Trang chủNewsNhân quyềnCỏ vuông tôm xuất ngoại và chuyện ai cũng được làm việc

Cỏ vuông tôm xuất ngoại và chuyện ai cũng được làm việc


Gần hai năm nay, cỏ năn tượng, một loại cỏ vốn mọc hoang tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã giúp tăng thu nhập cho người dân bản địa theo cách thức phù hợp với năng lực và điều kiện thời gian của họ.

Hợp tác xã Lanh Trắng cùng phụ nữ Sà Phìn “dệt” cuộc sống ấm no
Plan International Việt Nam cùng thanh niên dân tộc thiểu số Hà Giang thoát nghèo

“Có thu nhập và được làm việc”

Đó là điều mà ông Nguyễn Văn Toàn, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) MCF Mỹ Qưới, ấp Mỹ Tây A, xã Mỹ Quới, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng đúc rút về niềm phấn khởi của người dân nơi đây khi tham gia nhận việc đan giỏ từ nguyên liệu là cỏ năn tượng. Tại vùng quê này, đại đa số thanh niên trai tráng đều tìm đường lên các đô thị lớn làm việc, ở nhà chỉ còn lại người trung tuổi, không còn phù hợp với công việc lao động tay chân nặng nhọc, phụ nữ và trẻ nhỏ. Đã có một thời gian dài, dù bà con muốn lao động nhưng không tìm được công việc phù hợp.

Thu hoạch cỏ năn tượng làm nguyên liệu sản xuất đồ gia dụng. Ảnh MCF
Thu hoạch cỏ năn tượng làm nguyên liệu sản xuất đồ gia dụng. (Ảnh: MCF)

“Người dân muốn tham gia làm sản phẩm cho HTX sẽ đến trụ sở học kỹ thuật và nhận nguyên liệu về làm. Với mỗi sản phẩm đạt chất lượng, người dân sẽ được trả 20.000 – 30.000 đồng, trung bình một ngày người dân có thể có thu nhập 80.000 – 100.000 đồng. Nếu bà con muốn tham gia đan giỏ hay làm các sản phẩm từ cỏ năn tượng nhưng không có điều kiện tới trụ sở HTX để học kỹ thuật đan, HTX sẽ cử người xuống từng xóm hướng dẫn”, ông Nguyễn Văn Toàn cho biết.

Không chỉ vậy, HTX MCF Mỹ Qưới lo hoàn toàn về nguồn nguyên liệu và bao tiêu toàn bộ sản phẩm đạt chuẩn chất lượng mà bà con đan được. Thu nhập của từng hộ phụ thuộc vào thời gian họ bỏ ra cho công việc và kể cả với những người đã có công việc cố định, họ vẫn có thể kiếm tham gia vào thời gian rảnh rỗi của mình. Chẳng thế mà chỉ sau hơn 2 năm hoạt động, đã có khoảng 400 hộ dân địa phương làm việc dưới sự quản lý của HTX.

Lựa chọn mô hình sinh kế này không phải một câu chuyện ngẫu nhiên. Trước kia cỏ năn tượng được coi là cỏ dại, người dân cắt và bỏ đi. Khi loại cỏ này trở thành nguyên liêu đan giỏ, người nuôi tôm trồng thêm cỏ năn tượng, vừa giúp làm sạch nước, tạo thêm oxy và môi trường sinh sống thích hợp cho con tôm, con cua, vừa tạo thêm một nguồn thu nhập cho người nuôi. Với cỏ dại mọc ở những vuông tôm bỏ hoang, những người không có việc làm xin phép chủ ruộng để cắt, phơi và bán cho HTX.

Tăng thu nhập trên cơ sở bảo tồn tài nguyên

Được thành lập vào cuối năm 2021 nhưng chính thức hoạt động từ tháng 2/2022, mỗi tuần HTX MCF Mỹ Qưới xuất đi khoảng 1.700 sản phẩm. Trong năm 2022, HTX xuất đi khoảng 30.000 sản phẩm. Trung tâm điều phối của Quỹ Bảo tồn Mekong MCF nhận sản phẩm từ HTX và cung cấp cho một doanh nghiệp chuyên về xuất khẩu đồ gia dụng sang Mỹ, Úc, châu Âu.

Thu hoạch cỏ năn tượng làm nguyên liệu sản xuất đồ gia dụng. Ảnh MCF
TS Dương Văn Ni, Giám đốc Quỹ Nghiên cứu và Bảo tồn Mekong MCF (thứ 3 từ bên trái sang) và ông Nguyễn Văn Toàn, Giám đốc HTX MCF Mỹ Qưới (ngoài cùng bên phải) tiếp đoàn khách tham quan mô hình.

Mô hình HTX MCF Mỹ Qưới nằm trong Sáng kiến Tạo sinh kế bền vững thông qua cây trồng thích ứng với khí hậu, trị giá 1,1 triệu đô la Úc được tài trợ bởi Chính phủ Úc trong giai đoạn 2023-2025. Quỹ Bảo tồn Mekong MCF là đối tác chính của sáng kiến này, cung cấp việc quản lý tổng thể, bao gồm giám sát và đánh giá. Chương trình phát triển Làng nghề nông thôn của Quỹ MCF nhằm mục tiêu tăng thu nhập cho người tham gia; sử dụng hiệu quả 5 nguồn vốn sinh kế (môi trường, con người, tài chính, hạ tầng, và xã hội); xây dựng nội lực cho cộng đồng để họ chủ động thích ứng với mọi thay đổi (thị trường, thiên tai, dịch bệnh và biến đổi khí hậu) và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa bản địa.

Trao đổi với báo chí, Tiến sĩ Dương Văn Ni, Giám đốc MCF ví cỏ năn tượng như “của trời cho”, đặc biệt là khả năng thích ứng với vùng sinh thái mặn – lợ. Theo ông, thực tế cho thấy năn tượng tạo nên môi trường sinh thái thuận lợi, là nguồn thức ăn tự nhiên giúp tôm, cua phát triển nhanh, giảm dịch bệnh.

Loài cây này được kỳ vọng là hướng đi mới cho bán đảo Cà Mau – vùng đất cực Nam rộng khoảng 1,6 triệu ha, gồm thành phố Cần Thơ, các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và một phần của Kiên Giang. Theo Tiến sĩ Ni, trồng cỏ năn tượng là mô hình hoàn toàn dựa vào thiên nhiên, đặc biệt là không tạo ra xung đột với sản xuất hiện tại của người dân.

Nói về Chương trình phát triển Làng nghề nông thôn, Tiến sĩ Ni cho biết, những HTX trong Chương trình chỉ được thành lập khi cộng đồng đủ mạnh. HTX tự chủ hoàn toàn về tài chính nhưng được hỗ trợ nguồn nhân lực và kế hoạch sản xuất.

“Hiện giờ chúng tôi mới ổn định mặt hàng tiểu thủ công nghiệp. Sắp tới còn nhiều sản phẩm khác, tuỳ thuộc vào điều kiện sản xuất và con người của từng địa phương”, ông nói.





Nguồn

Cùng chủ đề

Vì sao giá sầu riêng trái vụ tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục tăng cao?

Hiện nay mùa sầu riêng tại Đắk Lắk đã kết thúc. Nhà vườn tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang bước vào thu hoạch nên giá sầu riêng dự kiến cũng sẽ tăng. Sầu riêng trái vụ tăng giá mạnh Trên thị trường nội địa, giá sầu riêng hôm nay 8/11 neo ở mức cao đối với hàng loại đẹp xuất khẩu khi nguồn cung khan hiếm. Giá sầu riêng trái...

Giá lúa gạo hôm nay 8/11/2024: Giá lúa tăng, giảm trái chiều 100

Giá lúa gạo hôm nay 8/11/2024 tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tăng với mặt hàng gạo. Giá lúa tăng, giảm trái chiều 100 - 300 đồng/kg. Giá lúa gạo hôm nay ngày 8/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tăng, giảm trái chiều với mặt hàng lúa. Giá lúa tăng, giảm 100 - 300 đồng/kg. Giá gạo tăng nhẹ 50 - 100 đồng/kg. Cập nhật từ Sở Nông...

Tỉnh nào nước ta trùng với tên một dòng sông?

Đây là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có tên trùng với tên của một dòng sông. ...

Giá lúa gạo hôm nay 7/11/2024: Giá lúa tăng 300 đồng/kg; giá gạo giảm 50

Giá lúa gạo hôm nay 7/11/2024 tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tăng với mặt hàng lúa. Giá lúa tăng 300 đồng/kg. Giá gạo giảm nhẹ 50 - 100 đồng/kg. Giá lúa gạo hôm nay ngày 7/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tăng với mặt hàng lúa. Giá lúa tăng 300 đồng/kg. Giá gạo giảm nhẹ 50 - 100 đồng/kg. Cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát...

Giá gạo giảm 50 đồng/kg, giá lúa đi ngang

Giá lúa gạo hôm nay 6/11/2024 tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ổn định với mặt hàng lúa. Giá gạo giảm nhẹ 50 đồng/kg. Giá lúa gạo hôm nay ngày 6/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ổn định với mặt hàng lúa. Giá gạo giảm nhẹ 50 đồng/kg. Cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho biết, giá lúa hôm nay...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trồng rừng tín chỉ carbon: cùng nước bạn Lào phát triển kinh tế xanh bền vững

Trên mảnh đất Mahãhay của đất nước bạn Lào từng chịu nhiều thiệt hại do suy thoái rừng, dự án trồng rừng do Việt Nam triển khai đã khởi động hành trình tái sinh hệ sinh thái và bảo vệ sinh kế của người dân. Với mỗi cánh rừng xanh trở lại, người dân nơi đây không chỉ được cải thiện thu nhập mà còn tự hào vì đã góp phần bảo vệ môi trường bền vững. ...

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ. Tại buổi làm việc đoàn đã lắng nghe, trao đổi...

Đoàn kiểm tra Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ làm việc tại Kiên Giang

Ngày 8/11, Đoàn kiểm tra liên ngành của Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Thị Hà làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang. Những năm qua Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Kiên Giang đã quan tâm công tác bình đẳng giới, hoạt động vì sự tiến bộ của...

Người dân 3 xã biên giới ở Nghệ An vui ngày Hội đại đoàn kết toàn dân tộc

Nhân kỷ niệm 94 năm ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024), tại nhiều bản biên giới ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đã diễn ra nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, với nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao đầy ý nghĩa, thiết thực, thắm tình đoàn kết quân dân. Tại các bản: Ta Đo (xã Mường Típ), Noọng Hán (xã Đoọc Mạy),...

Tăng cường giao lưu nhân dân giữa Hà Nội với các địa phương của Argentina

Đại sứ Marcos Antonio Bednarski bày tỏ mong muốn tổ chức sự kiện về nhảy Tango tại Hà Nội để thế hệ trẻ Việt Nam có thể hiểu hơn về văn hóa của Argentina. Đại sứ cũng gợi ý, bộ môn bóng đá là một điểm mạnh của Argentina, qua đó có thể triển khai một chương trình hợp tác kỹ thuật cho bóng đá Việt Nam. Ngày 8/11, tại Hà Nội, Chủ tịch UBND...

Bài đọc nhiều

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và tặng sách cho học sinh ở xã biên giới tỉnh Nghệ An

Ngày 05/11, Đồn Biên phòng Hạnh Dịch phối hợp với Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Hạnh Dịch (xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh lớp 9 và trao tặng cho nhà trường 100 đầu sách. Tại buổi tuyên truyền, các báo cáo viên của Đồn Biên phòng Hạnh Dịch đã tuyên...

Giồng Riềng (Kiên Giang): dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mang lại ý nghĩa thiết thực

Chiều 5/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo UBND huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), các sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND 3 xã: Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú,...

Cùng chuyên mục

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ. Tại buổi làm việc đoàn đã lắng nghe, trao đổi...

Đoàn kiểm tra Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ làm việc tại Kiên Giang

Ngày 8/11, Đoàn kiểm tra liên ngành của Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Thị Hà làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang. Những năm qua Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Kiên Giang đã quan tâm công tác bình đẳng giới, hoạt động vì sự tiến bộ của...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Mới nhất

4 loại trái cây vừa tăng cường miễn dịch, vừa giảm mỡ máu

Cơ thể không thể khỏe mạnh nếu thiếu trái cây trong chế độ ăn hằng ngày. Một số loại trái cây không những...

Kỷ nguyên mới: Định hướng chiến lược về cải tiến phương thức lãnh đạo của Đảng

Trong chuyên đề về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ngày 31/10/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao đổi về 7 định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, trong đó có định hướng chiến lược về cải tiến phương thức lãnh đạo...

Chỉ huy Ukraine tháo lui; Kiev tấn công đoàn thiết giáp Nga gần Selydove

Chỉ huy Ukraine tháo lui; Kiev tấn công đoàn thiết giáp Nga gần Selydove... là những thông tin chú ý chiến sự Nga - Ukraine sáng ngày 9/11. UAV Nga tấn công dữ dội vào Kiev, hàng loạt khu vực rung chuyển Tình hình chiến sự 1 tuần qua...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại Trung Quốc

Theo đặc phái viên TTXVN, tối 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tới Trung Quốc dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, Hội nghị cấp cao Chiến lược...

Mới nhất