Trang chủNewsThế giớiCam kết, xu thế và động lực

Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang ở nhiều khu vực, tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil được quốc tế rất trông đợi.

Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 đạt những kết quả quan trọng. (Nguồn: G20.org)
Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 đạt những kết quả quan trọng. (Nguồn: G20.org)

Hy vọng về “giải pháp chữa lành”

Vượt qua nhiều thách thức, Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 tại Brazil về đích với Tuyên bố chung mang lại hy vọng về “giải pháp chữa lành” cho những “vết thương toàn cầu”. Hội nghị đã đạt những thỏa thuận quan trọng, cam kết đối phó với thách thức toàn cầu và mục tiêu phát triển bền vững.

Nổi bật là cam kết tăng thuế với giới siêu giàu, xây dựng cơ chế chống “lách thuế” và huy động tất cả nguồn lực, bảo đảm tài chính cho ứng phó với biến đổi khí hậu; hỗ trợ chuyển đổi năng lượng, hợp tác công nghệ…

Lần đầu tiên thành lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo. Xung đột, khủng hoảng nhân đạo ở Ukraine, Trung Đông cũng được đề cập, nhấn mạnh thúc đẩy ngừng bắn và bảo vệ thường dân… Dù còn một số nhà lãnh đạo chưa thỏa mãn với “độ đậm nét” về xung đột, nhưng cũng vừa đủ để tuyên bố chung được thông qua.

Từ Hội nghị thượng đỉnh G20 lần thứ 19, nổi lên một số xu thế chính và những thông điệp quan trọng. Một là, nỗ lực giảm bất bình đẳng trên các lĩnh vực toàn cầu. Quan điểm của Tổng thống nước chủ nhà Lula da Silva về tình trạng bất bình đẳng tài chính không phải vì thiếu mà do những quyết định chính trị không công bằng, nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế.

Tương tự, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nhấn mạnh G20, nhất là các nước phát triển, là nguồn phát thải khí carbon, gây hiệu ứng “nhà kính” nhiều nhất, có năng lực lớn nhất và có trách nhiệm cao nhất trong chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Nhưng đóng góp của các nước giàu chưa tương xứng với thu lợi từ nguồn tài nguyên thiên nhiên và sự chi phối trong chuỗi sản xuất, thương mại toàn cầu.

Hai là, tiếng nói của nhóm các quốc gia Nam bán cầu ngày càng có trọng lượng trong nhiều vấn đề quốc tế. Cùng với các khách mời, Hội nghị lần đầu tiên có sự tham gia của Liên minh châu Phi (AU) với tư cách thành viên chính thức. Đây là dấu mốc lịch sử thể hiện sự công nhận của G20 về tầm quan trọng của châu Phi và tiếng nói ngày càng có trọng lượng của các nước Nam bán cầu trong các vấn đề toàn cầu.

Ba là, xu thế đa phương hóa, đa cực hóa không thể đảo ngược. Hai xu hướng nổi bật nêu trên, sự sôi động trên các diễn đàn, các cuộc gặp song phương bên lề Hội nghị và tuyên bố chung Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Brazil là minh chứng sinh động về sức mạnh và vai trò ngày càng quan trọng của đa cực hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế.

Cùng với đó là nhu cầu thiết yếu cải tổ hệ thống quản trị toàn cầu. Xu thế đó hiện diện mạnh mẽ, sâu sắc trên diễn đàn Liên hợp quốc, trong Hội nghị thượng đỉnh BRICS năm 2024 ở Nga và nhiều sự kiện quốc tế quan trọng khác.

Tất cả chứng tỏ hợp tác đa phương hóa là cách thức hữu hiệu để giải quyết thách thức toàn cầu; đa cực hóa là xu thế không thể đảo ngược. Chỉ có như vậy mới thúc đẩy cải cách quản trị toàn cầu, giảm bất bình đẳng, làm cơ sở cho đoàn kết thống nhất, tạo sức mạnh to lớn, đối phó với thách thức chung, “chữa lành vết thương” của hành tinh.

Tiềm ẩn nhiều chông gai

Vượt qua “bóng đen chia rẽ” và các thách thức khác phủ bóng trước ngày khai mạc, Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 đạt được những kết quả quan trọng. Kết quả của Hội nghị ở Brazil và các sự kiện quốc tế quan trọng khác gần đây là tín hiệu tích cực, mang lại niềm hy vọng cho khát vọng chung về xây dựng thế giới công bằng, hành tinh bền vững và thực hiện mục tiêu phát triển của Liên hợp quốc.

Không có cơ quan thường trực, nhưng cơ chế Ban thư ký ba nước gồm đại diện nước chủ nhà vừa qua, hiện tại và nhiệm kỳ tiếp theo (Ấn Độ, Brazil và Nam Phi) sẽ giữ được sự tiếp tục định hướng chung, trước khi chuyển giao chức Chủ tịch luân phiên cho Mỹ năm 2026.

Tuy vậy, phía trước vẫn tiềm ẩn nhiều chông gai. Xung đột, bất ổn vẫn gia tăng ở nhiều khu vực. Sự cạnh tranh địa chính trị, đối đầu giữa các cường quốc và phân hóa, chia rẽ ngày càng phức tạp. Lại thêm các hành động đổ thêm dầu vào lửa của một số nước lớn, khiến lối thoát ở các điểm nóng vẫn rất mờ mịt.

Một số cam kết quan trọng về chống biến đổi khí hậu, bất bình đẳng và tăng thuế giới siêu giàu…, chưa được quy định cụ thể, thiếu cơ chế ràng buộc thực hiện. Kết quả đạt được nhờ sự thỏa hiệp, nhưng giữa tuyên bố và hành động luôn có khoảng cách. Không ít nước phát triển, nước lớn tìm cách “lách, né” thực hiện đầy đủ cam kết. Bế tắc trong đàm phán về tài trợ chống biến đổi khí hậu tại COP29 ở Azerbaijan do bất đồng giữa các nước phát triển và các nền kinh tế mới nổi là một ví dụ.

Chưa kể sự thay đổi chính phủ sau các cuộc bầu cử có thể dẫn đến việc “quay xe” ở một số nước. Tổng thống đắc cử Donald Trump với khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết” sẽ tiếp tục rút khỏi nhiều cơ chế đa phương được cho là “không đem lại lợi ích” cho Mỹ, như trong nhiệm kỳ đầu.

Cạnh tranh địa chính trị, đối đầu căng thẳng giữa các nước lớn… tạo ra nhiều rào cản, làm thế giới bị chia rẽ sâu sắc, nguồn lực bị phân tán, chuỗi cung ứng, sản xuất toàn cầu bị đứt gãy. Trong khi đó, nhu cầu chống biến đổi khí hậu, đói nghèo, chuyển đổi năng lượng… lại vô cùng lớn.

Tuy nhiên, nỗ lực cam kết và những xu thế tích cực của Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 và các sự kiện quốc tế quan trọng khác thể hiện khát vọng chung, là sự khởi xướng cần thiết, từng bước tạo niềm tin, cơ sở, động lực cho hành trình vận động, phát triển không ngừng của nhân loại.





Nguồn: https://baoquocte.vn/hoi-nghi-thuong-dinh-g20-cam-ket-xu-the-va-dong-luc-294587.html

Cùng chủ đề

Liên kết với TPHCM là “chìa khóa” để vùng Đồng bằng sông Cửu Long vượt qua các thách thức

Sự liên kết chặt chẽ giữa vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và TPHCM - trung tâm kinh tế, thương mại và công nghệ hàng đầu của cả nước, chính là chìa khóa để vượt qua các...

Ứng dụng công nghệ mới trong bảo trì đường bộ, giảm phát thải, thân thiện với môi trường

Công nghệ cào bóc tái chế nguội tại chỗ giúp tận dụng vật liệu mặt đường cũ, tiết kiệm tài nguyên, giảm phát thải, thân thiện với môi trường. ...

Việt Nam đóng góp tích cực vào tiến trình xin ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế

(NLĐO)- Việt Nam tiếp tục đóng góp tích cực vào tiến trình xin ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế về biến đổi khí hậu ...

Sớm khắc phục đường nông thôn bị sụt lún ở Bạc Liêu

Nhiều đoạn đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu bị sụt lún vẫn chưa được khắc phục, khiến việc đi lại của người dân gặp khó khăn. ...

Phát triển cà phê chưa bền vững, tìm giải pháp canh tác thông minh cho nông dân

Khí hậu ngày càng phức tạp, gây mất mùa nên nông dân cần thay đổi phương thức cũ bằng việc trồng cà phê thông minh để thích ứng với biến đổi khí hậu. Nói thêm về việc này, ông Nguyễn Văn Bộ - nguyên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vai trò của lãnh đạo và văn hóa số quyết định sự thành công của chuyển đổi số

Ông Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, sự quyết tâm và dẫn dắt từ các cấp lãnh đạo là yếu tố tiên quyết trong chuyển đổi số. Toàn cảnh Hội thảo "Định hướng chuyển đổi số của Liên hiệp Hội Việt Nam đến 2025, tầm nhìn 2030". (Ảnh: Lê Hồng) ...

Một công ty Mỹ bị Nga đưa vào danh sách các tổ chức “không mong muốn”

Ngày 18/12, Văn phòng Tổng công tố Nga cho biết đã đưa công ty an ninh mạng tư nhân của Mỹ Recorded Future (RF) vào danh sách các tổ chức "không mong muốn".

Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Hai bộ phim chuyển thể từ truyện tranh của Nhật Bản là ‘Đi karaoke đi’ và ‘Haikyuu!! Trận chiến bãi phế liệu’ được khán giả Việt yêu thích nhờ nội dung mới lạ, hấp dẫn.

Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên Sáng 15/12, tại Làng truyền thống dân tộc K’Ho, thôn Klong Trao 1 (xã Gung Ré, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã diễn ra Lễ Mừng lúa mới của dân tộc K'ho S'Rê. Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nghệ thuật múa cổ truyền...

Ông Trump chính thức đắc cử tổng thống, tranh cãi với Lầu Năm Góc về bí ẩn trên bầu trời, ông Biden gạt phắt...

Ngày 17/12, đại cử tri đoàn trên khắp 50 bang của Mỹ đã bỏ phiếu bầu ông Donald Trump làm Tổng thống thứ 47, giữa lúc ông đặt nghi vấn với chính phủ của Tổng thống Joe Biden về những thiết bị bay không người lái (UAV) bí ẩn.

Bài đọc nhiều

Nga điều tra vụ tướng quân đội thiệt mạng, ông Assad có tuyên bố đầu tiên, Thụy Sỹ sắp tổ chức hội nghị hoà...

Trung Quốc bác bỏ cáo buộc liên quan đến Hoàng tử Anh, Hàn Quốc áp thêm trừng phạt Nga, Triều Tiên, EU cấp thêm 1 tỷ USD cho Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến Syria, Iran bán đấu giá tàu chở dầu bị tịch thu… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Tàu chiến Mỹ quay lại căn cứ Ream ở Campuchia sau 8 năm

Hôm nay (13.12), Bộ Quốc phòng Campuchia thông báo về chuyến thăm căn cứ hải quân Ream vào tuần sau của tàu tác chiến ven bờ USS Savannah thuộc Hải quân Mỹ, đánh dấu sự quay lại của tàu chiến Mỹ sau 8...

Nga công bố vaccine có thể tiêu diệt hoàn toàn các khối u

Một loại vaccine ung thư được sáng chế ở Nga có thể tiêu diệt hoàn toàn các khối u. Theo Bộ Y tế Nga, sau các thử nghiệm tiền lâm sàng mang lại an toàn và hiệu quả cao, vaccine ung thư dự kiến sẽ được công bố và tiến hành thử nghiệm lâm sàng cùng các nhóm nghiên cứu vào đầu năm 2025. Theo bác sĩ đầu ngành ung thư của Bộ Y tế Nga Andrey Kaprin, EnteroMix - tên...

Nga nói sắp đạt mục tiêu tại Ukraine

Giám đốc Cơ quan Tình báo nước ngoài Nga (SVR) Sergei Naryshkin cho biết Moscow sắp đạt mục tiêu tại Ukraine và quân đội Kyiv đang bên bờ sụp đổ. ...

Bang Texas, Mỹ thành lập quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược

Ngày 12/12, cơ quan lập pháp bang Texas đã đưa ra dự luật, cho phép bang lớn thứ hai của Mỹ này bắt đầu xây dựng quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược, nhận thuế, phí và quyên góp bằng Bitcoin. Đồng tiền điện tử Bitcoin. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Phát biểu trên mạng xã hội X, Hạ nghị sĩ Giovanni Capriglione cho biết đã đệ trình một dự luật tại cơ quan lập pháp bang Texas, nhằm thành lập quỹ dự...

Cùng chuyên mục

Ngoại trưởng Malaysia sẽ bị phạt vì hút thuốc ở quán ăn ven đường

Hôm nay (18.12), Bộ trưởng Y tế Malaysia Dzulkefly Ahmad cho biết Ngoại trưởng nước này Mohamad Hasan sẽ bị phạt vì bị bắt gặp hút thuốc ở quán ăn ven đường. ...

Ông Trump chính thức đắc cử tổng thống, tranh cãi với Lầu Năm Góc về bí ẩn trên bầu trời, ông Biden gạt phắt...

Ngày 17/12, đại cử tri đoàn trên khắp 50 bang của Mỹ đã bỏ phiếu bầu ông Donald Trump làm Tổng thống thứ 47, giữa lúc ông đặt nghi vấn với chính phủ của Tổng thống Joe Biden về những thiết bị bay không người lái (UAV) bí ẩn.

Nghi phạm bị bắt, chỉ điểm Ukraine đứng sau; Mỹ lập tức vạch ranh giới, khẳng định không ủng hộ những vụ việc tương...

Nga đã bắt giữ thủ phạm vụ tấn công khủng bố khiến Trung tướng Igor Kirillov - Tư lệnh Lực lượng Phòng vệ phóng xạ, hóa học và sinh học - cùng trợ lý tử vong.

Hợp tác quốc phòng Việt Nam – Lào là một trụ cột quan trọng của quan hệ hai nước

Ngày 18/12 tại Hà Nội, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam chủ trì lễ đón Thượng tướng Khamliang Outhakaysone, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào thăm chính thức Việt Nam và tham dự Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Sau lễ đón chính thức,...

Lần đầu đón khinh hạm 3.600 tấn, chi hàng tỷ USD cho phi đội chiến đấu cơ

Ngày 18/12, Cơ quan Quản lý chương trình mua sắm quốc phòng (DAPA) Hàn Quốc thông báo, Hải quân nước này đã tiếp nhận khinh hạm 3.600 tấn đầu tiên với khả năng chống ngầm và phòng không được tăng cường.

Mới nhất

Khẩn trương triển khai các thủ tục để khởi công mở rộng cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Trung Lương

(ĐCSVN) - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 558/TB-VPCP ngày 17/12/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về đầu tư Dự án mở rộng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận. ...

Nhiều trường tư chủ động nghỉ tết kéo dài cho học sinh

Nhiều trường tư chủ động xây dựng kế hoặc thời gian năm học, cho học sinh nghỉ Tết dương lịch hoặc Tết Nguyên...

Vai trò của lãnh đạo và văn hóa số quyết định sự thành công của chuyển đổi số

Ông Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, sự quyết tâm và dẫn dắt từ các cấp lãnh đạo là yếu tố tiên quyết trong chuyển đổi số. Toàn cảnh Hội thảo "Định hướng chuyển đổi số của Liên hiệp...

8 điểm bắn pháo hoa đêm giao thừa ở Bà Rịa – Vũng Tàu

(NLĐO) - Ngoài bắn pháo hoa, tỉnh còn tổ chức hàng loạt các hoạt động ý nghĩa như tổ chức chăm lo cho hộ nghèo, hoàn cảnh...

Khi di sản văn hoá Cố đô Huế tự kể câu chuyện của mình nhờ công nghệ

Những đồ chơi mang đậm tính văn hoá lấy cảm hứng từ các bảo vật triều Nguyễn của Cố đô Huế sẽ tự kể câu chuyện của mình đến du khách bằng một cái 'chạm' smartphone. Bảo vật triều Nguyễn tự kể câu chuyện của mình nhờ công nghệ Sáng 18/12, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cùng...

Mới nhất