Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCoi dạy thêm là nghề đặc biệt?

Coi dạy thêm là nghề đặc biệt?

MIỆT MÀI HỌC CHÍNH KHÓA, HỌC THÊM

Nhiều ý kiến phản ánh việc ép học thêm đang diễn ra rất tinh vi, ở nhà trường là hiện tượng lồng ghép vào thời khóa biểu chính khóa, dùng buổi 2 để dạy thêm; ở ngoài nhà trường thì giáo viên (GV) mở lớp, mở trung tâm dạy thêm nhưng để người thân khác đứng tên… Học sinh (HS) nào không đi học thêm thì bị đủ kiểu gây áp lực.

Coi dạy thêm là nghề đặc biệt?- Ảnh 1.

Học sinh sau giờ học thêm tại một trung tâm ở TP.HCM

Trong khi đó, nhu cầu học thêm thầy giỏi là có thật, nhưng nhiều GV dạy chính khóa lại không phải GV mà HS và phụ huynh muốn học thêm. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều HS, phụ huynh phải chấp nhận 2 lần học thêm một môn. Học thêm với chính GV trên lớp để “đẹp lòng” thầy cô, tránh bị coi là lạc lõng với các bạn; còn học thêm ở ngoài với GV giỏi, phù hợp nhu cầu của mỗi HS…

Gần đây, trên một số diễn đàn dành cho phụ huynh chia sẻ lịch học của HS lớp 1 gây “choáng”: học ở trường cả ngày; 19 – 21 giờ 30 đi học thêm; 22 giờ làm bài tập về nhà trên lớp và làm bài tập thêm ở sách nâng cao đến 0 giờ đi ngủ; nếu có đợt kiểm tra thì luyện đề cô cho đến 1 – 2 giờ sáng…

Thông tin này chưa biết thực hư ra sao, nhưng cũng nhận được nhiều bình luận trái chiều. Nhiều phụ huynh chia sẻ lịch học căng như vậy với HS cuối cấp không có gì xa lạ.

Một phụ huynh ở H.Đan Phượng (Hà Nội) cho biết, năm học trước, để luyện thi vào lớp 10, con anh còn có lịch học thêm ở nhà GV vào lúc… 5 giờ sáng, sau đó đến trường học chính khóa, buổi tối tiếp tục học thêm đến 22 giờ, rồi về nhà lại làm bài tập, luyện đề…

“Giáo dục vị thi cử” làm phát sinh nhiều hệ lụy xã hội, khi cả một thế hệ trẻ em bị ép học quá sức, không có thời gian để các em có tuổi thơ bình thường và phát triển bình thường.

Ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch HĐQT Trường ĐH FPT

VẬN ĐỘNG “NGÀY HỌC 8 GIỜ”

Ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch HĐQT Trường ĐH FPT, dẫn quy định người lao động chỉ phải làm 8 tiếng/ngày và cho rằng cũng nên quy định HS học không quá thời gian này để trả lại tuổi thơ cho các em.

“Vấn nạn đầu thế kỷ 21 của giáo dục VN là “giáo dục vị thi cử” dẫn đến tình trạng HS đầu tắt mặt tối học suốt ngày: học ở trường, làm bài tập ở nhà, học thêm ngoài nhà trường… Rất nhiều em đang mất đi tuổi thơ của mình. “Giáo dục vị thi cử” làm phát sinh nhiều hệ lụy xã hội, khi cả một thế hệ trẻ em bị ép học quá sức, không có thời gian để các em có tuổi thơ bình thường và phát triển bình thường”, ông Lê Trường Tùng chia sẻ.

Từ thực tế đó, ông Tùng đề xuất: “Phải chăng đã đến lúc vì tương lai con em chúng ta – mà cũng chính là vì tương lai đất nước – cần xác lập và vận động cho phong trào “Ngày học 8 giờ”. 8 giờ ở đây bao gồm toàn bộ thời gian học trên lớp, thời gian làm bài ở nhà và thời gian học thêm. Nhà trường căn cứ vào thời gian đã học ở trường để tính khối lượng bài tập về nhà sao cho tổng thời gian không quá 8 giờ, nếu học ở trường đã đủ 8 giờ thì không giao bài tập về nhà và không học thêm nữa. Nếu học một buổi thì khối lượng bài tập về nhà tối đa 2 giờ, học thêm nếu có (tính cả thời gian tự làm bài tập) tối đa 2 giờ. Những cá nhân và tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường phải đảm bảo thời gian học thêm được tính trong phạm vi 8 giờ học tập của người học”.

Theo ông Tùng, đề xuất trên hoàn toàn có thể thực hiện được trong bối cảnh Quốc hội đang bàn về luật Nhà giáo, theo lời của Tổng Bí thư Tô Lâm: “Chúng ta chắc không có luật về trò, nhưng đã nói đến thầy, phải có trò, và trong luật phải giải quyết được thật tốt mối quan hệ rất quan trọng thầy – trò”.

ĐƯA DẠY THÊM VÀO DANH MỤC KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN

PGS Chu Cẩm Thơ, Viện Khoa học Giáo dục VN, cho rằng: “Chúng ta dễ dàng nhận ra dạy thêm thực sự có ảnh hưởng rất lớn đến toàn xã hội. Nếu dựa vào những tiêu chí ảnh hưởng đến an sinh như sự phổ biến của ngành nghề, sự phát triển của nguồn nhân lực… thì chúng ta sẽ thấy dạy thêm thực sự là ngành nghề đặc biệt.

Coi dạy thêm là nghề đặc biệt?- Ảnh 2.

“Giáo dục vị thi cử” dẫn đến tình trạng học sinh đầu tắt mặt tối học suốt ngày: học ở trường, làm bài tập ở nhà, học thêm ngoài nhà trường

Do đó, việc đưa dạy thêm vào danh mục kinh doanh có điều kiện sẽ giúp kiểm soát tốt hơn các trung tâm dạy thêm, ngăn chặn tình trạng chạy đua điểm số, dạy thêm quá tải, gây áp lực cho HS, cho cả GV”.

PGS Chu Cẩm Thơ cho rằng các đơn vị cung cấp dịch vụ dạy thêm cần phải hoạt động chuyên nghiệp, đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng giảng dạy, cơ sở vật chất, đội ngũ GV, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc, phối hợp, môi trường học tập lành mạnh, an toàn cho HS. Những việc này sẽ góp phần đảm bảo chất lượng giáo dục. Khi được quản lý như một danh mục kinh doanh có điều kiện, việc quản lý hoạt động dạy thêm sẽ chặt chẽ. Việc đưa dạy thêm vào danh mục kinh doanh có điều kiện sẽ giúp minh bạch hóa thông tin về các đơn vị cung cấp dịch vụ dạy thêm, giúp phụ huynh, HS, GV dễ dàng lựa chọn và so sánh, ngăn chặn hoạt động dạy thêm trái phép, không đảm bảo chất lượng.

Đặc biệt, PGS Chu Cẩm Thơ nêu quan điểm, việc đưa dạy thêm vào danh mục kinh doanh có điều kiện sẽ giúp phân biệt giữa dạy thêm và hoạt động bổ trợ kiến thức tại trường học. Điều này quan trọng trong thực tế hiện nay, khi ranh giới giữa hai hoạt động này mập mờ, khiến không ít nhà trường, tổ chức giáo dục không thực sự làm tốt vai trò, sứ mệnh giáo dục của mình, khiến việc lạm dụng dạy thêm xảy ra. Việc ủng hộ đưa dạy thêm vào danh mục kinh doanh có điều kiện đặt ra cả vấn đề quản lý nhu cầu học thêm và năng lực dạy thêm.

Đối tượng của dạy thêm là HS, phần lớn là những người còn đang ở độ tuổi chịu sự giám hộ, chưa độc lập, chưa tự chủ, chưa thể xác định rõ nhu cầu học thêm của họ. Người tham gia dạy thêm cũng có sự đặc thù, khi ở nước ta hầu hết là những GV đang tham gia giáo dục chính khóa.

Cần quy định rõ về dạy thêm trong luật Nhà giáo

Ông Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT), nêu thực tế dạy thêm chưa được quy định rõ ràng trong dự thảo luật Nhà giáo, và đây là một điểm gây tranh cãi. “Tôi cho rằng không nên coi dạy thêm là một hoạt động nghề nghiệp chính thức của GV phổ thông vì nó có thể dẫn đến nhiều hệ lụy. Điều đó không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực đến HS mà còn làm suy giảm lòng tin của xã hội đối với đội ngũ nhà giáo. Khi dạy thêm trở thành một hoạt động chính thức mà không được kiểm soát chặt chẽ, nó có thể tạo ra sự bất bình đẳng giữa các HS có khả năng chi trả cho việc học thêm và những em không thể”.

Ông Vinh dẫn kinh nghiệm của những quốc gia như Hàn Quốc và Singapore với những mô hình hỗ trợ học tập ngoài giờ rất thành công, nơi GV có thể dạy thêm hợp pháp và có tổ chức, nhưng không được phép dạy HS của chính lớp mình để tránh xung đột lợi ích. Vì vậy, nếu VN quyết định đưa dạy thêm vào phạm vi hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo, cần phải có các quy định chặt chẽ, minh bạch về điều kiện thực hiện và đảm bảo rằng dạy thêm không ảnh hưởng đến chất lượng dạy học chính khóa. Điều này sẽ giúp dạy thêm trở thành một hoạt động bổ ích, có lợi cho HS mà không gây ra bất công. Ông Vinh cũng đề nghị, dự thảo luật Nhà giáo cần quy định về dạy thêm trong giáo dục phổ thông ở từng cấp học.

Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương), có một bộ phận GV đặt nặng vấn đề dạy thêm, học thêm để có thêm thu nhập, việc này một phần liên quan đến tiền lương của nhà giáo. Vậy, để chống dạy thêm, học thêm biến tướng tràn lan, thì cải thiện thu nhập cho GV cũng là một giải pháp. Ngoài ra, việc ép buộc dạy thêm, học thêm liên quan đến đạo đức nhà giáo, cần có giải pháp nâng cao đạo đức nhà giáo, giải quyết dứt điểm vấn đề này.




Nguồn: https://thanhnien.vn/coi-day-them-la-nghe-dac-biet-185241128224132219.htm

Cùng chủ đề

Dạy thêm, học thêm là nhu cầu có thật, vấn đề là quản lý ra sao

Không thể phủ nhận dạy thêm, học thêm là nhu cầu có thật trong thực tế: Học sinh đi học thêm để thi cử; phụ huynh muốn con học thêm vì có nơi gửi con; giáo viên muốn dạy thêm vì có thêm...

Giáo dục hiện đại và câu chuyện dạy thêm, học thêm

Nhiều người cho rằng dạy thêm, học thêm là nhu cầu tất yếu xuất phát từ chính bản thân học sinh nhằm đáp ứng việc học tập và nâng cao kiến thức.

Khung chính sách và pháp lý quốc tế dành cho nhà giáo hướng tới các đề xuất cho Việt Nam

Trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực xây dựng Luật Nhà giáo, lần đầu tiên, Hội thảo tham vấn quốc gia theo hình thức trực tiếp và trực tuyến về Khung chính sách và pháp lý dành cho nhà giáo trong bối cảnh toàn cầu hóa: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam đã được tổ chức.

‘Nhà giáo cần không gian, môi trường làm việc chứ không chỉ tiền lương’

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng, để thu hút và phát triển đội ngũ nhà giáo, chính sách không phải chỉ tiền lương mà còn là điều kiện làm việc, không gian sáng tạo, môi trường văn hóa học đường… để họ có thể sống được bằng nghề, giữ được phẩm chất. Bộ GD-ĐT phối hợp với UNESCO tổ chức hội thảo “Khung chính sách và pháp lý đối với nhà giáo trong bối cảnh toàn cầu hóa - Kinh...

Thúc đẩy vai trò và vị thế của nhà giáo qua khung chính sách

Việt Nam đã và đang nỗ lực trong quá trình sửa đổi và củng cố các chính sách dành cho nhà giáo thông qua việc đề xuất xây dựng Luật Nhà giáo.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thời điểm chín muồi để tinh gọn bộ máy

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định bộ máy quá cồng kềnh, chồng chéo đang kìm hãm sự phát triển. Không tinh gọn, đất nước sẽ không phát triển được. Cách mạng tinh gọn bộ máy Phát biểu tại Quốc hội (QH) hồi cuối tháng 10 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm dẫn câu chuyện: Chỉ một vấn đề là cát, đá, sỏi lòng sông mà Bộ GTVT thì bảo: khai thác cát, đá, sỏi lòng sông giúp khơi thông luồng lạch,...

Quần âu giúp nàng tự tin thể hiện phong thái chuyên nghiệp

Với sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ tối giản và thanh thoát, những chiếc quần âu cùng...

Bài đọc nhiều

Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Ngày 23/11, chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, phối hợp cùng Tập đoàn ITL, đã tổ chức lễ trao tặng sách, học bổng và mũ chống tia cực tím tại Trường Tiểu học Chansavang, huyện Sikhodtabong, thủ đô Vientaine, Lào. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình lan tỏa tri thức và xây dựng văn hóa đọc vượt biên giới của Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ.

Phát động cuộc thi viết chữ đẹp miễn phí cho học sinh cả nước

Công ty cổ phần Tiền Phong phối hợp cùng Công ty TNHH Thanh Chương (Vpp Eras) và Câu lạc bộ Chữ đẹp Việt vừa chính thức phát động cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2. Đây là sân chơi dành cho học sinh tiểu học trên cả nước, nhằm khuyến khích các em rèn luyện viết chữ đẹp, góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.Cuộc thi năm nay...

Lương thấp, có giáo viên bỏ nghề đi làm công nhân khu công nghiệp

'Mặc dù chi tiêu rất tằn tiện nhưng chưa hết tháng đã hết lương... Nhiều thầy, cô giáo trẻ đôi lúc lúc dao động muốn chuyển nghề, thậm chí là đi làm công nhân ở các khu công nghiệp lương sẽ cao hơn...

Hệ thống Trường liên cấp Newton – 15 năm xây dựng Hình mẫu giáo dục tiên tiến

Những thành tích Hệ thống Trường liên cấp Newton đạt được 15 năm qua không chỉ ghi dấu ấn về đổi mới giáo dục, mà còn tạo sự lan tỏa mạnh mẽ tinh thần hội nhập quốc tế. 15 năm “vàng son” của Hệ thống trường liên cấp Newton  Hệ thống Trường liên cấp Newton vừa tổ chức lễ kỷ niệm 15 năm thành lập. Tại buổi lễ, nhà giáo Hoàng Thị Mận - Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Newton...

Hệ thống liên cấp Newton: 15 năm khẳng định hình mẫu về giáo dục tiên tiến

Lễ kỷ niệm 15 năm thành lập Hệ thống Trường liên cấp Newton được tổ chức tại Cung thi đấu Điền kinh trong nhà (Mỹ Đình) với sự tham dự của các đại biểu đại diện Bộ GD&ĐT, Bộ, ban, ngành Trung ương.Đại diện ngành giáo dục Hà Nội có Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương; các đơn vị, phòng, ban thuộc Sở, quận Bắc Từ Liêm, huyện Thanh Oai cùng đông đảo khách mời...

Cùng chuyên mục

Sinh viên Duy Tân giành giải nhất cuộc thi công nghệ chế biến

Nhóm sinh viên Đại học Duy Tân đã giành giải nhất bảng “Các đề tài và giải pháp công nghệ trong chế biến” tại chung kết cuộc thi “Công nghệ chế biến sau thu hoạch” 2024. ...

Có giảm quyền lợi cho thí sinh, gây áp lực cho các trường?

Một số trường đại học đã cho rằng việc khống chế xét tuyển sớm xuống còn 20% khiến thí sinh bị mất quyền lợi và các trường khó khăn trong tuyển sinh. ...

Công ty du học ‘chui’ mời người nước ngoài đến tư vấn khách hàng

TPO - Công ty TNHH Du học định cư DSS (DSS Việt Nam) đến thời điểm này vẫn chưa được Sở GD&ĐT TPHCM cấp phép hoạt động trở lại trong lĩnh vực tư vấn du học nhưng vẫn ngang nhiên hoạt động, tổ chức phỏng vấn giữa khách hàng có nhu cầu với chủ doanh nghiệp nước ngoài… TPO - Công ty TNHH Du học định cư DSS (DSS Việt Nam) đến thời điểm này vẫn chưa được Sở...

Nhiều người tranh cãi: ‘Sấp sỉ’ hay ‘xấp xỉ’?

Dù là cụm từ quen thuộc, thường được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày nhưng khi được hỏi, nhiều người lại băn khoăn, phân vân không biết sấp sỉ - xấp xỉ mới đúng chính tả.Trong Tiếng Việt, từ này mang nghĩa gần như ngang bằng, chỉ hơn kém nhau chút ít, thường được sử dụng để so sánh giữa những sự vật, sự việc, con người với nhau. Vậy theo bạn đâu mới là từ đúng? Hãy...

Việt Nam là đối tác quan trọng, ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Nga

Hiện có hơn 3.000 sinh viên Việt Nam đang theo học tại các trường đại học ở Nga. Hàng năm, Nga trao tặng cho Việt Nam 1.000 suất học bổng (chỉ xếp sau Belarus).

Mới nhất

Ông Putin cảnh báo tấn công Kiev bằng tên lửa siêu thanh mới

Theo Kiev, mới đây, Nga bắn hơn 90 tên lửa và khoảng 100 máy bay không người lái trong cuộc tấn công vào lưới điện Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi đồng minh phản ứng cứng rắn với Nga.Tổng thống Vladimir Putin cho biết cuộc ném bom mới nhất là "phản ứng" đối với cuộc...

Sinh viên Duy Tân giành giải nhất cuộc thi công nghệ chế biến

Nhóm sinh viên Đại học Duy Tân đã giành giải nhất bảng “Các đề tài và giải pháp công nghệ trong chế biến” tại chung kết cuộc thi “Công nghệ chế biến sau thu hoạch” 2024. ...

Vì sao phải phạt ngân hàng nếu ép khách vay tiền mua bảo hiểm?

(NLĐO) - Nếu các ngân hàng gắn sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ có thể bị phạt...

Có giảm quyền lợi cho thí sinh, gây áp lực cho các trường?

Một số trường đại học đã cho rằng việc khống chế xét tuyển sớm xuống còn 20% khiến thí sinh bị mất quyền lợi và các trường khó khăn trong tuyển...

Mới nhất