Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐề văn gây ngộp vì quá dài: Trách nhiệm của ai?

Đề văn gây ngộp vì quá dài: Trách nhiệm của ai?


Quy định ngữ liệu kiểm tra môn ngữ văn không được lấy trong sách giáo khoa học sinh đang học gây nhiều khó khăn, rủi ro cho giáo viên - Ảnh: MỸ DUNG

Quy định ngữ liệu kiểm tra môn ngữ văn không được lấy trong sách giáo khoa học sinh đang học gây nhiều khó khăn, rủi ro cho giáo viên – Ảnh: MỸ DUNG

Đề kiểm tra môn ngữ văn cuối học kỳ 2 của khối 10 Trường THPT Marie Curie (quận 3, TP.HCM) tiếp tục là chủ đề nóng trên các diễn đàn. Các tranh luận về độ dài và độ khó của đề thi dường như chưa hồi kết.

90 phút làm bài, đề dài ba trang A4

Theo ma trận đề thi, 6 câu hỏi trong phần “Đọc – hiểu (5 điểm)” đã đảm bảo được các mức độ kiểm tra từ nhận biết, thông hiểu đến vận dụng và vận dụng cao về đặc trưng thể loại truyện ngắn. Đề thi bám sát văn bản, phù hợp với khung đánh giá năng lực và yêu cầu tính phân hóa của đề.

Ngoại trừ câu 6 (khái quát tư tưởng tác phẩm), các câu hỏi từ 1 đến 5 (hỏi về: ngôi kể, điểm nhìn, lời kể, tìm chi tiết thể hiện tính cách nhân vật, lỗi dùng từ Hán Việt), học sinh đều có thể trả lời tương đối tốt ngay cả khi không đọc hết toàn bộ văn bản ngữ liệu.

Đối với câu 6, để làm tốt, học sinh chỉ cần nắm kỹ và thực hiện thao tác tìm các từ khóa, câu chủ đề. Cũng cần đặt trong bối cảnh chương trình học: ở học kỳ này, học sinh được học và thực hành đọc hiểu thể loại truyện ngắn. Và hình thức các câu hỏi ngắn trong phần đọc hiểu đã quen thuộc với học sinh từ bậc THCS.

Ở phần “Viết (5 điểm)”, yêu cầu viết văn nghị luận cũng là dạng đề và nội dung kiến thức mà học sinh đã được học.

Như vậy, nhận định đề văn khó (nếu không tính đến yếu tố thời gian) là có phần chưa thuyết phục. Vấn đề ở đây chỉ còn là: với 90 phút làm bài, liệu đề thi này có dài hay không?

Độ dài của ngữ liệu ở phần “Đọc – hiểu” đã châm ngòi cho cuộc tranh luận không chỉ của học sinh, giáo viên mà còn của cả dư luận xã hội. 

Chúng ta thử lý giải vì sao người ra đề lại chọn ngữ liệu này?

Dù yêu cầu đề thi phải sử dụng ngữ liệu ngoài sách giáo khoa đã được thực hiện nhiều năm nay, nhưng chương trình giáo dục phổ thông 2018 của khối 10 mới chỉ áp dụng được 2 năm nên sự lúng túng trong khâu kiểm tra, đánh giá học sinh là khó tránh khỏi. 

Dạng đề về thể loại truyện ngắn cũng là một tình huống gây trở ngại. Tâm lý người ra đề thường lo lắng nếu chỉ dùng ngữ liệu là trích đoạn, sẽ khiến học sinh khó hiểu hoặc không hiểu đầy đủ trọn vẹn văn bản. Nên người ra đề thậm chí còn cung cấp luôn cả thông tin tác giả của văn bản dùng làm ngữ liệu.

Đọc lướt hay đọc hiểu?

Và kết quả, chúng ta có một đề văn dài ba trang A4, khiến học sinh cảm thấy “ngộp” khi vừa nhận đề. Đây là tâm lý bình thường, vì lúc đó học sinh đang trong phòng thi, áp lực thi cử. 

Thế nên, một số ý kiến cho rằng học sinh đã được học kỹ năng “đọc lướt” nên sẽ không gặp tâm lý hoang mang là chưa thuyết phục. Vì rõ ràng, đề yêu cầu kỹ năng “đọc hiểu”, chứ không phải “đọc lướt”.

Quan điểm cho rằng độ dài văn bản của đề thi môn ngữ văn nói trên “chưa là gì” so với các văn bản xuất hiện trong các đề thi tiếng Anh, và từ đó kết luận học sinh đọc tiếng Việt đang ngày càng kém đi cũng là lối so sánh khập khiễng. 

Vì một bên là học tiếng (ngôn ngữ), một bên là học ngữ văn (bao gồm cả cảm thụ văn học). Mức độ đọc hiểu, phân tích văn bản là khác nhau. 

Đấy là chưa kể đề thi tiếng Anh phần lớn là dạng trắc nghiệm, học sinh chỉ cần suy luận logic để tìm ra đáp án đúng nhất trong 4 phương án mà đề đưa sẵn. Còn đề thi ngữ văn là dạng đề tự luận bao gồm cả bốn mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.

Công bằng mà nói, ngữ liệu quá dài đã khiến học sinh phần nào gặp khó khăn trong quá trình làm bài. Đây là bài học kinh nghiệm chuyên môn cần được ghi nhận, để cùng thảo luận và có những giải pháp khả dĩ về sau.

Việc lựa chọn ngữ liệu cho đề thi ngữ văn chưa bao giờ là dễ dàng, vì phải đảm bảo đồng thời nhiều yêu cầu khắt khe theo quy định của các cấp chuyên môn từ tổ, trường đến sở. 

Vậy nên, các thao tác phản biện đề có được thực hiện không? Trách nhiệm của tổ trưởng, của ban giám hiệu, của chuyên viên mạng lưới bộ môn đến đâu? 

Và quan trọng hơn hết là định hướng và hướng dẫn ra đề của cán bộ phụ trách chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào tạo cụ thể ra sao? 

Chúng ta không thể đẩy hết trách nhiệm lên vai người ra đề.

Đề văn gây ngộp vì quá dài: Trách nhiệm của ai?- Ảnh 5.
Đề văn khiến học sinh than quá dài, quá khó

Đề văn khiến học sinh than quá dài, quá khó

 



Nguồn

Cùng chủ đề

Đề văn “lối sống phông bạt”: Bài học về khoe quá đà, có thể bị bạo lực mạng

(Dân trí) - Dưới góc độ tâm lý, ThS Đặng Hoàng An đánh giá, lối sống phông bạt là chủ đề nóng, việc đưa vào đề văn cũng là một cách giúp học sinh nhận thức và bày tỏ quan điểm về những vấn đề thực tiễn. Từ mạng xã hội vào đề thiMới đây, mạng xã hội bàn luận sôi nổi về đề văn giữa học kỳ I của trường THPT Mạc Đĩnh Chi, TPHCM. Đề văn gây ấn...

Tranh luận đề kiểm tra ngữ văn ‘lối sống phông bạt của giới trẻ’

Trên mạng xã hội hiện đang lan truyền đề kiểm tra môn ngữ văn giữa học kỳ 1 của một lớp 10 tại trường có tiếng ở TP.HCM chỉ vỏn vẹn một dòng với 17 từ có nội dung: 'Hãy viết bài văn...

Sẽ chấm dứt ‘nạn’ văn mẫu?

TP - Không sử dụng ngữ liệu trong sách giáo khoa để ra đề kiểm tra cuối học kỳ, cuối năm là yêu cầu của Bộ GD&ĐT cho năm học mới 2024-2025. Động thái này được kỳ vọng sẽ chấm dứt việc sao chép văn mẫu, đồn đoán đề thi. Vấn nạn văn mẫu, học sinh “bê nguyên” bài trên lớp vào bài thi vẫn đạt điểm cao được cho là điểm yếu của chương trình...

Không dùng ngữ liệu SGK để ra đề văn: Giáo viên nói gì về tính khả thi?

"Không bất ngờ"Đây là khẳng định của cô Dương Thanh Thủy - Tổ trưởng Tổ Ngữ văn, Trường THCS và THPT M.V.Lômônôxốp, Hà Nội."Quy định này đúng định hướng của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Thực chất, chương trình đã được ban hành từ 6 năm trước, định hướng rất rõ ràng từ đặc điểm môn học, mục tiêu, yêu cầu và nội dung giáo dục trong bộ môn, đồng thời có những giải thích và hướng...

Không dùng ngữ liệu trong sách giáo khoa ra đề kiểm tra: Giáo viên nói gì?

Có tình trạng giáo viên "gài" bài ngoài sách giáo khoa trong kiểm tra định kỳCũng theo thầy giáo này, sau ba năm thực hiện chương trình 2018 có rất nhiều chuyện "cười ra nước mắt" trong việc giáo viên chọn lựa tác phẩm để làm đề thi như chọn tác phẩm không phù hợp, chọn tác phẩm phản cảm… bởi giáo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hai vị khách treo cờ Việt Nam tại Paris thăm trẻ mồ côi, khuyết tật: ‘Rất thương các em’

Chiều 16-11, hai người treo cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại Paris đã đến thăm, tặng quà Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp người khuyết tật và trẻ mồ côi tại huyện Hóc Môn, TP.HCM. Trong mắt họ,...

Khi nông dân biến sợi rơm thành sợi vàng

Thay vì đốt đồng sau mỗi mùa vụ gây ô nhiễm môi trường, nông dân An Giang đã tìm ra nhiều cách để tận dụng rơm rạ hiệu quả, giúp tăng thu nhập. Hội thảo "Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải...

Giáo sư Nguyễn Thị Ngọc Phượng nhận giải thưởng Ramon Magsaysay danh giá

Giáo sư Nguyễn Thị Ngọc Phượng vừa được trao giải thưởng Ramon Magsaysay, được coi như Nobel châu Á. Bà là một trong năm chủ nhân của mùa giải năm 2024.   Bà Cecilia L. Lazaro và ông Ramon B. Magsaysay Jr. trao giải thưởng Ramon Magsaysay cho giáo sư Nguyễn Thị Ngọc Phượng - Ảnh: T.T.D. Tối 16-11, giải thưởng Ramon Magsaysay lần thứ 66 đã được trao cho các cá nhân, tập thể tại Nhà hát Metropolitan ở thủ đô...

Tôi nhớ cô giáo mê cày game giờ nghỉ trưa, nhớ thầy làm ‘đám cưới giả’ cho tụi… phá lớp

"Có lẽ khi rời xa một điều ấm áp, bảo bọc, ta lại có cảm giác tiếc nuối, như khi tôi nhớ về ngôi trường tiểu học của mình" - đây là những hoài niệm sâu sắc về thầy cô giáo cũ của một học sinh lớp 6. ...

Tăng nguồn cung nhà ở vừa túi tiền, áp thuế chống đầu cơ bất động sản

Đây là hai giải pháp để đưa thị trường bất động sản mất cân đối cung cầu hiện nay trở lại lành mạnh và phát triển trong thời gian tới. Sử dụng thuế điều tiết thị trườngChưa tin rằng thị trường bất động sản...

Bài đọc nhiều

Gần 90% sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM sử dụng ChatGPT để học tập

AI, ChatGPT mở ra nhiều cơ hội và thách thức mới trong lĩnh vực nghiên cứu và giáo dục, đặc biệt là trong giảng dạy ngôn ngữ. Đây là những nội dung thảo luận chính trong hội thảo "Nghiên cứu và giảng dạy ngôn...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

GS.NGND Đoàn Quỳnh qua đời

GS.NGND Đoàn Quỳnh - một nhà trí thức uyên bác, tài hoa, am hiểu nhiều lĩnh vực toán học và giáo dục toán học đã qua đời vào hồi 14h25 ngày 12/11. GS Đoàn Quỳnh là một trí thức thuần túy; dù bắt gặp ông trong khoảnh khắc nào, ta đều thấy toát lên cốt cách của một người trí thức. Ông thuộc về số rất ít những ngoại lệ của các “định luật số đông” mỗi người diễn nhiều...

Việt Nam rớt xuống nhóm các nước thông thạo tiếng Anh thấp nhất toàn cầu

Đây là kết quả được công bố từ báo cáo chỉ số thông thạo Anh ngữ toàn cầu năm 2024 (EPI), của tổ chức giáo dục Education First Việt Nam (EF Việt Nam) vào ngày 13/11. Cụ thể, chỉ số thành thạo tiếng Anh của Việt Nam năm nay đạt 498 điểm, xếp thứ 63/116 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá và nằm trong nhóm có mức độ thông thạo thấp. Vị trí số 1 năm nay...

Năm học mới của đổi mới và sáng tạo

Năm học của đổi mới và sáng tạoTới dự buổi lễ có Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Nội vụ và các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Học...

Cùng chuyên mục

Đại học Đà Nẵng có vai trò quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Đại học Đà Nẵng được kỳ vọng là một trong những trung tâm đào tạo đại học lớn của cả nước, có vai trò quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao,

Một bệnh viện đón 11 trường, sinh viên y khoa thực tập kiểu gì?

Các chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo y học bày tỏ sự lo ngại về chất lượng đào tạo y khoa trước tình trạng nhiều bệnh viện hiện nay phải đón quá nhiều sinh viên đến thực hành. ...

Các nhà giáo phải không ngừng đổi mới sáng tạo, luôn nỗ lực hết mình

Ngày 16/11, Trường Đại học (ĐH) Lâm nghiệp đã tổ chức kỷ niệm 60 năm thành lập trường (1964-2024). Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ dự và phát biểu tại lễ kỷ niệm. Cùng dự sự kiện có lãnh đạo nhiều bộ,...

74 sinh viên khó khăn khu vực phía Nam nhận học bổng

Ngày 16/11, tại TPHCM, Thành Đoàn, Hội đồng Đội TPHCM, Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TPHCM phối hợp với Tập đoàn SCG tổ chức Lễ trao học bổng cho sinh viên khu vực phía Nam....

Duy trì thói quen có lợi

Mỗi người có một cách sống, duy trì thói quen để biến cuộc sống của mình trở nên tốt đẹp hơn. Sau đây là một số gợi ý cho phụ nữ tuổi trung niên tham khảo và áp...

Mới nhất

Người Cơ Tu 2 thôn Tà Lang và Giàn Bí phát huy tinh thần đoàn kết

Đồng bào Cơ Tu ở 2 thôn Tà Lang, Giàn Bí của xã miền núi Hòa Bắc, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) phát huy tốt tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, thể hiện được trách nhiệm, tấm lòng, niềm tin với Đảng, Nhà nước. ...

Hai vị khách treo cờ Việt Nam tại Paris thăm trẻ mồ côi, khuyết tật: ‘Rất thương các em’

Chiều 16-11, hai người treo cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại Paris đã đến thăm, tặng quà Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp người khuyết tật và trẻ mồ côi tại huyện Hóc Môn, TP.HCM. ...

Nâng cao nhận thức Luật Giao thông đường bộ cho sinh viên khu vực Tây Nam bộ

Ngày 16/11, tại Trường Đại học Kiên Giang (tỉnh Kiên Giang), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia và Công ty Honda Việt...

Hà Nội Rock hứa hẹn bữa tiệc âm nhạc cuồng nhiệt, đa sắc

(CLO) Với chủ đề "Rock cho ngày mới", sân khấu "Hà Nội Rock" sẽ mang đến những ca khúc vừa sôi động, vừa khắc khoải, chất chứa khát vọng của người...

Tập huấn nghiệp vụ mầm non 2024 khối Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng

Thiếu tướng Nguyễn Việt Hùng, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Phó Chính ủy Tổng cục Công nghiệp quốc phòng (CNQP) dự và phát biểu khai mạc vào chiều 15/11 .Cùng dự có Thượng tá Nguyễn Thị Thanh, Phó Trưởng ban Phụ nữ Quân đội; lãnh đạo, chỉ huy một số cơ quan chức năng của Tổng cục CNQP;...

Mới nhất