Trang chủNewsNhân quyềnCông ước ICCPR Việt Nam làm thành viên quy định những gì?

Công ước ICCPR Việt Nam làm thành viên quy định những gì?

Công ước Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) quy định quyền dân sự, chính trị, theo “Tuyên ngôn thế giới về quyền con người, năm 1948” của Liên hợp quốc, được xem là những giá trị của tất cả mọi người mà các nhà nước phải tôn trọng, bảo vệ.

Công ước ICCPR gồm 6 phần, 53 điều. Lời mở đầu khẳng định chân lý bất di bất dịch rằng việc công nhận những phẩm giá vốn có và quyền bình đẳng của mọi thành viên trong cộng đồng nhân loại là nền tảng cho tự do, công lý và hòa bình trên thế giới. Những nội dung cơ bản về các quyền dân sự và chính trị, Công ước của công dân như sau:

Công ước công nhận quyền tự quyết của mọi dân tộc, bao gồm quyền được “tự do định đoạt thể chế chính trị và theo đuổi đường hướng phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá” trong điều kiện thực tế của mình. Công nhận rằng quyền sinh kế của một dân tộc không bao giờ bị tước bỏ. Theo đó, các dân tộc có quyền tự do sử dụng các nguồn lợi thiên nhiên của mình, miễn là không vi phạm những nghĩa vụ phát sinh từ sự hợp tác quốc tế về kinh tế, đặt căn bản trên quyền lợi hỗ tương và luật pháp quốc tế. Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này, kể cả những quốc gia có trách nhiệm bảo hộ hay giám hộ các lãnh thổ khác, phải tôn trọng và xúc tiến việc thực thi quyền dân tộc tự quyết chiếu theo các điều khoản của Hiến chương Liên Hiệp Quốc.

Công ước ICCPR công nhận quyền tự quyết của mọi dân tộc Ảnh HRHF

Công ước yêu cầu các bên thực hiện các bước cần thiết để hiện thực hóa các quyền được công nhận trong Công ước. Công ước yêu cầu các bên cam kết tôn trọng và bảo đảm thực thi những quyền được thừa nhận trong Công Ước cho “tất cả mọi người sống trong lãnh thổ và thuộc thẩm quyền quốc gia, không phân biệt chủng tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan niệm, nguồn gốc quốc gia hay xã hội, tài sản, dòng dõi hay bất cứ thân trạng nào khác và nhấn mạnh nam nữ được hưởng các quyền về dân sự và chính trị nêu trong Công ước một cách bình đẳng. Những quyền này “chỉ có thể bị giới hạn trong trường hợp khẩn cấp đe dọa đến sự tồn vong của một quốc gia,” và ngay cả trong trường hợp đó cũng không được vi phạm các nghiã vụ của quốc gia phát sinh từ luật pháp quốc tế, và cũng không được dùng để kỳ thị chủng tộc, mầu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo hay nguồn gốc xã hội.

Điều 6 – 27 liệt kê các quyền được Công ước bảo hộ, nhiều trong số các quyền này yêu cầu một số điều cụ thể mà các quốc gia thành viên phải thực hiện, bao gồm các quyền sau:

  • Quyền toàn vẹn thân thể, tức là quyền được sống, không bị tra tấn và bị bắt làm nô lệ (Điều 6, 7, và 8);
  • Quyền tự do thân thể và an ninh thân thể, tức là quyền không bị bắt và bỏ tù vì các lý do không chính đáng (Điều 9 – 11);
  • Quyền tự do cá nhân được hiểu theo nghĩa tự do đi lại, tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo, tự do phát biểu và giữ quan điểm mà không bị ai can thiệp, tự do lập hội và hội họp, tự do lập gia đình, quyền khai sinh, và quyền bí mật đời tư.(Điều 12, 13, 17 – 24);
  • Quyền bình đẳng trước luật, và mọi cáo trạng phải đúng trình tự pháp luật. Bị cáo về các tội hình sự có quyền được chấp nhận là vô tội cho đến khi bị chứng minh là có tội theo luật. (Điều 14, 15, và 16);
  • Nghiêm cấm bất kỳ hình thức tuyên truyền cổ vũ chiến tranh hay gieo giắc kỳ thị chủng tộc, tôn giáo. (Điều 20);
  • Quyền tham gia chính trị bao gồm quyền tự do thành lập, theo hoặc không theo một đảng chính trị, và quyền bầu cử. (Điều 25);
  • Quyền được đối xử bình đẳng của các cộng đồng thiểu số trước luật. (Điều 26 và 27).
Quyền được đối xử bình đẳng của các cộng đồng thiểu số cũng được quy định trong Công ước ICCPR Ảnh Ủy ban Dân tộc

Điều 28 – 45 quy định các nguyên tắc thành lập và hoạt động của Ủy ban quyền con người cùng các công việc giám sát và báo cáo. Đồng thời, nó cũng yêu cầu các quốc gia thừa nhận năng lực của Ủy ban trong giải quyết mâu thuẫn giữa các nước liên quan đến việc thực thi Công ước. (Điều 41 và 42).

Điều 46 – 47 giải thích Công ước sẽ không bị diễn giải theo cách can thiệp vào hoạt động của Liên Hiệp Quốc hoặc “quyền của mọi dân tộc được thụ hưởng và sử dụng một cách tự do và đầy đủ các nguồn tài nguyên của họ.”

Điều 48 – 53 quy định cách thức phê chuẩn, thời gian có hiệu lực và cách sửa đổi bổ sung sau này.

Trà Khánh

Cùng chủ đề

Việt Nam đón làn sóng đầu tư mới

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và những thay đổi trong chuỗi cung ứng. Đón làn sóng đầu tư mới sẽ hỗ trợ Việt Nam tiến cao hơn trong thang giá trị gia tăng. Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và những thay đổi trong chuỗi cung ứng. Đón làn sóng đầu tư...

Lời giải cho bài toán điện gió ngoài khơi

Để có dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên Tại Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024 vừa qua, ông Bruno Jaspaert, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), nhấn mạnh: “Các doanh nghiệp châu Âu gặp khó khăn trong việc triển khai các dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên. Nói đúng hơn là mọi chuyện chỉ mới dừng ở khâu lên kế hoạch trên giấy, chứ chưa được...

Phát triển kinh tế 2025 và bài toán giải quyết tình trạng Kho bạc Nhà nước thừa tiền

Diễn đàn đầu tư Việt Nam 2025 vừa được diễn ra, nhiều nội dung liên quan đến bối cảnh kinh tế vĩ mô, xu hướng chuyển dịch dòng vốn được quan tâm phân tích, mổ xẻ. Nhiều chuyên gia và nhà đầu tư tham...

Thành viên Tập đoàn Bamboo Capital đề xuất khảo sát, đầu tư thủy điện tích năng

BCG Energy đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét, cho phép khảo sát, nghiên cứu lập dự án đầu tư, tìm cơ hội phát triển dự án thủy điện tích năng Đơn Dương và đề xuất dự án đốt rác phát điện. BCG Energy đề xuất khảo sát, đầu tư thủy điện tích năng tại Lâm ĐồngBCG Energy đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét, cho phép khảo sát, nghiên cứu lập dự án đầu tư, tìm cơ...

Móng chân mọc ngược nên xử trí thế nào?

Móng chân mọc ngược không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng nhiều đến hoạt động thường ngày. Đặc biệt, khi không được xử lý đúng cách, người bệnh còn có nguy cơ nhiễm trùng, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Dưới đây, MEDLATEC sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và tặng sách cho học sinh ở xã biên giới tỉnh Nghệ An

Ngày 05/11, Đồn Biên phòng Hạnh Dịch phối hợp với Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Hạnh Dịch (xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh lớp 9 và trao tặng cho nhà trường 100 đầu sách. Tại buổi tuyên truyền, các báo cáo viên của Đồn Biên phòng Hạnh Dịch đã tuyên...

Giồng Riềng (Kiên Giang): dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mang lại ý nghĩa thiết thực

Chiều 5/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo UBND huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), các sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND 3 xã: Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú,...

Cùng chuyên mục

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ. Tại buổi làm việc đoàn đã lắng nghe, trao đổi...

Đoàn kiểm tra Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ làm việc tại Kiên Giang

Ngày 8/11, Đoàn kiểm tra liên ngành của Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Thị Hà làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang. Những năm qua Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Kiên Giang đã quan tâm công tác bình đẳng giới, hoạt động vì sự tiến bộ của...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Mới nhất

Mới nhất