Trang chủNewsNhân quyềnĐại sứ Lê Thị Tuyết Mai nhấn mạnh đối thoại thực chất...

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai nhấn mạnh đối thoại thực chất và hợp tác hiệu quả để thúc đẩy và bảo vệ quyền con người


Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai khẳng định, Việt Nam cam kết thúc đẩy đối thoại thực chất và hợp tác hiệu quả với tất cả các quốc gia thành viên và các cơ chế nhân quyền của LHQ.

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai phát biểu tại phiên đối thoại với Cao ủy Nhân quyền LHQ về Báo cáo về tình hình nhân quyền hàng năm, ngày 20/6. (Nguồn: TTXVN)
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai phát biểu tại phiên đối thoại với Cao ủy Nhân quyền LHQ về Báo cáo về tình hình nhân quyền hàng năm, ngày 20/6. (Nguồn: TTXVN)

Ngày 20/6, tham dự và phát biểu tại phiên đối thoại với Cao ủy Nhân quyền LHQ về Báo cáo về tình hình nhân quyền hằng năm, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ tại Geneva hoan nghênh nỗ lực của Cao ủy Nhân quyền LHQ cũng như của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ (OHCHR) trong thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, khẳng định Việt Nam cam kết tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Cao ủy Nhân quyền LHQ và OHCHR để giải quyết các vấn đề nhân quyền.

Đại sứ chia sẻ, mặc dù Việt Nam cũng như các quốc gia khác đối mặt với nhiều thách thức trong thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền nhưng Việt Nam vẫn quyết tâm đảm bảo người dân được thụ hưởng đầy đủ các quyền con người; đồng thời nhấn mạnh Việt Nam ưu tiên tập trung củng cố pháp quyền, minh bạch, an ninh và an toàn xã hội, cũng như tiến hành các cải cách cần thiết về pháp lý và kinh tế nhằm hỗ trợ cho quá trình phục hồi sau đại dịch Covid-19 và phát triển bao trùm, bền vững.

Bên cạnh đó, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai khẳng định, Việt Nam cam kết thúc đẩy đối thoại thực chất và hợp tác hiệu quả với tất cả các quốc gia thành viên và các cơ chế nhân quyền của LHQ; ủng hộ các nguyên tắc cơ bản về phổ quát, công bằng, khách quan, không chọn lựa, và không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia; đối thoại và hợp tác thực chất cũng như tuân thủ các nguyên tắc nêu trên là cách thức hiệu quả nhất để thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền.

Trước đó, trình bày Báo cáo của Cao ủy Nhân quyền LHQ về tình hình nhân quyền hàng năm, Cao ủy Nhân quyền LHQ Volker Türk nhấn mạnh nhân quyền là nền tàng của LHQ, đến nay các quốc gia thành viên LHQ đã thành lập một hệ sinh thái các cơ quan về nhân quyền, trong đó có 10 cơ quan công ước nhân quyền; Hội đồng Nhân quyền trong đó có cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR), các thủ tục đặc biệt; và OHCHR.

Ông Volker Türk cho rằng, trong bối cảnh kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền và 30 năm Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna và tình hình ở nhiều nơi xung đột bùng phát, chương trình nghị sự về phát triển bền vững có nguy cơ chệch hướng, ô nhiễm môi trường đe dọa nhân loại, hợp tác giữa các quốc gia với hệ thống sinh thái các cơ quan nhân quyền quốc tế có vai trò quan trọng đối với việc thúc đẩy nhân quyền, trong đó 95 quốc gia và vùng lãnh thổ đã cho phép OHCHR đặt văn phòng hoặc các hình thức hiện diện khác trên thực địa.

Cũng trong phát biểu, Cao ủy Volker Türk khẳng định UPR là cơ chế rà soát về nhân quyền và không vi phạm chủ quyền của các quốc gia.

Kêu gọi các quốc gia nỗ lực để triển khai các khuyến nghị được đưa ra theo cơ chế UPR, Cao ủy Volker Türk cho rằng các quốc gia nhìn chung đã hợp tác tích cực với các thủ tục đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền, bao gồm việc đón các thủ tục đặc biệt vào thăm.

Tuy nhiên, Cao ủy Volker Türkcũng nêu rõ, 19 quốc gia đã không đón bất kỳ thủ tục đặc biệt nào vào thăm trong 5 năm qua mặc dù đã nhận được từ 5 đề nghị trở lên từ các thủ tục đặc biệt; đặc biệt Cao ủy quan ngại về việc một số thủ tục đặc biệt trở thành đối tượng bị lạm dụng và đe dọa; về tình trạng nhiều nước không nộp các báo cáo về thực hiện các công ước nhân quyền đúng hạn, trong đó có 601 báo cáo đã quá hạn, cá biệt có báo cáo của 78 quốc gia đã quá hạn hơn 10 năm.

Ngoài ra, Cao ủy Volker Türk bày tỏ quan ngại về tình trạng đe dọa và trả đũa đối với những người hợp tác với LHQ, trong đó nhấn mạnh theo Nghị quyết 12/2 của Hội đồng Nhân quyền, Tổng thư ký LHQ đã có 30 báo cáo về đe dọa và trả đũa đối với những người hợp tác với LHQ, trong đó ghi nhận hơn 700 trường hợp trả đũa tại 77 quốc gia, trong Báo cáo năm 2022 ghi nhận các trường hợp đe dọa và trả đũa đối với những người hợp tác với LHQ tại 42 quốc gia, trong đó có 12 quốc gia hiện đang là thành viên Hội đồng Nhân quyền.

Tại Khóa họp 53 Hội đồng Nhân quyền từ ngày 19/6-14/7, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh sự tham gia trên cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025, trong đó một chủ đề trọng tâm của Việt Nam là quyền con người trong biến đổi khí hậu (BĐKH).

Việt Nam cùng Bangladesh và Philippines sẽ đồng tổ chức phiên thảo luận chuyên đề về biến đổi khí hậu và quyền con người với chủ đề “Tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với việc hiện thực hóa đầy đủ quyền lương thực”; đồng thời, sẽ giới thiệu dự thảo Nghị quyết năm 2023 về BĐKH và quyền con người, với chủ đề “Tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với sinh kế và ảnh hưởng của những tác động này đối với quyền con người”.

Đây là Nghị quyết về biến đổi khí hậu và quyền con người được Việt Nam, Bangladesh và Philippines giới thiệu hàng năm kể từ năm 2014, để Hội đồng Nhân quyền xem xét, thông qua với trọng tâm mỗi năm tập trung vào từng chủ đề cụ thể (như quyền trẻ em, quyền sức khoẻ, quyền của người di cư, quyền phụ nữ… trong bối cảnh BĐKH).

Sự tham gia tích cực của Việt Nam trong việc xây dựng và thông qua Nghị quyết này cũng như trong các hoạt động của Nhóm nòng cốt phản ánh nỗ lực của Việt Nam trong việc ứng phó với BĐKH, đồng thời góp phần thực hiện chính sách đối ngoại chủ động, tích cực, có trách nhiệm với các vấn đề chung của cộng đồng quốc tế.

Bên cạnh đó, Đoàn Việt Nam sẽ chủ trì, phối hợp với một số đối tác tiến hành tổ chức thảo luận chuyên đề về chống bạo lực, phân biệt đối xử và quấy rối dựa trên cơ sở giới tính tại nơi làm việc, đồng thời tích cực tham dự các phiên thảo luận của Khóa họp cũng như các tham vấn dự thảo nghị quyết, các sự kiện bên lề.

Khóa họp 53 Hội đồng Nhân quyền tiếp tục được tổ chức từ ngày 19/6-14/7, theo hình thức kết hợp giữa họp trực tiếp tại Geneva và trực tuyến, là Khóa họp thường kỳ thứ hai trong năm nay. Khóa họp này bao gồm 5 phiên thảo luận chuyên đề, các thảo luận về 87 báo cáo chuyên đề, cũng như các thảo luận, đối thoại với 37 thủ tục đặc biệt và các cơ chế nhân quyền của LHQ; tham vấn, xem xét thông qua khoảng 28 dự thảo nghị quyết; và xem xét thông qua quyết định bổ nhiệm 4 nhân sự cho các thủ tục đặc biệt.

Cũng trong khuôn khổ Khóa họp còn có các phiên thảo luận, đối thoại về tình hình nhân quyền tại một số nước cụ thể như Myanmar, Sri Lanka, Nicaragua, Sudan, Afghanistan, Iran, Syria, Belarus, Venezuela, Ukraine.

Ngoài ra, tại Khóa họp này, Hội đồng Nhân quyền cũng sẽ hoàn thành thủ tục thông qua toàn thể Báo cáo UPR chu kỳ IV của 13 nước.





Nguồn

Cùng chủ đề

Việt Nam tái ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc

  Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đề nghị các nước tiếp tục ủng hộ ứng cử của Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2026-2028. Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt tại buổi lễ công bố Việt Nam tái ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2026-2028. Ảnh: Bộ Ngoại giao Ngày 12.12, Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc (New York) đã tổ chức lễ công bố Việt Nam tái ứng cử...

Nhân quyền ở Việt Nam: Những dấu ấn trên hành trình vì con người

Cùng với những thành tựu trong xây dựng đất nước, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong bảo đảm quyền con người trên các phương diện của đời sống xã hội. Phát biểu bên lề khóa họp thứ 57 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Thư ký thường trực Hội đồng Hòa bình Thế giới (WPC) Iraklis Tsavdaridis đề cao chính sách nhất quán của Việt Nam về bảo vệ...

Quyền con người trong kỷ nguyên mới

Quan điểm nhất quán và xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta luôn xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng đất nước.

Bảo vệ người dân trước thiên tai, thảm họa

Với địa lý vị trí và khí hậu đặc thù, Việt Nam thường xuyên bị tác động, ảnh hưởng bởi thiên tai, đặc biệt là bão, lũ lụt, sạt lở… Do đó, công tác bảo đảm quyền của người dân khi những sự cố thiên tai, thảm họa xảy ra luôn được đặt lên hàng đầu nhằm bảo vệ tốt nhất tính mạng, tài sản của người dân, khắc phục tối đa hậu quả do thiên tai gây ra.

Nỗ lực giảm thiểu lao động trẻ em tại Việt Nam

Lao động trẻ em là một vấn đề luôn nhận được nhiều sự quan tâm của Đảng, Nhà nước. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ trên nhiều lĩnh vực, tình trạng lao động trẻ em những năm qua đã giảm đáng kể, tuy nhiên vẫn là vấn đề tồn tại cần giải quyết.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Các tác phẩm báo chí xoay quanh chủ đề trọng tâm: thúc đẩy phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, tăng cường bình đẳng giới trong chuyển đổi số trong phát triển kinh tế. Sáng 18/12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam, Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải...

Bao giờ thi học kỳ I năm học 2024-2025?

Theo hướng dẫn về Khung thời gian năm học 2024-2025 của Bộ GD&ĐT, các trường trên cả nước sẽ kết thúc học kỳ I trước ngày 18/1/2025.

Tổng thống Argentina yêu cầu Venezuela trả tự do cho binh sĩ bị bắt giữ

Tổng thống Argentina Javier Milei ngày 17/12 đã yêu cầu chính quyền Venezuela trả tự do ngay lập tức cho một binh sĩ Argentina bị bắt hồi đầu tháng.

Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Ngày 18/12, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM).

HĐBA ra thông cáo về tình hình Syria, kêu gọi các láng giềng kiềm chế, UNHCR hối thúc bảo vệ dân thường

Cuộc xung đột ở Syria vẫn chưa kết thúc ngay cả sau khi Tổng thống Bashar al-Assad bị lật đổ.

Bài đọc nhiều

Tình nguyện viên Giáo hội Mặc Môn giao lưu nhân dân tại Việt Nam

Với sự cho phép của Ban Tôn giáo Chính phủ, mỗi năm Giáo hội Mặc Môn đều cử từ 1-2 đoàn tình nguyện viên vào hỗ trợ hoạt động xã hội tại hai điểm nhóm tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Bảo đảm mọi nhà, mọi người đều có điều kiện vui xuân, đón Tết

Ngày 11/12/2024, thay mặt Ban Bí thư, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị , Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW, về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025. Toàn văn Chỉ thị như sau: Đất nước ta đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng dịp kỷ niệm 95 năm Ngày...

Đối thoại Nhân quyền Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ 27

Baoquocte.vn. Phía Hoa Kỳ ghi nhận thành tựu trong các lĩnh vực bảo đảm quyền con người của Việt Nam như bình đẳng giới, quyền của người lao động.

Bạo lực mạng và quyền con người

Bạo lực mạng là một vấn đề rất được quan tâm trong giai đoạn bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay. Bạo lực mạng là những hành vi phi pháp, phi đạo đức được thực hiện trên không gian mạng vi phạm nghiêm trọng đến nhiều quyền con người cơ bản.

Việt Nam – Campuchia hợp tác phòng, chống tội phạm khu vực biên giới

Ngày 16/12, Công an tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Hội nghị sơ kết kết quả hợp tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự khu vực biên giới năm 2024 với Ty Công an 2 tỉnh Svay Rieng, Tboung Khmum (Campuchia). Phát biểu tại hội nghị, Đại tá Nguyễn Văn Trãi, Giám đốc Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, thời gian qua, Công an Tây Ninh và Ty Công an...

Cùng chuyên mục

Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Các tác phẩm báo chí xoay quanh chủ đề trọng tâm: thúc đẩy phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, tăng cường bình đẳng giới trong chuyển đổi số trong phát triển kinh tế. Sáng 18/12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam, Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải...

IOM ấn tượng trước những nỗ lực của Việt Nam trong quản trị di cư

Ngày 18/12/2024, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM). Hội nghị nhằm mục đích rà soát tình hình thực hiện Kế hoạch triển khai Thỏa thuận GCM theo Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 20/3/2020 của Thủ tướng Chính...

Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Ngày 18/12, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM).

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948 và ý nghĩa đối thúc đẩy và bảo vệ...

Quyền con người, quyền công dân được xác định là vấn đề trọng tâm trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người.

Mexico và EU tổ chức Đối thoại cấp cao lần thứ 12 về nhân quyền

Mexico và EU xem xét những diễn biến gần đây về tình hình nhân quyền, đồng thời trao đổi thông tin về các sáng kiến, chính sách trong lĩnh vực này.

Mới nhất

Tháo gỡ điểm nghẽn trong cơ chế, chính sách, thúc đẩy ngành dược phát triển

NDO - Ngày 18/12, tại thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), Bộ Y tế tổ chức Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp dược nhằm tháo gỡ những điểm nghẽn trong cơ chế, chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp dược phát triển nhanh và bền vững. Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tiếp...

Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021

Phó thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1576/QĐ-TTg ngày 16/12/2024 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050Phó...

Đổi vị cho cả nhà với 3 món cá kho thơm ngon, ‘đưa cơm’ cực kỳ trong ngày lạnh

GĐXH - Cá là thực phẩm có nhiều dưỡng chất cho cơ thể, chế biến được nhiều cách khác nhau. Trong ngày lạnh bạn có thể tham khảo để đổi vị cho cả nhà với 3 món cá kho...

Khai mạc trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX

(ĐCSVN) - Sáng 18/12, 980 đại biểu đã tham dự phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và có phát biểu chỉ đạo quan trọng. ...

Mỹ rót 406 triệu USD cho GlobalWafers nhằm củng cố chuỗi cung ứng chip nội địa

Khoản tiền sẽ hỗ trợ GlobalWafers xây dựng cơ sở sản xuất mới, là bước đi quan trọng nhằm củng cố chuỗi cung ứng chip bán dẫn nội địa của Mỹ trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gia tăng. Bộ Thương mại Mỹ ngày 17/12 đã công bố khoản...

Mới nhất