Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcKhông dùng ngữ liệu SGK để ra đề văn: Giáo viên nói...

Không dùng ngữ liệu SGK để ra đề văn: Giáo viên nói gì về tính khả thi?


“Không bất ngờ”

Đây là khẳng định của cô Dương Thanh Thủy – Tổ trưởng Tổ Ngữ văn, Trường THCS và THPT M.V.Lômônôxốp, Hà Nội.

“Quy định này đúng định hướng của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. 

Thực chất, chương trình đã được ban hành từ 6 năm trước, định hướng rất rõ ràng từ đặc điểm môn học, mục tiêu, yêu cầu và nội dung giáo dục trong bộ môn, đồng thời có những giải thích và hướng dẫn thực hiện chương trình cụ thể. 

Hơn nữa, việc lấy ngữ liệu ngoài sách giáo khoa (SGK) đã được thực hiện một phần trong các đề thi tuyển sinh vào lớp 10, đề thi tốt nghiệp THPT khoảng 10 năm trở lại đây. Vì thế, đây không phải là thông tin bất ngờ, khó thực thi”, cô Thủy nói.

Cô M.L.A, giáo viên ngữ văn cấp 2 tại Hà Nội, cũng cho biết: “3 năm trở lại đây, rất nhiều trường không còn dùng ngữ liệu SGK trong đề kiểm tra định kỳ. Hoặc trường học SGK Kết nối sẽ lấy ngữ liệu trong SGK Cánh Diều và ngược lại, mục đích để học sinh làm quen với cách kiểm tra, đánh giá mới.”

Không dùng ngữ liệu SGK để ra đề văn: Giáo viên nói gì về tính khả thi? - 1

Thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: Mạnh Quân).

Ghi nhận tại nhiều trường học công lập bậc THPT trên địa bàn Hà Nội như Trường THPT Yên Hòa, Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Trường THPT Xuân Phương…, các đề kiểm tra học kỳ môn ngữ văn từ 3 năm nay không còn sử dụng ngữ liệu SGK. 

Điều này cũng diễn ra tương tự ở các trường tư.

Cô Dương Thanh Thủy chia sẻ, ngay từ khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Trường THCS và THPT M.V.Lômônôxốp đã không sử dụng bất kỳ văn bản nào trong 3 bộ sách giáo khoa hiện hành để ra đề kiểm tra định kỳ môn ngữ văn.

“Để có thể thực hiện được việc này, chúng tôi đã cho học sinh luyện tập, vận dụng đọc hiểu các văn bản ngoài sách giáo khoa ngay sau khi học xong các thể loại.

Bên cạnh đó, tổ bộ môn còn chú trọng nội dung các chương trình ngoại khóa, câu lạc bộ hướng học sinh có thói quen đọc mở rộng, xây dựng văn hóa đọc trong nhà trường.

Các giáo viên được tập huấn để hiểu rõ về yêu cầu, phương pháp dạy học phù hợp, xác định rõ mục tiêu dạy học môn ngữ văn, bảo đảm cung cấp kĩ năng đọc, viết, nói và nghe cho học sinh. 

Đặc biệt, trong dạy đọc, chúng tôi nhấn mạnh yêu cầu dạy đọc theo đặc trưng thể loại”, cô Thủy chia sẻ.

Chấm dứt tình trạng học tủ, dạy mẫu

Các giáo viên được tham vấn nhấn mạnh vào lợi ích chấm dứt tình trạng học vẹt, học tủ của học sinh khi không còn tình trạng học tác phẩm nào thi tác phẩm đó như nhiều thập kỷ qua.

Theo cô Dương Thanh Thủy, quy định này sẽ giải quyết triệt để vấn đề dạy tủ, học tủ bao năm qua đã khiến học sinh và cả giáo viên thiếu tính chủ động, sáng tạo.

Khi áp dụng quy định mới này, giáo viên và học sinh sẽ tự học, tự đọc nhiều hơn, từ đó phát huy năng lực bản thân tốt hơn.

Bên cạnh đó, trong quá trình tổ chức các kì thi, người ra đề không còn bị bó hẹp phạm vi ngữ liệu, nội dung câu hỏi có thể đa dạng hơn. 

Người chấm thi sẽ khách quan hơn nữa khi không bị chi phối bởi những kết luận vốn đã quen về những tác phẩm trong SGK.

Không dùng ngữ liệu SGK để ra đề văn: Giáo viên nói gì về tính khả thi? - 2

Thí sinh thi lớp 10 tại Hà Nội (Ảnh: Thành Đông).

Cô N.T.H., giáo viên ngữ văn tại Quảng Ninh, nói thêm: “Quy định này không chỉ tác động với việc học của học sinh mà trước hết tác động lên cách dạy của giáo viên. Không còn tình trạng học tủ thì cũng không còn tình trạng dạy mẫu. Giáo viên cũng phải trau dồi năng lực chuyên môn để dẫn dắt học sinh phát huy tính tích cực, chủ động trong việc tiếp cận tác phẩm văn chương.”

Cô Dương Thanh Thủy bổ sung thêm: “Không nên lo lắng việc không dùng ngữ liệu SGK để kiểm tra làm cho học sinh mất thói quen đọc sâu, hiểu kĩ tác phẩm. 

Thực tế, để đáp ứng được yêu cầu của một bài kiểm tra định kì, học sinh phải vận dụng tốt các kĩ năng đọc hiểu về cả nội dung và hình thức của văn bản. 

Với hệ thống câu hỏi trong đề kiểm tra đưa ra, học sinh bắt buộc phải đọc kĩ văn bản mới trả lời được. 

Nếu trước đây, học sinh có thói quen đọc hiểu dựa vào những kiến thức đã được cung cấp thì bây giờ học sinh được đọc hiểu chủ động bằng các chiến lược đọc, khiến các em được tự do khám phá văn bản, từ đó có cơ sở hiểu sâu, cảm thật.”

Những nguy cơ có thật

Ở góc nhìn khác, cô N.T.H. cho rằng có lý do để phụ huynh lo lắng khi thay đổi cách đánh giá, kiểm tra môn ngữ văn.

Theo cô H., đã xảy ra tình trạng chọn ngữ liệu ngoài SGK không phù hợp làm đề thi ngữ văn như ngữ liệu quá dài, học sinh mức trung bình khó khăn khi tiếp cận, đọc hiểu. Trong khi đó, ngay cả học sinh khá giỏi cũng không thể làm bài tốt do không đủ thời gian làm bài.

Việc chọn ngữ liệu không đảm bảo chất lượng, ngữ liệu không có nguồn gốc rõ ràng cũng đã xảy ra. 

“Có những tác phẩm được lấy từ mạng internet, chỉ có duy nhất tên tác giả, không biết tác giả đó là ai, có đúng là tác giả thực sự của tác phẩm hay không, hoàn cảnh ra đời tác phẩm như thế nào. Tất cả đều không có thông tin.

Đây là điều tôi cho rằng tối kỵ trong dạy ngữ văn. Giáo viên được chủ động, sáng tạo trong chọn ngữ liệu nhưng không phải thích chọn ngữ liệu nào cũng được.

Ngữ liệu được chọn phải đảm bảo tính thẩm mỹ, giá trị văn học, có nguồn gốc rõ ràng, có trích dẫn đầy đủ.

Nhiều tác phẩm văn chương chỉ có thể cảm thụ được khi người đọc hiểu rõ về tác giả và bối cảnh ra đời tác phẩm.

Không nói đến học sinh đại trà, phần tự luận cảm thụ văn chương ngoài chương trình sẽ gây khó khăn cho cả thầy và trò nếu thông tin về ngữ liệu quá ít ỏi”, cô H. nói.

Cũng theo cô H., chương trình mới không đặt nặng kiến thức mà tập trung cho kỹ năng, do đó khi kiểm tra rất nặng về phương pháp.

Điều này đòi hỏi giáo viên phải dạy tốt mảng khai thác đặc trưng theo thể loại để học sinh không bối rối trước các ngữ liệu chưa từng đọc bao giờ.

“Nếu giáo viên dạy mảng từ và câu, các biện pháp tu từ không chi tiết, học sinh sẽ khó nhận biết khi tiếp cận văn bản mới. 

Chưa kể, có những đơn vị kiến thức mà ba bộ SGK không đồng nhất. Ví dụ, thành phần biệt lập trong SGK ngữ văn Kết nối có 4, còn sách Cánh diều lại có 5.

Giáo viên buộc phải đọc đủ các bộ SGK hiện hành để cung cấp phương pháp toàn diện cho học sinh”, cô H. nhận định.

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2024-2025.

Theo đó, trong việc thực hiện đánh giá học sinh THCS và THPT ở môn ngữ văn, Bộ yêu cầu cần tránh sử dụng văn bản, đoạn trích trong SGK làm ngữ liệu đánh giá năng lực đọc hiểu và viết trong các bài kiểm tra định kỳ ở môn học này.

Yêu cầu này được đưa ra nhằm khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn.

Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu các Sở GD&ĐT tăng cường xây dựng ngân hàng câu hỏi, ma trận đề kiểm tra nhằm chuẩn bị cho học sinh lớp 9 và lớp 12 làm quen với định hướng đề thi mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó có hai kỳ thi quan trọng là kỳ tuyển sinh vào lớp 10 năm 2025 và kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Kể từ năm 2025, đề thi môn ngữ văn thi vào lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT sẽ không còn sử dụng ngữ liệu trong SGK theo đúng định hướng của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.



Nguồn: https://dantri.com.vn/giao-duc/khong-dung-ngu-lieu-sgk-de-ra-de-van-giao-vien-noi-gi-ve-tinh-kha-thi-20240805114823990.htm

Cùng chủ đề

Nhiều trường đại học dự kiến giảm chỉ tiêu xét tuyển từ điểm thi tốt nghiệp THPT

Từ năm 2025, nhiều trường đại học dự kiến điều chỉnh phương án tuyển sinh, trong đó giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT.

Nhiều đại học dự kiến giảm, bỏ xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT 2025

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thông báo phương hướng tuyển sinh đại học chính quy năm 2025 cơ bản giữ ổn định như năm 2024. Trường điều chỉnh chỉ tiêu với từng phương thức xét tuyển.Cụ thể, phương thức xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT chiếm 2% chỉ tiêu (như năm 2024), phương thức xét tuyển kết hợp theo đề án tuyển sinh của trường chiếm 83% chỉ tiêu (tăng 3% so với...

Nhiều đại học ‘hot’ giảm chỉ tiêu xét tuyển từ điểm thi tốt nghiệp THPT

Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ được thay đổi để phù hợp với lứa học sinh học theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Thí sinh sẽ thi 4 môn, gồm 2 môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn cùng 2 môn tự chọn. Thí sinh không được phép thi nhiều hơn 2 môn tự chọn. Như vậy, tổng cộng có 36 tổ hợp môn thi tốt nghiệp THPT. Khi số tổ hợp môn...

Bộ GD-ĐT đề nghị hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh bị thiệt hại do bão Yagi

Theo đó, để chủ động khắc phục hậu quả của bão số 3 và chuẩn bị các điều kiện đón học sinh trở lại trường, Bộ GD-ĐT đề nghị các sở GD-ĐT chủ động rà soát, thống kê tình hình thiệt hại về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, sách giáo khoa và đồ dùng học tập của nhà trường và học sinh do bão, lũ gây ra để có phương án khắc phục và báo...

Dự thảo quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 với nhiều thay đổi

Kỳ thi được xác định mục đích để đánh giá đúng kết quả học tập của người học dựa theo yêu cầu cần đạt của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, là một cơ sở để đánh giá chất lượng giáo dục của các địa phương trên cả nước và cung cấp dữ liệu cho các cơ sở giáo dục đại...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

(Trực tiếp) Lũ quét Lào Cai: “Mẹ em với các cháu, hơn chục người chết ở chỗ này”

(Dân trí) - Sáng sớm 11/9, nhóm phóng viên Dân trí đã có mặt tại hiện trường vụ lũ quét kinh hoàng ở thôn Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Thảm họa này đã xóa sổ một thôn bản với hơn 37 hộ dân. - 8h ngày 11/9: 22 người tử vong, 17 bị thương, 73 người mất tích. - 14h ngày 10/9: Cứu được 10 người. 15 người chết, 103 người mất tích. - 10h15 ngày 10/9,...

Phương Mỹ Chi không nhận thù lao khi đóng MV cho nghệ sĩ trẻ

Mới đây, Phương Mỹ Chi gây chú ý khi xuất hiện trong MV "Nhà biên kịch tài lanh" của giọng ca gen Z Haley. Dù chỉ là vai diễn khách mời, xuất hiện với thời lượng ngắn nhưng sự góp mặt của "cô bé dân ca" trong MV của một ca sĩ khác khiến nhiều người bất ngờ. Phương Mỹ Chi tiết lộ: "Tôi đóng MV này hoàn toàn không có thù lao nhưng tôi vẫn thấy vui vì...

Hơn 200 phần quà tặng trẻ em vùng biên giới dịp tết Trung thu

Tối 10/9, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức chương trình "Biên cương đêm hội trăng rằm", mang tết Trung thu đầy ấm áp và ý nghĩa đến với hàng trăm trẻ em vùng biên giới huyện A Lưới.Tham dự chương trình, ông Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và gia đình đã đóng góp 30 phần quà để...

Thầy giáo rút hết tiền tiết kiệm gửi vùng lũ từng ủng hộ học trò nhiều tỷ

Hai ngày nay, nhiều học trò vào trang cá nhân của GS.TS Lê Ngọc Thạch, giảng viên thỉnh giảng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TPHCM) bày tỏ sự cảm phục.GS.TS Lê Ngọc Thạch là người thầy đã rút hết tiền dưỡng già 1 tỷ đồng ủng hộ bà con phía Bắc chịu hậu quả nặng nề của bão lũ.GS.TS Lê Ngọc Thạch là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu ứng...

Không tìm được nhiều chủ đất để bồi thường ở dự án 3.500 tỷ tại Quảng Ngãi

Dự án đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi đã được UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt vào tháng 3/2023. Đây là công trình giao thông đường bộ cấp I, với tổng mức đầu tư lên đến 3.500 tỷ đồng. Theo kế hoạch, đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi dự kiến sẽ hoàn thành, đưa vào khai thác từ năm 2027.Đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi có chiều dài gần 27km, đi qua các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh...

Bài đọc nhiều

Hơn 100 trường tại Hà Nội cho học sinh nghỉ học, nhiều trường chuyển sang dạy trực tuyến

Chiều nay (10/9), nhiều trường tại Hà Nội thông báo cho học sinh nghỉ học, một số trường chuyển sang học trực tuyến.

Thầy giáo Mỹ truyền cảm hứng học tiếng Anh, đọc sách cho học trò Việt

Người Việt rất coi trọng giáo dục* Dành thời gian nhiều tháng rong ruổi tại Việt Nam như thế, công việc của ông tại Đại học Alaska như thế nào?- Thành phố Anchorage nơi Đại học Alaska của tôi đang đặt cơ sở có đến 107 ngôn ngữ đang được sử dụng, dù chỉ có khoảng 300.000 người. Một điểm lý thú...

Hiệu trưởng bị thanh tra ‘điểm tên’ vì chi nhiều khoản tiền sai quy định

Ngày 10/9, trao đổi với PV VietNamNet, ông Phạm Tiến Hải, Chánh thanh tra Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa công bố kết luận thanh tra tại Trường THPT Buôn Ma Thuột, đồng thời chỉ ra nhiều sai phạm trong công tác chi tài chính tại đơn vị này. Cụ thể, trong các năm học 2021-2022 và 2022-2023, trường này đã thanh toán tiền thừa giờ cho ông Lê Văn Thái (hiệu trưởng) không đúng...

Hai khu đất làm trường học ở Cần Thơ đấu giá bị ế

Ngày 10-9, ông Nguyễn Thanh Tao - giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Cần Thơ - cho biết đã ba lần thông báo đấu giá hai khu đất giáo dục tại quận Cái Răng, nhưng không có nhà đầu tư quan tâm. “Đã báo cáo UBND thành phố, thành phố đang chỉ đạo điều chỉnh quy mô,...

Cùng chuyên mục

Học sinh Hà Nội đi thuyền vượt điểm ngập tới trường

Xã Phú Kim (huyện Thạch Thất) có một số điểm nước dâng cao khiến việc đến trường của học sinh khá vất vả. Sáng nay, khu Ngoại Thôn thuộc xã Phú Kim, các phương tiện giao thông gần như không thể di chuyển trên một số đoạn đường. Vì vậy, người dân đã dùng thuyền để hỗ trợ đưa học sinh tiểu học tới trường. Anh Nguyễn Văn An (xã Phú Kim) cho biết: “Nước dâng ngập tới đầu gối...

Không để có học sinh vì hoàn cảnh khó khăn mà không được đến trường

Để kịp thời động viên nhà trường và các em học sinh trong năm học mới, lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương đã đến chung vui ngày hội khai trường và tặng nhiều phần quà ý nghĩa cho tập thể nhà trường, học sinh trên địa bàn toàn tỉnh. Chủ đề của năm học...

Đoạt giải thưởng cuộc thi là chiếc xe máy, thầy hiệu trưởng dành tặng sinh viên khó khăn

Thầy hiệu trưởng cam kết: "Không để tân sinh viên không học được vì nghèo"Ngay sau khi chương trình học bổng Tiếp sức đến...

Giảm áp lực bằng nhiều điểm mới

Dự kiến, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 có nhiều điểm mới so với kỳ thi từ năm 2024 trở về trước, như có thêm 2 môn thi mới; thêm nhiều dạng thức trắc nghiệm... Tuy nhiên, phương án tổ...

Mới nhất

Đạt doanh thu du lịch hơn 123 tỷ đồng trong dịp lễ 2/9

Theo đó, bảo đảm cho du khách, người dân an tâm vui chơi dịp lễ, các địa phương trong tỉnh đã bố trí lực công an, dân phòng để bảo vệ an ninh trật tự tại các khu điểm tham quan, di tích lịch sử. Trên dọc tuyến biển, Ban quản lý các khu du lịch của...

Hỗ trợ hơn 21.000 lao động và doanh nghiệp di dời khỏi KCN Biên Hòa 1 như thế nào?

TPO - Có 76 doanh nghiệp với hơn 21 nghìn lao động đang hoạt động tại KCN Biên Hòa 1 sẽ di dời. Trong đó, lao động làm trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên 6 nghìn người và làm việc tại các doanh nghiệp trong nước trên 15 nghìn người, độ tuổi của...

Cảnh nước cuồn cuộn chảy xiết tại các con sông gần Hà Nội

Các con sông ở Hà Nội và sông ở tỉnh lân cận có nguồn kết nối với Hà Nội đều đang trong cảnh nước chảy xiết từ thượng nguồn đổ về, có nguy cơ lên tới mức báo động 3. Mực nước tại sông Hồng (bên phải) và sông...

Ninh Thuận: Đầu tư 79.967 triệu đồng thực hiện Dự án 1 Chương trình MTQG 1719

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận kiến nghị các bộ ngành Trung ương và tỉnh xem xét tăng mức đầu tư đối với chính sách hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề. Đồng thời mở rộng thêm đối tượng thụ hưởng là hộ cận nghèo...Tại buổi kiểm tra, giám sát, ông Lê...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống và đón nhận Huân chương Hồ Chí...

(Bqp.vn) - Sáng 10/9, tại Hà Nội, Tổng cục Kỹ thuật trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống (10/9/1974 - 10/9/2024) và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự, phát biểu chỉ đạo và trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng Tổng cục Kỹ...

Mới nhất