Trang chủNewsThế giớiCuộc đời nhiều tranh cãi của 'cha đẻ bom nguyên tử'

Cuộc đời nhiều tranh cãi của ‘cha đẻ bom nguyên tử’


Julius Robert Oppenheimer được mệnh danh “cha đẻ bom nguyên tử”, nhưng lại dành nửa sau cuộc đời phản đối vũ khí hạt nhân.

Julius Robert Oppenheimer sinh ngày 22/4/1904 tại một gia đình giàu có ở thành phố New York, Mỹ. Cha ông là một người nhập cư Đức gốc Do Thái làm nghề buôn vải, còn mẹ ông là một họa sĩ người Mỹ. Ông có một em trai tên Frank, người sau này cũng trở thành nhà vật lý.

Sau khi tốt nghiệp xuất sắc Đại học Harvard năm 1925, Oppenheimer chuyển tới Anh sinh sống và làm việc tại phòng thí nghiệm Cavendish ở Đại học Cambridge, dưới sự hướng dẫn của J. J. Thomson, nhà vật lý học người Anh đoạt giải Nobel vào năm 1906.

Trong thời gian này, Oppenheimer được cho là đã mắc phải một số vấn đề về tâm lý do mối quan hệ không tốt đẹp với Patrick Blackett, một trong những người hướng dẫn của ông tại phòng thí nghiệm.





J. Robert Oppenheimer cùng cha là ông Julius Oppenheimer vào năm 1905. Ảnh: Uỷ ban Tưởng niệm J. Robert Oppenheimer và Kitty Oppenheimer

J. Robert Oppenheimer cùng cha là ông Julius Oppenheimer vào năm 1905. Ảnh: Ủy ban Tưởng niệm J. Robert Oppenheimer và Kitty Oppenheimer

Theo American Prometheus, cuốn tiểu sử về Oppenheimer của hai tác giả Kai Bird và Martin J. Sherwin, nhà vật lý kể với bạn bè rằng mình đã từng đặt một quả táo tẩm thuốc độc lên bàn làm việc của Blackett, nhưng rất may là đã không có ai ăn phải nó. Dù vậy, ông vẫn bị ban lãnh đạo trường đại học điều tra và áp đặt biện pháp quản chế trong một thời gian.

Jeffries Wyman, một người bạn của Oppenheimer, cho biết có thể nhà vật lý đã phóng đại về sự việc, nhưng “dù đây là quả táo tưởng tượng hay thật, đó cũng là hành động thể hiện sự đố kỵ”.

Cuối năm 1926, Oppenheimer rời Cambridge để chuyển tới làm việc tại Đại học Göttingen ở Đức, nơi ông được trao bằng tiến sĩ về vật lý lượng tử. Ông quay về Mỹ năm 1929 để đảm nhiệm vai trò trợ lý giáo sư tại Đại học California-Berkeley, cũng như giảng dạy ở Viện nghiên cứu Công nghệ California. Trong vòng 14 năm, ông đã đưa California-Berkeley trở thành một trong những trường đại học nổi tiếng nhất về lĩnh vực vật lý lý thuyết.

Vào đầu năm 1942, Oppenheimer được chính phủ Mỹ mời tham gia dự án tuyệt mật về chế tạo bom nguyên tử mang tên “Manhattan”. Ông được bổ nhiệm làm giám đốc khoa học của dự án vào cuối năm. Hoạt động chế tạo bom nguyên tử bắt đầu được triển khai vào năm 1943 tại phòng thí nghiệm ở Los Alamos, bang New Mexico.

Tại đây, Oppenheimer đã tập hợp đội ngũ nhà khoa học hàng đầu thế giới để thực hiện dự án. Ông đã thuyết phục quân đội Mỹ cho phép các nhà khoa học mang theo người thân tới Los Alamos, vì một số người chỉ đồng ý tham gia dự án nếu được đi cùng gia đình.

Với tư cách là người đứng đầu, Oppenheimer đã truyền cảm hứng, thúc đẩy và khích lệ các thành viên trong nhóm thể hiện hết năng lực của mình.

“Ông ấy không chỉ đạo từ văn phòng. Ông ấy đã sát cánh với chúng tôi, cả về trí tuệ và trên thực tế, trong từng giai đoạn quyết định của dự án”, Victor Weisskopf, thành viên của dự án “Manhattan”, cho biết.

Gần 3 năm sau khi dự án được thành lập, Openheimer và các cộng sự thực hiện thành công “Trinity”, vụ thử hạt nhân đầu tiên trong lịch sử loài người, tại sa mạc Jornada del Muerto ở New Mexico. Chỉ khoảng 3 tuần sau đó, vào ngày 6/8 và 9/8/1945, Mỹ thả hai qua bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản, khiến khoảng 200.000 người thiệt mạng và đặt dấu chấm hết cho Thế chiến II.

Nhờ góp công vào nỗ lực kết thúc cuộc chiến, Oppenheimer đã được chính phủ Mỹ trao Huân chương Công trạng vào năm 1946. Mặc dù vậy, sức tàn phá khủng khiếp của hai quả bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki đã gây ra nỗi ám ảnh lớn đối với ông.

Tại cuộc gặp Tổng thống Mỹ Harry Truman tháng 10/1945, hai tháng sau vụ nổ bom nguyên tử ở Nhật, Oppenheimer nói rằng bản thân cảm thấy “tay mình đã nhuốm máu”. Thái độ của nhà vật lý đã khiến Tổng thống Truman không hài lòng.





J. Robert Oppenheimer được cựu tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson trao tặng giải thưởng Enrico Fermi vào ngày 2/12/1963. Ảnh: AP

Oppenheimer được cựu tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson trao giải thưởng Enrico Fermi vào ngày 2/12/1963. Ảnh: AP

“Tay đã nhuốm máu à, máu trên tay ông ta còn không nhiều bằng một nửa trên tay tôi”, ông Truman nói với cố vấn sau cuộc gặp. “Không thể cứ đi khắp nơi rên rỉ như thế được. Tôi không muốn gặp gã khốn đó ở trong văn phòng mình một lần nào nữa”.

Trong bộ phim tài liệu do NBC News phát hành vào năm 1965, Oppenheimer tiếp tục thể hiện nỗi ân hận của mình khi trích dẫn một câu trong Chí Tôn Ca, văn bản cổ của đạo Hindu, để mô tả về bản thân: “Giờ tôi đã trở thành Thần chết, kẻ hủy diệt mọi thế giới“.

Với vai trò là chủ tịch Ủy ban Năng lượng Nguyên tử (AEC), tổ chức được thành lập để thay thế dự án Manhattan sau Thế chiến II, Oppenheimer đã nỗ lực phản đối việc sử dụng vũ khí hạt nhân, trong đó bao gồm việc phát triển bom nhiệt hạch. Ông kêu gọi chính phủ Mỹ chỉ sử dụng vũ khí hạt nhân với mục đích chiến thuật và theo đuổi những ứng dụng khác của công nghệ hạt nhân như sản xuất năng lượng.

Quan điểm chống vũ khí hạt nhân của Oppenheimer đã khiến nhà vật lý này trở thành kẻ thù chính trị đối với một số người. Ông bị AEC thông báo tước bỏ đặc quyền miễn trừ an ninh vào năm 1953 do bị nghi làm gián điệp cho Liên Xô.

Sau khi Oppenheimer khiếu nại, một phiên điều trần đã được tổ chức vào tháng 4/1954 để làm rõ những cáo buộc nhắm vào ông, nhưng quyết định của AEC vẫn được giữ nguyên.

Quyết định này đồng nghĩa Oppenheimer không còn được phép tiếp cận các bí mật hạt nhân của chính phủ Mỹ, chấm dứt sự nghiệp của ông như là một nhà vật lý hạt nhân.

“Oppenheimer là một người đàn ông của hòa bình và khoa học, và họ đã hủy hoại ông ấy. Một nhóm nhỏ nhưng xấu tính”, nhà vật lý Isidor Isaac Rabi, bạn thân của Oppenheimer, nhận xét về cuộc điều trần.

Đến tháng 12/2022, Bộ Năng lượng Mỹ mới “giải oan” cho Oppenheimer thông qua việc hủy bỏ quyết định của AEC về việc tước quyền miễn trừ an ninh của ông.

“Chúng tôi đã phát hiện nhiều bằng chứng về thái độ thành kiến và không công bằng trong quá trình xử lý sự việc của tiến sĩ Oppenheimer, trong khi các chứng cứ về lòng trung thành và tình yêu nước của ông ngày càng được khẳng định”, Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Jennifer Granholm tuyên bố.

Sau khi chấm dứt liên hệ với chính phủ Mỹ, Oppenheimer đã dành phần đời còn lại để tập trung vào sự nghiệp khoa học và giảng dạy. Năm 1963, khi AEC tìm cách hàn gắn quan hệ với Oppenheimer, ông được trao tặng giải Enrico Fermi, danh hiệu cao quý nhất của AEC.

Ông qua đời vào ngày 18/2/1967 do bệnh ung thư vòm họng.

Oppenheimer được ca ngợi là “cha đẻ của bom nguyên tử”, nhưng lại dành nửa sau cuộc đời để phản đối vũ khí hạt nhân vì ân hận với phát minh của mình. Ông từng được chính phủ Mỹ vinh danh là anh hùng dân tộc, nhưng sau đó lại bị nghi ngờ làm gián điệp cho nước ngoài.

Dù là nhà khoa học vĩ đại hay “kẻ hủy diệt thế giới”, là người yêu nước hay kẻ phản bội, Oppenheimer vẫn được đánh giá là một người quan trọng trong lịch sử, như nhận xét của Christopher Nolan, đạo diễn bộ phim bom tấn cùng tên đang được công chiếu trên thế giới.

“Dù thích hay không, chúng ta đều đang sống trong thế giới của Oppenheimer”, Nolan nói. “Ông ấy đã tạo ra thế giới mà chúng ta đang ở, dù là theo chiều hướng tốt hơn hay xấu đi”.

Phạm Giang (Theo Time, CNN, Washington Post)




Source link

Cùng chủ đề

Đã tìm thấy 1 phi công

Lực lượng tìm kiếm đã tìm thấy 1 trong 2 phi công trong vụ rơi máy bay ở Bình Định, phi công này sức khoẻ ổn định. ...

Google Maps làm lộ vị trí bí mật của Ukraine?

Giới lãnh đạo quốc phòng Ukraine cáo buộc Công ty Google vô tình làm lộ vị trí quân sự quan trọng thông qua ứng dụng bản đồ Google Maps. ...

Liên hợp quốc cảnh báo về sự lớn mạnh của Houthi

Các chuyên gia Liên hợp quốc cho rằng, kể từ khi xung đột ở Gaza bắt đầu vào năm ngoái, người Houthi đang “lợi dụng tình hình” để “chuyển mình”

Nhiều công ty vũ khí châu Âu ‘không có phần’ dù chi tiêu quân sự bùng nổ

(CLO) Các công ty quốc phòng vừa và nhỏ của châu Âu đang gặp khó về tài chính ngay cả khi nhu cầu tăng cao do xung đột ở Ukraine và các cuộc xung đột khác. ...

Xem chiến sĩ công an tay không công phá vật cứng

(Dân trí) - Trong khuôn khổ lễ khai mạc Đại hội khỏe "Vì an ninh tổ quốc" và Hội thi điều lệnh, quân sự, võ thuật công an nhân dân lần thứ VI - Khu vực 4 đã diễn ra nhiều chương trình biểu diễn đặc sắc. Lễ khai mạc Đại hội khỏe "Vì an ninh tổ quốc" và Hội thi điều lệnh, quân sự, võ thuật công an nhân dân lần thứ VI - Khu vực 4 diễn ra...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Ông Biden hứa chuyển giao quyền lực hòa bình và trật tự cho ông Trump

Trong bài phát biểu với cả nước, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố ông sẽ đảm bảo quá trình chuyển giao quyền lực một cách hòa bình và trật tự cho Tổng thống đắc cử Donald Trump. ...

NÓNG! Hàn Quốc phóng tên lửa ra biển Hoàng Hải

Ngày 8/11, Hàn Quốc bắn một tên lửa đạn đạo đất đối đất Hyunmoo-II ra Biển Hoàng Hải sau loạt vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên.

Đây là Hội nghị có thể quyết định tương lai châu Âu trong nhiều thập kỷ

Ngày 7/11, tại thủ đô Budapest của Hungary đã khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu (EPC) lần thứ năm.

Cùng chuyên mục

Ukraine tấn công nhà máy hóa chất của Nga, Tổng thống Zelensky điện đàm với Tổng thống đắc cử Donald Trump

Theo một nguồn tin từ Cơ quan An ninh Ukraine (SBU), Kiev đã tấn công nhà máy hóa chất Aleksinsky của Nga – cơ sở sản xuất thuốc nổ, đạn dược và vũ khí ở khu vực Tula - bằng thiết bị bay không người lái vào ban đêm.

Người đứng đầu ngành ngoại giao và an ninh EU đến Kiev bàn chuyện gì hậu bầu cử Mỹ?

Ngày 9/11, quan chức cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU Josep Borrell đã tới thủ đô Kiev của Ukraine trong chuyến thăm cuối cùng trên cương vị người đứng đầu ngành ngoại giao của EU.

Lãnh đạo Trung Quốc – Indonesia hội đàm tại Bắc Kinh

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 9/11 đã hội đàm với Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto tại thủ đô Bắc Kinh.

Một nước ASEAN xác nhận có công dân tham chiến tại Ukraine

Chính quyền Malaysia xác nhận công dân nước này là Lee Bing Hang, 20 tuổi, đã đăng ký làm lính đánh thuê cho quân đội Ukraine hồi tháng 4 năm nay.

Mới nhất

Gánh nặng bệnh ung thư tại Việt Nam; ca bệnh sốt xuất huyết ở TP.HCM vẫn tăng

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2022 có 20 triệu ca ung thư mới và 9,7 triệu ca tử vong. Các loại ung thư phổ biến nhất là ung thư phổi, vú, và đại trực tràng. Tin mới y tế ngày 9/11: Gánh nặng bệnh ung thư tại Việt Nam; ca bệnh sốt xuất huyết ở TP.HCM...

Sôi nổi ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại huyện Vĩnh Bảo

Ngày 9/11, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại thôn Đông Lôi 2, xã Thắng Thủy, huyện Vĩnh Bảo. ...

Khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024

(CLO) Tối 9/11, Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 đã chính thức khai mạc tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Sự kiện...

Cao nguyên đá Đồng Văn tháng 11: Núi xanh mướt, trời xanh trong, sông xanh thẳm

Tháng 11 là dịp thời tiết thuận lợi cho du khách trong và ngoài nước khám phá nét đẹp của Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), thu hút hàng ngàn du khách tham quan và trải nghiệm.Lên cao nguyên đá Hà Giang khám phá nét văn hóa độc đáo của Chợ bò Mèo Vạc Nhiệt độ giảm xuống...

Mới nhất