- Sóc Trăng đẩy mạnh phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững
- Lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng thăm, tặng quà gia đình chính sách nhân ngày Thương binh – Liệt sĩ
Truyền thông nâng cao nhận thức
Thực hiện chỉ đạo của các Bộ thực hiện công tác truyền thông nâng cao nhận thức, đổi mới, đa dạng hình thức, phương pháp, chuyển đổi số công tác truyền thông; định hướng dư luận và cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời chính sách pháp luật về bảo vệ trẻ em, phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em; xây dựng tờ rơi, phóng sự, video clip, chuyên trang, chuyên mục, tài liệu, cẩm nang, sách hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ và đăng tải, cập nhật trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của các Bộ, mạng xã hội; Chia sẻ các sản phẩm, tài liệu truyền thông (trong đó có sản phẩm, tài liệu truyền thông về Tổng đài điện thoại quốc gia – số 111) với các Bộ trong Quy chế này để phục vụ cho việc tuyên truyền trên các phương tiện, ấn phẩm truyền thông của các bên hoặc tại các Hội nghị, hội thảo, tập huấn, triển lãm.
Thời gian qua, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh. Quá trình thực hiện luôn có sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành, đoàn thể, địa phương với nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, nhất là các hoạt động chăm lo cho trẻ em nhân dịp Tết Nguyên đán, Tết Trung thu và Tháng hành động vì trẻ em. Số lượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em sống trong hộ nghèo, cận nghèo được quan tâm chăm sóc tốt. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hưởng chính sách trợ giúp xã hội theo quy định. Quỹ Bảo trợ trẻ em góp phần tích cực trong việc chăm lo cho trẻ em, nhất là trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19, trợ giúp trẻ em khuyết tật, trẻ bệnh tim được phẫu thuật phục hồi chức năng, hòa nhập cộng đồng.
Sở LĐ-TB&XH đã phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức lễ ra mắt Tổ phụ nữ phản ứng nhanh về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em và tổ chức tập huấn TOT cho thành viên tổ phụ nữ phản ứng nhanh về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em. Phối hợp Công an tỉnh tập huấn cho lực lượng Công an cơ sở về công tác điều tra thân thiện với trẻ em và người chưa thành niên. Tổ chức tập huấn kiến thức kỹ năng tự bảo vệ cho 300 trẻ em. In ấn hàng ngàn sổ tay về kiến thức phòng, chống xâm hại trẻ em và tờ rơi thông tin những quy định pháp luật về hành vi xâm hại trẻ em nhằm nâng cao kiến thức phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em. Đặc biệt, phối hợp tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp, trực tuyến, truyền thông tại cộng đồng, đặc biệt hướng đến cha mẹ, người chăm sóc trẻ em, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của các cơ sở giáo dục ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em tự kỷ, trẻ em sống trong gia đình có cha mẹ ly hôn, ly thân, cha mẹ đi làm ăn xa hoặc có người liên quan đến tệ nạn xã hội.
Can thiệp kịp thời trong trường hợp trẻ em cần được bảo vệ khẩn cấp
Trong thời đại của cuộc cách mạng 4.0, với tốc độ phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, công nghệ số sẽ tác động rất lớn tới tư duy, nhận thức, quan điểm, hành vi, đạo đức, lối sống của không chỉ đối với người lớn mà còn với trẻ em cả mặt tích cực và tiêu cực; tác động mặt trái tiêu cực của internet, mạng xã hội có thể ảnh hưởng đến tâm sinh lý vị thành niên, quan hệ tình dục sớm và không an toàn, hoặc có thể làm gia tăng các vụ trẻ em bị xâm hại (đặc biệt là xâm hại tình dục), trẻ em nghiện game, online…
Do đó, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Sóc Trăng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Quy trình phòng ngừa, can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, xâm hại, góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết và ý thức của toàn xã hội trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, nhất là các chủ thể trực tiếp nuôi dưỡng, quản lý các em là một việc cần thiết; trong đó đặc biệt lưu ý về nội dung, hình thức, đối tượng tiếp thu, tăng cường tuyên truyền trên mạng internet, mạng xã hội. Từ đó tạo ra dư luận rộng khắp, lên án các hành vi vi phạm pháp luật về xâm hại trẻ em.
Cụ thể, Ngành LĐ-TB&XH đã phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan Báo, Đài chỉ đạo Đài Truyền thanh các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với các ngành có liên quan tăng cường thông tin tuyên truyền, phổ biến Luật trẻ em, các văn bản của Trung ương và địa phương liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; đưa các tin, bài về hoạt động thăm hỏi, tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn ở các địa phương trong Tháng hành động vì trẻ em.
Thực hiện truyền thanh cơ sở khoảng 480 lượt tuyên truyền; 21 kỳ chuyên mục; 17 câu chuyện truyền thanh; 15 kỳ hỏi – đáp; 187 tin, bài, phản ánh tài liệu tuyên truyền với tổng thời lượng phát khoảng 2.300 phút, cộng tác khoảng 26 tin bài có nội dung liên quan trên báo, đài tỉnh. Bên cạnh đó, Trung tâm Văn hóa – Thể thao – Truyền thanh cấp huyện còn thực hiện tiếp âm các nội dung liên quan từ Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, trạm Truyền thanh cấp xã thực hiện tiếp âm từ Trung tâm Văn hóa – Thể thao – Truyền thanh cấp huyện. Tuyên truyền trực quan gồm: 50 phướn, 153 băng rôn treo trên các tuyến đường chính của các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh. Xe tuyên truyền lưu động thực hiện tuyên truyền 72 cuộc trên địa bàn các xã, phường, thị trấn.
Sở Tư pháp, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức tuyên truyền trong cán bộ, hội viên thực hiện phong trào toàn dân chăm sóc, bảo vệ trẻ em, đảm bảo thực hiện quyền trẻ em; tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp bảo vệ trẻ em, chung tay cải thiện môi trường sống cho trẻ, tạo cơ hội để trẻ em được sống trong môi trường an toàn lành mạnh và phát triển toàn diện Hội viên phụ nữ tổ chức tuyên truyền được 1.159 cuộc, có 17.650 lượt người dự. Tổ chức tuyên truyền thông qua các trang mạng xã hội, thường xuyên đăng tải tin, bài trên Website của Tỉnh hội (http://phunu.soctrang.gov.vn), nhóm Zalo, Facebook phụ nữ Sóc Trăng với trên 7.600 thành viên tham gia. Sở Tư pháp tổ chức cuộc thi gồm các nội dung về Luật Trẻ em, Bộ luật Dân sự, luật phòng, Luật xử lý vi phạm hành chính…đã thu hút 17.758 thí sinh tham gia với tổng số 72.182 lượt thi.
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố phối hợp các ngành, đơn vị liên quan tổ chức thông tin tuyên truyền về Tổng đài Quốc gia Bảo vệ trẻ em 111, phổ biến các kỹ năng về bảo vệ trẻ em về phòng chống, xâm hại bạo lực trẻ em, phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em được 184 cuộc với 6.253 lượt người nghe; 78 tin bài, 30 lượt phát sóng, 12 biển cảnh báo, 02 chuyên mục chính sách – pháp luật liên quan trẻ em, 04 kỳ hỏi đáp về trách nhiệm và công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em với thời lượng 300 phút; tuyên truyền thông qua các Website của trường học và nhóm Zallo được 27 cuộc, có 14.443 lượt dự (có 917 cán bộ quản lý, giáo viên, 13.526 học sinh…)
Bên cạnh đó, các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cơ quan, tổ chức và toàn xã hội trong việc phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, đồng thời giúp trẻ em nâng cao hiểu biết, kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ bản thân. Các cơ quan, các ban ngành, đoàn thể đã tăng cường phối hợp tuyên truyền công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em; tổ chức tuyên truyền, phổ biến qua chương trình phát thanh trên sóng truyền thanh huyện và trạm tuyền thanh cơ sở các xã, thị trấn. Tuyên truyền thông qua nhiều pano, khẩu hiệu, tờ rơi tuyên truyền Luật trẻ em, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em, phòng ngừa xâm hại, bạo lực trẻ em được triển khai tới cộng đồng. Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em tập trung vào trách nhiệm trong việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em; phòng chống bạo lực gia đình, tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống gia đình; qua đó góp phần quan trọng để phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.