Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcDạy văn theo chương trình mới, học sinh có hệ thống được...

Dạy văn theo chương trình mới, học sinh có hệ thống được kiến thức?


Điều này dẫn đến lo lắng về khiếm khuyết của học sinh khi học văn hiện nay là thiếu cái nhìn hệ thống về văn học qua các giai đoạn; thiếu cơ sở để nhận diện tác giả, tác phẩm qua các thời kỳ từ đó có căn cứ hiểu sâu sắc hơn về tác phẩm…

Dạy văn theo chương trình mới, học sinh có hệ thống được kiến thức?- Ảnh 1.

Một buổi học môn văn theo Chương trình GDPT 2018

ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Không còn học văn theo trục thời gian

Với Chương trình GDPT 2006, môn văn được xây dựng theo trục thời gian. Theo đó, học sinh được học những thể loại có trước, giai đoạn trước rồi đến những giai đoạn văn học gần đây: văn học dân gian, văn học trung đại (theo diễn tiến 4 giai đoạn), văn học hiện đại (từ đầu thế kỷ XX – 1945, từ 1945 – 1975, từ 1975 – hết thế kỷ XX). Trước khi học tác phẩm của mỗi giai đoạn, học sinh được học bài khái quát văn học của giai đoạn đó. Điều này giúp người học hiểu sâu về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa của từng giai đoạn; nắm rất chắc tác giả đó thuộc giai đoạn nào, thuộc trào lưu sáng tác gì… Theo đó, học sinh được hệ thống chương trình khá tường tận theo từng giai đoạn.

Trong khi đó, ở Chương trình GDPT 2018, từ lớp 6 đến lớp 12, các tác phẩm sắp xếp một cách tự do, không theo trật tự thời gian ra đời trước sau. Có những tác phẩm rất hiện đại được sắp xếp dạy học trước, và cũng có những tác phẩm cổ điển nhưng phải đến gần cuối chương trình THPT mới được học. Học sinh (không học chuyên đề môn văn) không có bài khái quát văn học sử như chương trình 2006.

Chương trình GDPT 2018 không dựa vào trục chính là thời gian để cách cung cấp kiến thức văn học theo lịch sử như chương trình 2006 mà chủ yếu lấy yêu cầu về kỹ năng đọc, viết, nói và nghe làm cơ sở.

Chương trình mới hướng đến tính ứng dụng

Cả 2 chương trình đều lấy tiêu chí về đặc trưng thể loại (văn bản văn học, nghị luận, thông tin) làm căn cứ để chọn văn bản. Tuy nhiên, Chương trình GDPT 2018 hướng đến tính ứng dụng (nhật dụng) nhiều hơn trong việc học văn, nên văn bản được chọn rất phong phú, đa dạng. Nhiều văn bản rất mới, chưa từng được nhắc đến trong các bài khái quát văn học sử trước đây. Điều này phù hợp với quan điểm chương trình là hướng đến dạy kỹ năng chứ không quá chú trọng kiến thức.

Dạy văn theo chương trình mới, học sinh có hệ thống được kiến thức?- Ảnh 2.

Ờ Chương trình GDPT 2018, từ lớp 6 đến lớp 12, các tác phẩm sắp xếp một cách tự do, không theo trật tự thời gian ra đời trước sau

ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Học giả Nguyễn Hiến Lê trước đây có lý khi cho rằng cái khó trong việc học văn của học sinh khi ấy là những lớp nhỏ tuổi thì học các văn bản cổ, rất khó tiếp nhận, còn những lớp lớn thì học các tác phẩm hiện đại, gần gũi với ngôn ngữ và đời sống của họ hơn. Cho nên việc học văn theo tiến trình lịch sử cũng có cái hay, song cũng có nhiều bất lợi.

Lý giải cho cách xây dựng chương trình mới không theo trình tự thời gian, TS Nguyễn Thành Thi (Chủ biên bộ sách ngữ văn Chân trời sáng tạo) nêu quan điểm trong lần tập huấn sách giáo khoa cho giáo viên mới đây: “Không cần thiết phải dạy văn bản theo tiến trình lịch sử, mà qua từng bài học, học sinh có thể hình dung và nhìn nhận đúng được hoàn cảnh các tác phẩm ấy”. Quan điểm của những người viết chương trình là trên tinh thần giảm tải kiến thức. Tuy nhiên, vẫn có “đất” cho trò “dụng võ”, cho học sinh có cơ hội học chuyên sâu. Đó là những lớp học theo tổ hợp có chuyên đề môn văn giúp học sinh tìm hiểu rất kỹ môn văn một cách có hệ thống hơn.




Nguồn: https://thanhnien.vn/day-van-theo-chuong-trinh-moi-hoc-sinh-co-he-thong-duoc-kien-thuc-18524083121500347.htm

Cùng chủ đề

Trẻ được rèn 7 kỹ năng này lớn lên dễ thành công hơn đứa trẻ khác

GĐXH - Mỗi đứa trẻ có một tốc độ phát triển của riêng mình. Tuy nhiên, có một số nguyên tắc dạy con được chứng minh mang lại hiệu quả trong việc nuôi dạy những đứa trẻ thành công. ...

Vì sao nhiều trường ĐH dừng xét học bạ năm 2025?

Năm 2025, nhiều trường ĐH dự kiến dừng hoặc giảm chỉ tiêu xét tuyển dựa vào điểm học tập THPT (xét học bạ). Đây là một xu hướng mới được ghi nhận, sau một thời gian dài điểm học bạ là căn cứ...

Thừa Thiên Huế tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng đối ngoại nhân dân

Ngày 7/11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam và Học viện Ngoại giao đã tổ chức khai mạc Khóa bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng đối ngoại nhân dân. Khóa bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng đối ngoại nhân dân...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

3 biểu hiện trên da, móng và tóc cảnh báo cơ thể thiếu chất nghiêm trọng

Những chất cơ thể thường bị thiếu là các khoáng chất thiết yếu như vitamin và sắt. Hệ quả của tình trạng này là da, móng và tóc xuất hiện các dấu hiệu bất thường. ...

Lý do nên thêm nước cốt chanh và nghệ vào nước ép củ cải đường

Kết hợp nước ép củ cải đường với nghệ sống và nước cốt chanh giúp tăng cường sức khỏe tổng thể bằng cách tăng cường khả năng miễn dịch, cải thiện tiêu hóa, giảm viêm và hỗ trợ giải độc. ...

Iran, Nga liên kết ngân hàng để đối phó lệnh cấm vận

Thẻ ngân hàng Iran hiện có thể được sử dụng tại Nga, khi hai nước liên kết hệ thống ngân hàng của nhau trong nỗ lực mới nhất nhằm chống lại các lệnh cấm vận. ...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Thấy gì ở cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh?

(Tổ Quốc) - Đêm chung kết cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch 2024 của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh thực sự là sân chơi học đường lành mạnh, văn minh, trong sáng và đầy bổ ích trong quãng đời sinh viên ngành du lịch. ...

Giáo viên xếp hạng tài chính gia đình học sinh gây phẫn nộ

Theo SCMP, vụ việc xảy ra tại trường Trung học Longming ở Thượng Hải (Trung Quốc).Bức ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy bài kiểm tra có câu hỏi gợi ý học sinh đánh giá thứ hạng xã hội của gia đình. Câu hỏi đi kèm biểu đồ dạng thang, yêu cầu các em chọn từ 1 đến 10, tương đương với các mức độ "công việc không đứng đắn và lương thấp nhất", "trình độ học vấn...

Tiết lộ thông tin về nam sinh Sư phạm Hà Nội “gây sốt” vì đẹp trai như diễn viên

Bị chụp trộm vài bức ảnh và được chia sẻ lên mạng xã hội, nam sinh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã khiến bao người phải "rung rinh" với ngoại hình điển trai. ...

Cùng chuyên mục

Trả sai mũ bảo hiểm, nữ sinh lớp 7 bị đánh hội đồng

TPO - Nguyên nhân bước đầu xuất phát từ việc nữ sinh M. ở Bình Thuận có mượn và làm mất mũ bảo hiểm của em H. Sau đó, em M. có mua mũ bảo hiểm mới đền cho em H. nhưng không đúng màu với mũ cũ nên em H. không nhận, từ đó xảy ra mâu thuẫn. TPO - Nguyên nhân bước đầu xuất phát từ việc nữ sinh M. ở Bình Thuận có mượn...

Hai nam sinh đâm hai nữ sinh trọng thương vì mâu thuẫn

Ngày 12/11, Cơ quan điều tra Công an huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông cho biết, đơn vị đang phối hợp cùng các cơ quan chức năng tiến hành lấy lời khai các bên liên quan để điều tra, làm rõ việc 2 nam học sinh dùng vật sắc nhọn (nghi dao) đâm 2 nữ sinh bị trọng...

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Giáo dục thủ đô hướng tới công dân thanh lịch, tốt chuyên môn, giỏi ngoại ngữ

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, giáo dục thủ đô cần hướng tới mục tiêu cao hơn yêu cầu chung cả nước, tạo nên những công dân có kỹ năng khoa học công nghệ, văn minh thanh lịch thời đại số, tốt chuyên môn, giỏi ngoại ngữ. ...

Hiệu trưởng xin không nhận quà 20-11 mà đổi thành tập, sữa cho học sinh

Hiệu trưởng Trường tiểu học Phan Văn Trị, quận 1, TP.HCM viết thư ngỏ xin không nhận hoa, quà ngày 20-11, mà đổi thành tập, sữa… cho học sinh. "Tuy nhiên, kinh phí của nhà trường chỉ có thể dừng lại ở việc trao...

Hiệu trưởng từ chối nhận hoa ngày 20/11, mong nhận quà khác

Một hiệu trưởng ở TPHCM viết thư ngỏ từ chối nhận hoa chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và mong muốn phụ huynh gửi tới món quà khác. Ông Lê Hồng Thái, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phan Văn Trị, quận 1, TPHCM vừa có thư ngỏ từ chối nhận hoa ngày 20/11. Ông Thái mong muốn xin một món quà khác để gửi tới học sinh.  Trong thư gửi mạnh thường quân, cơ quan, doanh nghiệp, ông Thái...

Mới nhất

Trúc Nhân nhảy hơn 500 lần trong MV, mẹ anh khóc giữa họp báo

Sau 2 năm vắng bóng, ca sĩ Trúc Nhân chính thức trở lại với MV "Không ra gì". Không ra gì (sáng tác: Mew Amazing) là MV được sản xuất kỳ công và đầu tư cao nhất sự nghiệp Trúc Nhân.  Tại sự kiện, anh cho biết viết kịch bản trong 2 ngày, quay trong 5 ngày tại bối cảnh khu...

Phát huy tinh thần nói đi đôi với làm, thực hiện hiệu quả hơn nhiệm vụ đã đề ra

(ĐCSVN) - Chủ tịch Quốc hội đề nghị các Bộ trưởng, Trưởng ngành với tinh thần “nói đi đôi với làm và làm ngay”, phát huy những kết quả đạt được, khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, có giải pháp mới để thực hiện hiệu quả hơn các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Nội dung...

Đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành tự giác, tự nguyện

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, TP Hà Nội phải tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác phòng, chống lãng phí ở địa phương; đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành tự giác, tự nguyện. ...

Kiểm tra việc triển khai Dự án 6 – Chương trình MTQG 1719 tại huyện Văn Quan

Vừa qua, Đoàn kiểm tra của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn do ông Phan Văn Hòa, Phó Giám đốc làm Trưởng đoàn có buổi kiểm tra việc thực hiện Dự án 6 - Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I...

“Thi đua là phải ra sức nhưng không tạo ra sức ép, không hình thức”

Đây là nhấn mạnh của Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng trong phát biểu tại Hội nghị tổng kết phong trào thi đua năm học 2023-2024, triển khai phong trào thi đua năm học 2024-2025 và...

Mới nhất