Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhCuộc sống ở nơi lạm phát hơn 100%

Cuộc sống ở nơi lạm phát hơn 100%


Giá cả tại Argentina, nơi lạm phát hơn 100%, thay đổi theo ngày, còn đồng peso mất giá tới mức người dân không thể nhét tiền tiêu vặt vào túi quần vì quá nhiều.

Rất ít người biết 220.000 USD tiền mặt trông như thế nào. Nhưng Ana (50 tuổi) thì rất rõ. Bà đã đem một balo tiền tiết kiệm bằng USD để mua đất xây nhà ở Patagonia (Argentina), không đặt cọc, không trả góp. Bên trong balo là 22 cọc tiền loại 100 USD xếp chồng lên nhau.

“Ở đây làm gì có ai vay ngân hàng. Tôi đã tiết kiệm 20 năm để mua mảnh đất đó”, cựu giáo viên mầm non này cho biết trên ABC News. Tại Argentina, phần lớn người dân mua nhà đất bằng tiền mặt.

Khi được hỏi về sự an toàn trong giao dịch số tiền mặt lớn như vậy, bà Ana nói: “Việc này lúc nào cũng rủi ro”.

Theo ABC News, đây chỉ là một trong những câu chuyện kỳ lạ tại nền kinh tế đang trải qua lạm phát hơn 100% – cao nhất 32 năm qua. Vấn đề lớn nhất hiện tại là dường như không còn ai quan tâm đến giá mọi thứ nữa.

Giá cả ở đây tăng hàng ngày, đến nỗi cuối ngày, nhiều người chẳng còn biết đồ này giá bao nhiêu. “Bạn không bao giờ mua đồ ở một chỗ. Bạn so sánh 5-6 siêu thị với nhau. Nó như một cuộc săn tìm kho báu ấy, đi chỗ này mua trứng, đi chỗ kia mua nước giặt. Nhưng rút cục, bạn vẫn cứ phải mua thôi vì chẳng biết giá đó là đắt hay rẻ”, Guido Mazzei (39 tuổi), quản lý các căn hộ cho thuê ở Buenos Aires cho biết.





Cảnh đông đúc tại một khu chợ ở Argentina. Ảnh: ABC News

Cảnh đông đúc tại một khu chợ ở Argentina. Ảnh: ABC News

Với người bán, cuộc sống cũng chẳng dễ dàng hơn. Mỗi tháng, Rudy Rindlisbacher – chủ một hãng thép tại thành phố Trenque Lauquen – lại ngồi bàn bạc cùng con trai để điều chỉnh giá sản phẩm.

“Phức tạp lắm. Vì chẳng có cách nào biết sản phẩm sẽ có giá bao nhiêu ở thời điểm nhập hàng. Các công ty lớn có thể giữ lại hàng, chưa bày lên kệ cho đến khi biết rõ chi phí tái nhập. Nhưng doanh nghiệp nhỏ như chúng tôi phải bán liên tục. Chúng tôi cần sống”, ông nói.

Trước Đại suy thoái thập niên 30 của thế kỷ trước, Argentina còn thuộc nhóm 10 nước có GDP bình quân cao nhất thế giới. Tuy nhiên, kể từ thập niên 50, nước này liên tiếp chìm trong suy thoái và vỡ nợ.

50 năm qua, Argentina thường xuyên vật lộn với giá cả tăng. Những năm 1980, lạm phát tại đây lên tới mức không tưởng là 3.000%. Từ năm 2008, quốc gia này ghi nhận lạm phát trên 30% mỗi năm.

Người Argentina tiêu peso ngay khi nhận được. Họ không tin ngân hàng, hiếm khi dùng thẻ tín dụng. Và sau nhiều năm lạm phát, họ cũng quên luôn việc giá cả mọi thứ lẽ ra nên ở mức nào. Hàng triệu người Argentina đã tìm đến thị trường chợ đen để lách luật mua USD của chính phủ.

Lạm phát ở Argentina cũng có cùng nguyên nhân với thế giới. Đó là chiến sự tại Ukraine, căng thẳng chuỗi cung ứng và chi tiêu công tăng mạnh. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế học cho rằng vấn đề còn nằm ở chính nước này. Quốc gia này đang chi nhiều hơn thu. Y tế, giáo dục, năng lượng, dịch vụ công ở đây được trợ giá mạnh tay hoặc miễn phí. Vì thế, để bù đắp thiếu hụt, họ lại tăng in peso.

Đến năm 2022, Bộ trưởng Kinh tế nước này – Sergio Massa – mới cam kết không yêu cầu ngân hàng trung ương in thêm tiền để phục vụ chi tiêu công. Ngân hàng Trung ương Argentina đầu tuần này cũng nâng lãi suất tham chiếu lên 97% để đối phó lạm phát.





Tờ 1.000 peso hiện là tờ tiền mệnh giá cao nhất của Argentina. Ảnh: ABC News

Tờ 1.000 peso hiện là tờ tiền mệnh giá cao nhất của Argentina. Ảnh: ABC News

Các nhà phân tích đến nay vẫn chia rẽ về cách giải quyết vấn để ở Argentina. Nhưng phần lớn đồng ý rằng quốc gia này thiếu quyết tâm chính trị. “Hiểu được khía cạnh xã hội của vấn đề này là việc rất quan trọng. Điều không may là Argentina có lịch sử lạm phát dài đến nỗi nhiều thế hệ người dân coi việc lạm phát 30% là bình thường”, Adam Fabry – Giảng viên kinh tế tại Đại học Quốc gia Chilecito nhận xét.

Tuy nhiên, Benjamin Gedan – Giám đốc Dự án Argentina và Mỹ Latin tại Trung tâm Nghiên cứu Wilson tin rằng lạm phát 3 chữ số sẽ là dấu mốc cho nền kinh tế này. “Đúng là người Argentina đã quen với lạm phát cao, nhưng đó là mức 20-30% thôi. Còn 100% như hiện tại thực sự khiến cuộc sống đảo lộn”, ông nói.

Gedan cho biết các nhà hàng ở Buenos Aires thường xuyên kín khách, không phải vì mọi người giàu có, mà là để ‘quema la plata’ (đốt tiền). Rất nhiều người Argentina đang tiêu tiền như thể sắp tận thế. Họ mua mọi thứ từ khăn mặt đến TV bằng cách trả góp.

“Nhà thì mua bằng tiền mặt, trả hết một lần. Nhưng những đồ giá trị nhỏ lại được mua trả góp hàng tháng trong nhiều năm”, Guido nói. Nguyên nhân là người Argentina cho rằng giá peso sẽ giảm và các khoản trả góp cuối cùng của họ có giá trị rất thấp, nếu quy đổi ra USD.

Rudy mua một chiếc Toyota HiLux cách đây 1,5 năm với giá 4,5 triệu peso. Hiện tại, giá của nó đã lên tới 12 triệu peso. “Cách tốt nhất để tiết kiệm tiền là mua đồ”, ông nói.

Để đối phó lạm phát, người Argentina tìm cách tích trữ USD. Nhiều chuyên gia tin rằng người Argentina nắm giữ USD nhiều hơn bất kỳ nước nào trên thế giới ngoài Mỹ. “Không chỉ các doanh nghiệp giàu có, lái xe taxi, chủ cửa hàng tạp hóa cũng nắm USD”, Gedan nói.

Những tờ USD này không được cất trong ngân hàng, vì nếu theo tỷ giá chính thức, chúng sẽ chỉ có giá trị bằng một nửa. Người Argentina để chúng trong quần áo cũ, cất dưới đệm, trong tường nhà, sàn nhà và két sắt. Tờ tiền có mệnh giá lớn nhất ở Argentina – 1.000 peso – hiện có giá chưa đầy 2,4 USD trên thị trường chợ đen. Hồi tháng 2, Ngân hàng Trung ương Argentina cho biết có kế hoạch ra mắt tờ 2.000 peso.

Với Rudy, việc nhét đủ peso để tiêu trong ngày vào túi quần cũng là điều khó khăn. “Một đống tiền mà chẳng có mấy giá trị”, ông phàn nàn.

Vài năm gần đây, ngày càng nhiều người Argentina tìm cách di cư sang nước ngoài. “Phần lớn bạn bè và người thân của tôi sẽ rời Argentina. Chúng tôi cũng đang nộp đơn xin cấp quốc tịch Italy. Tôi muốn các con lớn lên ở nơi tốt đẹp hơn”, Vanesa Barrios – Giám đốc một công ty cung cấp dịch vụ leo núi tại Mendoza cho biết.

Dù vậy, không phải ai cũng có điều kiện ra nước ngoài. Nhóm chịu tác động nặng nề nhất từ lạm phát là người nghèo. “Họ không có công đoàn, làm việc trong các ngành nghề phi chính thức và chẳng thể đàm phán lương. Lạm phát khiến số tiền họ kiếm được bốc hơi chỉ trong nháy mắt”, Gedan nói.

Hà Thu (theo ABC News)




Source link

Cùng chủ đề

Sẽ đạt mục tiêu giữ lạm phát dưới 4,5%

Ảnh hưởng của bão Yagi và lũ lụt tại các tỉnh miền Trung khiến giá lương thực, thực phẩm tăng là nhân tố khiến Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 và 10 tháng tăng. Nhưng theo bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê), mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4,5% sẽ đạt được. Ảnh hưởng của bão Yagi và lũ lụt tại các tỉnh miền Trung khiến giá lương thực,...

Doanh nghiệp Argentina coi Việt Nam là mô hình phát triển kinh tế đáng học hỏi

Ngày 8/11, tại Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp Đại sứ Argentina tại Việt Nam Marcos Antonio Bednarski tới chào xã giao nhân dịp ông nhận nhiệm kỳ mới. Cảm ơn Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh giành thời gian tiếp, Đại sứ Marcos Antonio Bednarski cho biết năm 2023 là một năm đặc biệt trong quan hệ Việt Nam - Argentina, khi hai nước kỷ niệm 50 năm...

Bà Harris thất bại vì không quan tâm đến kinh tế và lạm phát

(CLO) "Tất cả những gì cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tập trung vào là nền kinh tế", chiến lược gia James Carville của cựu Tổng thống Bill Clinton đã nói như vậy vào năm 1992. ...

Doanh nghiệp, người tiêu dùng ngần ngại “xuống tiền”, có lý do để tạm gác âu lo

Theo các khảo sát và bình luận từ các giám đốc điều hành doanh nghiệp, trong nhiều tháng qua, người tiêu dùng và doanh nghiệp đã trì hoãn việc mua sắm, đầu tư. Nguyên nhân một phần bởi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023

Ngoài Nestlé Việt Nam và Abbott, top 5 nơi làm việc quy mô lớn được đánh giá 'tốt nhất Việt Nam' có thêm nhân tố mới Acecook, Coca-Cola, FPT. Tối 23/11 tại TP HCM, Công ty cổ phần Anphabe kết hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023. Đây là năm thứ 10 đơn vị này công bố danh sách này.Dẫn đầu danh sách...

Nhiều dự án bất động sản ‘bung hàng’, tung khuyến mãi hút khách giai đoạn cuối năm

Bước vào giai đoạn cuối năm, thị trường địa ốc phía Nam đang có những bước chuyển động tích cực khi nhiều doanh nghiệp đồng loạt tung ra các dự án mới, mở bán những sản phẩm còn lại với kỳ vọng thu hút khách hàng trước Tết. ...

BMS: Hệ thống quản lý pin cho trung tâm dữ liệu, giải pháp tối ưu giúp quản lý năng lượng

Đối với các trung tâm dữ liệu, sự ổn định của hệ thống điện đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hoạt động liên tục và bảo vệ dữ liệu. Các sự cố về nguồn điện hoặc lỗi hệ thống pin dự phòng (UPS) có thể gây ra những gián đoạn nghiêm trọng, dẫn đến thiệt hại về thời gian và tài chính. Đó là lý do tại sao Hệ thống Quản lý Pin (Battery Management System...

Vì sao chứng khoán Việt hứng khởi ngày ông Trump đắc cử rồi ‘quay xe’?

Sau 1 tuần ảm đạm, trong phiên đầu tuần (ngày 11-11), chứng khoán tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh, lùi sâu về dưới mốc 1.250 điểm. Nhà đầu tư đang 'thấp thỏm' điều gì? Thị trường chứng khoán vừa trải qua một tuần...

Cổ phiếu ngân hàng “hạ giá” sâu phiên 11/11, HPG và FPT chưa đủ “gánh” thị trường

Lực cầu dâng cao cuối phiên giúp VN-Index hồi phục mạnh, dù chưa lấy lại được sắc xanh. Cổ phiếu ngành công nghệ là điểm sáng của phiên hôm nay, trong khi nhóm ngân hàng “hạ giá” sâu. Cổ phiếu ngân hàng “hạ giá” sâu phiên 11/11, HPG và FPT chưa đủ “gánh” thị trườngLực cầu dâng cao cuối phiên giúp VN-Index hồi phục mạnh, dù chưa lấy lại được sắc xanh. Cổ phiếu ngành công nghệ là điểm sáng...

Cùng chuyên mục

USD tăng vọt, Nhân dân tệ và EUR “dắt tay nhau” đi xuống

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/11 ghi nhận đồng USD đã tăng lên mức cao nhất trong hơn 6 tháng.

Giá vàng hôm nay, 13-11: Tiếp tục giảm mạnh

(NLĐO) – Giá vàng hôm nay vẫn trên đà lao xuống khi đồng USD tăng giá rất mạnh, lãi suất trái phiếu Mỹ đi lên. ...

Vàng nhẫn bốc hơi bao nhiêu từ khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống?

Từ 6-12/11, khi ông Donald Trump trúng cử tổng thống Mỹ, giá vàng thế giới giảm một mạch gần 160 USD/ounce. Trong nước, vàng nhẫn giảm tới 7 triệu đồng/lượng chiều mua, miếng SJC cũng giảm 6,5 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới và trong nước bắt đầu lao dốc không ngừng kể từ khi ông Donald Trump trúng cử tổng thống Mỹ. Giá vàng giao ngay từ đỉnh cao lịch sử 2.789 USD/ounce đạt được ngày 30/10 đã rơi về...

Một cổ phiếu tăng sốc 48% giữa lúc VN-Index èo uột

(NLĐO) - Lãnh đạo FLC cho biết có quỹ đầu tư Mỹ muốn mua 20% cổ phần FLC. ...

Khám phá ‘nhà máy xanh’ TH true MILK: Từ đồng cỏ xanh đến ly sữa sạch

Không chỉ cung cấp những ly sữa tươi sạch TH true MILK từ cụm trang trại đạt kỷ lục thế giới, nhiều năm qua, Tập đoàn TH còn tham gia phát triển nền nông nghiệp Việt Nam xanh, bền vững.Hơn 14 năm trước,...

Mới nhất

Lào Cai: Tập trung “chữa lành lá phổi xanh” sau thiên tai

Sau trận mưa lũ vừa qua, nhiều diện tích rừng ở Lào Cai bị tàn phá do sạt lở, gió lốc, trong đó nhiều diện tích rừng bị thiệt hại nằm ở những khu vực có địa hình hiểm trở, núi cao, khó khăn cho công tác trồng rừng. Tuy nhiên, với quyết tâm "chữa lành lá phổi xanh”...

Nơi yêu thương được bồi đắp

Trường học hạnh phúc là một dự án của UNESCO khởi động từ năm 2014 và nhiều năm qua đã được triển khai rộng rãi ở tất...

Vườn cúc họa mi sót lại sau bão bung nở, người dân vỡ òa cảm xúc

Tại làng hoa Nhật Tân, Phú Thượng (Hà Nội) chỉ còn số lượng ít hoa cúc họa mi còn sót lại sau bão số 3, những ruộng hoa đã bung nở trắng vườn được người dân thu hoạch. Người...

Điểm danh những ứng viên đã được chọn tham gia chính quyền Trump 2.0

Ông Donald Trump sẽ quay lại Nhà Trắng vào tháng 1/2025 trong nhiệm kỳ thứ hai. Tổng thống đắc cử đã nhanh chóng lựa chọn quan chức đảm nhiệm các vai trò chủ chốt trong chính quyền sắp tới của mình. Chỉ vài ngày sau chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử ngày 5/11, ông Trump đã bổ nhiệm...

Người Hàn Quốc đầu tiên tốt nghiệp tiến sĩ tại Trường ĐH Kinh tế

Sau gần 6 năm học ngành Kinh tế Quốc tế tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, anh Ko Dong Hyun đã tốt nghiệp tiến sĩ...

Mới nhất