Trang chủDestinationsQuảng NinhChuyện những người đổi đời từ nghề mỏ

Chuyện những người đổi đời từ nghề mỏ


Lên tầng cao, xuống lò sâu, ngày qua ngày, những người thợ mỏ ngành than cứ cần mẫn với công việc. Dẫu vất vả, nặng nhọc nhưng có rất nhiều người đã gắn bó cả đời với nghề mỏ. Có người cũng chỉ mới vào nghề vài ba năm và đã định sẽ theo mãi công việc này. Ở những người thợ mỏ ấy đều có một điểm chung, đó là sự nghiêm túc, trách nhiệm và tình yêu dành cho công việc, cho vùng đất này. 

“Gieo nỗ lực, gặt thành công”

Nghề mỏ cũng cho họ nhiều thứ, chính đáng nhất là nguồn thu nhập ổn định ở mức khá so với nhiều công việc có tính chất tương tự. Những năm gần đây, câu chuyện thợ mỏ thu nhập 300 triệu đồng/năm không còn là điều quá mới lạ ở Quảng Ninh. Nhiều người nhờ bản tính cần cù chăm chỉ, lao động sáng tạo đã thu nhập cao hơn thế – 400 triệu đồng, thậm chí là có những điển hình thu nhập đến 500 triệu đồng/năm. Bằng nghề mỏ, thợ mỏ xây được nhà, mua được phương tiện đi lại, sắm được tiện nghi sinh hoạt, lo được cho con cái ăn học nên người. Từ những miền quê xa xôi, họ tìm về đất mỏ Quảng Ninh và đã đổi đời nhờ nghề mỏ.  

Thào A Bái là người huyện Đầm Chấu, tỉnh Yên Bái. Cũng như hàng nghìn thanh niên thoát ly vùng quê nghèo khó xuống Quảng Ninh tìm kiếm việc làm, Thào A Bái chọn nghề mỏ. Khi được hỏi về cơ duyên đến với nghề, Bái chia sẻ rằng, anh đã bị hấp dẫn từ câu chuyện về nghề mỏ của một người đồng hương. Với mong muốn thoát cảnh nghèo, Bái đã nhanh chóng đưa ra quyết định thử sức với công việc “ăn cơm dương gian, làm việc âm phủ”. Từ đó, anh trở thành thợ lò của Phân xưởng Khai thác 5, Công ty Than Quang Hanh – TKV.

Vừa chân ướt chân ráo vào nghề, Thào A Bái được phân công về phân xưởng khai thác than lò chợ áp dụng công nghệ giá khung phân thể ZH. Đây là công nghệ chống giữ hiện đại, an toàn, lò chợ khai thác năng suất cao, công nhân làm việc bớt nặng nhọc. Bái cũng nhanh chóng gây chú ý với lãnh đạo phân xưởng khi thể hiện sự chăm chỉ và thái độ làm việc chỉn chu, trách nhiệm.

Thợ lò Thào A Bái (Công ty Than Quang Hanh – TKV) trong một ca sản xuất. (Ảnh CTV)

Với Thào A Bái, chỉ cần chăm chỉ đi làm đủ công, tích cực lao động và biết phân bổ chi tiêu hợp lý, mỗi năm có thể tiết kiệm được ít nhất 100 triệu đồng. Nếu cứ ở quê nghèo Đầm Chấu, Yên Bái, chẳng biết đến bao giờ anh mới có được khoản tiền này.

“Bình quân 1 tháng thu nhập từ 24-25 triệu đồng, với mức thu nhập đó thì tôi đã đảm bảo được cuộc sống. Trừ đi vài khoản chi phí cá nhân, mỗi tháng tôi gửi về quê cho gia đình được khoảng 15-16 triệu đồng” – Thào A Bái chia sẻ. 

Rất nhiều người thợ lò khi được hỏi về bí quyết để sở hữu mức thu nhập cao đều có chung câu trả lời, đó là sự chăm chỉ. 

Đến thăm gia đình anh Đồng Văn Hưng – thợ lò bậc 5/5 Công ty Than Uông Bí và lắng nghe câu chuyện 20 năm làm nghề của anh mới hiểu lý do anh luôn đứng ở vị trí top đầu phân xưởng về mức thu nhập. Những ngày mới bước chân vào nghề, công việc nặng nhọc, chủ yếu là thủ công, lương chỉ vài triệu đồng/tháng, nhưng anh Đồng Văn Hưng không nản, trái lại còn cố gắng gấp đôi mọi người để nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc dưới hầm lò. Lấy cần cù làm phương châm lao động, sau 20 năm, anh Đồng Văn Hưng đã là thợ lò bậc cao nhất của đơn vị.

Từ một thợ lò làm việc tay chân như củng cố đường lò, cuốc nóc, lên xà, dựng vì chống, xúc dọn than sạch sẽ, giờ đây anh Đồng Văn Hưng đã có thể điều khiển cả một giàn máy móc trong lò chợ cơ giới hóa đồng bộ hạng nhẹ đầu tiên của Than Uông Bí. Anh Hưng cũng là một trong những công nhân có thu nhập cao nhất Phân xưởng K12 – bình quân từ 25-30 triệu đồng/tháng.

Thợ lò Đồng Văn Hưng (bên phải) thu nhập cao nhất, nhì Phân xưởng Khai thác 12, Công ty Than Uông Bí – TKV. (Ảnh CTV)

Thu nhập cao nhất phân xưởng cũng là thành tích đáng nể của thợ lò Lê Văn Biên, Công ty Than Thống Nhất – TKV. 20 năm tuổi nghề có lẽ đã đủ nhiều để thợ lò Lê Văn Biên thấm những nhọc nhằn, vất vả của nghề khai thác mỏ. Thế nhưng, ngay cả những thời điểm gian nan nhất, thử thách nhất, anh cũng chưa từng có ý định lựa chọn công việc khác. Thậm chí, anh còn hướng nghiệp cho người em trai út của mình theo nghề mỏ. Đến nay, gia đình anh Lê Văn Biên là một trong số ít gia đình có cả 3 anh em trai đều theo nghề khai thác mỏ trong cùng một đơn vị.

Tình yêu Vùng mỏ, tình yêu hòn than và sự trân trọng nghề thợ lò là lý do gắn kết anh với mảnh đất này. Nghề thợ lò đã cho anh một cuộc sống ổn định, kinh tế vững vàng và niềm vui, niềm hạnh phúc trong lao động. “Từ một thanh niên lập nghiệp nơi xứ người với hai bàn tay trắng, sau nhiều năm nỗ lực không ngừng, giờ đây tôi tự hào vì mình đã có một công việc và cuộc sống ổn định. Ở quê nhà Hải Dương, tôi có nhà cửa khang trang, 3 đứa con được ăn học đến nơi đến chốn…” – thợ lò Lê Văn Biên tâm sự. 

Gia đình thợ lò Lê Văn Biên, Công ty Than Thống Nhất – TKV.

Câu chuyện về những người thợ lò như anh Thào A Bái quê Yên Bái, anh Đồng Văn Hưng ở Đông Triều, anh Lê Văn Biên quê Hải Dương cũng là câu chuyện của hàng nghìn thanh niên đã chọn Quảng Ninh làm nơi lập nghiệp, chọn nghề thợ lò để gắn bó. Công việc dẫu rất nặng nhọc, ca kíp thường xuyên, sinh hoạt bị xáo trộn, thời gian dành cho vợ con rất ít, sức khỏe cũng sẽ phải đánh đổi; nhưng nghề thợ lò đã mang lại cho họ rất nhiều thứ. Thành quả lớn nhất và cũng đáng khích lệ nhất với họ là kinh tế. 

Những câu lạc bộ thợ lò giỏi, thu nhập cao

Theo TKV, số lượng thợ lò có thu nhập trên 300 triệu đồng/năm những năm gần đây liên tục tăng mạnh. Năm 2018, số thợ lò của 14 công ty khai thác than hầm lò trên địa bàn tỉnh có mức thu nhập từ 300 triệu đồng trở lên chỉ hơn 700 người, thì năm 2019 đã lên tới hơn 2.600 người. Đến năm 2021 và 2022 và 7 tháng đầu năm 2023, con số này tiếp tục tăng lên từ 3.000-3.500 người/năm. Đứng đầu trong các công ty khai thác than có số thợ lò đạt thu nhập cao là Than Hà Lầm, Than Vàng Danh, Than Mạo Khê, Than Thống Nhất, Than Uông Bí… Một số công nhân điển hình có thu nhập 500 triệu đồng/năm, tương đương với bình quân thu nhập 41 triệu đồng/tháng.

Thợ lò Bùi Văn Khoa (Công ty Than Mạo Khê) xây được nhà, sắm được nhiều tiện nghi sau 4 năm làm thợ lò.

Nghề mỏ quả thực nhiều vất vả, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm độc hại nhưng qua mỗi năm, với bao nỗ lực, sáng tạo trong ứng dụng công nghệ mới, điều kiện làm việc đã ngày một tốt hơn, tăng năng suất và hiệu quả gấp 3-4 lần trước kia, nâng cao thu nhập cho người thợ.

Máy móc, thiết bị cơ giới thay họ làm những công đoạn thủ công, thợ lò chỉ cần nắm vững kỹ thuật, làm chủ công nghệ, vận hành trơn tru là đã có ngày công năng suất cao. Năng suất cao sẽ quyết định giá trị sản phẩm họ làm ra trong một ca lao động. Chính vì vậy, điểm chung của những thợ lò giỏi, thu nhập cao thường là bản tính chăm chỉ, chịu khó học hỏi, làm việc đúng quy trình, không làm tắt, làm ẩu.

Niềm vui tan ca của thợ lò Than Vàng Danh.

Ở các mỏ, họ được xếp vào một nhóm lao động chất lượng cao, có mỏ thành lập câu lạc bộ thợ lò lao động giỏi – thu nhập cao. Những thợ lò này là tài sản quý với doanh nghiệp và ngày càng lao động bằng chất xám thay vì thủ công như trước. Họ cũng là lực lượng được các doanh nghiệp ngành than quan tâm, bồi dưỡng, phát triển.

Lãnh đạo Phân xưởng KT8, Công ty Than Mạo Khê đến thăm gia đình thợ lò Bùi Văn Khoa. 

Hằng ngày, sau những tiếng hô an toàn, những người thợ lò sẽ hành quân vào lòng đất. 8 tiếng làm việc mỗi ngày của họ đổi lại hàng triệu tấn than được khơi thông, đem nguồn năng lượng dồi dào đến mọi ngành kinh tế, mọi miền đất nước. Mỗi mét lò, mỗi tấn than không chỉ là thành quả của những giờ lao động miệt mài mà còn mang theo những ước mong của hàng vạn thợ lò về cuộc sống sung túc, tiếp nối tinh thần “Kỷ luật và Đồng tâm” của người thợ vùng than.





Nguồn

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

OCOP Quảng Ninh – Điểm tựa cho phát triển kinh tế nông nghiệp

Chương trình OCOP của Quảng Ninh được xây dựng từ những tiềm năng, lợi thế sẵn có của tỉnh. Và mục tiêu của chương trình là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế của địa phương theo chuỗi giá trị do các doanh nghiệp, hộ sản xuất và kinh tế tập thể thực hiện. Bằng cách làm sáng tạo riêng có của Quảng Ninh, chương trình OCOP không chỉ mở ra nhiều...

Gìn giữ giá trị Di sản thế giới Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà

Di sản thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà là di sản thế giới liên tỉnh đầu tiên ở Việt Nam. Việc quản lý, bảo vệ Vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) và Quần đảo Cát Bà (TP Hải Phòng) đang được hai địa phương phối hợp thực hiện hiệu quả nhằm phát huy, giữ gìn giá trị của Di sản. Cuối tháng 10 vừa qua, chuyến tàu cao tốc nối Hạ Long - Cát Bà chính...

Một ngày ghé thăm Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Từ ngày 1-11-2024, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính thức mở cửa đón khách tham quan và miễn phí vé đến hết tháng 12-2024. baoquangninh.vn Nguồn:https://chuyendoiso.baoquangninh.vn/mot-ngay-ghe-tham-bao-tang-lich-su-quan-su-viet-nam-3329253.html

Triển khai công tác tổ chức diễu binh, diễu hành, biểu dương lực lượng kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh

Chiều 17/8, tại Bộ CHQS tỉnh, Tiểu ban diễu binh, diễu hành, biểu dương lực lượng tổ chức hội nghị hiệp đồng triển khai công tác chuẩn bị tổ chức diễu binh, diễu hành, biểu dương lực lượng kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh 30/10 (1963 - 2023). Đồng chí Đại tá Lê Trọng Hòa, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh, Phó trưởng Tiểu ban chủ trì hội nghị. Tham dự...

Đã tạo ra bước đột phá mới trong phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực

Chiều 16/8, Ban Nội chính Trung ương tổ chức thông báo kết quả Phiên họp thứ 24 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Ngày 16/8, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) họp Phiên thứ 24 để thảo luận, cho ý kiến về kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2023 và nhìn lại công tác phòng, chống tham nhũng,...

Bài đọc nhiều

Bibury, ngôi làng cổ đẹp nhất Vương quốc Anh

Toàn bộ các ngôi nhà ở làng cổ Bibury (Anh) đều được làm từ đá sa thạch cổ kính, xung quanh trồng nhiều cây xanh, còn hoa thường xuyên nở rực rỡ, thu hút sự chú ý của người qua lại. Tọa lạc ngay bên dòng sông Coln, cách thành phố Cirencester của Anh 10km về phía đông bắc, ngôi làng cổ Bibury được đánh giá là đẹp nhất nước này bởi những yếu tố lịch sử và giá...

Du lịch ẩm thực Móng Cái

Văn hóa ẩm thực đang được TP Móng Cái chú trọng khai thác, xây dựng thành một sản phẩm du lịch hứa hẹn nhiều hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách mong muốn trải nghiệm, khám phá bản sắc vùng, miền. Ẩm thực Quảng Ninh nói chung, ẩm thực Móng Cái nói riêng, luôn được khách du lịch đánh giá cao về sự độc đáo, hấp dẫn đặc trưng nhờ được thiên nhiên ưu đãi đa dạng nguyên...

Những cổ trấn nổi tiếng ở Trung Quốc thu phí du khách

Du khách tới Phượng Hoàng cổ trấn phải trả 248 tệ (gần 850.000 đồng) để tham quan 11 điểm, còn vé vào Châu Trang tham quan 15 điểm là 100 tệ (340.000 đồng). Các cổ trấn ở Trung Quốc có nơi thu phí vào cửa, có nơi thu phí theo điểm tham quan. Số tiền thu được dùng để bảo tồn, trùng tu các công trình trong trấn. Khách có thể mua vé trên các ứng dụng dịch vụ...

Nhà văn Võ Huy Tâm viết “Vùng mỏ” như thế nào?

Nhà văn Võ Huy Tâm sinh năm 1926 tại Nam Định, nhưng cả đời gắn bó và thành danh ở Quảng Ninh. Với tiểu thuyết "Vùng mỏ", ông là người đặt nền móng cho văn xuôi Quảng Ninh viết về công nhân mỏ. Đối với văn học Quảng Ninh, ông có một vị trí đặc biệt không thể thay thế. Nhiều người biết đến ông, nhưng ít người biết nhà văn đã viết tiểu thuyết nổi tiếng "Vùng...

World Bank: Giá hàng hóa toàn cầu dự báo giảm 21%, ảnh hưởng kinh tế Việt Nam

Theo Ngân hàng Thế giới World Bank giá hàng hóa toàn cầu sẽ giảm 21% trong 2023, ảnh hưởng không nhỏ đến triển vọng tăng trưởng của nhiều nước, trong đó có Việt Nam. World Bank cho biết, trong 6 tháng qua, giá các mặt hàng giảm nhanh, sau khi tăng kỷ lục lên đỉnh điểm vào tháng 6/2022. Theo đánh giá của World Bank, chỉ số giá cả hàng hóa đã giảm 32%, mức giảm sâu nhất kể...

Cùng chuyên mục

Theo chân ngư dân Quảng Ninh đi bắt Sá Sùng

Đối với ngư dân, việc nhìn con nước để đánh bắt hải sản là rất quan trọng. Trong đó có một loại hải sản mà việc khai thác phụ thuộc hoàn toàn vào con nước lên xuống theo dòng thủy triều. Chỉ khi nước rút xuống mới có thể đào được, đó là Sá Sùng - một loại đặc sản quý hiếm có tiếng từ lâu, chỉ có ở vùng biển Quan Lạn, Vân Đồn...

Nhà trình tường của người Sán Chỉ – nét đặc trưng văn hóa độc đáo

Nhà trình tường là một trong những biểu tượng văn hóa đặc trưng của nhiều dân tộc thiểu số ở Việt Nam, trong đó có người Sán Chỉ. Những ngôi nhà này không chỉ là nơi cư trú mà còn mang đậm dấu ấn về lối sống, phong tục tập quán và sự khéo léo của người dân. Cũng như các dân tộc khác, người Sán Chỉ sử dụng chủ yếu các vật liệu có sẵn trong tự nhiên để...

Lễ hội đình Trà Cổ – di sản bất biến

        Lễ hội Đình Trà Cổ là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân vùng biên Móng Cái, Quảng Ninh. Được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia, lễ hội không chỉ là dịp để người dân địa phương tưởng nhớ đến các vị thần linh, tổ tiên mà còn là cơ hội để cộng đồng sum họp,...

Soóng Cọ trong đời sống thường ngày của người Sán Chỉ

Soóng Cọ là một nét văn hóa đặc sắc và độc đáo của người Sán Chỉ, gắn liền với đời sống tinh thần của họ từ bao đời nay. Đây không chỉ là một điệu hát mà còn là một phong tục, một cách để người Sán Chỉ giao tiếp, thể hiện tình cảm và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Bảo tồn điệu hò giã ruốc Quảng Ninh

Hò giã ruốc là một điệu hò lao động truyền thống của người dân Quảng Ninh, gắn liền với nghề làm muối từ thời xa xưa. Điệu hò này thường được cất lên bởi những người phụ nữ khi họ đang giã ruốc, một loại gia vị được làm từ cá biển. Hò giã ruốc có giai điệu nhẹ nhàng, tha thiết, thể hiện sự vất vả, nhọc nhằn của người phụ nữ trong công việc mưu sinh. Tuy nhiên,...

Mới nhất

Sớm hình thành trung tâm tài chính ở TP HCM và Đà Nẵng

(NLĐO)- Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt...

Huyện Lý Nhân tổ chức kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 17/12, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Lý Nhân tổ chức kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân; gặp mặt cán bộ Quân đội đã nghỉ hưu, nghỉ công tác trên địa bàn.  Tại hội nghị, các đại biểu đã ôn lại truyền thống 80...

Chuyên gia VFS: 2025 vẫn là năm đầy triển vọng của chứng khoán Việt Nam

Ông Nguyễn Minh Hoàng - Giám đốc Phân tích của Công ty CP Chứng khoán Nhất Việt (VFS) cho biết năm 2025 được dự báo vẫn sẽ là một năm triển vọng cho thị trường chứng khoán Việt Nam nhờ nền tảng kinh tế trong nước tiếp tục phục hồi. Theo ông Nguyễn Minh Hoàng - Giám đốc Phân tích...

Quân đội Nga tăng cường kho vũ khí đạn đạo với tên lửa mới

Với những căng thẳng về địa chính trị hiện nay, quân đội Nga đang tăng cường kho vũ khí đạn đạo bằng các hệ thống tên lửa chiến lược mới. Theo Reuters, ngày 17/12, một chỉ huy quân sự cấp cao của Nga cho biết quốc gia này đang tăng cường kho vũ khí đạn đạo...

Mới nhất

Bạc quay đầu tăng nhẹ