- Nghệ An cháy 10 ha rừng do tàn thuốc
- Lâm Đồng khởi tố 2 bị can vụ sập ta luy tại TP. Đà Lạt
- Quảng Nam tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do muỗi truyền vì hiện tượng El Nino
- Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng đưa hối lộ để đăng kiểm xe
- Hai bác sĩ thẩm mỹ bị xử phạt và tước chứng chỉ hành nghề vì vụ lợi
- Hai bác sĩ thẩm mỹ bị xử phạt và tước chứng chỉ hành nghề vì vụ lợi
Đẩy mạnh tập huấn, tuyên truyền
Những năm qua, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh Ðắk Lắk được toàn xã hội chung tay vào cuộc nên đã có nhiều kết quả đáng ghi nhận. Hiện toàn tỉnh có 507.911 trẻ em, chiếm 26,7% dân số (trong đó có 180.000 trẻ em dưới 6 tuổi); 4.875 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (chiếm 0,95% so với tổng số trẻ em). 100% trẻ em thuộc diện được hưởng trợ cấp xã hội (theo Nghị định 20/2021/NÐ-CP) đã xác lập, hoàn chỉnh hồ sơ và được đảm bảo đầy đủ chế độ. Ngay từ đầu năm 2023, Sở LÐ-TB&XH đã tham mưu cho UBND tỉnh ra các văn bản chỉ đạo công tác trẻ em. Vì vậy, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em đã được các cấp các ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh. Ðến nay, hệ thống nhân lực làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em đã được bố trí từ cấp tỉnh đến cơ sở; 100% thôn, buôn, tổ dân phố, 184/184 xã, phường, thị trấn bố trí người làm công tác trẻ em; 15/15 huyện, thị xã, thành phố bố trí công chức tham mưu công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em…
Năm 2023, Ðắk Lắk chú trọng công tác phòng, chống tai nạn, thương tích, tai nạn đuối nước trẻ em. Theo thông tin Phòng Bảo trợ xã hội (Sở LÐ-TB&XH), tính đến cuối tháng 6/2023 trẻ em tử vong do tai nạn đuối nước đã giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2022.
Nhiều việc làm thiết thực trong Tháng hành động vì trẻ em
Thực hiện Tháng hành động vì trẻ em năm 2023, Sở LÐ-TB&XH Ðắk Lắk tập trung tuyên truyền về chủ đề “Chung tay giảm thiểu tổn hại trẻ em” với các thông điệp và khẩu hiệu truyền thông. Trọng tâm là tăng cường tuyên truyền các nội dung cơ bản của Luật Trẻ em năm 2016 và các nghị định, hướng dẫn liên quan; các kế hoạch, quyết định triển khai thực hiện các chương trình, đề án về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đang triển khai; phổ biến kiến thức về thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; phòng, chống bạo lực học đường; tuyên truyền, nâng cao năng lực, kỹ năng cho gia đình, cơ sở giáo dục, cộng đồng và trẻ em về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; phổ biến, giáo dục kiến thức về quyền và bổn phận của trẻ em cho học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục; giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; hướng dẫn cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em kiến thức, kỹ năng chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Thường xuyên lồng ghép các biện pháp tuyên truyền Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 và đường dây nóng 0262.3951567. Tỉnh Ðắk Lắk có 1 lãnh đạo Phòng LÐ-TB&XH tham gia hệ thống cộng tác viên Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111, hỗ trợ tiếng dân tộc thiểu số (tiếng Ê đê). Treo pano tuyên truyền thông điệp về bảo vệ trẻ em ở các huyện/thành phố. Viết bài tuyên truyền về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; trả lời phỏng vấn, tham gia chuyên mục về tình hình thực hiện công tác phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em, tình hình trẻ em bị tai nạn thương tích trên Ðài Phát thanh – Truyền hình tỉnh và nhiều báo, đài. Toàn tỉnh lắp đặt khoảng 500 biển báo tại các khu vực nguy hiểm có nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước. Tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở huyện cư Mgar nhân Tháng hành động vì trẻ em.Cũng nhân Tháng hành động vì trẻ em, thông qua các tổ chức chính trị, xã hội (Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh…), các em có hoàn cảnh khó khăn được các doanh nghiệp, nhà hảo tâm tặng nhiều suất qùa và học bổng. Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh vận động các tổ chức, doanh nghiệp, các cơ quan đơn vị, tập thể cá nhân trong và ngoài tỉnh được 2.623.083.300 đồng (bao gồm tiền, hiện vật, tiếp nhận gián tiếp hỗ trợ cho trẻ em), hỗ trợ từ các chương trình 3.320 lượt trẻ em, với tổng kinh phí là 2.113.854.300 đồng. 184/184 xã, phường, thị trấn xã thành lập Tổ phối hợp liên ngành về trẻ em cấp xã theo quy định; 2.200 cộng tác viên trẻ em/2.200 thôn, buôn, tổ dân phố, mức có phụ cấp hằng tháng là 0,15% mức lương cơ sở.
Song song với đó, các cấp, các ngành, đoàn thể, địa phương trong tỉnh cũng tích cực đổi mới nội dung, đa dạng các hình thức tuyên truyền, đặc biệt chú trọng phát huy các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội và đến từng gia đình, cộng đồng dân cư; treo băng rôn, khẩu hiệu, thông điệp truyền thông; cấp phát tờ rơi, tờ gấp, sản phẩm truyền thông liên quan đến chủ đề của Tháng hành động vì trẻ em năm 2023 cũng như các chế độ, chính sách đối với trẻ em. Trong Tháng hành động vì trẻ em, Sở LÐ-TB&XH tổ chức 2 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 30 người là lãnh đạo, chuyên viên làm công tác trẻ em các huyện, thị xã, thành phố; 184 người làm công tác trẻ em ở xã, phường, thị trấn. Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh phối hợp với các các cơ quan báo, đài trung ương, địa phương thực hiện 54 lượt tin, bài viết, phóng sự và 191 sản phẩm băng rôn, maket, phướn… tuyên truyền giới thiệu hoạt động, nêu gương trẻ em vượt khó vươn lên trong học tập. Vận động Công ty dịch vụ Mobifone khu vực 7 Ðắk Lắk, Trung tâm kinh doanh VNPT Ðắk Lắk hỗ trợ 811.778 tin nhắn miễn phí và Công ty Cổ phần Ðô thị và Môi trường Ðắk Lắk chạy chữ trên các cổng chào chương trình khám sàng lọc bệnh tim bẩm sinh cho trẻ em tỉnh Ðắk Lắk để người dân biết và đưa trẻ em đến khám. Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho Cộng tác viên kiêm nhiệm bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở thôn, buôn, tổ dân phố…Phát huy những kết quả đạt được, từ nay đến cuối năm 2023, tỉnh Ðắk Lắk tiếp tục đẩy mạnh công tác vì trẻ em trên địa bàn. Trong đó, tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cộng tác viên kiêm nhiệm bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở thôn, buôn, tổ dân phố. Phối hợp liên ngành tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu, Ðêm hội Trăng rằm cho trẻ em. Triển khai thực hiện, thu thập số liệu và đánh giá các chỉ tiêu về trẻ em theo Tiêu chí 18.5, Quyết định số 757/QÐ-LÐTBXH, ngày 18/8/2022; Triển khai Dự án Hỗ trợ triển khai các can thiệp hiệu quả và bền vững để phòng, chống đuối nước trẻ em; Dự án tăng cường năng lực và thúc đẩy thực hành bảo vệ trẻ em trong sản xuất cà phê giai đoạn II…