Trang chủKinh tếNông nghiệpCông tác khoán bảo vệ rừng và phát triển rừng theo Chương...

Công tác khoán bảo vệ rừng và phát triển rừng theo Chương trình MTQG 1719 ở Nghệ An: Sớm tháo gỡ khó khăn thì cơ sở mới thuận lợi thực hiện

Nghệ An có hơn 1,148 triệu ha rừng và đất lâm nghiệp, đứng đầu cả nước về diện tích. Từ thực tế cho thấy, việc giao khoán bảo vệ rừng cho người dân và cộng đồng theo Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) được kỳ vọng, không chỉ vừa bảo vệ diện tích rừng hiện có mà còn gia tăng sinh kế cho người dân sống gần rừng. Tuy nhiên, để tranh thủ và phát huy hiệu quả được nguồn lực này, vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết.Ngọc Hồi (Kon Tum) là huyện biên giới, toàn huyện có 8 xã, thị trấn; với 17 dân tộc sinh sống, trong đó có các dân tộc tại chỗ là Brâu, Xơ Đăng, Gié Triêng. Những năm qua, với sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện đã được gìn giữ và phát huy.Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar nhân chuyến thăm chính thức tới Qatar của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từ ngày 30/10 đến ngày 01/11 .Nhiều chuyên gia bất động sản vẫn đánh giá cao thị trường này bởi những tiềm năng về địa lý, ưu đãi thiên nhiên cũng như những cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.Ngày 1/11, tại ấp Nhà Vi, Xã Trần Thới, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Cà Mau phối hợp với Chi nhánh Viettel Cà Mau tổ chức bàn giao “Nhà Đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn thuộc Đồn Biên phòng Rạch Gốc (BĐBP Cà Mau).Sáng 1/11, theo giờ địa phương, trong chương trình thăm chính thức Nhà nước Qatar, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan Khu liên hợp hóa dầu Ras Laffan.Ngọc Hồi (Kon Tum) là huyện biên giới, toàn huyện có 8 xã, thị trấn; với 17 dân tộc sinh sống, trong đó có các dân tộc tại chỗ là Brâu, Xơ Đăng, Gié Triêng. Những năm qua, với sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện đã được gìn giữ và phát huy.Những năm qua, đồng hành cùng Bộ đội Biên phòng (BĐBP), đội ngũ những Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã và đang tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới. Họ được ví như những “cột mốc sống” trong công tác bảo vệ biên giới.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 31/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Truyền thống và đương đại giao thoa tại Festival Ninh Bình 2024. Để du khách không còn đi lạc trên đỉnh Lang Biang. Người nâng tầm cho sản phẩm dược liệu Mường Động. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Nhờ phát huy hiệu quả các chính sách dân tộc, đặc biệt các Chương trình mục tiêu quốc gia, sự đồng lòng của Nhân dân, trong đó có đội ngũ những Người có uy tín đã tích cực, trách nhiệm đi đầu trong các phong trào mà đời sống kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) đang có những bước tiến đáng kể. Nổi bật là kết quả giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Hiện tại, toàn huyện chỉ còn 1 xã và 14 thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn.Nghệ An có hơn 1,148 triệu ha rừng và đất lâm nghiệp, đứng đầu cả nước về diện tích. Từ thực tế cho thấy, việc giao khoán bảo vệ rừng cho người dân và cộng đồng theo Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) được kỳ vọng, không chỉ vừa bảo vệ diện tích rừng hiện có mà còn gia tăng sinh kế cho người dân sống gần rừng. Tuy nhiên, để tranh thủ và phát huy hiệu quả được nguồn lực này, vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết.Hiện nay, tranh thủ nguồn lực hỗ trợ từ các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; Giai đoạn I: Từ năm 2021-2025, nhiều nông dân và Hợp tác xã (HTX) ở tỉnh Sơn La đã mạnh dạn chuyển đổi khai thác, chế biến các sản phẩm dược liệu tự nhiên. Đây đang là một trong những hướng đi mới, hứa hẹn mở lối phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh.Nhằm giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT), những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Kim Bôi đã tăng cường công tác tuyên truyền về TH-HNCHT, đưa nội dung giáo dục giới tính vào trong trường học. Từ đó, nâng cao nhận thức cho học sinh, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng để lấy vợ, lấy chồng.Các cấp ủy, chính quyền các cấp và đồng bào các dân tộc tỉnh Hậu Giang cần phát huy tính tự lực, tự cường, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, tin tưởng và chung sức, đồng lòng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trong Quyết tâm thư, thiết thực lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV và các sự kiện chính trị, lịch sử lớn của đất nước. Đây là ý kiến đề nghị được Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà phát biểu tại Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Hậu Giang lần thứ IV, năm 2024 đã diễn ra sáng nay 01/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Hậu Giang.

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An kiểm tra hiện trạng rừng ở các huyện miền Tây
Lãnh đạo tỉnh Nghệ An kiểm tra hiện trạng rừng ở các huyện miền Tây

Lợi ích kép từ khoán bảo vệ rừng theo chương trình MTQG 1719

Thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 3, Chương trình MTQG 1719; mỗi năm, huyện Quế Phong có 54.422,32ha thuộc diện chi trả kinh phí khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ bảo vệ rừng cho các gia đình và cộng đồng. Trong đó, diện tích khoán bảo vệ rừng là 15.906,13ha và hỗ trợ bảo vệ rừng 38.516,19ha; với tổng số tiền được hưởng là hơn 22,609 tỷ đồng.

Là một trong những hộ gia đình nhận khoán bảo vệ 4ha rừng, tại xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, gia đình anh Vi Văn Đại, được chi trả mỗi 400 nghìn đồng/ha/năm theo định mức thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 3, Chương trình MTQG 1719. 

 Anh Đại chia sẻ: Ngoài các khoản thu nhập từ khoán bảo vệ rừng, thì khi rừng được bảo vệ tốt mình có nhiều lâm sản phụ có thể tận dụng khai thác tăng thêm thu nhập. Sống nhờ rừng, thì mình phải có ý thức bảo vệ rừng để rừng quay trở lại là chỗ dựa sinh kế cho mình.

“Năm nay, kinh phí khoán bảo vệ rừng theo Chương trình MTQG 1719 đã được nâng định mức lên 600 nghìn đồng/ha/năm. Đang là động lực lớn để người dân sống gần rừng, sống nhờ rừng… yên tâm hơn với công việc”, anh Đại cho hay.

Tại bản Xiêng Nứa, xã Yên Na (huyện Tương Dương), Trưởng bản Lương Văn Lai cho biết: Cộng đồng dân cư bản Xiêng Nứa được nhận giao khoán bảo vệ rừng, với diện tích 241,2ha; ngoài ra, ở bản Xiêng Nứa còn có 252 hộ dân nhận tổng diện tích giao khoán bảo vệ rừng là 489,6ha theo nguồn kinh phí từ Chương trình MTQG 1719. Nguồn thu từ khoán bảo vệ rừng theo chính sách hỗ trợ của Chương trình MTQG 1719 nên người dân cũng có thêm nguồn thu nhập để trang trải cuộc sống, yên tâm hơn với công tác bảo vệ rừng.

Từ thực tế cho thấy, việc thực hiện chính sách chi trả cho đối tượng tham gia quản lý, bảo vệ rừng theo Tiểu dự án 1, Dự án 3, Chương trình MTQG 1719, không chỉ từng bước nâng cao ý thức trách nhiệm của chủ rừng, nâng số hộ nhận khoán bảo vệ rừng, mà còn huy động được một nguồn nhân lực lớn cho việc tuần tra bảo vệ rừng một cách thường xuyên; thực hiện tốt việc phòng cháy chữa cháy rừng, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Từ đó, góp phần tạo công ăn, việc làm, cải thiện sinh kế, giảm nghèo, giúp người dân yên tâm gắn bó với rừng, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại các địa phương thuộc khu vực miền núi, biên giới.

Người dân các bản làng miền Tây Nghệ An đang được hưởng lợi từ nguồn hỗ trợ khoán bảo vệ rừng và hỗ trợ bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cộng đồng
Người dân các bản làng miền Tây Nghệ An đang được hưởng lợi từ nguồn hỗ trợ khoán bảo vệ rừng và hỗ trợ bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cộng đồng

Theo ông Nguyễn Danh Hùng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An, việc thực hiện các chính sách chi trả cho đối tượng tham gia bảo vệ rừng, như chính sách hỗ trợ theo Chương trình MTQG 1719 đã có tác động tích cực về mọi mặt của đời sống, kinh tế, xã hội của người dân vùng DTTS&MN trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Chính sách đã từng bước góp phần ổn định, đảm bảo diện tích rừng, duy trì độ che phủ của rừng, nâng cao chất lượng rừng và góp phần cải thiện chất lượng môi trường sinh thái.

Vẫn còn những khó khăn cần sớm tháo gỡ

Thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 3, Chương trình MTQG 1719, nguồn vốn sự nghiệp ngân sách Trung ương năm 2022 được giao 163,237 tỷ đồng. Đến đầu năm 2023, đã giải ngân 1,267 tỷ đồng đạt tỷ lệ 1%. Đối với nguồn vốn năm 2023, là 616,227 tỷ đồng; bao gồm vốn năm 2022 được kéo dài sang thực hiện năm 2023, là 161,97 tỷ đồng, đã giải ngân đến 31/01/2024 hơn 73,786 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 46%; vốn ngân sách trung ương giao năm 2023 là 454,257 tỷ đồng, giải ngân đến 31/01/2024 hơn 22,634 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 5%.

Còn nguồn vốn năm 2024, được giao 459,816 tỷ đồng hiện nay đang trình Hội đồng Nhân dân tỉnh phân bổ nên chưa giải ngân.

Nguồn kinh phí phân bổ cho các năm, được thực hiện để hỗ trợ bảo vệ rừng đối với rừng quy hoạch, là rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên đã giao cho cộng đồng, hộ gia đình 135.032,78 ha; hỗ trợ khoán bảo vệ rừng đối với điện tích rừng Nhà nước giao cho BQL rừng phòng hộ; diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được Nhà nước giao cho các tổ chức kinh tế; diện tích rừng tự nhiên do UBND cấp xã trực tiếp quản lý là 116.623,86 ha.

Thực tế hiện nay, việc thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 3, Chương trình MTQG 1719 đang gặp những khó khăn nhất định. Trao đổi với chúng tôi, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Quế Phong – Phan Trọng Dũng thông tin: Nguồn kinh phí hỗ trợ quản lý, kiểm tra, nghiệm thu theo Tiểu dự án 1, Dự án 3, Chương trình MTQG 1719 là 7%, thì trong năm 2023 được chi đầy đủ; còn năm 2024 hiện nay chưa được chi. Như của huyện Quế Phong, nội dung này là hơn 1,3 tỷ đồng.

Lực lượng quản lý bảo vệ rừng kiểm tra hiện trạng rừng và công tác PCCC ở xã Nga My, huyện Tương Dương
Lực lượng quản lý bảo vệ rừng kiểm tra hiện trạng rừng và công tác PCCC ở xã Nga My, huyện Tương Dương

“Theo tôi được biết, năm 2024, theo quy định tại Thông tư 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 của Bộ Tài chính không quy định kinh phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu, nên huyện không bố trí cho các xã để thực hiện chi trả”, ông Phan Trọng Dũng cho hay.

Báo cáo từ Sở NN&PTNT Nghệ An cho thấy, tiến độ giải ngân nguồn vốn thực hiện tiểu dự án 1, Dự án 3, Chương trình MTQG 1719 đạt tỷ lệ thấp. Văn bản hướng dẫn vẫn chậm được ban hành nên mất nhiều thời gian để nghiên cứu, triển khai tại địa phương. Số tiền được giao để thực hiện tiểu dự án 1, Dự án 3 vượt quá nhu cầu thực tế thực hiện chính sách, tại các huyện tổ chức thực hiện Chương trình MTQG 1719, do vậy tỷ lệ giải ngân nguồn vốn thấp.

Sở NN&PTNT cũng chỉ ra nhiều khó khăn còn hiện hữu. Đó là, có sự chồng chéo trong việc hướng dẫn triển khai công tác khoán bảo vệ rừng đặc dụng của các Ban quản lý rừng đặc dụng giữa Thông tư 12/2022/TT-BNN và PTNT ngày 20/9/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ;Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 4/3/2022 của Bộ Tài chính; Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 của Bộ Tài chính. Theo quy định tại Điều 22, Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT quy định đối tượng được hỗ trợ gạo là hộ gia đình nghèo chưa tự túc được lương thực. 

Tuy nhiên hiện nay,  tiêu chí để xác định như thế nào là hộ nghèo chưa tự túc được lượng thực chưa được quy định cụ thể tại các văn bản pháp quy có liên quan. Nghệ An hiện nay đã áp dụng tiêu chí theo quy định tại Thông tư số 02/2011/TT-BKHĐT ngày 10/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Qua triển khai thì thấy, các tiêu chí này đã ban hành quá lâu hiện không còn phù hợp. 

Hiện nay, tại Quyết định phê duyệt Chương trình MTQG 1719, đã quy định 6 nội dung được hỗ trợ để thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 3. Trong khi nhu cầu của người dân và chính quyền các huyện, thì cần bổ sung thêm các nội dung như giao đất, giao rừng; hỗ trự chuyển hóa từ rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng kinh doanh gỗ lớn; hỗ trợ các hoạt động sinh kế gắn với công tác bảo vệ và phát triển rừng.

 Kinh phí quản lý kiểm tra nghiệm thu các hạng mục bảo vệ và phát triển rừng đã được quy định tại điều Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 4/3/2023 là 7%. Tuy nhiên hiện nay, theo Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 của Bộ Tài chính nội dung này không được quy định do vậy, các đơn vị tổ chức thực hiện các hạng mục bảo vệ và phát triển rừng không có kinh phí để tổ chức thực hiện Chương trình.

Về những giải pháp tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 3, Chương trình MTQG 1719, Phó giám đốc sở NN&PTNT Nguyễn Danh Hùng cho rằng: Các Bộ, Ngành trung ương cần sớm quan tâm, tìm cách tháo gỡ thì cơ sở mới thuận lợi trong thực hiện.

Ông Hùng thông tin, Sở NN&PTNT Nghệ An đã có văn bản đề nghị Bộ NN&PTNT xem xét, điều chỉnh bổ sung Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT để đảm bảo thống nhất với Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 của Bộ Tài chính; Xem xét hướng dẫn cụ thể tiêu chí xác định đối tượng được trợ cấp gạo cho các địa phương áp dụng thực hiện, là tất cả các hộ nghèo (có sổ công nhận là hộ nghèo của cấp có thẩm quyền) có tham gia hoạt động bảo vệ và phát triển rừng tại địa bàn khó khăn xã khu vực II, khu vực III thì đều được hưởng trợ cấp gạo, để có căn cứu pháp lý rõ ràng triển khai. 

Với Bộ Tài chính, Sở đề nghị sớm xem xét, hướng dẫn bổ sung kinh phí quản lý kiểm tra các hạng mục bảo vệ và phát triển rừng (Trong thông tư 55/2023/TT-BTC đã không được hướng dẫn chi cho nội dung này), để các chủ rừng và các tổ chức triển khai các nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng có kinh phí tổ chức thực hiện. 

Sở cũng đề nghị, UBDT trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung Quyết định 1719/QĐ-TTg theo hướng mở rộng thêm nội dung hỗ trợ thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 3, Chương trình MTQG 1719 gồm, các nội dung về hỗ trợ giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hỗ trợ chuyển hóa từ rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng kinh doanh gỗ lớn, hỗ trợ khoanh nuôi tái sinh tự nhiên rừng; hỗ trợ các hoạt động sinh kế gắn với công tác bảo vệ và phát triển rừng…

Nghệ An: Kết quả bước đầu từ Chương trình MTQG 1719 hỗ trợ cho đồng bào DTTS có khó khăn đặc thù





Nguồn: https://baodantoc.vn/cong-tac-khoan-bao-ve-rung-va-phat-trien-rung-theo-chuong-trinh-mtqg-1719-o-nghe-an-som-thao-go-kho-khan-thi-co-so-moi-thuan-loi-thuc-hien-1730200998861.htm

Cùng chủ đề

‘Số hóa’ công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Thái Nguyên

Chỉ hơn 1 năm làm quen, lực lượng cán bộ của Ban Quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tỉnh Thái Nguyên đã sử dụng ứng dụng SMART rất thành thạo. Ban Quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tỉnh Thái Nguyên thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, xây dựng, sử dụng và phát triển hơn 19.000ha rừng đặc dụng trên địa bàn 7 xã và 1 thị trấn của huyện Võ Nhai. Đồng thời quản lý hơn...

Chiêm Hoá (Tuyên Quang) chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu...

Hỗ trợ bảo vệ rừng ở Nghệ An: Góp phần nâng cao độ che phủ rừng

Chia sẻ về thực hiện hỗ trợ bảo vệ rừng theo nội dung của Tiểu dự án 1, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 ở Nghệ An, ông Nguyễn Danh Hùng, Phó Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định, chính sách đã góp phần quan trọng vào việc huy động được nguồn lực đầu tư cho công tác bảo vệ và...

Gần 1 tỷ đồng hỗ trợ sinh kế cho cộng đồng bảo tồn voọc Chà vá chân xám

TPO - Ngày 28/9, Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet – thuộc Liên hiệp các hội Khoa học – Kỹ thuật TP. Đà Nẵng) tổ chức trao hỗ trợ sinh kế cho cộng đồng bảo tồn voọc Chà vá chân xám ở xã Tam Mỹ Tây (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam). Đợt này, GreenViet đã trao 4.400 cây giống dổi và lim xanh cùng gần 900kg phân vi sinh...

Tiếp bước đến trường cho con em gia đình kiểm lâm gặp khó khăn

Sau 4 tháng triển khai, Trung tâm Hành động vì động vật hoang dã Việt Nam (WildAct) đã thành công với chiến dịch gây quỹ "Mầm non của rừng' cho con em gia đình kiểm lâm đang gặp khó khăn tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín TP. Hồ Chí Minh

Nhân dịp Đoàn đại biểu Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS TP. Hồ Chính Minh đến thăm Thủ đô Hà Nội, chiều 17/12, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Y Vinh Tơr đã thân mật tiếp đón và gặp Đoàn đại biểu tại trụ sở UBDT. Cùng tiếp đón Đoàn có lãnh đạo các Vụ, đơn vị thuộc UBDT.Thực hiện Dự án 10, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -...

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại các đơn vị lâm nghiệp

Ngày 17/12, ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu Đoàn công tác đến kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) tại các đơn vị lâm nghiệp trên địa bàn huyện Bác Ái. Cùng dự làm việc có đại diện các sở, ngành cấp tỉnh, lãnh đạo Ban Quản lý Rừng phòng...

Ninh Thuận: Hội thi tìm kiếm sáng kiến, giải pháp, mô hình truyền thông hiệu quả thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” năm 2024

Ngày 17/12, tại TP. Phan Rang- Tháp Chàm, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội thi tìm kiếm sáng kiến, giải pháp, mô hình truyền thông hiệu quả thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” năm 2024. Tham gia Hội thi có 7 đội với 58 thí sinh đến từ các huyện vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh.Trong 3 ngày (từ 17 - 19/12), tại xã Ia Dom,...

Đức Cơ (Gia Lai): Nâng cao năng lực cho cộng đồng, cán bộ triển khai Chương trình MTQG 1719

Trong 3 ngày (từ 17 - 19/12), tại xã Ia Dom, Phòng Dân tộc huyện Đức Cơ (Gia Lai) tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).Sáng 17/12, Thượng tướng...

Trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên được xếp hạng tín dụng AAA

Chiều 17/12 Công ty Cổ phần Tổng công ty Nước – Môi trường Bình Dương (Biwase) tổ chức lễ công bố Phát hành thành công trái phiếu được xếp hạng AAA đầu tiên tại Việt Nam của Biwase. Đông đảo lãnh đạo và đại diện các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư tài chính trong và ngoài nước đến dự và chúc mừng. Ông Trần Chiến Công – Phó chủ tịch HĐQT – Tổng giám đốc...

Bài đọc nhiều

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

133 doanh nghiệp nhận Giải thưởng Chất lượng Quốc gia đạt doanh thu 500.000 tỷ, có 2 “ông lớn” nông nghiệp

Trong năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký 03 Quyết định trao giải thưởng Chất lượng Quốc gia cho 133 doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2021, 2022 và 2023. Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Giải thưởng Chất lượng Châu Á - Thái...

Xây dựng thương hiệu thịt lợn trà xanh – một đặc sản mới ở Thái Nguyên

Nhiều nông dân ở Thái Nguyên đang áp dụng hiệu quả mô hình nuôi lợn bằng bột trà xanh giúp lợn nhanh lớn, tăng sức đề kháng và chất lượng thịt thơm ngon. Nhờ đó, lợn thịt khi xuất bán ra thị trường được nhiều khách hàng ưa chuộng, săn lùng.Nhờ chiến lược kinh doanh và tốc độ tăng trưởng tích cực, Tập đoàn Masan tiếp tục được vinh danh "Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất...

Cùng chuyên mục

Một làng cổ ngay cửa biển Mỹ Á, nay là địa bàn 6 xã, phường của một thị xã của tỉnh Quảng Ngãi

Thuở xưa có những ngôi làng rất lớn và đặc biệt là có chiều sâu văn hóa. Song, do sắp xếp đơn vị hành chính và đặt lại tên nên có nhiều tên làng đi vào quá khứ. Làng Thanh Hiếu ở huyện Đức Phổ (nay là TX Đức Phổ, tỉnh...

Trên cao nguyên Sìn Hồ của tỉnh Lai Châu xuất hiện một vườn cà chua công nghệ cao, mới vụ đầu đã thu 200...

Vườn cà chua hữu cơ rộng hơn 2ha của HTX Mý Dao lần đầu được trồng tại thị trấn Sìn Hồ, huyện Sìn Hồ (Lai Châu). Cây cà chua phát triển tốt và cho thu hoạch trên 100 tấn/ha, trị giá hơn 2 tỷ đồng. ...

Tỷ lệ hộ nghèo ở Sóc Trăng chỉ còn hơn 1,3%, số người đi lao động ở nước ngoài đạt 155%

Toàn tỉnh Sóc Trăng còn gần 4.500 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,34 %, hộ cận nghèo, toàn tỉnh còn hơn 17.000 hộ, chiếm tỷ lệ 5,1%. Từ tháng 7/2023 đến nay, toàn tỉnh đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là 544 người, đạt...

Các địa phương còn lúng túng triển khai thực hiện đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Chiều 17/12, UBND tỉnh An Giang tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện "Đề án phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 tại An Giang" (đề án). Ông...

Làm bò một nắng kiểu gì mà đạt sao OCOP, anh nông dân Bình Thuận bán đặc sản đắt hàng?

Ông Nguyễn Thúc Phước Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Bình (Bình Thuận) cho biết Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện vừa công nhận thêm những mặt hàng nông sản, đặc sản đạt sao OCOP năm 2024, trong đó có sản phẩm bò một nắng của...

Mới nhất

Trường đại học thưởng Tết Nguyên đán lên tới 50 triệu đồng/người

Một số trường đại học đã có kế hoạch thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho cán bộ, giảng viên và người lao động. Mức thưởng Tết lên tới hơn 50 triệu đồng/người, nhưng có trường sẽ lên tới 70-80 triệu đồng/người. Chia sẻ với PV VietNamNet, Phó hiệu trưởng một trường đại học ngoài công lập ở TPHCM...

Đường qua đèo Khánh Lê tê liệt, đề nghị công bố tình huống khẩn cấp sạt lở

Cơ quan chức năng đề nghị công bố tình huống khẩn cấp khi quốc lộ 27C qua Khánh Hòa sạt lở, nhiều khối đá chắn trên đèo Khánh Lê khiến giao thông tê liệt. Sạt lở trên đèo Khánh Lê qua tỉnh Khánh Hòa khiến giao thông bị tê liệt. Video: Xuân Ngọc   Hôm nay (18/12), Khu Quản lý đường bộ...

Các gia đình Palestine kiện chính phủ Mỹ vì viện trợ Israel

(CLO) Năm gia đình Palestine đã chính thức đệ đơn kiện Bộ Ngoại giao Mỹ vào ngày 17/12, yêu cầu Chính phủ Mỹ tuân thủ luật pháp liên bang nhằm hạn...

Bạc Liêu: Tăng cường xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là Chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Phát triển sản...

Mới nhất