Trang chủNewsThế giớiTình thế "bên miệng hố chiến tranh", nguy cơ Thế chiến III...

Tình thế “bên miệng hố chiến tranh”, nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường. Cùng với các đòn tiến công mạnh mẽ trên thực địa, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III. Điều gì sẽ xảy ra?

Vòng xoáy leo thang

Các bên liên tiếp tung ra đòn “ăn miếng trả miếng” khá nặng cân. Được bật đèn xanh, Ukraine nhiều lần phóng tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ, Anh cung cấp vào sâu lãnh thổ Nga. Tổng thống Ukraine kêu gọi phương Tây chi viện mạnh hơn để kết thúc thắng lợi xung đột với Nga vào năm 2025.

Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán
Nga sử dụng tên lửa Oreshnik để tấn công Ukraine, mô tả đây là loại tên lửa hiện đại, không thể bị đánh chặn.(Nguồn: Reuters)

Ngày 21/11, Nga lần đầu tiên phóng tên lửa siêu vượt âm (tốc độ Mach 10) Oreshnik, loại vũ khí công nghệ mới, “không thể bị đánh chặn” vào mục tiêu quân sự ở thành phố Dnipro. Trước đó, Tổng thống Vladimir Putin chính thức phê chuẩn sửa đổi học thuyết hạt nhân.

Moscow phản công chiếm lại 40% diện tích tỉnh Kursk, đặt quân Kiev vào tình thế bị vây ép, tiêu diệt bất cứ lúc nào. Đồng thời, đạt bước tiến kỷ lục trên chiến trường Ukraine. Chưa khi nào Nga hành động quyết liệt, tiến công dữ dội với tốc độ lớn như vậy.

NATO họp khẩn, bàn cách đối phó, đề xuất khuyến nghị các thành viên cung cấp mọi loại vũ khí cần thiết cho Ukraine. Mỹ hoàn thành bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa ở Bắc Ba Lan và sẵn sàng triển khai tên lửa ở Nhật Bản.

Mức căng thẳng tiếp tục được đẩy lên. Rộ tin Washington có thể cung cấp tên lửa chiến lược Tomahawk cho Kiev. Thậm chí có chuyên gia kiến nghị Mỹ chuyển giao vũ khí hạt nhân cho Ukraine!

Nga lập tức đáp trả mạnh mẽ, nói tên lửa Oreshik có thể được sử dụng với quy mô lớn hơn. Theo hãng thông tấn TASS, Moscow chuẩn bị đưa tên lửa xuyên lục địa “uy lực nhất thế giới” RS-28 có khả năng mang đầu đạn hạt nhân vào trực chiến. Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia Dmitry Medvedev tuyên bố Moscow buộc phải tiến công căn cứ quân sự của NATO nếu phương Tây cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine chống lại Nga.

Các con bài chưa lộ hết. Chưa biết các bên sẽ đưa ra những đòn gì nữa? Nhưng có thể nói vòng xoáy “ăn miếng trả miếng” còn kéo dài, cả trên chiến trường và trên truyền thông.

Cuộc chiến truyền thông

Thông tin hai bên đưa ra trái ngược, có lúc tưởng như nói về hai cuộc chiến khác nhau. Tại Kursk, có chuyên gia nói tình báo Nga bất lực, dẫn tới sai lầm chiến lược, thiệt hại về thế trận, tổn thất lực lượng, mất uy tín; hơn ba tháng mà không chiếm lại, chứng tỏ khả năng có hạn. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng Ukraine sai lầm, thất bại cả về chính trị, quân sự; lực lượng tinh nhuệ bị cài vào thế bao vây. Nga chưa phản công lớn tại Kursk để tập trung sức đột phá trên chiến trường Ukraine.

Cuộc chiến tên lửa cũng vậy. Một bên khẳng định đòn tấn của tên lửa Oreshik là vô đối, có ý nghĩa lớn về quân sự, chính trị, cả với Ukraine và NATO. Bên kia ngược lại, nói Oreshik mang đầu đạn không chứa thuốc nổ, sức công phá không đáng kể, Nga chưa sản xuất nhiều tên lửa loại này và đây chỉ là “đòn gió”!

Tương tự, thông tin về tổn thất của hai bên cũng rất khác nhau. Đây chỉ là những ví dụ cụ thể cho nhiều trường hợp khác. Trong một cuộc chiến kéo dài, trên phạm vi rộng, giá trị, ý nghĩa của một hoạt động quân sự phải đặt trong chiến lược tổng thể với nhiều mục đích khác nhau.

Ý kiến trái ngược nhau là kết quả cuộc chiến thông tin giữa các bên, trong đó phương Tây có ưu thế hơn. Một số chuyên gia do thiên lệch một bên hoặc thông tin chưa đầy đủ, bị nhiễu. Trong diều kiện chiến tranh thông tin phát triển cao, đánh giá đúng thực chất là việc khó, dễ bị tác động. Vì thế, cần xem xét một cách khách quan, toàn diện và vận động.

Chiến tranh thông tin cùng với cuộc chiến tên lửa, sự gia tăng đòn tấn công chưa từng thấy làm dấy lên lo ngại về tình thế “bên miệng hố chiến tranh”, nguy cơ Thế chiến III.

Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán
Lực lượng cứu hộ dập tắt đám cháy tại một ngôi nhà đang bốc cháy do cuộc không kích của NgaDnipro, Ukraine hôm 21/11. (Nguồn: AP)

Nguy cơ hiện hữu

Cả Nga và phương Tây đều nói đến nguy cơ Thế chiến III, thậm chí là chiến tranh hạt nhân. Theo một số chuyên gia phương Tây, việc hiện diện lực lượng quân sự bên thứ ba ở Ukraine (ám chỉ Triều Tiên) và sự can dự mạnh hơn, sâu hơn, trực tiếp hơn của NATO vào xung đột là những chỉ dấu về nguy cơ của Thế chiến tiếp theo.

Vì sao các bên cùng nhấn mạnh tình thế “bên miệng hố chiến tranh”? Đằng sau cảnh báo nóng là gì?

Mục đích của Tổng thống Volodymyr Zelensky là lôi kéo NATO và phương Tây can dự sâu hơn, viện trợ nhiều hơn, với lý do ngăn chặn mối đe dọa Nga đối với an ninh châu Âu và Mỹ. Đồng thời, muốn chứng tỏ việc NATO kết nạp Kiev là nhu cầu cấp thiết.

Cảnh báo của phương Tây, NATO và Mỹ nhằm tạo sự thống nhất, củng cố quyết tâm và thúc đẩy hành động mạnh hơn, buộc Nga vào thế thất bại, suy yếu. Đó còn là cái cớ để biện minh cho việc củng cố, mở rộng NATO và gia tăng ngân sách quốc phòng.

Nga nhiều lần cảnh báo về nguy cơ Thế chiến III để răn đe NATO chớ can dự trực tiếp, mạnh hơn vào xung đột ở Ukraine. Đồng thời là đòn tâm lý nhằm tác động vào người dân các nước phương Tây, không để chính phủ của họ dính líu sâu, lôi kéo đất nước vào cuộc xung đột không mấy liên quan.

Những hành động trên còn liên quan đến thời điểm hai tháng nữa, Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên thệ nhậm chức. Một bên muốn tạo sự đã rồi, rào cản ngăn tân chủ nhân Nhà Trắng “quay xe” trong chính sách với Ukraine. Bên kia muốn tận dụng mặt tích cực từ tuyên bố hạn chế viện trợ cho Kiev, thúc đẩy đàm phán chấm dứt xung đột, như lời hứa tranh cử của ông Donald Trump. Ai cũng muốn tạo kết cục có lợi trước ngày 20/1/2025.

Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán
Nguy cơ xung đột ở Ukraine bùng phát thành Thế chiến III không thể loại trừ hoàn toàn. (Nguồn: AWC)

Với mục tiêu sâu xa quyết đánh bại đối thủ; chiến lược “mù mờ”, khó đoán định, cả trên chiến trường và truyền thông, của các bên, thì nguy cơ xung đột ở Ukraine bùng phát thành Thế chiến III không thể loại trừ hoàn toàn.

Tuy nhiên, chuyên gia quân sự phương Tây thừa nhận tên lửa ATACMS, Tomahawk có thể gây nhiều khó khăn cho Moscow, khiến xung đột kéo dài, nhưng không quyết định cục diện chiến trường, bởi số lượng có hạn, lãnh thổ Nga rộng và tiềm lực quân sự, công nghiệp quốc phòng lớn. Nga đang có lợi thế chiến trường, không tự khiêu khích, tạo cớ cho NATO trực tiếp tham chiến, trừ phi bị buộc vào “thế chân tường”.

Từ ý đồ chiến lược, tương quan lực lượng tổng hợp của các bên và tình trạng đã nhiều lần “lằn ranh đỏ” bị vượt qua, có thể dự báo nguy cơ Thế chiến III – cuộc chiến tranh hạt nhân ít khả năng xảy ra. Bởi hậu quả thảm khốc khó lường với tất cả.

Chừng mực nào đó, tình thế “bên miệng hố chiến tranh”, nguy cơ cuộc chiến hạt nhân cũng là nhân tố buộc các “đầu nóng” phải cân nhắc thận trọng, tìm kiếm giải pháp dự phòng. Các bên đều tính tới phương án đàm phán. Vấn đề là khả năng nhượng bộ đến đâu và đạt được mục tiêu nào?

Cả Nga và phương Tây đều nói đến nguy cơ Thế chiến III, thậm chí là chiến tranh hạt nhân.

Đàm phán chông gai

Như vậy, diễn biến cuộc xung đột căng thẳng, phức tạp, vẫn không khóa chặt cánh cửa đàm phán. Một số dự báo lạc quan cho rằng đàm phán có thể diễn ra và cơ bản ngã ngũ trong năm 2025. Vấn đề cơ bản, gai góc nhất là điều kiện tiên quyết của các bên.

Ukraine vẫn không từ bỏ đòi hỏi Nga rút hết quân khỏi các khu vực chiếm đóng, kể cả bán đảo Crimea và được kết nạp vào NATO. Đồng thời yêu cầu phương Tây, NATO chi viện để tạo thế có lợi với Nga, trước khi chấp nhận đàm phán. Thực chất là lôi kéo phương Tây, NATO can dự lâu dài vào cuộc xung đột

Một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến dịch quân sự đặc biệt ngày 24/2/2022 là việc NATO mở rộng, áp sát Nga từ mọi phía. Tìm cách hỗ trợ Kiev cải thiện cục diện, kéo dài cuộc chiến tiêu hao, đẩy Moscow vào thế sa lầy, suy yếu, là toan tính thực tế của NATO và phương Tây.

Trong bối cảnh hiện nay, Mỹ có thể vừa cắt giảm viện trợ cho Ukraine vừa gây sức ép với với cả hai bên, buộc Kiev nhượng bộ một phần lãnh thổ, treo yêu cầu gia nhập NATO, đổi lấy “đóng băng” xung đột.

Nga không thể chấp nhận thỏa hiệp nửa vời. Ngoài duy trì, khôi phục các khu vực tuyên bố sáp nhập, Nga muốn đàm phán trực tiếp với Mỹ và NATO. Điều kiện không khoan nhượng của Moscow là Kiev trung lập hoàn toàn, vĩnh viễn không gia nhập NATO.

Như thế, kịch bản đàm phán vẫn còn hy vọng, nhưng diễn biến phức tạp và chưa thể nói trước điều gì?





Nguồn: https://baoquocte.vn/xung-dot-nga-ukraine-tinh-the-ben-mieng-ho-chien-tranh-nguy-co-the-chien-iii-va-kich-ban-dam-phan-295470.html

Cùng chủ đề

Israel muốn Mỹ trừng phạt ICC, Moscow cảnh báo tấn công “trung tâm ra quyết định” ở Kiev, Pakistan đẩy mạnh xuất khẩu vũ...

Đức triệu Đại sứ Nga liên quan đến trục xuất nhà báo, Hezbollah cáo buộc Israel vi phạm thỏa thuận ngừng bắn, Trung Quốc và Ấn Độ nỗ lực bình thường hóa quan hệ, Tổng thống Mỹ đắc cử chọn đặc phái viên về Nga-Ukraine… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Nga sắp cạn kiệt kiên nhẫn vì đòn đánh của Ukraine, chuẩn bị trút “cơn thịnh nộ” khiến cả Mỹ cũng phải run rẩy?

Ngày 27/11, Ngoại trưởng Sergei Lavrov đã đưa ra cảnh báo nghiêm khắc về việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS của Mỹ để tấn công sâu vào lãnh thổ đất nước Nga.

Tình báo Nga chỉ rõ Anh và Mỹ, nhắc đến khủng bố quốc tế

Người đứng đầu Cơ quan Tình báo đối ngoại Nga (SVR) Sergey Naryshkin cho hay, các cơ quan tình báo Mỹ và Anh đã tham gia vào vụ phá hoại đường ống Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) 1 và 2.

Nga tuyên bố có siêu vũ khí để “ăn miếng trả miếng”, Đức dọa NATO sẽ kích hoạt điều 5

Ngày 27/11, Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga Valentina Matvienko cho biết, nước này có "siêu vũ khí" để đáp trả hiệu quả mọi hành động gây hấn.

Nga tuyên bố có ‘siêu vũ khí’

"Chúng tôi có phương tiện, bao gồm cả siêu vũ khí, để đưa ra phản ứng mạnh mẽ”, Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Valentina Matvienko cho biết trong cuộc họp hội đồng ngày 27/11, nhưng không nói rõ "siêu vũ khí" nào.Tuyên bố của bà Matvienko đưa ra sau khi Nga phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo Oreshnik vào cơ sở công nghiệp quốc phòng của Ukraine ở Dnipro vào tuần trước, nhằm đáp trả việc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Dòng chảy phương Bắc 2 “nóng” trở lại, tỷ phú Mỹ muốn “vào cuộc”, Điện Kremlin chính thức lên tiếng

Theo tờ Wall Street Journal, hiện tại, ít nhất một tỷ phú người Mỹ - Stephen Lynch - đã yêu cầu nền kinh tế lớn nhất thế giới cho phép ông đấu giá Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2).

‘Mở’ dạy thêm vì người học

Học thêm, nếu được thực hiện đúng cách, có thể khuyến khích tư duy phản biện, sáng tạo và hợp tác của học sinh.

Một thành viên NATO trục xuất 3 nhà ngoại giao Trung Quốc, leo thang căng thẳng

Bộ Ngoại giao Lithuania ngày 29/11 tuyên bố 3 nhân viên của cơ quan đại diện Trung Quốc tại Lithuania là những “cá nhân không được hoan nghênh”.

Check bảo hành Apple đơn giản và chính xác nhất

Kiểm tra bảo hành iPhone, MacBook tại Apple Việt Nam để biết thời gian bảo hành còn lại và sửa chữa linh kiện chính hãng. Xem ngay 4 cách kiểm tra nhanh chóng!

Xiaomi tự phát triển chip dành cho smartphone

Xiaomi đang lên kế hoạch phát triển chip di động dùng trong những sản phẩm của hãng vào năm 2025, nhằm giảm lệ thuộc vào các nhà cung ứng như Qualcomm, MediaTek.

Bài đọc nhiều

EU ra án phạt gần 800 triệu euro với Meta

Liên minh châu Âu (EU) ngày 14.11 đã phạt Công ty Meta (trụ sở tại Mỹ) gần 800 triệu euro với cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền. ...

Ông Trump ăn tối với tỉ phú Mark Zuckerberg

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 27.11 dùng bữa tối với CEO Meta Mark Zuckerberg tại câu lạc bộ Mar-a-Lago ở tiểu bang Florida (Mỹ) để thảo luận về 'chính quyền tương lai'. ...

Nâng cấp để thích ứng

Với việc nâng cấp quan hệ song phương lên đối tác chiến lược và những cam kết hợp tác trong nhiều lĩnh vực cho thấy quan hệ Malaysia-Hàn Quốc đã có bước tiến mới.

Quốc gia đầu tiên cấm người dưới 16 tuổi dùng mạng xã hội

Quốc hội Úc ngày 28.11 đã thông qua luật đầu tiên trên thế giới cấm người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội, theo CNN. ...

Hội nghị Ngoại trưởng G7: Điệu valse cuối cùng

Hội nghị Ngoại trưởng G7 phản ánh lập trường rõ ràng của Mỹ và một số nước phương Tây trong các vấn đề nóng của khu vực và thế giới hiện nay.

Cùng chuyên mục

Một thành viên NATO trục xuất 3 nhà ngoại giao Trung Quốc, leo thang căng thẳng

Bộ Ngoại giao Lithuania ngày 29/11 tuyên bố 3 nhân viên của cơ quan đại diện Trung Quốc tại Lithuania là những “cá nhân không được hoan nghênh”.

Việt Nam trước cơ hội đến từ Chiến lược Kinh tế Đông Nam Á của Úc

Sau một năm Úc thực thi Chiến lược Kinh tế Đông Nam Á đến 2040, bà Louise Adams, đại diện chính phủ Úc xúc tiến đầu tư tại Việt Nam, đã trao đổi với báo chí TP.HCM về những gì đạt được trong...

Tình hình cực kỳ nguy hiểm, Moscow đã gửi tín hiệu rất rõ ràng, Mỹ đừng để mọi việc vượt tầm kiểm soát

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết Moscow đang cân nhắc nối lại các vụ thử hạt nhân do Washington theo đuổi chính sách leo thang.

Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Hun Sen sắp thăm chính thức Trung Quốc

Thông tấn xã Campuchia (AKP) ngày 30/11 đưa tin Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen sẽ dẫn đầu phái đoàn cấp cao có chuyến thăm thiện chí chính thức Trung Quốc vào tuần tới, theo lời mời của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Hàng ngàn binh sĩ Ukraine bỏ trốn giữa chiến sự căng thẳng?

Hàng ngàn binh sĩ Ukraine được cho là đã bỏ trốn giữa thời điểm quân đội gặp khó khăn trên chiến trường. ...

Mới nhất

Hành trình đạp xe quảng bá di sản Hà Nội

Sáng 30/11, trong khuôn khổ của Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 đã diễn ra hành trình Roadshow quảng bá Phở Hà Nội qua các di sản tại Thủ đô Hà Nội. Hành trình đạp xe quảng bá di sản Hà Nội ...

Chủ quản công viên Đầm Sen nhận 12 quyết định cưỡng chế thuế dù đang có 470 tỉ gửi ngân hàng

12 quyết định cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản ngân hàng đối với Phú Thọ Tourist được gửi tới các ngân hàng. Đáng chú ý tính đến cuối tháng 9 này, chủ quản công viên Đầm Sen vẫn có hàng trăm tỉ...

Anh Tú, Bùi Công Nam hát cùng nghệ sĩ Hàn Quốc

(Dân trí) - Sau 2 mùa thành công, tạo nhiều dấu ấn với khán giả, chương trình "Xuân hạ thu đông, rồi lại xuân" được đầu tư mạnh tay với việc tổ chức tại Hàn Quốc và kết hợp với các nghệ sĩ xứ sở kim chi. Bốn nghệ sĩ Hàn Quốc làm khách mời lần này là Paul Kim,...

Độc đáo xe đạp hoa làm từ rác tái chế tại Festival hoa Đà Lạt

Ngày 30/11/2024, tại quảng trường Lâm Viên, Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) tổ chức Hội thi “Trang trí xe đạp hoa từ vật liệu tái chế,” chào mừng Festival hoa Đà Lạt lần thứ 10-năm 2024.Hoa dã quỳ rực nở đón Festival hoa Đà Lạt 2024“Bản giao hưởng sắc màu” Festival Hoa Đà Lạt...

Mới nhất