Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngĐề xuất điều tiết thị trường bằng các chính sách pháp luật...

Đề xuất điều tiết thị trường bằng các chính sách pháp luật tín dụng


Biện pháp đã áp dụng trên thế giới

Theo VARS, việc điều tiết thị trường BĐS bằng chính sách pháp luật về tín dụng là một trong những cách thức hữu hiệu, đảm bảo sự phát triển bền vững và ổn định của thị trường, tránh những tác động bất ổn cho nền kinh tế. Hay tiêu cực hơn đó là sự bùng nổ hay suy thoái của thị trường BĐS có thể dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính lớn.

Trong lịch sử, BĐS cũng thường được liệt kê là một trong những nguyên nhân chính khiến nền kinh tế Việt Nam gặp khó khăn, do các tác động trực tiếp của ngành này và gián tiếp bởi các ngành kinh tế phụ trợ bị ảnh hưởng bởi lĩnh vực quan trọng này như xây dựng, du lịch, tài chính – ngân hàng. Các yếu tố gây ảnh hưởng có thể kể đến như tình trạng nợ xấu, tồn kho BĐS tăng cao, đến khó khăn trong việc huy động vốn và suy giảm niềm tin của nhà đầu tư.

Những khó khăn trên không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thị trường mà còn gây ra những hệ lụy lan tỏa đối với toàn bộ nền kinh tế. Do đó, trên cơ sở tôn trọng tối đa các quy luật cung cầu tự nhiên, việc Nhà nước chủ động tăng cường điều tiết thị trường BĐS khi thị trường có “dấu hiệu bất ổn” là vô cùng cần thiết. Đây cũng là biện pháp được Chính phủ và cơ quan tài chính nhiều nước trên thế giới áp dụng.

de xuat dieu tiet thi truong bang cac chinh sach phap luat tin dung hinh 1

Điều tiết thị trường BĐS là biện pháp quan trọng để tránh những tác động tiêu cực cho nền kinh tế

Cụ thể để đảm bảo sự phát triển bền vững và ổn định của thị trường BĐS, tránh những tác động gây bất ổn cho nền kinh tế, Chính phủ nhiều nước đã sử dụng chính sách tín dụng như một công cụ để điều tiết thị trường BĐS. Thông qua việc thắt chặt hoặc nới lỏng tín dụng, Chính phủ có thể kiểm soát giá BĐS, ngăn ngừa bong bóng, và đảm bảo sự ổn định của thị trường. Tuy nhiên, sự linh hoạt trong chính sách này tùy thuộc vào từng thị trường và tình hình kinh tế cụ thể của mỗi quốc gia. Kinh nghiệm của một số quốc gia về vấn đề này như sau:

Đơn cử tại Trung Quốc, để kiểm soát dòng vốn đầu tư, Chính phủ Trung Quốc áp đặt nhiều biện pháp hạn chế đối với việc mua BĐS bằng tín dụng, đặc biệt là các khoản vay cho đầu cơ. Họ cũng kiểm soát dòng vốn ra nước ngoài nhằm ngăn chặn dòng tiền đầu cơ đổ vào các thị trường BĐS nước ngoài.

Cụ thể, năm 2010, thị trường BĐS ở Trung Quốc phát triển nông, giá nhà đất tăng chóng mặt. Thời điểm ấy, hàng chục triệu căn hộ ở Trung Quốc đã xây xong từ lâu nhưng không có người ở. Tình trạng này kéo dài và trầm trọng tới mức cuối năm 2017, Chính phủ nước này phải đưa ra chủ trương “nhà là để ở, chứ không phải để đầu cơ”, đồng thời chỉ đạo thiết lập một hệ thống chính sách để kiểm soát và điều chỉnh thị trường, nhằm phân biệt người đầu cơ với người mua nhà có nhu cầu ở thực.

Ngoài các quy định rất nghiêm ngặt về việc sở hữu nhà thứ hai trở lên như yêu cầu người mua căn thứ hai phải đặt cọc từ 60 – 85%, căn thứ ba đến 100%; quy định bất kỳ ai mua nhà đều phải nắm giữ tài sản ít nhất ba năm rưỡi; sa thải các quan chức cấp cao ở những địa phương để giá nhà tăng phi mã; và thậm chi áp dụng biện pháp định giá tham chiếu, phân phối suất mua… Bên cạnh đó, nhiều thành phố của Trung Quốc còn sử dụng hàng loạt các biện pháp như áp trần tín dụng vay mua nhà, nâng lãi suất đối với các khoản vay mua nhà và thắt chặt các quy định về thế chấp. Những điều chỉnh này đã phần nào phát huy hiệu quả, giảm đáng kể tình trạng đầu cơ.

de xuat dieu tiet thi truong bang cac chinh sach phap luat tin dung hinh 2

Nhiều quy định “đánh vào túi tiền” người mua nhà được áp dụng để tránh tình trạng đầu cơ

Tại Singapore, nhằm kiểm soát tình trạng đầu cơ và ngăn ngừa bong bóng BĐS, Chính phủ Singapore đã tăng tỷ lệ đặt cọc tối thiểu khi vay mua BĐS, đặc biệt đối với người mua nhà thứ hai hoặc thứ ba. Đồng thời để giảm số tiền vay và kiềm chế giá BĐS, Chính phủ nước này cũng giới hạn thời gian vay mua nhà (loan tenure) kết hợp với chính sách tín dụng thắt chặt.

Tại Canada, Chính phủ nước này đã thắt chặt các quy định về tỷ lệ vay trên giá trị tài sản để hạn chế các khoản vay có rủi ro cao. Người mua nhà tại các thành phố lớn như Toronto và Vancouver thường phải đặt cọc cao hơn khi vay mua BĐS. Nhiều nước còn áp dụng các biện pháp kiểm soát tín dụng đối với người mua BĐS là người nước ngoài, nhằm hạn chế đầu cơ, kiềm chế giá nhà tăng cao và bảo vệ người dân có thu nhập trung bình tại các thành phố lớn như Úc, Canada…

Kinh nghiệm từ các nước cho thấy, chính sách pháp luật về tín dụng là một trong những công cụ quan trọng để Chính phủ các nước điều tiết thị trường BĐS. Nhiều trong số những chính sách đã được các nước áp dụng thành công hoàn toàn có thể tham khảo, học hỏi, áp dụng cho Việt Nam.

Cần áp dụng cho Việt Nam để điều tiết thị trường 

Với hiệu quả đạt được ở nhiều nước trên thế giới, VARS đề xuất một số giải pháp về chính sách tín dụng nhằm điều tiết thị trường khi thị trường có sự biến động tăng hoặc giảm trên 20% trong 3 tháng hoặc thị trường BĐS có các biến động khác ảnh hưởng đến ổn định kinh tế – xã hội mà không ảnh hưởng đến nhu cầu mua nhà để ở của người dân như sau:

Thứ nhất, thắt chặt chính sách tín dụng với người đầu cơ. Để giảm số lượng người vay vốn với mục đích đầu cơ hoặc sử dụng đòn bẩy quá cao, các tổ chức tín dụng có thể điều chỉnh giảm hạn mức cho vay thông qua việc điều chỉnh tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản, yêu cầu tỷ lệ thanh toán bằng vốn tự có cao hơn, hoặc áp dụng mức lãi suất cao hơn với những người mua nhà thứ hai trở lên.

Thứ hai là tăng cường giám sát và quản lý tín dụng. Chính phủ có thể áp đặt các quy định về việc kiểm soát chất lượng tín dụng, yêu cầu các ngân hàng phải báo cáo chi tiết hơn về các khoản vay liên quan đến BĐS, từ đó tăng cường giám sát rủi ro. Thiết lập cơ chế tín dụng cho các dự án nhà ở xã hội, ưu tiên cấp vốn cho các dự án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở vừa túi tiền, nhằm giải quyết nhu cầu về nhà ở cho đối tượng có thu nhập thấp.

de xuat dieu tiet thi truong bang cac chinh sach phap luat tin dung hinh 3

VARS đề xuất nhiều biện pháp để điều chỉnh thị trường một cách hợp lý nhất

Ngoài ra, Nhà nước cũng cần có chính sách nới lỏng tín dụng, bao gồm việc giảm lãi suất và hỗ trợ các khoản vay dài hạn với lãi suất ưu đãi cho người mua nhà lần đầu, hoặc một số đối tượng ưu tiên khác nhằm mục đích ổn định xã hội như vợ chồng trẻ mới kết hôn,…

Tuy nhiên theo VARS, muốn chính sách áp dụng “đúng và trúng”, Nhà nước cần xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu đủ lớn, đủ chính xác và có tính cập nhật cao để đảm bảo phân biệt rõ giữa người mua nhà ở thực, sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh thực, với các đối tượng đầu cơ, trục lợi. Việc đẩy nhanh công bố chỉ số giá giao dịch bất động sản và một số chỉ tiêu ảnh hưởng đề có căn cứ xác định thời điểm cần vào cuộc của Nhà nước là điều hết sức cần thiết.

Đặc biệt, trước bối cảnh giá bán BĐS đang có nhiều quan ngại như hiện nay. Để điều tiết thị trường BĐS toàn diện hơn, chính sách tín dụng nên kết hợp với việc áp dụng thuế chuyển nhượng BĐS hoặc thuế tài sản. Đồng thời, việc áp dụng các chính sách điều tiết phải lưu ý linh hoạt, đảm bảo ổn định trật tự thị trường BĐS, hạn chế tối đa rủi ro.



Nguồn: https://www.congluan.vn/de-xuat-dieu-tiet-thi-truong-bang-cac-chinh-sach-phap-luat-tin-dung-post314332.html

Cùng chủ đề

Thị trường xoay trục sau luật mới, BĐS thấp tầng Vinhomes chiếm sóng với lợi nhuận kép từ 16%/năm

ANTD.VN - Thị trường BĐS đang đón nhận hàng loạt xung lực mới, cả từ chính sách điều hành vĩ mô cũng như đòn bẩy kích cầu từ các chủ đầu tư. Nổi bật hơn cả là dòng sản phẩm thấp tầng Vinhomes với lợi nhuận kép tối thiểu 16%/năm - vượt xa lãi suất tiết kiệm và an toàn hơn đầu tư vàng. Cung giảm, giá tăng Theo Luật Kinh doanh BĐS 2023, từ ngày 1/8/2024, sẽ...

Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà...

Nên rót tiền vào đầu tư chung cư hay đất nền? Người thuê địa ốc ưa thích phân khúc dưới 10 triệu đồng/tháng, hơn 700 dự án tại Hà Nội được rà soát, kết luận thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.

Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Nhóm người có thu nhập cao nhất tại Hà Nội, TP.HCM cũng khó mua nhà; cửa hàng trên “đất vàng” Hà Nội ế khách thuê, khi nào dự án nhà ở cần lấy ý kiến Bộ Quốc phòng, Bộ Công an?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.

Dòng tiền đang ‘Nam tiến’, Bộ Tài chính ý kiến về đánh thuế khi sở hữu nhiều nhà đất, Hà Nội giao 30.000m2 đất...

Bộ Tài chính khẳng định cần nghiên cứu giải pháp thu thuế đối với nhà nói chung hay thuế đối với sở hữu nhiều nhà, đất nói riêng; dòng tiền từ Hà Nội đang dịch chuyển vào phía Nam… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.

Điểm danh loạt dự án phía Đông Hà Nội ‘bung hàng’ cuối năm, chung cư chiếm sóng thị trường Bình Dương

Đề xuất triển khai gói ưu đãi nhà ở xã hội từ nguồn vốn trái phiếu, loạt dự án tung hàng thời điểm cuối năm, căn hộ chung cư tiếp tục chiếm sóng thị trường Bình Dương… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thượng viện Mỹ thông qua dự luật ngân sách, ngăn chặn việc đóng cửa chính phủ

(CLO) Sáng 21/12, Quốc hội Mỹ đã thông qua một dự luật quan trọng nhằm ngăn chặn tình trạng đóng cửa Chính phủ, tránh gây bất ổn trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh. ...

Hà Nội có bảng giá đất mới, giá nhà, giá bất động sản sẽ tăng mạnh?

(CLO) Một số ý kiến cho rằng, việc Hà Nội áp dụng bảng giá đất mới có thể khiến giá nhà ở tiếp tục tăng trong thời gian tới. ...

Du học sinh được khuyên trở lại Mỹ trước khi ông Trump nhậm chức

(CLO) Hàng chục trường đại học ở Mỹ đã khuyến cáo sinh viên quốc tế quay lại trường trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump vào ngày 20/1/2025, do lo ngại ông Trump có thể áp dụng lại các biện pháp hạn chế đi lại như trong...

Chiêm ngưỡng Nét vẽ tình thân của nhóm hoạ sĩ Rừng Xoè

(CLO) Sáng 21/12, tại Hà Nội đã diễn ra triển lãm “Nét vẽ tình thân” trưng bày tranh và tượng của các phạm nhân ở Trại giam Thanh Cẩm (Cẩm Thành, Cẩm Thủy, Thanh Hóa). Đây là kết quả mà nhóm nghệ thuật “Rừng Xòe” đến giao lưu, hướng dẫn các...

Hàng nghìn xem triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

(CLO) Sáng 21/12, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã chính thức mở cửa tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội thu hút hàng nghìn người dân Thủ đô đến tham quan. ...

Bài đọc nhiều

Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam: Tiềm năng kinh doanh quanh trục đại lộ

(Dân trí) - Những trục đại lộ lớn trên thế giới không chỉ là biểu tượng kiến trúc, văn hóa mà còn mang đến sức sống kinh doanh thương mại sầm uất cho vùng đất. Đây cũng là tương lai hứa hẹn của Phủ Lý khi sắp xuất hiện trục đại lộ quy mô hàng đầu Việt Nam. Sức hút của những trục đại lộHơn 300.000 người đã đổ về quảng trường biển, trục đại lộ lễ hội TP Sầm...

Chưa thể xác lập quyền sở hữu toàn dân tài sản Dự án BOT Quốc lộ 51

Hiện còn 3 nội dung chưa đạt được sự đồng thuận giữa nhà đầu tư và Cục Đường bộ Việt Nam liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng Dự án BOT đầu tư mở rộng Quốc lộ 51. Chưa thể xác lập quyền sở hữu toàn dân tài sản Dự án BOT Quốc lộ 51 Hiện còn 3 nội dung chưa đạt được sự đồng thuận giữa nhà đầu tư và Cục Đường bộ Việt Nam liên quan đến...

Vì sao “treo” dự án hơn 20 năm? (Bài 2)

“Treo” hơn 20 năm qua Năm 1997, Kiến trúc sư Trưởng Thành phố ban hành văn bản về thỏa thuận về phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng khu nhà ở tại phường Bình An, quận 2 (nay là phường An Khánh, Tp.Thủ Đức) có tổng diện tích khu đất là gần 33.000m2, trong đó đất ở là gần 16.000m2, đất công trình công cộng là hơn 800m2, đất giao thông là hơn 11.000m2, đất cây xanh là...

BESI muốn đầu tư 42 triệu USD mở rộng nhà máy tại TP.HCM

Không lâu sau khi được cấp phép đầu tư giai đoạn I, Công ty BESI (BE Semiconductor Industries) của Hà Lan đã làm hồ sơ xin cấp phép mở rộng giai đoạn II tại Khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP), với vốn đầu tư 42 triệu USD. Theo nguồn tin riêng của Báo Đầu tư, Ban Quản lý SHTP đang làm việc với Công ty...

Thúc tiến độ hạng mục kết nối với đường cao tốc Bến Lức

Khối lượng của hạng mục kết nối (250 m) với cao tốc Bến Lức - Long Thành thuộc Gói thầu XL3 của Dự án thành phần 7 vành đai 3 TP.HCM qua Long An còn lại không nhiều nhưng hiện vẫn chưa hoàn thành như kế hoạch đề ra. Thúc tiến độ hạng mục kết nối với đường cao tốc Bến Lức - Long ThànhKhối lượng của hạng mục kết nối (250 m) với cao tốc Bến Lức - Long...

Cùng chuyên mục

Hà Nội có bảng giá đất mới, giá nhà, giá bất động sản sẽ tăng mạnh?

(CLO) Một số ý kiến cho rằng, việc Hà Nội áp dụng bảng giá đất mới có thể khiến giá nhà ở tiếp tục tăng trong thời gian tới. ...

Hà Nội nói gì về bảng giá đất mới, có nơi hơn 695 triệu đồng/m2?

(Dân trí) - Trong 2 năm thực hiện khảo sát giá đất, Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội ghi nhận giá đất giao dịch thực tế cao hơn 250% so với bảng giá cũ. UBND TP Hà Nội vừa ban hành bảng giá đất mới có hiệu lực từ ngày 20/12 đến hết năm 2025. So với bảng giá đất cũ, bảng giá đất ở điều chỉnh cao gấp 2-6 lần. Trong đó, giá đất ở tại nhiều tuyến phố...

Phân tích tầm nhìn của Viettel về ‘người lính tương lai’, tích hợp cả AI trong chiến đấu

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) tổ chức tại Hà Nội, Tập đoàn Công nghiệp và Viễn thông Quân đội Viettel, trực thuộc Bộ Quốc phòng, đã giới thiệu một sản phẩm quân sự đột phá – hệ thống "người lính tương lai". Đây là một bước tiến đáng chú ý trong việc nâng cao khả năng chiến đấu của binh lính, với...

Cát bỏ hoang sau nạo vét, Quảng Nam phải đấu giá lần thứ 3

Dự án nạo vét, thoát lũ khẩn cấp và chống xâm nhập mặn sông Cổ Cò được tỉnh Quảng Nam phê duyệt năm 2018, khởi công vào tháng 7/2020. Song song với việc thi công dự án, tỉnh giao Ban Giao thông phối hợp với các sở lập phương án quản lý, tận thu nguồn vật liệu sau nạo vét (cát) để trình tỉnh quyết định. Tháng 7/2021, Ban Giao thông được UBND tỉnh Quảng Nam giao tổ chức...

“Lá chắn rồng” chống UAV của OSB Hightech có gì đặc biệt?

Sau thành công tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam lần thứ nhất năm 2022, Công ty TNHH Công nghệ cao OSB (OSB Hightech) - thành viên của Tập đoàn OSB - tiếp tục khẳng định vị thế của mình tại triển lãm năm nay với các sản phẩm quốc phòng đột phá. Trong số đó, tổ hợp phòng không chống UAV “Lá chắn Rồng” và hệ thống radar cảnh giới, điều khiển...

Mới nhất

Bí thư huyện gửi thư cảm ơn Tuổi Trẻ về bài báo nhân văn và trách nhiệm

Ông Tô Văn Hùng, bí thư Huyện ủy Hòa Vang, chủ tịch danh dự Câu lạc bộ Hướng nghiệp Hòa Vang (Đà Nẵng), đã có thư cảm ơn báo Tuổi Trẻ về bài viết 'Cô giáo tình nguyện ngày ngày đưa trò đến lớp'. ...

Quảng Bình chi 4,5 tỷ đồng làm hàng rào bảo vệ 7 con hổ Đông Dương

HĐND tỉnh Quảng Bình vừa có nghị quyết chi ngân sách, trong đó dành kinh phí 4,5 tỷ đồng làm hàng rào bảo vệ tang vật vụ án là 7 con hổ Đông Dương. Cụ thể, ngân sách bố trí 4,5 tỷ đồng cho Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng để đầu tư hàng rào...

UNHCR huy động kinh phí hỗ trợ người tị nạn tại Nam Sudan

Theo Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), tình trạng thiếu kinh phí đang ảnh hưởng trầm trọng đến các nỗ lực ứng phó khẩn cấp người tị nạn ở Nam Sudan.

Hội thảo thường niên và Trường Đông về giáo dục toán học năm 2024

Trong 2 ngày (21, 22/12), tại Trường Đại học Thái Bình Dương, Hội Giảng dạy Toán học phổ thông phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Trường Đại học Thái Bình Dương...

Xây dựng nền hành chính ứng dụng số, công khai, minh bạch, hoạt động hiệu lực và hiệu quả

(Moha.gov.vn)-Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình yêu cầu ngành Nội vụ phải xây dựng được nền hành chính ứng dụng số càng nhiều càng tốt, đó mới là nền hành chính công khai, minh bạch, hoạt động hiệu lực và hiệu quả. ...

Mới nhất