Trang chủNewsNhân quyềnChuyện về những cán bộ trẻ ở huyện miền núi Sơn Tây,...

Chuyện về những cán bộ trẻ ở huyện miền núi Sơn Tây, Quảng Ngãi


Nếu như công tác xóa đói giảm nghèo có được những kết quá đáng khích lệ trong những năm ở huyện Sơn Tây, thì phải kể đến sự sự đóng góp rất lớn của đội ngũ cán trẻ, cán bộ tăng cường cho huyện. Họ là những cán bộ được đào tạo bài bản, có nhiệt huyết, đủ năng lực và dám nghĩ, dám làm. PCT UBND huyện Sơn Tây-Bạch Ngọc Thêm đã trao đổi như vậy về công tác cán bộ, nhất là cán bộ cấp xã, cấp phòng của huyện hiện nay.

5 giờ sáng, Phạm Đại Quang, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Sơn Tây đón tôi từ thành phố Quảng Ngãi để lên huyện miền núi Sơn Tây. Quãng đường non 100 cây số buổi sáng hôm ấy với đủ chuyện xoay quanh chuyện công tác, chuyện phát triển của huyện và dĩ nhiên là cả câu chuyện “rất thời sự”, công tác cán bộ. Phạm Đại Quang, người đã có 22 năm công tác ở Sơn Tây là một ví dụ. Từ nhân viên hợp đồng, đến phó rồi Trưởng Ban quản lý dự án đầu tư của huyện và bây giờ là Trưởng phòng LĐ-TB&XH, dường như Quang hiểu hết mọi bước phát triển của huyện nhà. “Em xem Sơn Tây là quê hương thứ 2 của em rồi. Hồi ấy(năm 2001), vừa ra trường, có người quen xin lên làm nhân viên hợp đồng, đi từ tờ mờ sáng, trưa mới đến trung tâm huyện, thấy cảnh rừng núi âm u, cũng hơi ngài ngại, nhiều khi cũng muốn về lại miền xuôi. Nhưng rồi người nhà động viên, vả lại hồi ấy nghĩ mình còn trẻ nên cứ “nấn ná” thử sức và ở lại luôn đến tận bây giờ đây anh”, Đại Quang nhớ lại.

Đường lên huyện miền núi Sơn Tây.

Đường lên huyện miền núi Sơn Tây.

Có lẽ, những năm đầu thành lập huyện, những cán bộ trẻ lên đây đều có chung một suy nghĩ như vậy. Nhưng sau gần 30 năm ngày thành lập huyện, câu chuyện ấy đã khác. Ngay cả như tôi, năm 1999, lúc ấy cũng là một phóng viên hợp đồng của 1 tờ Tạp chí tại TPHCM nghe huyện Sơn Tây là huyện xa nhất của tỉnh Quảng Ngãi cũng bỏ ra 2 ngày trời để lên viết bài và ngao du ở huyện miền núi này. Còn nhớ, cũng năm ấy, Chủ tịch Nước Trần Đức Lương đã về thăm và làm việc tại huyện Sơn Tây và một trong những ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Nước là phải xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ dám nghĩ, dám làm, có năng lực. Đó sẽ nguồn nhân lực nòng cốt, là những “hạt giống đỏ” để Sơn Tây phát triển. Và có lẽ đến bây giờ ý kiến chỉ đạo ấy vẫn còn nguyên giá trị.  

Võ Minh Xuân, một trong những cán bộ đã gắn bó hơn 10 năm với huyện Sơn Tây theo Đề án 8738 cũng chia sẻ với tôi về chuyện lập nghiệp ở Sơn Tây. Khi nhận quyết định lên Sơn Tây làm việc, cả 2 vợ chồng em bị mấy đứa bạn trêu, tụi bay là cán bộ 2-6. Lúc đấy chả hiểu gì, sau này lên rồi mới biết, cán bộ 2-6, tức là thứ 2 đi, thứ 6 về. “Cả 2 vợ chồng em đều học tại Trường Đại học Mở-TPHCM, em học khoa Quản trị doanh nghiệp, vợ em học lĩnh vực ngân hàng, cũng đã thử sức ở TPHCM, nhưng khi nghe Quảng Ngãi có khu Kinh tế Dung Quất, có nhà máy lọc dầu số 1 Việt Nam nên đã hăm hở khăn gói về quê lập nghiệp. Dung Quất những năm 2011 vẫn chưa phát triển gì mấy, các doanh nghiệp đầu tư còn nhỏ lẻ. Thế nên, khi nghe tỉnh thu hút nguồn cán bộ tốt nghiệp Đại học chính qui phục vụ cho các huyện miền núi, hải đảo (đề án 8738), tụi em xung phong đi luôn và như anh biết rồi đấy, công việc cứ cuốn mình đi, ngoảnh đi, ngoảnh lại cũng đã gần 11 năm gắn bó với mảnh đất này và những đứa con của em cũng đã đi học ở đây luôn rồi, chứ cũng không gửi về xuôi làm gì nữa”, Võ Minh Xuân tâm sự.

Võ Minh Xuân(ngoài cùng bên phải) cùng cán bộ khuyến nông xã Sơn Liên thăm mô hình chăn nuôi cùa người dân.

Võ Minh Xuân(ngoài cùng bên phải) cùng cán bộ khuyến nông xã Sơn Liên thăm mô hình chăn nuôi cùa người dân.

Trong chuyến công tác ở Sơn Tây vừa qua, tôi có dịp tiếp xúc với 1 cô cán bộ quê gốc Nghệ An tên Phạm Thị Trầm, Chủ nhiệm HTX nông nghiệp và dịch vụ xã Sơn Liên. Qua tìm hiểu thì biết, Trầm và chồng (hiện là Phó chủ tịch hội đồng nhân xã Sơn Liên) quen và yêu nhau từ thời sinh viên, ra trường 2 vợ chồng lên huyện Sơn Tây lập nghiệp. Khởi nguồn của đôi vợ chồng trẻ này cũng gian nan như những sinh viên mới ra trường “bập bõm” học việc. Tuy nhiên, khi đã bắt đầu thích nghi với công việc, với khí hậu, với thổ nhưỡng nơi đây, họ ngay lập tức khởi nghiệp bằng việc trồng bưởi da xanh, trồng dừa. Cũng chính từ đó mà Trầm được tín nhiệm giữ chức Chủ nhiệm HTX nông nghiệp và dịch vụ Sơn Liên với nhiệm vụ kết nối đầu ra cho các nông sản tại địa phương, cung ứng vật tư nông nghiệp, giống cây trồng, vật nuôi, thu gom rác thải, xây dựng và sửa chữa các công trình nhỏ. Hiện nay, HTX  đang thu mua và tiêu thụ các sản phẩm của nông dân địa phương sản xuất và sản phẩm tự nhiên: Gạo rẫy, Măng nứa, Ớt xiêm …Ngoài ra, các thành viên Hợp tác xã hiện đã triển khai trồng 5 ha ổi, 17 ha Bưởi da xanh và 3 trang trại heo rừng lai. 

Phạm Thị Trầm cho biết: “HTX hiện tại đang có 45 xã viên với 7 mô hình chăn nuôi sản xuất, cho thu nhập bình quân hàng tháng của mỗi xã viên từ 2-4 triệu đồng/tháng tùy theo mùa vụ. Nhìn chung cuộc của bà con đã đỡ hơn rất nhiều, đời sống đã được nâng lên rõ rệt. Hiện tại, HTX cũng đã mở rộng sản xuất các mặt hàng nông sản và mở đại lý mua bán, trưng bày tại thành phố Quảng Ngãi nhằm quảng bá và nâng tầm giá trị nông sản của xã Sơn Liên nói riêng và huyện Sơn Tây nói chung”, Phạm Thị Trầm bộc bạch.

Phạm Thị Trầm(đứng giữa) thăm mô hình cấp giống và bao tiêu sản phẩm bò do Phòng LĐ-TB&XH huyện Sơn Tây cấp cho người dân.

Phạm Thị Trầm(đứng giữa) thăm mô hình cấp giống và bao tiêu sản phẩm bò do Phòng LĐ-TB&XH huyện Sơn Tây cấp cho người dân.

Ông Bạch Ngọc Thêm- PCT UBND huyện Sơn Tây cũng từng là cán bộ trẻ tăng cường lên huyện Sơn Tây ngót chục năm nay chia sẻ: “Năm 2023, tỉnh chỉ tiêu giao cho huyện Sơn Tây giảm 4,8% hộ nghèo, nhưng huyện sẽ phấn đấu giảm được 5,6%. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, trong thời gian qua huyện Sơn Tây đã tập trung các giải pháp đồng bộ nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo và dân tộc miền núi. Trong thời gian qua, huyện tập trung các chương trình sinh kế cho người dân, mở rộng các dự án mà trước đây huyện đã thí điểm có hiệu quả như mô hình ổi, bưởi da xanh. Về chăn nuôi thì chăn nuôi heo ky, nuôi dúi. Tuy chưa phải là cuối năm nên các chỉ tiêu đánh giá chưa chính xác. Tuy nhiên, qua khảo sát sơ bộ thì đến thời điểm này tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Sơn Tây đã giảm được 7%”.  

Nói về chiến lược đào tạo cán bộ trẻ để phục vụ cho công tác phát triển lâu dài cho huyện, nhất là cán bộ là người dân tộc tại chỗ, ông Bạch Ngọc Thêm nói: “Để phát huy vai trò và năng lực cho cán bộ cấp xã là người dân tộc thiểu số, Huyện ủy Sơn Tây đã có đề án 08, huyện sẽ tập trung đào tạo cán bộ trẻ, nhất là cán bộ nữ. Phấn đấu đến năm 2025, 100% cán bộ cấp xã có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên. Nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý phải qua các lớp bồi dưỡng Trung cấp lý luận chính trị. Hiện huyện đã rà soát, qui hoạch cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc thiểu số cho nhiệm kỳ tới để đào tạo, bồi dưỡng”.  

Ông Bạch Ngọc Thêm-PCT UBND huyện Sơn Tây.

Ông Bạch Ngọc Thêm-PCT UBND huyện Sơn Tây.

Những cán bộ trẻ trong bài viết này chỉ là số ít trong hàng trăm cán bộ trẻ đang làm việc, đang hàng ngày đóng góp công sức của mình cho công cuộc giảm nghèo ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi nói chung và huyện Sơn Tây nói riêng. Dẫu còn những khó khăn, những thiếu thốn nhất định. Song, từ lòng đam mê, sự nhiệt huyết của tuổi trẻ từ những ngày đầu, họ đã vượt qua những thử thách, trụ vững và hoàn thành tốt công việc của mình.

Tôi còn nhớ câu nói của Phan Hùng Sơn-Phó phòng LĐ-TB&XH huyện Sơn Tây khi chở tôi vào xã Sơn Long: “Cái gì rồi cũng quen thôi anh. Đi mãi cũng quen đường, quen suối. Lúc đầu mình chưa quen, nhưng ở 20 năm rồi, đôi khi lại thành quá quen và không muốn rời đi đâu nữa”.

Phan Hùng Sơn(bên phải) thăm mô hình nuôi dúi của anh Nguyễn Cường ở xã Sơn Long.

Phan Hùng Sơn(bên phải) thăm mô hình nuôi dúi của anh Nguyễn Cường ở xã Sơn Long.

Phan Hùng Sơn cũng được biết đến là người tiên phong xây dựng mô hình trồng bưởi, trồng ổi khi được điều động về làm Chủ tịch xã Sơn Liên, và như nhiều người nhận xét thì đây là một trong mô hình giảm nghèo hiệu quả nhất của huyện Sơn Tây lúc này. Và như vậy, mỗi cán bộ trẻ ở Huyện Sơn Tây cũng đã tạo được dấu ấn cho riêng mình, cho mảnh đất thân thương này.

ĐÔNG HẢI



Source link

Cùng chủ đề

Nam shipper gây sốt khi nói được 3 ngoại ngữ, từng tốt nghiệp bằng giỏi

Từng tốt nghiệp loại giỏi ngành Ngôn ngữ Nhật, Thanh Nhàn có thể sử dụng được cả tiếng Nhật, Trung và Anh. Dẫu vậy, sau khi ra trường, Nhàn quyết định theo đuổi nghề tài xế xe công nghệ. Nguyễn Thanh Nhàn (sinh năm 2002, quê Sơn Tây, Hà Nội) là cựu sinh viên Trường ĐH Phương Đông. Từ năm nhất đại học, Nhàn đi làm phục vụ bàn ở các nhà hàng ăn uống. Cuối năm thứ 3, cậu...

Sơn Tây phát triển sản phẩm OCOP làng nghề

Thông qua việc khuyến khích các chủ thể là hộ sản xuất, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp có sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và ưu tiên phát triển sản phẩm từ các làng nghề, làng nghề truyền thống, đến nay, thị xã Sơn Tây đã xây dựng được hơn 100 sản phẩm OCOP các loại. Cách làm này góp phần mở ra cơ hội phát triển nghề, mở rộng thị...

Hơn 370 người dân Hà Nội “sống chung chiêng không ai ngó đến”

(Dân trí) - Bí thư Hà Nội yêu cầu các cơ quan liên quan giải quyết ngay việc 118 hộ dân với 375 nhân khẩu đang sống trong tình trạng "chung chiêng không ai ngó đến" giữa huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây. Ngày 5/12, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài tiếp xúc cử tri huyện Ba Vì.Tại buổi tiếp xúc cử tri, ông Phạm Tiến Vinh, Trưởng thôn Xuân Hòa (xã Vân Hòa)...

Sơn Tây (Quảng Ngãi): Nỗ lực giúp người dân có cuộc sống ổn định

Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giải đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) đã triển khai nhiều công trình dự án định cư, giúp người dân có chỗ ở an toàn. Bên cạnh đó, huyện cũng đang tập trung thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất cho người dân.Xác định kinh tế...

Tiến độ tuyến đường 10 làn xe nối Tây hồ Tây với Sơn Tây

Tuyến đường Tây Thăng Long dài 33km đang được đẩy tiến độ thi công để khẩn trương hoàn thiện kết nối, phát triển khu vực phía Tây Hà Nội. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Không để gián đoạn các chính sách về lao động, thương binh và xã hội

Các thành tựu mà ngành LĐ-TB&XH đạt được cho đến nay -, đó là sự phát triển tiệm cận và ngày càng nâng lên tầm cao mới sẽ được duy trì, tiếp thu và kế thừa đầy đủ, theo Phó Thủ tướng Lê Thành Long. Sáng 27/12, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức hội nghị toàn quốc tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.Phó Thủ tướng Chính phủ Lê...

Tiếng thơm của ngành LĐ-TB&XH trong suốt 80 năm tiếp tục được lan tỏa

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ, với những thành tựu và dấu ấn lịch sử 80 năm an sinh xã hội, giai đoạn tới, trong hành trình mới, tiếng thơm 80 năm qua của ngành LĐ-TB&XH tiếp tục được lan tỏa. Giáo dục nghề nghiệp: Nhiều dấu ấn nổi bậtTrong những dấu ấn nổi bật, không thể không kể đến lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (GDNN) chất lượng được nâng cao, gắn kết công tác đào tạo với...

Năm 2025: TPHCM cần khoảng 330.000 lao động

(LĐXH) - Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM (Falmi) vừa công bố báo cáo “Thị trường lao động năm 2024 - Dự báo nhu cầu nhân lực năm 2025 tại TPHCM”. Theo đó, dự báo nhu cầu nhân lực TPHCM năm 2025 cần từ 310.000 - 330.000 lao động, trong đó, nhu cầu nhân lực tập trung cao nhất ở khu vực thương mại - dịch vụ và công nghiệp...

Tỉnh nào sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp thôn nhiều nhất cả nước?

(Dân Sinh) - Từ năm 2017 đến nay, tỉnh Thanh Hóa là một trong những địa phương thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp thôn nhiều nhất cả nước. Sau 7 năm thực hiện Nghị quyết số 18- NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động...

Kiến nghị nâng trợ cấp, phụ cấp cho dự bị động viên và dân quân tự vệ

Tiếp thu ý kiến cử tri, Bộ Quốc phòng tiếp tục phối hợp các Bộ, ngành trung ương, cơ quan liên quan, các địa phương nghiên cứu đề xuất Chính phủ điều chỉnh chế độ chính sách đối với quân nhân dự bị... Bộ Quốc phòng nhận được kiến nghị của cử tri thành phố Hải Phòng do Ban Dân nguyện chuyển đến, với nội dung:“Cử tri kiến nghị Chính phủ xem xét, điều chỉnh các mức phụ cấp, trợ...

Bài đọc nhiều

Công ước Hà Nội mở ra một chương mới trong hợp tác giữa các quốc gia trong cuộc chiến chống tội phạm mạng toàn...

Ngày 24/12/2024 tại New York, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng và chọn Việt Nam là địa điểm tổ chức Lễ ký Công ước. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí. - Xin Phó Thủ tướng, Bộ trưởng đánh giá về việc Liên hợp quốc thông qua Công ước...

Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam tiếp tục theo dõi diễn biến và ủng hộ vụ kiện của bà Trần Tố...

Năm 2024, năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2023-2028, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đã có nhiều nỗ lực triển khai toàn diện các mặt công tác.

Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Ngày 19/11, Văn phòng Thường trực về Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.

Yên Bái phát huy sức mạnh tổng hợp trong công tác bảo vệ, đấu tranh về nhân quyền

Ngày 25/12, Ban Chỉ đạo nhân quyền tỉnh Yên Bái phối hợp với Văn phòng Thường trực về Nhân quyền Chính phủ tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.

Nhân rộng những mô hình sinh kế hỗ trợ phụ nữ bị mua bán trở về

Ngày 28/12, tại Hà Nội, đã diễn ra sự kiện “Gặp mặt giới thiệu sản phẩm truyền thông mô hình sinh kế cho phụ nữ bị mua bán trở về”. Sự kiện do Trung tâm Vì sự phát triển phụ nữ Bắc Trung Bộ - Trung tâm Phụ nữ và Phát triển tổ chức.

Cùng chuyên mục

Người vô gia cư tăng 18% trong năm 2024

Bộ Nhà ở và phát triển đô thị Mỹ ước tính có 771.480 người vô gia cư chỉ trong một đêm vào tháng 1/2024, tăng 18% so với năm 2023.

Nhân rộng những mô hình sinh kế hỗ trợ phụ nữ bị mua bán trở về

Ngày 28/12, tại Hà Nội, đã diễn ra sự kiện “Gặp mặt giới thiệu sản phẩm truyền thông mô hình sinh kế cho phụ nữ bị mua bán trở về”. Sự kiện do Trung tâm Vì sự phát triển phụ nữ Bắc Trung Bộ - Trung tâm Phụ nữ và Phát triển tổ chức.

Không để gián đoạn các chính sách về lao động, thương binh và xã hội

Các thành tựu mà ngành LĐ-TB&XH đạt được cho đến nay -, đó là sự phát triển tiệm cận và ngày càng nâng lên tầm cao mới sẽ được duy trì, tiếp thu và kế thừa đầy đủ, theo Phó Thủ tướng Lê Thành Long. Sáng 27/12, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức hội nghị toàn quốc tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.Phó Thủ tướng Chính phủ Lê...

Khởi động Dự án ‘Đối tác Xanh do Phụ nữ lãnh đạo’ tại Việt Nam

Dự án nhằm đẩy mạnh hợp tác quốc tế về nâng cao quyền năng của phụ nữ trong quá trình ra quyết định chính sách và hành động về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường ở Việt Nam.

Tích cực cùng Thái Nguyên thúc đẩy di cư an toàn vì lợi ích của tất cả mọi người

Bà Phan Thị Minh Giang, Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, chia sẻ một số giải pháp mà các địa phương, trong đó có tỉnh Thái Nguyên, cần thực hiện để thúc đẩy di cư an toàn và triển khai hiệu quả Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (GCM).

Mới nhất

Festival – “Mê Linh rực rỡ sắc hoa’’

Tối 26.12, tại Quảng trường Trung tâm hành chính huyện Mê Linh, TP. Hà Nội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng lãnh đạo thành phố Hà Nội dự lễ khai mạc Festival hoa Mê Linh lần thứ 2 với chủ đề “Mê Linh rực rỡ sắc hoa”. Minh Nhật/THQH  

7 quả cầu lạ tiết lộ về sự sống Trái Đất nửa tỉ năm trước

(NLĐO) - Kho báu cổ sinh vật học vô song ở Trung Quốc đã mở ra một "cánh cửa thời gian" mới vào lịch sử sự sống...

Điểm mới trong phương án tuyển sinh các trường Y Dược năm 2025

Các trường đại học khối ngành Y Dược bắt đầu công bố phÆ°Æ¡ng án tuyển sinh dá»± kiến năm 2025 với nhiều điểm mới đáng chú ý. Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch là trường Y Dược đầu tiên công bố chỉ tiêu và phương thức tuyển sinh hệ chính quy năm 2025.Theo đó, nhà trường dự kiến...

Giá trong nước giảm sâu

Cập nhật giá cà phê hôm nay 29/12/2024, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 29/12/2024. Cập nhật giá cà phê thế giới Giá cà phê hôm nay 29/12/2024 trên thị trường thế giới, lúc 4 giờ...

Chiếc đùi heo ‘huyền bí’ giá 40 triệu đồng, sò bơ giá tới 500.000 đồng/con

Đùi heo muối Tây Ban Nha có giá tới 40 triệu đồng/chiếc nhưng giới nhà giàu vẫn ồ ạt chốt mua. Sò bơ Mỹ được rao bán với giá tới 500.000 đồng/con vẫn đắt hàng... là những thông tin thị trường nổi bật tuần qua. Chiếc đùi heo ‘huyền bí’ giá 40 triệu bán ở chợ Tết, nhà giàu ồ ạt...

Mới nhất

Yeah 1 giảm sàn