Trang chủChính trịNgoại giaoĐến lúc Bắc Kinh phản đòn và tuyên bố không thể im...

Đến lúc Bắc Kinh phản đòn và tuyên bố không thể im lặng…


Trung Quốc đang trở nên bớt rụt rè hơn trong việc đáp trả các biện pháp trừng phạt kinh tế từ Mỹ.

Trung Quốc phản hồi động thái của Hạ viện Mỹ, Đức nói cần tỉnh táo trong quan hệ với Bắc Kinh. (Nguồn: SCMP)
Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc: Đến lúc Bắc Kinh phản đòn và tuyên bố không thể im lặng… (Nguồn: SCMP)

Trong nhiều năm, căng thẳng kinh tế Mỹ-Trung Quốc có lúc ồn ào, lúc âm ỉ, nhưng chưa bao giờ có dấu hiệu chấm dứt.

Năm 2019, khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc nóng lên, tờ People’s Daily dự đoán, sự độc quyền của Trung Quốc đối với đất hiếm, khoáng chất quan trọng để sản xuất phần cứng hiện đại nhất, sẽ trở thành một công cụ để chống lại áp lực từ Mỹ.

Theo số liệu của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), từ năm 2009 đến 2020, số lượng biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng gấp 9 lần. Tuy nhiên, những hạn chế này thường là ngẫu nhiên, không chính thức và nhằm vào các mục tiêu hẹp. Động thái nay được đánh giá mang tính cảnh cáo ngẫu nhiên hơn là một chiến lược.

Khi Mỹ tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc, khiến các công ty chip phương Tây không thể bán chất bán dẫn tiên tiến và máy móc để sản xuất chip cho khách hàng Trung Quốc, thì những đợt đáp trả mới từ Bắc Kinh bắt đầu dày đặc và nhanh chóng.

Đầu tháng 7, sau khi Trung Quốc công bố các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới nhất, lần này là đối với hai kim loại quan trọng được sử dụng trong chip và công nghệ tiên tiến khác, một cựu quan chức của Bộ Thương mại Mỹ đã cho rằng các biện pháp này “chỉ là khởi đầu” cho sự đáp trả của Trung Quốc.

Vào ngày 20/7, ông Tạ Phong, Đại sứ mới của Trung Quốc tại Mỹ, nói rằng đất nước của ông “không thể giữ im lặng” trong cuộc chiến leo thang về công nghệ.

Để ứng phó với nỗ lực của Mỹ nhằm ngăn chặn tham vọng công nghệ của Trung Quốc, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi các cơ quan quản lý chống lại sự ép buộc của Mỹ trong cái mà ông gọi là “cuộc đấu tranh pháp lý quốc tế”.

Kết quả là nhiều nhà lập pháp đang được tập hợp nhằm nỗ lực tạo ra một khuôn khổ để Trung Quốc phản ứng mạnh mẽ hơn trong cuộc chiến thương mại với Mỹ.

Một danh sách “các thực thể không đáng tin cậy”, được tạo ra vào năm 2020, trừng phạt bất kỳ công ty nào làm suy yếu lợi ích của Trung Quốc. Luật kiểm soát xuất khẩu cùng năm này đã tạo cơ sở pháp lý cho chế độ cấp phép xuất khẩu.

Vào năm 2021, luật chống trừng phạt cho phép đáp trả các tổ chức và cá nhân thực hiện các lệnh trừng phạt của các quốc gia khác.

Một đạo luật quan hệ đối ngoại sâu rộng được ban hành trong năm nay và được thúc đẩy bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga, cho phép sử dụng các biện pháp đối phó với một loạt mối đe dọa về kinh tế và an ninh quốc gia, mà nền kinh tế số 1 châu Á phải đối mặt, có hiệu lực vào ngày 1/7.

Cùng ngày, một đạo luật chống gián điệp cũng bắt đầu có hiệu lực, mở rộng phạm vi hoạt động của các cơ quan an ninh Trung Quốc. Trong khi đó, Bắc Kinh đã thắt chặt các quy tắc an ninh mạng và dữ liệu khác nhau. Các quy tắc mới đã được sử dụng, trái ngược với việc chỉ đơn thuần mang mục đích cảnh báo.

Vào tháng Hai, Lockheed Martin và một đơn vị của Raytheon, hai nhà sản xuất vũ khí của Mỹ không kinh doanh vũ khí ở Trung Quốc, đã bị đưa vào danh sách các thực thể không đáng tin cậy sau khi vận chuyển vũ khí đến vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc).

Các công ty Mỹ bị chặn đầu tư mới, hoạt động thương mại, cùng với nhiều hạn chế khác vào Trung Quốc.

Hồi tháng Tư, Micron – một nhà sản xuất chip của Mỹ – đã bị cơ quan quản lý không gian mạng của Trung Quốc điều tra dựa trên luật an ninh mạng mới. Sau khi Micron thất bại trong quá trình đánh giá bảo mật, các cơ quan quản lý Mỹ đã cấm sử dụng chip của họ trong cơ sở hạ tầng quan trọng của Mỹ.

Cách diễn đạt mơ hồ của luật khiến các công ty Mỹ và phương Tây khó đánh giá tác động tiềm tàng đối với hoạt động kinh doanh của họ ở Trung Quốc. Một số công ty luật nước ngoài tại Trung Quốc đã được các khách hàng phương Tây của họ yêu cầu đánh giá rủi ro về các cuộc điều tra.

Kết quả các cuộc thăm dò tiềm năng tại Trung Quốc lưu ý, các công ty công nghệ Mỹ sản xuất các linh kiện, chẳng hạn như chip bộ nhớ của Micron, nên đề phòng các cuộc điều tra bất ngờ.

Trong khi đó, luật mới của Trung Quốc cho phép chính phủ hạn chế nhiều loại khoáng sản và linh kiện – cũng đang tạo ra sự không chắc chắn đối với hoạt động kinh doanh của những đối tác nước ngoài của họ.

Chuyên gia David Oxely của Công ty Tư vấn quốc tế Capital Economics lưu ý, các nhà sản xuất công nghệ năng lượng xanh của phương Tây chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Đặc biệt, các nhà sản xuất pin phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc trong toàn bộ chuỗi cung ứng.

Năm ngoái, Bộ Thương mại Trung Quốc đã đề xuất lệnh cấm xuất khẩu công nghệ đúc phôi được sử dụng để chế tạo các tấm pin Mặt Trời.

Nếu được áp dụng, lệnh cấm này có thể kìm hãm sự phát triển của công nghệ năng lượng Mặt Trời ở phương Tây, gây tổn hại cho các nhà sản xuất phương Tây trong khi làm tăng nhu cầu đối với các tấm pin Mặt Trời có xuất xứ Trung Quốc.

Các hạn chế đối với hai kim loại quan trọng trong sản xuất chíp, gallium và germanium, có thể khiến các nhà chiến lược Mỹ phải đau đầu. Các quy tắc có hiệu lực vào ngày 1/8 yêu cầu các nhà xuất khẩu phải xin giấy phép bán kim loại cho khách hàng nước ngoài.

Trung Quốc sản xuất 98% gallium thô của thế giới, một thành phần quan trọng trong công nghệ quân sự tiên tiến. Một cú sốc đối với nguồn cung cấp gallium có thể gây ra những vấn đề dài hạn cho ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ, theo như đánh giá của viện nghiên cứu CSIS – tổ chức tư vấn chiến lược ở Washington.

Hơn nữa, một hợp chất dựa trên gallium là gallium nitride có thể làm nền tảng cho một thế hệ chất bán dẫn hiệu suất cao mới. Để gallium nằm ngoài tầm tay của nước ngoài chắc chắn sẽ cản trở những nỗ lực của phương Tây trong việc phát triển công nghệ này.

Tuy nhiên, ở một góc độ khác, chuyên gia Peter Arkell thuộc Hiệp hội khai thác mỏ toàn cầu của Trung Quốc (một nhóm vận động hành lang), lưu ý rằng, Trung Quốc có thể phải tái nhập khẩu nhiều thành phẩm được sản xuất ở nước ngoài bằng đất hiếm, vì vậy các lệnh cấm có thể quay trở lại gây hại cho chính các công ty Trung Quốc.

Chuyên gia phân tích Ewa Manthey của ngân hàng Hà Lan ING, nhận xét các lệnh cấm xuất khẩu hoàn toàn cũng sẽ thúc đẩy phương Tây xây dựng năng lực sản xuất phù hợp của riêng mình và tìm kiếm các sản phẩm thay thế. Điều này về lâu dài sẽ làm suy yếu “con bài” của Trung Quốc.

Bên cạnh đó, việc “dán nhãn” lên các công ty lớn của phương Tây đang hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc là những thực thể không đáng tin cậy, có thể tác dụng ngược, gây nguy hiểm cho hàng nghìn việc làm của người Trung Quốc.

Chẳng hạn, Raytheon có công ty con hoạt động trong lĩnh vực hàng không là Pratt & Whitney sử dụng 2.000 nhân viên ở Trung Quốc. Điều đó có thể giải thích tại sao thay vì đưa toàn bộ các công ty con của Raytheon vào danh sách đen, Bộ Thương mại Trung Quốc chỉ giới hạn lệnh cấm đối với đơn vị quốc phòng của doanh nghiệp này.





Nguồn

Cùng chủ đề

Tiktok gửi đơn kiến nghị khẩn ‘cầu cứu’ để tồn tại ở Mỹ

Reuters đưa tin, trong những nỗ lực cuối cùng vào để tiếp tục hoạt động tại Mỹ, TikTok đề nghị Tòa án Tối cao tạm thời chặn đạo luật nhằm buộc ByteDance, công ty mẹ có trụ sở tại Trung Quốc, phải thoái vốn khỏi TikTok trước ngày 19/1, hoặc phải đối mặt với lệnh cấm.Theo đó, ngày 16/12 (giờ địa phương), TikTok và ByteDance gửi đơn đề nghị khẩn cấp lên Tòa án Tối cao Mỹ để...

Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu tham dự Hội chợ nông sản phẩm nhiệt đới quốc tế Trung Quốc lần thứ...

Từ ngày 4-5/12, ông Trần Đình Vũ Hải, Lãnh sự Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu đã dự Lễ khai mạc Hội chợ nông sản phẩm nhiệt đới quốc tế Trung Quốc lần thứ 27 và các hoạt động bên lề liên quan tại Đặc khu kinh tế tỉnh Hải Nam.

Trung Quốc lên tiếng về lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ, kiên quyết bảo vệ doanh nghiệp bán dẫn

Ngày 28/11, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Hạ Á Đông tuyên bố, Bắc Kinh kiên quyết phản đối việc Mỹ lạm dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu.

Ông Trump dùng “chiêu” cũ với Mexico và Canada

Tổng thống đắc cử Donald Trump đe dọa thực hiện kế hoạch áp thuế đối với hàng hóa từ Mexico và Canada nhưng chính nước Mỹ cũng "chịu trận".

Nga vững ngôi đầu nhà cung cấp nông sản, lý do người Mỹ lạc quan hơn, bất động sản Trung Quốc sắp chạm đáy

Nga giữ vị trí nhà cung cấp nông sản hàng đầu ra toàn cầu, niềm tin về tăng trưởng của người dân Mỹ trở nên lạc quan hơn, dự báo thời điểm bất động sản Trung Quốc chạm đáy, Đức phụ thuộc đáng kể vào người nhập cư trong dài hạn… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

USD được “bơm nhiên liệu”

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12 ghi nhận động lực tăng giá cho đồng USD từ dự báo cắt giảm lãi suất chậm hơn.

USD được “bơm nhiên liệu”

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12 ghi nhận động lực tăng giá cho đồng USD từ dự báo cắt giảm lãi suất chậm hơn.

Tổng thống Putin gọi sự “khai sinh” một vũ khí Nga là lịch sử, “siêu thủy quái” sắp sửa sung quân

Nền công nghiệp quốc phòng Nga đang phát triển mạnh mẽ với việc chế tạo ra các loại vũ khí có sức mạnh cực kỳ nguy hiểm, như tên lửa đạn đạo siêu thanh tầm trung Oreshnik hay các tàu ngầm thuộc Dự án 885M (Yasen-M).

Giải pháp đột phá cho ngành du lịch trong thời đại số

Khi công nghệ ngày càng đóng vai trò trung tâm trong cuộc sống, việc ra mắt mạng xã hội mang tên Xintel mang lại sự tiện lợi trong trải nghiệm du lịch văn hóa của từng quốc gia.

Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Tổng thống Nga Vladimir Putin tái khẳng định điều kiện đàm phán hiệp định hòa bình với Ukraine, EU cam kết với Kiev, ông Zelensky muốn phương Tây triển khai quân đội, xả súng tại Mỹ, sóng gió trên chính trường Canada… là những ảnh ấn tượng trong tuần do Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Bài đọc nhiều

Chuyên gia phương Tây chỉ ra “điểm yếu chí tử” của Tổng thống Nga Putin

Bình luận về tình hình kinh tế Nga hiện nay, chuyên gia người Áo, ông Gabriel Felbermayr, Giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế Áo (WIFO) cho rằng, mặc dù tương đối ổn định trong hiện tại, nhưng kinh tế Nga dự kiến ​​sẽ gặp phải những vấn đề đáng kể trong dài hạn.

Ra mắt ứng dụng mạng xã hội video ngắn kỹ thuật số Whistle

Vừa qua, Whistle - ứng dụng mạng xã hội video ngắn kỹ thuật số phát triển bởi Click Network Technology Ltd (đăng ký kinh doanh tại Singapore) đã chính thức ra mắt tại Việt Nam ở hai thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, thu hút sự tham gia của gần 500 khách mời.

Giá vàng “hóng” Fed để quyết hướng đi, đường đến mốc 3.000 USD đã hẹp hơn

Giá vàng hôm nay 19/12/2024 tại thị trường thế giới đi ngang khi thị trường tập trung sự chú ý vào quyết định chính sách tiền tệ. Vàng trong nước biến động thất thường. Chuyên gia đánh giá, triển vọng của kim loại quý vẫn chưa hoàn toàn chuyển sang xu hướng giảm.

Giá cà phê tăng mạnh, khó dự báo về vụ 2025/26, thị trường sẽ lên hay xuống?

Đối với thị trường cà phê robusta, hoạt động thu hoạch tại Việt Nam đang là tâm điểm chú ý. Mặc dù tổng sản lượng vụ 2024/25 dự kiến giảm so với vụ trước, nguồn cung mới vẫn được kỳ vọng sẽ góp phần cân bằng thị trường trong thời gian tới.

Doanh nhân Phạm Đình Thương và những bước chân không nghỉ hướng về quê hương Việt Nam

Ra nước ngoài với hoài bão thay đổi tương lai của bản thân và gia đình, khi trở về mang theo những yêu thương đóng góp xây dựng quê hương, doanh nhân Phạm Đình Thương và SUN SHINE đã trở thành một trong những doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật có những đóng góp tích cực cho Việt Nam.

Cùng chuyên mục

USD được “bơm nhiên liệu”

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12 ghi nhận động lực tăng giá cho đồng USD từ dự báo cắt giảm lãi suất chậm hơn.

Giá cà phê robusta giảm gần 100 USD, năm đặc biệt đối với cà phê Việt Nam, chuyên gia lo ngại giá quá cao

Nhìn lại vụ niên vụ 2023 - 2024, xuất khẩu cà phê Việt Nam đã đạt dấu mốc mới. Mặc dù sản lượng xuất khẩu giảm trên 12% với 1,46 triệu tấn, song kim ngạch lại tăng tới trên 33%, đạt mức 5,43 tỷ USD. Đây là kim ngạch xuất khẩu trong một niên vụ cao nhất từ trước đến nay và là lần đầu tiên xuất khẩu cà phê trong một niên vụ vượt mốc 5 tỷ USD.

Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.

Giá vàng “chao đảo”, kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với “điểm rơi” của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng trong nước và quốc tế vừa trải qua một tuần chao đảo, tăng nhanh, giảm mạnh. Trong một năm được xác định bởi bất ổn địa chính trị và kinh tế, vàng và Bitcoin đã trở thành tâm điểm chú ý khi các nhà đầu tư tìm kiếm nơi ẩn náu trong các loại tài sản dự trữ. Chuyên gia nói gì về việc lựa chọn đầu tư trong năm 2025?

Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á công bố 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo

Ngày 21/12, Bộ Kinh tế Sáng tạo Indonesia đề xuất 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo năm 2025, trong đó kết hợp các giá trị truyền thống với cách tiếp cận hiện đại nhằm đổi mới toàn diện, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Mới nhất

Chùa Nội nơi thờ Quốc tổ Lạc Long Quân

Chùa Nội là một ngôi chùa cổ tọa lạc tại xã Đồi Ngỗ, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Chùa được xây dựng vào thời nhà Lý (1010-1225) và được coi là một trong những ngôi chùa quan trọng nhất trong hệ thống di tích đền Hùng. Chùa Nội thờ Quốc tổ Lạc Long Quân, vị vua thủy tổ của...

Chìa khóa để OneHousing giúp chủ nhà bán nhà nhanh trong 48 giờ

(Dân trí) - Chỉ trong 2 ngày, căn nhà đã được bán với mức giá thỏa đáng, khiến chủ nhà không khỏi ngỡ ngàng. Yếu tố cốt lõi tạo nên tốc độ thanh khoản này là nhờ khả năng định giá sát với giá thị trường và năng lực của đơn vị kết nối. Chủ nhà bất ngờ vì nhà...

2024, Vinataba nộp ngân sách trên 15.500 tỷ đồng

Năm 2024, Tổng công ty thuốc lá Việt Nam - Vinataba ghi nhận nhiều kết quả tích cực: xuất khẩu tăng trưởng hai con số - vượt mốc 300 triệu USD, nộp ngân sách đạt trên 15.500 tỷ đồng. Ngày 17/12, Vinataba tổ chức hội nghị tổng kết công tác Đảng và kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024. Theo...

Tiếp đà tăng, miền Bắc đạt ngưỡng 69.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 23/12/2024 ghi nhận đà tăng giá ở một số tỉnh thành trong cả nước ở phiên đầu tuần. Trong đó, miền Bắc đạt ngưỡng 69.000 đồng/kg. Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (23/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự sự tăng giá ở...

Mới nhất