Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐã chọn nghề giáo, xin giữ lòng tự trọng, sự tôn nghiêm

Đã chọn nghề giáo, xin giữ lòng tự trọng, sự tôn nghiêm


Đã chọn nghề giáo, xin giữ lòng tự trọng, sự tôn nghiêm - Ảnh 1.

Tin nhắn trao đổi giữa cô H. và phụ huynh lớp 4/3 – Ảnh: PHCC

Sau vụ cô giáo xin phụ huynh hỗ trợ mua laptop, rất nhiều bạn đọc cho rằng dù bất cứ hoàn cảnh nào cũng đừng để mất danh dự, lòng tự trọng của nghề giáo.

Cũng là giáo viên, bạn đọc Trúc Quỳnh đã có bài viết chia sẻ xung quanh vụ việc. Tuổi Trẻ Online giới thiệu ý kiến này.

Không tự dưng nghề giáo biến thành cao quý

Những ngày gần đây, vụ cô giáo vòi vĩnh phụ huynh mua laptop nhưng không thành nên quay ra dỗi, không chịu soạn đề cương cho học sinh gây xôn xao mạng xã hội.

Là một giáo viên nhưng khi theo dõi vụ việc trên, tôi vẫn không thể đồng cảm hay chia sẻ bất kỳ điều gì với người đồng nghiệp này.

Bởi sự cao quý hay không phụ thuộc vào cách chúng ta làm nghề, chứ không phải có một nghề cao quý rồi bạn bước vào và tự dưng biến thành cao quý.

Hơn cả kỹ năng giao tiếp, điều mỗi nhà giáo nên làm là giữ cho mình được sự tôn nghiêm nghề nghiệp, luôn nhắc nhở chính mình về quá trình thiết lập và giữ gìn phẩm chất cá nhân.

Cái sai đầu tiên rất nghiêm trọng của cô giáo này là vấn đề giữ gìn lòng tự trọng.

Tôi chẳng rõ cô giáo năm nay đã bao nhiêu tuổi, thâm niên công tác trong ngành được bao lâu mà lại có cách hành xử kỳ lạ đến thế.

Cô mặc định xem quỹ lớp là của riêng, sẵn sàng trích quỹ để phục vụ cho việc mua sắm cá nhân.

Điều này không chỉ vô lý mà còn thể hiện tư duy lệch lạc, lợi dụng phụ huynh và học sinh của cô. Cô giáo đứng ra “xin” phụ huynh hỗ trợ trong khi bản thân là giáo viên, tham gia công tác trong ngành được lĩnh lương tháng, cũng chẳng thuộc diện đối tượng “hộ nghèo”, là một hành động vô cùng phản cảm.

Nhiều năm công tác trong nghề, tôi đã từng chứng kiến những trường hợp các thầy cô có gia cảnh khó khăn, thậm chí mắc bệnh nặng nhưng kiên quyết từ chối tất cả quà tặng, tiền hỗ trợ của phụ huynh học sinh, bạn bè đồng nghiệp.

Lòng tự trọng, danh dự và sự tôn nghiêm của người thầy là thứ tài sản quý giá nhất mà bất kỳ ai đứng trên bục giảng cũng cần gìn giữ.

Thế mà cô giáo ở Trường tiểu học Chương Dương sẵn sàng cò kè, xin xỏ từng chút một, từ việc thỏa thuận hỗ trợ 6 triệu sau đó đi mua laptop 11 triệu, tự bỏ thêm 5 triệu, cho đến hỏi ý kiến rất áp đặt kiểu: “Cái máy này của cô, phụ huynh có đồng ý không ạ?”, khiến tôi phải lắc đầu ngán ngẩm.

Tôi chẳng hiểu cô giáo đang nghĩ như thế nào trong trường hợp này, nếu cô chỉ chọn mua máy 6 triệu thì laptop ấy là của phụ huynh ư?

Điều này đồng nghĩa với việc sử dụng laptop hết năm, cô sẽ hoàn trả lại cho phụ huynh. Các phụ huynh sẽ đi thanh lý rồi chia tiền lại cho nhau?

Đến lúc có 3 phụ huynh không đồng tình với ý kiến “laptop là của cô” thì cô tỏ vẻ giận dỗi không muốn nhận nữa.

Không thể xuề xòa trong giao tiếp

Xem nội dung tin nhắn trao đổi giữa cô H. và phụ huynh lớp 4/3 do phụ huynh cung cấp, tôi thật sự thất vọng về khả năng giao tiếp quá xuề xòa của cô giáo này.

Ngày nay, khi công nghệ ngày càng phát triển, việc sử dụng các ứng dụng mạng để giáo viên kết nối với phụ huynh là điều vô cùng phổ biến, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa nhà trường và gia đình.

Tuy nhiên, việc này sẽ trở nên lợi bất cập hại, khi giáo viên thiếu kỹ năng soạn thảo tin nhắn hoặc do quá bận rộn nên xuề xòa trong giao tiếp.

Cô giáo trong đoạn tin nhắn với phụ huynh thường xuyên dùng từ “xin” gây cảm giác hạ thấp vai trò của chính cô, thường xuyên sử dụng các từ viết tắt như “kg”, “nhg”, “PH”, “nha PH”… gây cảm giác thiếu chuyên nghiệp, xem phụ huynh như bạn bè.

Thậm chí, tông giọng qua giao tiếp qua lại gây cảm giác khá lộn xộn khi thì “trên cơ” của phụ huynh, lúc lại kiểu dỗi hờn như với bạn bè.

Khi theo dõi một số hình ảnh được chụp lại từ nội dung đoạn tin nhắn của cô với phụ huynh, tôi khá ngạc nhiên về cách sử dụng dấu chấm câu lộn xộn, ngắt câu tùy tiện.

Điều này đặt ra dấu chấm hỏi về khả năng sử dụng từ ngữ của cô, dù đã qua đào tạo sư phạm.

Bản thân tôi nhận thấy việc sử dụng Zalo cho các thông báo ngắn, trao đổi qua lại đang bị lạm dụng trong nhiều trường học, kể cả các tổ chức khác.

Một số tình huống, thay vì dùng tin nhắn, chúng ta nên cần soạn thảo email để gửi đến quý phụ huynh và học sinh.

Email thường được soạn thảo đầy đủ ý, với cấu trúc chặt chẽ, ngôn ngữ được sử dụng cũng chỉn chu và trang trọng hơn.

Tôi đã có thời gian đảm nhận vị trí đào tạo kỹ năng mềm cho giáo viên. Tại các trường tôi công tác, vào đầu năm, ban giám hiệu cùng đội ngũ đào tạo đều phải rèn luyện lại cho giáo viên mới trong trường về cách thức giao tiếp với phụ huynh, đồng nghiệp, quản lý, thậm chí cả các quy tắc cần lưu ý về nội dung lẫn hình thức (ví dụ: viết hoa, in đậm, tô màu chữ…).

Trong thời đại phẳng, với sự phát triển của công nghệ như ngày nay, việc chịu khó học, khéo léo trong quá trình tiếp xúc với phụ huynh sẽ giúp các thầy cô bớt đau đầu vì những lỗi giao tiếp sơ đẳng của chính mình.



Nguồn: https://tuoitre.vn/da-chon-nghe-giao-xin-giu-long-tu-trong-su-ton-nghiem-2024093007464195.htm

Cùng chủ đề

Giáo viên xếp hạng tài chính gia đình học sinh gây phẫn nộ

Theo SCMP, vụ việc xảy ra tại trường Trung học Longming ở Thượng Hải (Trung Quốc).Bức ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy bài kiểm tra có câu hỏi gợi ý học sinh đánh giá thứ hạng xã hội của gia đình. Câu hỏi đi kèm biểu đồ dạng thang, yêu cầu các em chọn từ 1 đến 10, tương đương với các mức độ "công việc không đứng đắn và lương thấp nhất", "trình độ học vấn...

Về những điều cấm chạnh lòng

Quốc hội vừa thảo luận về những điều cấm giáo viên không được làm, đặc biệt là cấm giáo viên nhận tiền của người học. Nhiều người coi trọng nghề giáo cũng băn khoăn: Nên hay không nên cấm và cấm thế nào? Trong...

Cần ưu tiên chính sách cho nhà giáo

Có thể nói gần như ở mọi quốc gia, giáo dục luôn được xem là thành tố quan trọng nhất. Ở Việt Nam, chúng ta cũng đã xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu. Nếu một quốc gia có một nền giáo...

Đề xuất cấm nhà giáo nhận tiền của người học dưới mọi hình thức

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, không nên quy định cấm nhà giáo bắt ép người học phải nộp tiền, bởi có khi không ép họ vẫn nộp bằng những cách 'rất khéo, tế nhị'. Sáng 9-11, nêu ý kiến thảo luận tại tổ...

ĐBQH Hoàng Văn Cường: Giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong tuyển dụng là rất phù hợp

GS.TS Hoàng Văn Cường, nguyên Phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân, ĐBQH TP.Hà Nội với kinh nghiệm 40 năm giảng dạy đã có những đóng góp rất tâm huyết với dự thảo Luật Nhà giáo. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

2.200 đặc công cùng máy bay sẽ trình diễn tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Theo thông tin từ ban tổ chức, dự kiến lễ khai mạc Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 sẽ có màn trình diễn bay của lực lượng không quân và khoảng 2.200 cán bộ, chiến sĩ đặc công biểu diễn võ thuật. ...

Đơn hàng về đồ gỗ tăng trưởng ấm nóng so với đầu năm

Ngành sản xuất, xuất khẩu đồ gỗ đang có những tín hiệu tốt, và dự báo cuối năm nay và trong năm 2025 sẽ có thêm những thuận lợi. Do đó, các doanh nghiệp trong nước cần nắm rõ để tính toán đầu tư, sản xuất phù hợp. ...

Deadline ngập đầu nhưng vào chục nhóm chat, đêm ngày ‘nấu xói’ thiên hạ

Các bạn trẻ dù deadline ngập đầu vẫn không cưỡng lại được thói quen chat 'nấu xói '(nói xấu) đồng nghiệp, người quen, 'tố' chuyện này chuyện kia… nhanh như điện xẹt. Anh H. nổi tiếng trong các nhóm bạn vì hay "thảy" tin...

Phản cảm leo lên xe tăng, súng, pháo ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chụp ảnh, cha mẹ còn cổ vũ

Lượng khách đến Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cuối tuần qua đông kỷ lục. Tuy nhiên, nhiều khách tham quan đã leo trèo lên xe tăng, máy bay, các khẩu súng, pháo, xâm phạm hiện vật gây bức xúc. Các hiện...

Vào vườn cùng nông dân thực hành canh tác cà phê theo hướng tái sinh

Bền bỉ hơn chục năm qua, các cán bộ kỹ thuật của Chương trình NESCAFÉ Plan (thuộc Tập đoàn Nestlé Việt Nam) đã đồng hành cùng nông dân làm cà phê theo mô hình nông nghiệp tái sinh trên chính mảnh vườn của họ. ...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

Thấy gì ở cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh?

(Tổ Quốc) - Đêm chung kết cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch 2024 của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh thực sự là sân chơi học đường lành mạnh, văn minh, trong sáng và đầy bổ ích trong quãng đời sinh viên ngành du lịch. ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Giáo sư nghiên cứu tập sự 33 tuổi nhận giải Toán học danh giá của Mỹ

TRUNG QUỐC - Ở tuổi 33, Vương Nghệ Lâm - giáo sư nghiên cứu tập sự của Viện Nghiên cứu cao cấp Études (Pháp), trở thành chủ nhân giải thưởng Toán học danh giá Salem 2024. Ngày 30/10, Viện Nghiên cứu cao cấp Princeton (IAS) công bố nhà khoa học nhận giải Salem 2024 lĩnh vực Toán học. Giáo sư nghiên cứu tập sự Vương Nghệ Lâm, 33 tuổi, là một trong hai nhà Toán học trẻ nhận giải. Theo...

Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Chủ đề cuộc thi UPU lần thứ 54 hay nhất trong 10 năm qua

Tại lễ phát động cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2025, nhà thơ Trần Đăng Khoa chia sẻ, đối với ông, chủ đề cuộc thi năm nay hay nhất trong 10 năm qua. Ngày 11/11, chia sẻ tại lễ phát động cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2025, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng Phạm Tấn Ngọc Thụy cho hay, cuộc thi viết thư quốc tế UPU là một sân chơi ý nghĩa, bổ ích,...

Cùng chuyên mục

Mathnasium Championship 2024:Kiến tạo tương lai từ tư duy Toán học

Hành trình tìm kiếm tài năng Toán Tư duy khép lại với 36 thí sinh xuất sắc nhất toàn quốc tại vòng Chung kết Mathnasium Championship 2024.

Thi đâu thắng đó với suy nghĩ “học để ứng dụng vào thực tế”

Chi tiết máy là một môn học chuyên ngành quan trọng trong lĩnh vực Cơ khí. Bằng tình yêu khoa học, Nguyễn Thị Thanh Nguyên (Khoa Cơ khí, trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TPHCM)...

Phát động Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54, năm 2025

(ĐCSVN) - Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU giúp học sinh tăng cường khả năng viết văn, làm phong phú thêm sự tinh tế trong tư duy, góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc và giúp các em hiểu biết thêm về vai trò của bưu chính trong đời sống xã hội. Ngày 11/11, tại trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp...

TP.HCM gặp gỡ tri ân những nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô

Sáng 11-11, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức gặp gỡ những nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Hồ Hải - phó...

Trường Đại học Thể dục Thể thao TP.HCM hoàn thành đợt Khảo sát chính thức đánh giá ngoài 02 chương

(Tổ Quốc) - Ngày 11/11, Trường Đại học Thể dục Thể thao TP.HCM và Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) Sài Gòn tổ chức lễ Bế mạc và ký biên bản hoàn thành đợt khảo sát chính thức 02 chương trình đào tạo: Huấn luyện Thể thao và...

Mới nhất

2.200 đặc công cùng máy bay sẽ trình diễn tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Theo thông tin từ ban tổ chức, dự kiến lễ khai mạc Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 sẽ có màn trình diễn bay của lực lượng không quân và khoảng 2.200 cán bộ, chiến sĩ đặc công biểu diễn...

Doanh nghiệp Quảng Ninh thực hiện tiết kiệm điện

Lợi ích lớn từ tiết kiệm điệnCông ty Cổ phẩn Xi măng Vicem Hạ Long (Xi măng Vicem Hạ Long) mỗi năm trung bình sản xuất đạt từ 1,6-1,9 triệu tấn clinker và 1,4-2,2 triệu tấn xi măng. Thống kê mỗi năm, công ty chi khoảng 20-23 tỷ đồng tiền điện và nguồn kinh phí này đang chiếm tới...

Mới nhất