Trang chủChính trịNgoại giaoCó thể sử dụng tới 4 tỷ Euro, Euroclear vẫn lăn tăn;...

Có thể sử dụng tới 4 tỷ Euro, Euroclear vẫn lăn tăn; Moscow cứng rắn


Ngày 15/2, Financial Times đưa tin, bà Lieve Mostrey, Giám đốc điều hành của Euroclear – công ty dịch vụ tài chính có trụ sở tại Bỉ – chỉ trích kế hoạch G7 sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga để viện trợ và tái thiết Ukraine.

Tài sản Nga..
Việc sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga để tái thiết Ukraine có vẻ hấp dẫn nhưng có ảnh hưởng rất lớn. Ảnh minh họa. (Nguồn: FT)

Bà Mostrey cho rằng, ý tưởng nói trên của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) gần giống với một hình thức tịch thu tài sản gián tiếp và làm tăng sự phức tạp của việc sử dụng tài sản của thực thể khác làm tài sản thế chấp.

Giám đốc điều hành Euroclear nhấn mạnh hơn nữa những tác động tiềm tàng của những hành động như vậy đối với hệ sinh thái tài chính rộng lớn hơn, đặc biệt liên quan đến niềm tin vào Euroclear, thị trường vốn châu Âu và đồng Euro như một loại tiền tệ.

“Tôi tin tưởng rằng sự thận trọng, hợp lý sẽ chiếm ưu thế”, bà nêu quan điểm.

Phương Tây đang tiến gần hơn đến việc thu giữ khoảng 300 tỷ USD dự trữ của Ngân hàng Trung ương Nga (CBR). Phía Mỹ đã thúc đẩy việc tịch thu toàn bộ số tiền và trao cho Ukraine, đồng thời thông qua luật có hiệu lực vào tháng 12.

Tuy nhiên, châu Âu tỏ ra miễn cưỡng hơn rất nhiều. Một số quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) nhiều lần bày tỏ lo lắng về những thiệt hại sẽ gây ra cho hệ thống ngân hàng châu Âu và niềm tin của giới đầu tư vào đồng Euro.

Hiện tại, có khoảng 2/3 số tiền bị đóng băng là ở châu Âu, với phần lớn được đầu tư vào tài sản do Euroclear nắm giữ.

Brussels đã đưa ra nhiều thỏa hiệp khác nhau. Ngày 12/2, Hội đồng châu Âu (EC) lệnh cho tất cả ngân hàng, tổ chức tài chính nắm giữ tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga từ 1 triệu Euro (1,08 triệu USD) trở lên phải giữ số tiền lãi tích lũy sau các biện pháp trừng phạt của EU trong các tài khoản riêng biệt.

EC đồng thời cấm các tổ chức trên xử lý bất kỳ khoản lãi hoặc lợi nhuận nào từ các tài sản bị phong tỏa của Moscow.

Các quan chức Brussels giải thích, động thái này mở đường cho Hội đồng ra quyết định về việc thiết lập một khoản đóng góp tài chính cho ngân sách EU từ khoản lãi này để hỗ trợ Kiev trong giai đoạn hiện nay cũng như trong quá trình phục hồi và tái thiết sau này.

Kế hoạch này được cho là sẽ giữ nguyên nguyên tắc và tài sản của CBR.

Euroclear cho hay, số tiền thu được ước tính lên tới hơn 4 tỷ Euro mỗi năm. Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba đã ngay lập tức hoan nghênh quyết định, đồng thời kêu gọi những nước ủng hộ tiến xa hơn.

Một đề xuất khác của châu Âu nhằm khai thác nguồn vốn gốc hiện đang được thảo luận là sử dụng tài sản bị phong tỏa làm tài sản thế chấp.

Dù vậy, bà Mostrey vẫn bày tỏ sự hoài nghi về khả năng phản ứng của CBR đối với các biện pháp như vậy.

Tờ Foreign Policy cũng nhận thấy, việc sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga để tái thiết Ukraine có vẻ hấp dẫn nhưng có ảnh hưởng rất lớn. Đóng băng, thu giữ các khoản dự trữ của CRB đi kèm với những tác động về kinh tế, tài chính và địa chính trị cần được cân nhắc kỹ lưỡng.

Phản ứng về các đề xuất của EU, ngày 14/2, chính phủ Nga cảnh báo sẽ có hành động pháp lý phù hợp nếu phương Tây tịch thu tài sản của nước này.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitri Peskov tuyên bố, việc tịch thu tài sản thuộc về nước khác bằng cách này hay cách khác đều sẽ có tác động đến nền kinh tế thế giới.

Ông đồng thời cảnh báo, Nga sẽ đáp trả bằng hành động pháp lý: “Lập trường của Nga rất đơn giản và rõ ràng. Phương Tây đang tìm cách chiếm đoạt tài sản của Nga. Đây là một nỗ lực hòng xâm phạm tài sản riêng và là bất hợp pháp. Nga sẽ đáp trả bằng hành động pháp lý phù hợp tất cả những ai tham gia vào việc đưa ra và thực hiện các quyết định đó.

Chúng tôi đã nhiều lần nói rằng các quyết định trưng thu tài sản thuộc sở hữu của người khác sẽ ảnh hưởng đến luật pháp, triển vọng phát triển kinh tế và môi trường đầu tư nói chung. Điều này có thể trở thành một cú sốc nghiêm trọng đối với những trụ cột của nền kinh tế thế giới”, người phát ngôn Điện Kremlin nhấn mạnh.





Nguồn

Cùng chủ đề

Tình thế “bên miệng hố chiến tranh”, nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường. Cùng với các đòn tiến công mạnh mẽ trên thực địa, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III. Điều gì sẽ xảy ra?

‘Ly hôn’ khí đốt Nga, tác động từ chính quyền Trump 2.0, con đường đối phó khủng hoảng năng lượng của EU không trải...

Mặc dù EU đã phản ứng nhanh chóng và sáng tạo đối với cuộc khủng hoảng năng lượng do xung đột ở Ukraine gây ra, nhiên liệu của Nga vẫn tìm được đường đến châu Âu, giữa vòng vây lệnh trừng phạt.

Israel muốn Mỹ trừng phạt ICC, Moscow cảnh báo tấn công “trung tâm ra quyết định” ở Kiev, Pakistan đẩy mạnh xuất khẩu vũ...

Đức triệu Đại sứ Nga liên quan đến trục xuất nhà báo, Hezbollah cáo buộc Israel vi phạm thỏa thuận ngừng bắn, Trung Quốc và Ấn Độ nỗ lực bình thường hóa quan hệ, Tổng thống Mỹ đắc cử chọn đặc phái viên về Nga-Ukraine… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Nga sắp cạn kiệt kiên nhẫn vì đòn đánh của Ukraine, chuẩn bị trút “cơn thịnh nộ” khiến cả Mỹ cũng phải run rẩy?

Ngày 27/11, Ngoại trưởng Sergei Lavrov đã đưa ra cảnh báo nghiêm khắc về việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS của Mỹ để tấn công sâu vào lãnh thổ đất nước Nga.

Tình báo Nga chỉ rõ Anh và Mỹ, nhắc đến khủng bố quốc tế

Người đứng đầu Cơ quan Tình báo đối ngoại Nga (SVR) Sergey Naryshkin cho hay, các cơ quan tình báo Mỹ và Anh đã tham gia vào vụ phá hoại đường ống Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) 1 và 2.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trung Quốc tố Mỹ chính là mối đe dọa lớn nhất với an ninh toàn cầu

Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 21/12 đã lên án báo cáo gần đây của Lầu Năm Góc về sự phát triển nhanh chóng của quân đội Trung Quốc, cho rằng chính Washington đang phát triển chiến lược quân sự ngày càng mang tính đối đầu và là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh toàn cầu.

Giá vàng nhẫn ‘vượt mặt’ vàng miếng, dự báo thời điểm chạm 3.000 USD/ounce, triển vọng 2025 lạc quan phơi phới

Giá vàng hôm nay 22/12/2024, giá vàng nhẫn tăng mạnh mẽ, vượt qua vàng miếng; thị trường thế giới xanh sàn. Ông Trump lãnh đạo nước Mỹ, nhu cầu tăng vọt từ các thị trường mới nổi và rủi ro địa chính trị đang dẫn dắt triển vọng giá vàng 2025.

Thủ tướng Ấn Độ khởi động chuyến thăm lịch sử đến Kuwait

“Tôi đến Kuwait trong sự chào đón nồng nhiệt.

Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 145.000 – 146.200 đồng/kg.

Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật...

Trưởng Phái đoàn Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tại Việt Nam Kendra Rinas nhấn mạnh, Việt Nam nằm trong số rất ít các nước có kế hoạch toàn quốc triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM).

Bài đọc nhiều

Chuyên gia phương Tây chỉ ra “điểm yếu chí tử” của Tổng thống Nga Putin

Bình luận về tình hình kinh tế Nga hiện nay, chuyên gia người Áo, ông Gabriel Felbermayr, Giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế Áo (WIFO) cho rằng, mặc dù tương đối ổn định trong hiện tại, nhưng kinh tế Nga dự kiến ​​sẽ gặp phải những vấn đề đáng kể trong dài hạn.

Giá vàng “hóng” Fed để quyết hướng đi, đường đến mốc 3.000 USD đã hẹp hơn

Giá vàng hôm nay 19/12/2024 tại thị trường thế giới đi ngang khi thị trường tập trung sự chú ý vào quyết định chính sách tiền tệ. Vàng trong nước biến động thất thường. Chuyên gia đánh giá, triển vọng của kim loại quý vẫn chưa hoàn toàn chuyển sang xu hướng giảm.

Giá cà phê tăng mạnh, khó dự báo về vụ 2025/26, thị trường sẽ lên hay xuống?

Đối với thị trường cà phê robusta, hoạt động thu hoạch tại Việt Nam đang là tâm điểm chú ý. Mặc dù tổng sản lượng vụ 2024/25 dự kiến giảm so với vụ trước, nguồn cung mới vẫn được kỳ vọng sẽ góp phần cân bằng thị trường trong thời gian tới.

Thế giới tăng nhẹ; chiều nay, trong nước sẽ tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay 19/12, thế giới tăng nhẹ. Do giá xăng dầu thế giới tuần trước tăng mạnh và những ngày qua giảm nhẹ nên giá xăng dầu trong nước nhiều khả năng sẽ đồng loạt tăng.

Nga sẽ “tung” thêm LNG ra thị trường thế giới, châu Âu cần mặt hàng này?

Ngày 19/12, phát biểu tại cuộc họp báo lớn cuối năm và giao lưu trực tiếp với người dân, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho hay, nước này sẽ tăng thị phần khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) trên thị trường quốc tế.

Cùng chuyên mục

Ngoại giao văn hóa: 2024 là năm “bội thu” của ngoại giao văn hóa Việt Nam

Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa. Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, ông Lăng Đức Quyền (Ling Dequan), nhà nghiên cứu Trung Quốc về các vấn đề Việt Nam, khẳng định năm 2024 là "một năm bội...

Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 145.000 – 146.200 đồng/kg.

Giá vàng nhẫn ‘vượt mặt’ vàng miếng, dự báo thời điểm chạm 3.000 USD/ounce, triển vọng 2025 lạc quan phơi phới

Giá vàng hôm nay 22/12/2024, giá vàng nhẫn tăng mạnh mẽ, vượt qua vàng miếng; thị trường thế giới xanh sàn. Ông Trump lãnh đạo nước Mỹ, nhu cầu tăng vọt từ các thị trường mới nổi và rủi ro địa chính trị đang dẫn dắt triển vọng giá vàng 2025.

Mỹ “chơi lớn” chi gần 7 tỷ USD hỗ trợ các nhà sản xuất chip bán dẫn

Để mở rộng sản xuất chip bán dẫn nội địa, Bộ Thương mại Mỹ cho biết đang hoàn tất gói hỗ trợ gần 7 tỷ USD để xây dựng các nhà máy và cơ sở đóng gói, thử nghiệm chip.

Đoàn kiểm tra của Ban Bí thư làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao về thực hiện Kết luận 21 của...

Sáng nay 21/12, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Đoàn kiểm tra số 1477 của Ban Bí thư do đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao về kết quả lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, tổ chức thực hiện Kết luận số 21 của Ban Chấp hành Trung ương.

Mới nhất

Ngoại giao văn hóa: 2024 là năm “bội thu” của ngoại giao văn hóa Việt Nam

Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa. Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, ông Lăng Đức Quyền (Ling...

Quân đội nhân dân Việt Nam: Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang

80 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và chiến thắng, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn là lực lượng nòng cốt cùng toàn Đảng, toàn dân làm nên những chiến thắng vĩ đại. Bản chất cao đẹp, truyền thống hào hùng Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban...

Thương lái ồ ạt chốt đơn khủng sớm, nhiều nhà vườn ‘cạn’ quất bán Tết

Mặc dù còn hơn 1 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng tại thủ phủ trồng quất cảnh ở huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa), thương lái đã đến đặt mua cây từ trước với số lượng lớn, nhiều chủ vườn đã cạn hàng để bán. Huyện Triệu Sơn được xem là thủ phủ trồng quất cảnh của tỉnh Thanh...

Trung Quốc chậm mua hàng, giá một loại tinh bột của Việt Nam giảm sâu

Giá sắn đang có xu hướng giảm sâu do nhu cầu mua hàng từ các nhà máy của Trung Quốc rất chậm. ...

Mới nhất