- TP.HCM tạo mọi điều kiện để người ăn xin ổn định cuộc sống
- TP.HCM đề xuất chế độ chính sách cho người hoạt động không chuyên trách cấp xã và khu phố
- Trong quý IV/2023, TP.HCM dự kiến cần khoảng 75.500 – 81.500 chỗ làm việc
- TP.HCM: Kiên quyết không để nạn “cò” bệnh viện còn đất sống
Chiều ngày 11/10, Tổ đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV – đơn vị 3 TP.HCM gồm các đại biểu: Lê Minh Trí, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao; Lê Thanh Phong, Thành ủy viên, Chánh án Tòa án Nhân dân TP.HCM; Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viên Chợ Rẫy, đã có buổi tiếp xúc trực tiếp và trực tuyến cử tri Quận 8 và Quận 11, báo cáo nội dung dự kiến chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Tại buổi tiếp xúc, đa số cử tri Quận 8 và Quận 11 phản ánh nhiều về vấn đề giấy phép lái xe; chăn dắt ăn xin; dự án chống ngập; đổi mới chương trình, sách giáo khoa các cấp; trật tự an toàn xã hội; trật tự đô thị; bảo hiểm y tế;…
Đơn cử như cử tri Trương Hồng Sơn (Phường 16, Quận 8) cho rằng, ngành Công an cần giải quyết tận gốc nạn chăn dắt ăn xin, truy quét các đối tượng đầu nậu. Đồng thời, cần có giải pháp đối với những người được đưa về trung tâm tập trung. Trẻ em có thể cho học nghề, người cao tuổi cũng nên đưa vào nơi nuôi dưỡng phù hợp…
Thay mặt tổ ĐBQH đơn vị 6, ĐBQH Lê Minh Trí ghi nhận và đánh giá cao các ý kiến phát biểu của cử tri Quận 8 và Quận 11 rất tâm huyết, trách nhiệm và sự quan tâm của cử tri về các vấn đề mang tính thời sự của đất nước, liên quan đến những tồn tại trong công tác quản lý điều hành tại địa phương.
Trao đổi ý kiến của cử tri liên quan nạn chăn dắt ăn xin, ông Lê Minh Trí cho rằng, các cơ quan chức năng đã thấy và làm nhưng chưa triệt để. Theo ông Trí, giờ ra đường nhìn thấy những đứa trẻ được bồng bế xin ăn thì thương tình, nhưng đứa bé chỉ là công cụ, phương tiện còn đằng sau đó là một nhóm người sống bằng nghề này.
Theo ông Lê Minh Trí, trước mắt ở những đô thị lớn như TP.HCM, TP Hà Nội cần kiến nghị Bộ Công an chỉ đạo, đặc biệt chính quyền địa phương phối hợp các đoàn thể để vạch mặt, xử lý triệt để nhóm người phía sau này.
“Những đứa trẻ, trẻ con không biết gì cả. Vì các em bị lợi dụng để đi ra ngoài đường xin tiền. Đây là hành vi bất nhẫn của nhóm người phía sau. Vì vậy, cho tiền các em sẽ tiếp tay, không cho sẽ thấy thương”, ông Trí bày tỏ và cho biết, sẽ kiến nghị để thực hiện an sinh tại TP.HCM, TP Hà Nội và cũng đề nghị đối với những địa phương khác có trường hợp tương tự.
Quyết tâm dẹp tình trạng trẻ em, người lang thang ăn xin
Sở LĐ-TB&XH TP.HCM cho biết, thời gian gần đây TP.HCM có tình trạng trẻ em, người lang thang ăn xin xuất hiện thường xuyên tại các giao lộ, khu vui chơi, giải trí, trung tâm thương mại. TP có tình trạng chăn dắt trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật ăn xin dưới nhiều hình thức và có tính đối phó.
Trước tình trạng này, thời gian tới, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM sẽ tiếp tục ban hành các văn bản và xây dựng kế hoạch phối hợp với các phường, xã, thị trấn giám sát, kiểm tra về công tác tập trung, xử lý tình trạng trẻ em, người lang thang xin ăn, xử lý và lập hồ sơ đưa vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội.
Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM Lê Văn Thinh đề nghị UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo các phường, xã, thị trấn kiên quyết, thường xuyên thực hiện công tác tập trung trẻ em, người lang thang, xin ăn tại các tuyến đường.