Trang chủNewsNhân quyềnĐể những nương gừng… thêm “ngọt”

Để những nương gừng… thêm “ngọt”


Gừng Kỳ Sơn đã bắt đầu có chỗ đứng trên thị trường
Gừng Kỳ Sơn đã bắt đầu có chỗ đứng trên thị trường

Giấc mơ làm giàu

Một trong số xã trồng gừng nhiều nhất ở Kỳ Sơn là xã Na Ngoi. Có thể nói, gừng là cây mũi nhọn phát triển kinh tế ở xã biên giới này. Còn nhớ, vào năm 2019, sau vụ thu hoạch gừng, nhiều gia đình ở Na Ngoi đã thu về hàng trăm triệu đồng, phút chốc thoát nghèo.

Cũng chính vì tiềm năng lớn của cây gừng, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đã lập hồ sơ và được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm. Và cũng chính vì thế, diện tích trồng gừng ở huyện Kỳ Sơn ngày càng được nhân lên. Chả thế mà, đến xã nào, đi qua bao ngọn đồi, đã thấp thoáng bóng dáng cây gừng trên nương, trên rẫy. Suốt cả dọc dài miền biên viễn như các xã Bảo Thắng, Đoọc Mạy, Mường Lống, Huồi Tụ, Tây Sơn, Nậm Cắn, Nậm Càn, Mường Ải, Mường Típ, Keng Đu, Na Loi, Bắc Lý, Mỹ Lý, Na Ngoi đã có cây gừng bám rễ trên sườn núi, dốc đồi.

Trước đây, diện tích trồng gừng trên địa bàn toàn huyện Kỳ Sơn chỉ đạt từ 320ha-350ha, nhưng riêng năm 2020 diện tích gừng lên đến 468ha và đến nay đã lên gần 1.000ha.

Đỉnh điểm của giá cả, phải kể đến là năm 2020 khi giá gừng nhảy vọt lên từ 33.000-35.000 đồng/kg; thậm chí có thời điểm lên đến 40.000 đồng/kg khiến bà con mừng rơi nước mắt.

Bà con vui một thì lãnh đạo các cấp vui mười. Ông Vi Hòe, Bí thư huyện ủy Kỳ Sơn cho hay: Người dân và chúng tôi đã xem cây gừng là cây thoát nghèo và từng bước có thể làm giàu. Thực tế thì ở nhiều diện tích đất đồi, nếu không trồng gừng thì cũng rất khó để canh tác loại cây khác do độ dốc lớn.

Gừng Kỳ Sơn đã được lựa chọn là 1 trong 3 sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của miền Tây xứ Nghệ. “Tiếng tăm” của gừng Kỳ Sơn ngày càng vang xa nhờ vào chất lượng, nhờ vào chỉ dẫn địa lý… Bằng chứng là đã có nhiều tấn gừng vượt núi, vượt rừng đến với nhiều nước trên thế giới.

Gừng được bà con Kỳ Sơn trồng ở lưng chừng đồi
Gừng được bà con Kỳ Sơn trồng ở lưng chừng đồi

Người tiên phong, mở lối cho gừng Kỳ Sơn xuất ngoại là cựu binh Nguyễn Văn Luân. Ông Luân hiện là hội viên Chi hội khối 2, Hội Cựu Chiến binh thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn; là Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp Hương Sơn (HTX Hương Sơn), tỉnh Nghệ An.

HTX Hương Sơn của cựu binh Nguyễn Văn Luân là một trong những đơn vị lớn nhất tỉnh Nghệ An trong thu mua, tiêu thụ và xuất khẩu gừng. Bình quân, mỗi năm, HTX Hương Sơn thu mua hơn 1.000 tấn gừng và sơ chế để cung cấp cho các tiểu thương tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đến thị trường các nước Banglades, Ấn Độ, Pakistan, Uzbekistan, Turkmenistan và các nước Châu Âu.

Cựu binh Nguyễn Văn Luân chia sẻ: Đây là cơ sở để người dân tích cực sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ, khẳng định thương hiệu gừng Kỳ Sơn trên thị trường. Đến nay đã có 4 xã trồng được cây gừng đáp ứng các tiêu chí của các doanh nghiệp đem đi xuất khẩu ra nước ngoài gồm Tây Sơn, Tà Cạ, Mường Lống và Đoọc Mạy. Trên cơ sở đó, HTX Hương Sơn đã xây dựng sản phẩm gừng Kỳ Sơn thành sản phẩm OCOP nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ. Năm 2020, sản phẩm “Gừng Kỳ Sơn” đã được UBND tỉnh Nghệ An cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao.

Để những nương gừng… thêm “ngọt”

Sẽ chẳng có gì để nói nếu như không có chuyện, có thời điểm gần đây, gừng Kỳ Sơn thấp, khó tiêu thụ. Nhất là vài năm gần đây, khi người dân mở rộng diện tích trồng, sản phẩm thu hoạch về càng nhiều thì nhu cầu tiêu thụ càng gặp khó khăn, có năm còn kêu gọi giải cứu để giúp đỡ bà con nông dân trồng gừng ở huyện vùng cao Kỳ Sơn.

Phân loại và sơ chế gừng tại HTX Dịch vụ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Hương Sơn
Phân loại và sơ chế gừng tại HTX Dịch vụ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Hương Sơn

Câu chuyện gừng Kỳ Sơn khó tiêu thụ là do nhiều nguyên nhân. Tại các địa phương trồng gừng ở huyện Kỳ Sơn, xã nào cũng trồng cả 2 giống gừng (dé và sừng trâu). Việc trồng lẫn lộn giữa 2 giống gừng này, tất yếu sẽ cho ra sản phẩm củ gừng có sự khác nhau, trông không bắt mắt, người mua kén chọn, khó bán, chưa nói đến chất lượng cũng khác nhau. Kỳ Sơn chưa có nhà máy chế biến, thị trường tiêu thụ hạn chế, nhưng lại mở rộng diện trồng nhiều, dẫn đến cung vượt cầu, khó tiêu thụ.

Tuy vậy, theo thông tin từ phòng nông nghiệp huyện cho thấy, giá gừng sát tết âm lịch cho đến đầu tháng giêng hàng năm dao động từ 18.000-25.000 đồng/kg; còn trong mùa có giá 12.000-15.000 đồng/kg. Mức giá này, người trồng gừng đã có thể yên tâm để sản xuất.

Thực tế cho thấy, dẫu có thời điểm gừng Kỳ Sơn gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ. Nhưng, cả trước mắt và lâu dài vẫn là cây trồng không thể thiếu được trong đời sống hàng ngày của con người, vừa làm gia vị trong bữa ăn, vừa chữa bệnh, không những ở trong nước mà ở cả trên thế giới.

Để cây gừng Kỳ Sơn đi vào phát triển bền vững và hiệu quả, theo ý kiến của một số cán bộ chuyên ngành kinh tế, thì cần phải lựa chọn giống tốt, đồng thời có kế hoạch trồng bao nhiêu diện tích gừng mỗi năm để làm ra bao nhiêu tiêu thụ hết bấy nhiêu; tránh cung vượt quá cầu, rồi lại đẩy chính người trồng gừng và các cấp quản lý vào tình thế khó khăn “kêu gọi giải cứu”.

Một yếu tố quan trọng là, phải thực hiện được liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh có đủ khả năng, đủ điều kiện để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trên cơ sở này, phải sớm kêu gọi nhà đầu tư xây nhà máy chế biến tinh dầu gừng, bột gừng tại Nghệ An hoặc tốt nhất tại địa bàn huyện Kỳ Sơn để tạo điều kiện mở rộng diện tích, sản xuất ổn định lâu dài giải quyết việc làm, có thu nhập…

 Bên cạnh đó, cũng cần phải tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất và thâm canh cây gừng cho đồng bào để làm sao có được những vụ gừng có chất lượng tốt; đặc biệt là phải tổ chức tốt hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên các phương tiện, để khách hàng trong và ngoài nước biết đến để mua bán và đầu tư vào sản xuất, chế biến…/.

Người tiên phong xuất khẩu gừng Kỳ Sơn ra thị trường thế giới





Nguồn: https://baodantoc.vn/de-nhung-nuong-gung-them-ngot-1716796369133.htm

Cùng chủ đề

Dùng gừng đúng cách chữa nhiều bệnh tốt không ngờ

Dùng gừng giải say rượu cẩn thận tai biến nguy hiểmNhiều người hiện dùng gừng chữa say rượu, nhưng theo bác sĩ Đông y, đây là cách làm không tốt cho sức khỏe.Theo đó, say rượu là tình trạng ngộ độc cấp tính do uống một lượng rượu quá nhiều. Dưới tác dụng của rượu vỏ não bị ức chế dẫn đến tình trạng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đại hội đại biểu các DTTS các cấp tỉnh Hậu Giang lần thứ IV: Tạo động lực, khí thế thi đua mới trong vùng...

Thưa ông, những năm gần đây, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) đã và đang đem lại diện mạo mới cho vùng DTTS của tỉnh. Kết quả này cũng sẽ được đề cập tại Đại hội đại biểu các DTTS các cấp. Ông đánh giá về Chương trình này như thế nào?Ông Trương Cảnh Tuyên: Theo...

Trà Vinh: Tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS điểm cấp huyện

TP. Cần Thơ: Huyện Cờ Đỏ tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện lần IV, năm 2024 Nguồn: https://baodantoc.vn/tra-vinh-to-chuc-dai-hoi-dai-bieu-cac-dtts-diem-cap-huyen-1716533902717.htm

Đắk Nông: Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Đắk Song

Đại hội hiệp thương chọn cử 16 đại biểu chính thức tham dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Nông lần thứ IV năm 2024.Nhân dịp này, Ban Dân tộc tỉnh tặng Giấy khen 3 tập thể, 5 cá nhân; UBND huyện Đắk Song tặng giấy khen cho 5 tập thể 20 cá nhân có thành tích xuất sắc trong phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh vùng đồng bào...

Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị thông báo nhanh kết quả Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 9,...

Ban Chấp hành Trung ương Đảng kêu gọi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân tăng cường đoàn kết, thống nhất, phát huy những kết quả quan trọng, toàn diện đạt được, nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thách thức, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền lãnh thổ và an ninh quốc gia, hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ đề ra cho năm 2024 và cả nhiệm kỳ Đại hội...

Tăng cường phối hợp về công tác dân tộc vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm chia sẻ, trong thời gian qua, hoạt động hợp tác giữa hai cơ quan đã triển khai trên hầu khắp các lĩnh vực công tác và đạt được hiệu quả cao, tuy nhiên cần đổi mới để theo kịp yêu cầu thực tiễn; đáp ứng yêu cầu phương hướng nhiệm vụ của hai cơ quan, phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi,...

Bài đọc nhiều

Chiến dịch gây quỹ hỗ trợ giáo dục cho con em cán bộ kiểm lâm Vườn quốc gia Chư Yang Sin

Trung tâm Hành động vì Động vật Hoang dã Việt Nam (WildAct) phối hợp với Ví Nhân Ái MoMo chính thức phát động chiến dịch gây quỹ "Mầm non của rừng" với mong muốn cùng cộng đồng trao tặng học bổng cho con em các cán bộ kiểm lâm và lực lượng chuyên trách đang không quản ngày đêm, dốc sức hết mình bảo vệ Vườn quốc gia Chư Yang Sin.

Mexico sắp có nữ Tổng thống đầu tiên

Năm 2024 là một năm quan trọng đối với Mexico: lần đầu tiên trong lịch sử đất nước, có hai phụ nữ tranh cử Tổng thống, phản ánh thành tựu chưa từng có của phụ nữ trong các lĩnh vực công và chính trị.

Cùng chuyên mục

Chiến dịch gây quỹ hỗ trợ giáo dục cho con em cán bộ kiểm lâm Vườn quốc gia Chư Yang Sin

Trung tâm Hành động vì Động vật Hoang dã Việt Nam (WildAct) phối hợp với Ví Nhân Ái MoMo chính thức phát động chiến dịch gây quỹ "Mầm non của rừng" với mong muốn cùng cộng đồng trao tặng học bổng cho con em các cán bộ kiểm lâm và lực lượng chuyên trách đang không quản ngày đêm, dốc sức hết mình bảo vệ Vườn quốc gia Chư Yang Sin.

Mexico sắp có nữ Tổng thống đầu tiên

Năm 2024 là một năm quan trọng đối với Mexico: lần đầu tiên trong lịch sử đất nước, có hai phụ nữ tranh cử Tổng thống, phản ánh thành tựu chưa từng có của phụ nữ trong các lĩnh vực công và chính trị.

Những lợi ích của việc nói “không” với thuốc lá

Báo Thế giới và Việt Nam CƠ QUAN BÁO CHÍ CỦA BỘ NGOẠI GIAO Tổng Biên tập: Nguyễn Trường Sơn Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Vũ Quang Tùng, Hoàng Diễm Hạnh Giấy phép số 526/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 3/11/2022. Tòa soạn: Số 6 Chu Văn An, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 84-24-3799.3506, Hotline: 0879553979, Fax: 84-24-38234169, Email: Liên hệ quảng cáo: © Copyright 2022 "Báo Thế giới & Việt Nam", All rights reserved. ® Không...

Để di cư không còn là những hành trình dài nguy hiểm

Di cư đang trở thành một trong những xu hướng nổi bật của thế kỷ 21 và các quốc gia cần nhiều hành động hơn nữa để đảm bảo các hành trình di cư an toàn, trật tự.

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua nghị quyết liên quan xung đột vũ trang, Nga bỏ phiếu trắng

Nghị quyết 2730 vừa được Hội đồng Bảo an thông qua với sự ủng hộ của 14/15 thành viên, trong đó bao gồm các nội dung bảo vệ nhân viên cứu trợ, yêu cầu các bên trong xung đột vũ trang tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ của mình theo luật pháp quốc tế.

Mới nhất

Năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam tụt hạng: Cần tìm giải pháp lâu dài

Du lịch Việt Nam phải lắng nghe và thay đổiTheo các chuyên gia và doanh nghiệp, từ kết quả của báo cáo Chỉ số năng lực phát triển du lịch toàn cầu 2024 theo phương pháp đánh giá...

Thiếu bản sắc văn hóa

Du lịch văn hóa là một trong 8 ngành được TP.HCM chọn để phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH) theo Đề án phát triển ngành CNVH TP.HCM đến năm 2030. Thế nhưng, theo nhận định của ngành du lịch TP.HCM, các...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Bình

(Chinhphu.vn) - Sáng 28/5, tại tỉnh Ninh Bình, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó có mục tiêu đến năm 2035, tỉnh Ninh Bình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Thủ tướng Phạm Minh Chính dự...

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Phấn đấu đến năm 2030, cả nước xoá bỏ hoàn toàn tình trạng nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu; hoàn thành xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội.   Ảnh minh họa: PV  Ngày 24/5/2024, thay mặt Ban Bí...

Mới nhất

Thiếu bản sắc văn hóa