Trang chủNewsThế giớiĐằng sau quyết định hủy chuyến thăm Pakistan của Thái tử Saudi...

Đằng sau quyết định hủy chuyến thăm Pakistan của Thái tử Saudi Arabia



Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman xem chuyến thăm Pakistan là hành động cân bằng trong bối cảnh quốc gia Nam Á do chính phủ lâm thời điều hành.

Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman thăm Pakistan ngày 17/2/2019. (Nguồn: Twitter)
Đường phố ở Islamabad trong những ngày Pakistan đón Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman, tháng 2/2019. (Nguồn: Twitter)

Lý do không xác định”

Thái tử kế vị Mohammed bin Salman, Thủ tướng Saudi Arabia dự kiến có chuyến thăm vài giờ tới Pakistan vào ngày 10/9 trước khi đến Ấn Độ dự Hội nghị thượng đỉnh G20.

Tuy nhiên, chuyến thăm đã bị hoãn lại vì “lý do không xác định”, theo thông tin trên trang IndiaTV và báo Times of India ngày 1/9.

Báo Times of India còn dẫn tuyên bố ngắn từ người phát ngôn Bộ Ngoại giao Pakistan Mumtaz Zahra Baloch cho hay, chuyến thăm được sắp xếp lại và hai bên sẽ thống nhất đưa ra quyết định về thời gian.

Theo nhiều bản tin trên các trang web và kênh tin tức của Pakistan vào ngày 30/8, vị vua tương lai của vương quốc sa mạc dự kiến sẽ ở lại Islamabad trong “sáu tiếng đồng hồ” để thảo luận về “hàng loạt” vấn đề bao gồm quốc phòng và đầu tư.

Các nguồn tin cho hay, Thái tử Saudi Arabia nhiều khả năng sẽ gặp Thủ tướng tạm quyền Anwaar-ul-Haq Kakar và Tổng Tham mưu trưởng quân đội (COAS) Asim Munir.

Geo News dẫn các nguồn tin quốc phòng cho biết: “Các cuộc thảo luận giữa hai nước sẽ tập trung vào việc thúc đẩy quan hệ Pakistan-Saudi Arabia, hợp tác quốc phòng và các cuộc tập trận quân sự chung”.

Tuy nhiên, theo IndiaTV, chuyến thăm nếu diễn ra sẽ “vô nghĩa” trong bối cảnh đất nước Nam Á hiện đang nằm dưới sự lãnh đạo của một chính phủ lâm thời và Thủ tướng tạm quyền không thể đưa ra quyết định quan trọng cho đến khi chính phủ mới lên nắm quyền.

Thái tử Mohammed bin Salman lại xem chuyến thăm là “hành động cân bằng” khi quốc gia vùng Vịnh này đang đầu tư mạnh vào Islamabad. Trong những năm gần đây, Saudi Arabia đã hỗ trợ Pakistan hàng tỷ USD viện trợ.

Ông đã lên kế hoạch công du Islamabad vào tháng 11 năm ngoái nhưng sau đó chuyến thăm đã bị hoãn lại.

Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 và thăm cấp nhà nước tới Ấn Độ vào tháng tới. (Nguồn: AFP)
Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman dự kiến tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 và thăm cấp nhà nước tới Ấn Độ vào tháng tới. (Nguồn: AFP)

Lịch sử lặp lại?

Nếu thực hiện chuyến thăm theo đúng kế hoạch, Thái tử Mohammed bin Salman sẽ “lặp lại lịch sử” khi đến cả Pakistan và Ấn Độ trong cùng một chuyến công du.

Hồi tháng 2/2019, Thái tử Mohammed bin Salman gây chú ý khi thực hiện chuyến thăm Pakistan dưới thời Thủ tướng Imran Khan hai ngày trước khi sang Ấn Độ (và sau đó là Trung Quốc). Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng giữa hai nước láng giềng Nam Á sau vụ đánh bom liều chết tại khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát hôm 14/2 khiến hơn 40 cảnh sát Ấn Độ thiệt mạng.

Nhóm Hồi giáo Jaish-e-Mohammad (JeM) có trụ sở tại Pakistan nhận đã tiến hành vụ tấn công này. New Delhi cáo buộc Islamabad dính líu vụ tấn công trên và chỉ trích Islamabad không nỗ lực ngăn chặn các nhóm phiến quân hoạt động trên lãnh thổ Pakistan, trong đó có JeM.

Trong khi đó, Pakistan tuyên bố nước này không liên quan đến các vụ khủng bố xuyên biên giới, đồng thời khẳng định sẵn sàng hợp tác với phía Ấn Độ điều tra vụ tấn công khủng bố trên.

Chuyến công du hai nước Nam Á và Trung Quốc của Thái tử Mohammed bin Salman diễn ra 5 tháng sau vụ nhà báo Jamal Khashoggi bị sát hại tại Lãnh sự quán Saudi Arabia ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), kéo theo một cuộc khủng hoảng ngoại giao, đặc biệt giữa Saudi Arabia với các đối tác phương Tây.

Theo các chuyên gia, chuyến công du châu Á của Thái tử Mohammed bin Salman, khi đó là Phó Thủ tướng thứ nhất của Saudi Arabia là cơ hội chứng tỏ với phương Tây rằng ông vẫn có nhiều người bạn tại khu vực châu Á đang nổi lên. Riyadh muốn tìm sự bù đắp cho việc Mỹ và châu Âu đang tính chuyện cấm vận vũ khí và áp đặt các lệnh trừng phạt đối với vương quốc này.

Hiện Ấn Độ chưa bình luận chính thức về lịch trình chuyến thăm của vị khách Saudi Arabia.

Theo IndiaTV, New Delhi từng thể hiện thái độ không hài lòng mỗi khi có ngoại trưởng nào kết hợp thực hiện chuyến thăm hai nước láng giềng ở Nam Á này cùng một lúc.

Thái tử Mohammed bin Salman dự kiến thăm Ấn Độ vào ngày 11/9, sau khi tham dự các hoạt động tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở New Delhi. Sự kiện dự kiến có sự hiện diện của nhiều nhà lãnh đạo thế giới, trong đó có Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio…





Nguồn

Cùng chủ đề

Ai Cập và Saudi Arabia ủng hộ thành lập nhà nước Palestine có chủ quyền

Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi và Thái tử kiêm Thủ tướng Saudi Arabia Mohammed bin Salman ngày 15/10 đã kêu gọi giảm leo thang xung đột tại Trung Đông cũng như thực thi các lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza và Lebanon.

Ấn Độ “chốt” nhân vật tham dự hội nghị thượng đỉnh SCO ở Pakistan

Hồi tháng 8, Pakistan đã mời Thủ tướng Narendra Modi đến dự cuộc gặp của các nguyên thủ, người đứng đầu chính phủ các nước thành viên Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO)...

Saudi Arabia từ chối thiết lập quan hệ với Israel vì lý do này

Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman ngày 18/9 khẳng định, vương quốc này sẽ không thiết lập quan hệ với Israel cho đến khi nhà nước Palestine được công nhận.

“Khai tử” kỷ nguyên đối thoại liên tục với Pakistan, sẽ ủng hộ bất kỳ định dạng giải quyết xung đột nào mà Nga-Ukraine...

Mới đây, Bộ Ngoại giao Ấn Độ đã đưa ra một loạt quan điểm về chính sách đối ngoại của nước này, cũng như thông tin mới về chuyến công du của Thủ tướng Narendra Modi.

Ấn Độ lần đầu vượt Pakistan, nước nào dẫn đầu châu Á?

Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), lần đầu tiên sau 25 năm, Ấn Độ đã vượt qua Pakistan về số lượng vũ khí hạt nhân.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

De Heus “gõ cửa” thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi, mà De Heus Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng đầu.

Thị trường quay đầu, Việt Nam tăng mạnh nhập tiêu từ 2 quốc gia Đông Nam Á này

Giá tiêu hôm nay 9/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 - 139.000 đồng/kg.

Giá vàng lại lội ngược dòng, “pha bay màu” 100 USD là bình thường, thị trường đang củng cố, tích lũy lên vùng giá...

Giá vàng hôm nay 9/11/2024: Giá vàng thế giới phục hồi nhanh chóng sau vài phiên giảm mạnh, mất tới cả 100 USD. Giá vàng trong nước tăng giảm liên tục, nhiều người chọn giải pháp bán ra, khiến nguồn cung dồi dào. Tại sao nhiều chuyên gia vẫn giữ vững quan điểm đà tăng của kim loại quý vẫn đang tiếp tục được hỗ trợ?

Hàn Quốc bắn tên lửa đạn đạo ra Biển Hoàng Hải, Venezuela, Nga thúc đẩy hợp tác chiến lược, Iran ‘thờ ơ’ với kết...

Tổng thống Putin nói một trật tự thế giới mới đang hình thành, EU bàn cách hợp tác với chính quyền mới ở Mỹ, Houthi tuyên bố tiếp tục tấn công ở Biển Đỏ, Tổng thống đắc cử Donald Trump bổ nhiệm người thân cận đầu tiên vào Nhà Trắng… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

“Mớ bòng bòng” cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Ông Donald Trump đã chiến thắng ngoạn mục trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Lúc này là thời điểm để ông bắt đầu suy nghĩ về việc giải quyết những vấn đề quốc tế liên quan mật thiết đến nước Mỹ, đồng thời có ý nghĩa quyết định đến cục diện quan hệ quốc tế.

Bài đọc nhiều

Ông Trump đắc cử tổng thống, kịch bản nào cho xung đột ở Trung Đông, Ukraine?

Ông Donald Trump gần như sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ. Giờ đây, giới quan sát chú ý đến những tuyên bố của ông về đối ngoại khi tranh cử. ...

Ông Biden vội thúc đẩy gói viện trợ cho Ukraine sau chiến thắng của ông Trump

Nhà Trắng được cho là đang có kế hoạch giải ngân nhanh hàng tỉ USD viện trợ an ninh cho Ukraine trước khi Tổng thống Mỹ Joe Biden rời nhiệm sở vào tháng 1.2025. ...

Bất ngờ về chiến thắng của ông Donald Trump chính là kết quả các cuộc thăm dò

Với chiến thắng khá ngoạn mục, cựu Tổng thống Donald Trump sẽ trở thành vị tổng thống tiếp theo của nước Mỹ. Ngay sau khi kết quả được công bố, Báo TG&VN đã có cuộc phỏng vấn nhanh với TS. Nguyễn Hùng Sơn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao về cuộc bầu cử đặc biệt này và sự trở lại lịch sử, kịch tính của ông Donald Trump.

Cùng chuyên mục

Hàn Quốc bắn tên lửa đạn đạo ra Biển Hoàng Hải, Venezuela, Nga thúc đẩy hợp tác chiến lược, Iran ‘thờ ơ’ với kết...

Tổng thống Putin nói một trật tự thế giới mới đang hình thành, EU bàn cách hợp tác với chính quyền mới ở Mỹ, Houthi tuyên bố tiếp tục tấn công ở Biển Đỏ, Tổng thống đắc cử Donald Trump bổ nhiệm người thân cận đầu tiên vào Nhà Trắng… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

“Mớ bòng bòng” cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Ông Donald Trump đã chiến thắng ngoạn mục trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Lúc này là thời điểm để ông bắt đầu suy nghĩ về việc giải quyết những vấn đề quốc tế liên quan mật thiết đến nước Mỹ, đồng thời có ý nghĩa quyết định đến cục diện quan hệ quốc tế.

Tàu Charles de Gaulle của Pháp sắp tái xuất sau 4 tháng bảo trì kỹ thuật

Ngày 7/11, Hải quân Pháp thông báo chuẩn bị triển khai tàu sân bay Charles de Gaulle trong 4 tuần tới.

Sau 9 tháng đình trệ, đàm phán hòa bình Colombia tái khởi động

Ngày 7/11, Bộ Ngoại giao Brazil bày tỏ tin tưởng vào tiến trình hòa đàm giữa Chính phủ Colombia và Lực lượng quân đội giải phóng quốc gia (ELN).

Hàn Quốc và Mỹ siết chặt hợp tác, sẵn sàng ứng phó nguy cơ trên không gian

Ngày 8/11, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông báo nước này và Mỹ nhất trí tổ chức một cuộc tập trận mô phỏng trên la bàn ứng phó với các mối đe dọa trên không gian vào năm 2025.

Mới nhất

Tàu siêu tốc Hyperloop thu nhỏ hoàn thành thử nghiệm dài nhất

Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ Lausanne (EPFL), Trường Kinh doanh và Kỹ thuật Vaud (HEIG-VD), công ty Swisspod Technologies, thực hiện trong dự án LIMITLESS. Nhóm dự án đã hoàn thành 82 thử nghiệm nhằm mô phỏng hành trình của tàu siêu tốc Hyperloop trong môi trường áp suất...

Bộ Trưởng Bộ Công Thương: Điện phải đi trước một bước

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên giải trình tại Quốc hội Giải trình tại Quốc hội về một số ý kiến của các đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết: Quán triệt tinh thần chỉ đạo xuyên suốt của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước hiện nay là: “Xây dựng pháp luật theo hướng kiến tạo...

Hỗ trợ phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng khởi nghiệp

(ĐCSVN) - Hội thảo là hoạt động thiết thực nhằm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các chương trình hành động của các tỉnh ủy, thành...

Cần quy định chế tài mạnh hơn đối với các hành vi vi phạm về quảng cáo

(ĐCSVN) - Thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, đại biểu Quốc hội cho rằng, thực tế hiện nay có nhiều hành vi vi phạm về quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo không đúng chất lượng của sản phẩm, dẫn đến hiểu lầm cho người tiêu...

Mới nhất