuyển đến với chẩn đoán mắc uốn ván. Qua khai thác tiền sử được biết, đầu tháng 9 vừa qua, do ảnh hưởng của cơn bão Yagi, nước từ thượng nguồn đổ...

Có thể phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh nhờ giải mã gen?

Chiến lược phát triển khoa học công nghệ của ngành Y tế Việt Nam từ nay đến năm 2030 là những vấn đề liên quan phát triển về y học cá thể, trong đó có công nghệ về gen. Ngày 26/9, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Bắc Hà phối hợp công ty Revita, đơn vị đi đầu trong lĩnh vực điều trị bệnh bằng...

Đình chỉ lưu hành, thu hồi 2 loại mỹ phẩm kém chất lượng

Hà Nội: Đình chỉ lưu hành, thu hồi 2 loại mỹ phẩm kém chất lượngSở Y tế Hà Nội ban hành 2 văn bản thông báo về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Tại Văn bản 4612/SYT-NVD, Sở Y tế Hà Nội thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi lô sản phẩm...

Mới nhất

Ninh Thuận tăng cường quản lý hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích

UBND tỉnh Ninh Thuận đề nghị các đơn vị phát huy hiệu quả giá trị của các di tích, danh lam thắng cảnh, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. ...

Trường đại học Hòa Bình chào đón hơn 1.500 tân sinh viên nhập học

Đây cũng là dịp để nhà trường điểm lại những thành tựu đã đạt được trong năm vừa qua, đồng thời đặt ra những mục tiêu cho hành trình phát triển trong năm học mới. Phát biểu tại buổi lễ, Hiệu trưởng Trường đại học Hòa Bình, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tô Ngọc Hưng nhấn mạnh:...

Có thể phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh nhờ giải mã gen?

Chiến lược phát triển khoa học công nghệ của ngành Y tế Việt Nam từ nay đến năm 2030 là những vấn đề liên quan phát triển về y học cá thể, trong đó có công nghệ về gen. Ngày 26/9, Bệnh viện Đa khoa...

Negav xin lỗi sau phát ngôn gây phẫn nộ tại concert ‘Anh trai say hi’

Tối 28/9, tại concert Anh trai say hi, trước 20.000 khán giả, Negav đã nhắn gửi tới mẹ: "Khi đứng đây, em muốn nói chuyện với mẹ em. Mẹ ơi, mẹ thấy quyết định cho con nghỉ học đúng chưa?". Phát ngôn của Negav bị cho là cổ xúy việc nghỉ học, khiến nhiều khán giả bày tỏ sự...

Mới nhất