Trang chủDestinationsĐắk LắkChương trình biểu diễn văn hóa cồng chiêng phục vụ nhân dân...

Chương trình biểu diễn văn hóa cồng chiêng phục vụ nhân dân và du khách: Trông người mà ngẫm đến ta(!)


06:30, 21/05/2023

Đưa cồng chiêng về phố để phục vụ nhân dân và du khách dưới tên gọi “Cồng chiêng cuối tuần – Thưởng thức và trải nghiệm” được Sở VHTT&DL tỉnh Gia Lai tổ chức thường kỳ hơn một năm qua (từ tháng 4/2022) tại Quảng trường Đoàn Kết, TP. Pleiku.

Đến nay, sản phẩm văn hóa – du lịch này đang thu hút du khách cùng người dân địa phương tham gia ngày càng đông đảo và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cảm nhận của mọi người.

Theo anh Nguyễn Quang Tuệ, Trưởng Phòng Quản lý văn hóa (Sở VHTT&DL tỉnh Gia Lai), chương trình trên vào mỗi tối cuối tuần thu hút từ 5 – 6 nghìn lượt người tham dự. Con số này khá ổn định và được kiểm chứng, đánh giá của sở chủ quản trong Hội nghị tổng kết 1 năm thực hiện Chương trình “Cồng chiêng cuối tuần – Thưởng thức và trải nghiệm” vào cuối tháng 4 vừa qua. Và theo dự kiến số lượt khách du lịch cũng như người dân ở đây tham gia chương trình này sẽ tăng lên trong thời gian tới nhờ nội dung, hình thức luôn hướng tới hoàn thiện và đổi mới dựa trên nền tảng tương tác, trải nghiệm có chiều sâu và công phu hơn giữa chủ thể lẫn khách thể.





“Cồng chiêng cuối tuần – Thưởng thức và trải nghiệm” được tổ chức tại phố núi Pleiku. Ảnh: Q. Tuệ

Vậy họ tương tác và trải nghiệm như thế nào? Anh Quang Tuệ cho biết, điều cốt yếu nhất là phải tạo dựng không gian văn hóa cồng chiêng chân thực cho mỗi tộc người tham gia trình diễn. Nói cách khác là trao quyền tự quyết và tự do cho chủ nhân vốn văn hóa ấy thỏa sức thăng hoa từ các giá trị truyền thống của mình trong môi trường đời sống đương đại. Ở đó, mỗi chương trình được biểu diễn (luôn gắn với nghi lễ, tín ngưỡng, tâm linh của một tộc người cụ thể) được chuyển tải đến người xem bằng “hơi thở” ấm nóng của cộng đồng thông qua hình ảnh, vũ điệu, âm thanh của cồng chiêng và sinh hoạt văn nghệ dân gian cổ truyền. Tất cả làm nên bức tranh lịch sử, văn hóa đậm đà bản sắc, đủ sức kết nối với mọi người dưới nhiều hình thức, cung bậc tình cảm đa chiều giữa người xem và người diễn.

Nói như anh Quang Tuệ: Có như thế, các nghệ nhân người Jrai cùng dân làng Chuet Ngol (xã Chư Ă, TP. Pleiku) mới đem cả rượu ghè và heo, gà nướng để mời khách thưởng thức, trải nghiệm với cồng chiêng nói riêng và vốn văn hóa của dân tộc mình nói chung trên tinh thần, tâm thế rất chủ động – rằng du khách chưa có điều kiện, cơ hội về buôn làng dự các lễ hội truyền thống gắn với hoạt động trình diễn cồng chiêng, cũng như các yếu tố văn nghệ dân gian khác… thì họ đem tất cả tinh hoa di sản ấy ra TP. Pleiku để “chiêu đãi” mọi người. Đây cũng là đường hướng duy trì và phát triển sản phẩm du lịch đặc sắc trên của tỉnh Gia Lai trong thời gian tới, để Chương trình “Cồng chiêng cuối tuần – Thưởng thức và trải nghiệm” không đơn điệu và nhàm chán như đã từng xảy ra với một số tỉnh thành trong khu vực Tây Nguyên. 





Poster Chương trình “Âm vang đại ngàn”.

Điều đáng nói nữa là chương trình này được xã hội hóa 100%, trong đó các doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn luôn tự nguyện tài trợ kinh phí cho mỗi kỳ trình diễn. Cộng thêm khoản bồi dưỡng của du khách và người dân (bình quân 4 – 5 triệu đồng/kỳ) cũng đủ trang trải cho nghệ nhân, diễn viên tham gia trình diễn.

Hơn thế, Chương trình “Cồng chiêng cuối tuần – Thưởng thức và trải nghiệm” ở đây đã trở thành sản phẩm du lịch văn hóa – cộng đồng đúng nghĩa, đóng vai trò kích cầu cho “ngành công nghiệp không khói” Gia Lai.

Anh Quang Tuệ chia sẻ thêm: Nếu như ở nhiều địa phương khác, các đơn vị làm du lịch phải cất công đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch tìm hiểu, trải nghiệm văn hóa – cộng đồng người dân tộc thiểu số tại chỗ tại một không gian/nơi chốn nào đó nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách – thì ngành du lịch Gia Lai (đặc biệt là các hãng lữ hành nội địa và quốc tế, cơ sở lưu trú trên địa bàn TP. Pleiku cũng như một số thị xã, thị tứ cận kề) xem chương trình trên là tâm điểm, là sản phẩm du lịch cùng hệ tiêu biểu để phục vụ cho du khách với lịch trình cụ thể, rõ ràng được bộ phận quản lý du lịch (Sở VHTT&DL tỉnh Gia Lai) kết nối thường xuyên với các doanh nghiệp làm du lịch trên địa bàn. Nhờ vậy trong 4 kỳ/tháng, chương trình trên luôn thu hút số lượng người đến thưởng thức, trải nghiệm khá đông đảo và ổn định bởi yếu tố chân thực, mới lạ được chính chủ nhân vốn văn hóa các tộc người Jarai, Bana tạo nên trong không gian xanh và thân thiện tại Quảng trường Đoàn Kết – phố núi Pleiku.  




 

“Trung tuần tháng 7 năm nay, Chương trình “Âm vang đại ngàn” vừa tròn 7 năm ra mắt phục vụ công chúng và du khách đến với Đắk Lắk. Sản phẩm văn hóa, du lịch này chúng ta có trước Gia Lai một thời gian khá dài – và được coi là mới mẻ để giới thiệu, quảng bá hình ảnh con người, vùng đất giàu bản sắc của Đắk Lắk. Tuy nhiên, cũng nên học hỏi tỉnh bạn để điều chỉnh, hoàn thiện chương trình phù hợp hơn”.

 


 Nhạc sĩ, Nghệ sĩ Ưu tú Y Phôn Ksor

Hiện nay, Đắk Lắk cũng có sản phẩm văn hóa, du lịch tương tự với tên gọi “Âm vang đại ngàn”. Chất liệu nghệ thuật để dàn dựng chương trình này chủ yếu dựa trên vốn văn hóa – nghệ thuật truyền thống của các tộc người thiểu số tại chỗ, trong đó chủ đạo vẫn là dân tộc Êđê và M’nông với những tiết mục: hòa tấu cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống (đàn t’rưng, đàn đá, chinh kram, kèn đing năm, đing tút, đing pơng, tạc tà và sáo vỗ…) kèm múa hát dân gian được cách điệu và sáng tạo thêm. Song, theo nhìn nhận và đánh giá của những người từng tham gia xây dựng chương trình như Nghệ sĩ Nhân dân Y San Aleô, Nghệ sĩ Ưu tú Y Phôn Ksor: Chương trình “Âm vang đại ngàn” được công chúng và du khách đón nhận như một sản phẩm du lịch thuần túy với hoạt động trình diễn nghệ thuật trên sân khấu ước lệ và nhạt nhòa, vì thế chưa thật sự mang lại cho người thưởng thức cảm xúc chân thật và trọn vẹn. Từ sự ước lệ, nhạt nhòa của chương trình đã nhanh chóng khiến người xem nhàm chán. Và điều đáng lo ngại hơn là những giá trị cốt lõi của văn hóa cồng chiêng ở đây chưa hiện ra đầy đủ, chân thực và sinh động bởi chính mỗi một cộng đồng dân tộc tham gia thể hiện.

Theo anh Nông Hoàng Chiến, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa tỉnh (đơn vị hiện đang đứng ra tổ chức Chương trình “Âm vang đại ngàn” vào hai tối thứ bảy/tháng), hạt nhân của chương trình vẫn là những nghệ nhân, nghệ sĩ của các đoàn, tổ chức chuyên biểu diễn văn hóa – văn nghệ trên địa bàn như: Đoàn ca múa dân tộc Đắk Lắk; Nhóm biểu diễn nhạc cụ dân tộc của Trung tâm Văn hóa tỉnh; Đội chiêng trẻ Nhà lưu trú sắc tộc Têrêsa (Dòng tu nữ vương Hòa Bình – Giáo phận Buôn Ma Thuột) và một số đội chiêng tiêu biểu ở các huyện, thành phố. Đến nay, chương trình này vẫn nặng về hình thức trình diễn nghệ thuật hơn là tính cộng đồng/cộng cảm trong “môi trường thiêng” gắn với nghi lễ, nghi thức tín ngưỡng, tâm linh và hoạt động văn nghệ dân gian đặc sắc truyền thống. Hạn chế đó khiến Chương trình “Âm vang đại ngàn” thiếu chiều sâu – và dĩ nhiên không hấp dẫn, thu hút nhiều du khách, người dân đến tìm hiểu, trải nghiệm. Trung tâm Văn hóa tỉnh cho biết, bình quân hai kỳ trình diễn/tháng có từ 500 – 700 người tham dự và thưởng lãm, con số khá thấp so với kỳ vọng.

“Trông người mà ngẫm đến ta” để có sự học hỏi, điều chỉnh chương trình/sản phẩm du lịch trên là điều cần quan tâm. Trong đó vấn đề kết nối, khuyến khích các buôn làng người dân tộc thiểu số tại chỗ tham gia và trao quyền tự quyết cho họ để xây dựng và thực hiện chương trình đúng với tinh thần cộng đồng (như Gia Lai đã làm) là gợi ý và cũng là mong mỏi của những người có tâm huyết với Chương trình “Âm vang đại ngàn” hiện nay và trong tương lai.

 

Phương Đình





Source link

Cùng chủ đề

Hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới

Diễn đàn Mekong Connect 2024 với mục tiêu đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại và công nghệ vùng Đồng bằng sông Cửu Long - TP. Hồ Chí Minh với cả nước. Ngày 17/12, tại Đại học An Giang (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang), diễn đàn Mekong Connect 2024 đã được khai mạc. Sự kiện năm nay thu hút sự quan tâm của các lãnh đạo trung ương, địa phương, chuyên gia kinh tế...

Mời tham dự Hội chợ triển lãm du lịch SATTE 2025 tại Ấn Độ

Từ ngày 19-21/2/2025 tại Trung tâm triển lãm India International Convention & Expo Center, New Delhi Ấn Độ sẽ diễn ra Hội chợ Du lịch & Lữ hành Nam Á lần thứ 32 Từ ngày 19-21/2/2025, tại Trung tâm triển lãm India International Convention & Expo Center, New Delhi, Ấn Độ sẽ diễn ra Hội chợ Du lịch & Lữ hành Nam Á (SATTE - South Asia’s Travel & Tourism Exchange) lần thứ 32 được Bộ...

Mức lương kỹ sư phần mềm bậc quản lý tại Việt Nam lên đến 52 triệu đồng

Nhân viên IT - phần mềm từ 1-3 năm kinh nghiệm sẽ có mức lương từ 10-20 triệu, trong khi cấp bậc quản lý hoặc trưởng phòng có mức lương từ 27-52 triệu đồng. Trong bối cảnh thị trường lao động nhiều biến động, các lập trình viên và kỹ sư công nghệ đang khẳng định vị trí là nhóm nhân sự được săn đón nhất trên thị trường. Điều này đã phần nào thể hiện rõ qua Báo cáo thị...

Những người gánh sông trăng: Tập thơ của 6 nữ tác giả kỳ cựu trên văn đàn Việt

6 tác giả đều là những nhà thơ, nhà văn đã có hàng chục năm sáng tác, mỗi người một vẻ, góp những "chất giọng" nghệ thuật riêng, đưa tác phẩm thành một dấu ấn trên diễn đàn văn chương Việt. Một tác giả khác là Phó Giáo sư-Tiến sỹ Phạm Thu Yến, một chuyên gia về văn học dân gian Việt Nam. Một số bài thơ của bà được chọn đưa vào...

‘Cái sai được làm ngơ góp phần nảy sinh nhiều hành động côn đồ’

Cộng đồng nhất nhất lên án kịch liệt, ủng hộ phương án nghiêm trị với hành vi hung hăng đánh người chỉ vì va quẹt nhỏ khi đi đường. Thế nhưng tranh cãi chưa bớt nóng khi 'chín người mười ý' chỉ ra nguyên do khiến ngày càng nhiều tài xế côn đồ. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổ chức Chương trình “Tháng khuyến mại tập trung quốc gia 2024 – Vietnam Grand Sale 2024”

Sở Công Thương vừa triển khai Chương trình “Tháng khuyến mại tập trung quốc gia 2024 – Vietnam Grand Sale 2024” trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Chương trình được tổ chức trên phạm vi toàn tỉnh, kết hợp giữa hoạt động thương mại truyền thống và thương mại điện tử để tạo sức lan tỏa, thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên mọi lĩnh vực. Theo đó, từ ngày 2/12/2024 đến ngày 31/12/2024, tất...

Huyện Krông Pắc: Thêm 9 buôn được tiếp cận tín dụng ưu đãi

16:56, 16/08/2023 Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Krông Pắc đang triển khai mở rộng địa bàn và nguồn vốn thực hiện chương trình tín dụng đối với hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn kể từ ngày 8/8/2023 theo Quyết định 17/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, ngoài 3 xã Ea Hiu, Ea Yiêng và Vụ Bổn, huyện Krông Pắc sẽ có thêm 9 buôn đặc biệt khó khăn của các xã khu...

Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh: Nâng tầm trí tuệ (kỳ 2)

08:00, 16/08/2023 Kỳ 2: Phát triển nguồn nhân lực: Còn những “điểm nghẽn” Gần 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, vị trí, vai trò đội ngũ trí thức tỉnh Đắk Lắk đã được nâng cao, tăng về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, việc xây dựng đội...

Đề xuất phương án mở thêm lớp 10 cho học sinh có nhu cầu theo học tại các cơ sở giáo dục

15:34, 16/08/2023 Sáng 16/8, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp đánh giá công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023 – 2024 trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh chủ trì cuộc họp. Tham dự có đại diện các sở, ngành, địa phương, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX), trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh. Các đại biểu tham dự cuộc họp. Theo báo...

Lãi suất giảm, tín hiệu tích cực cho tín dụng

08:36, 14/08/2023 Thời gian gần đây, các ngân hàng thương mại (NHTM) liên tục điều chỉnh biểu lãi suất huy động. Điều này nhằm hướng đến khả năng tiếp cận vốn giá rẻ cho nhiều đối tượng. Nhiều ngân hàng giảm lãi suất cho vay Từ đầu năm đến nay, nhiều NHTM đã liên tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động. Theo khảo sát của phóng viên, có hơn 13 ngân hàng điều chỉnh biểu lãi suất, giảm từ 0,1 ...

Bài đọc nhiều

Sáng một lối về (kỳ 1)

08:12, 04/08/2023 Bị lừa phỉnh, dụ dỗ “di cư ra nước ngoài sẽ được hưởng cuộc sống sung sướng, nhàn hạ”, nhiều người dân tộc thiểu số đã rời bỏ buôn làng, thôn xóm, vượt biên trái phép, để rồi “vỡ mộng”, chịu cảnh khổ cực nơi xứ người. Quê mẹ bao dung đã đón họ về, tạo điều kiện cho họ gây dựng lại cuộc sống. Sau những lầm lỗi, nhiều người đã nhận ra rằng: Không đâu...

Không để bệnh dại bùng phát

07:53, 17/05/2023 Hiện nay, thời tiết nắng nóng đang là điều kiện thuận lợi phát sinh bệnh dại trên chó, mèo, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ gia tăng bệnh dại ở người. Các ngành chức năng đang tích cực triển khai các biện pháp nhằm khống chế, không để bệnh dại bùng phát. Liên tiếp các ca mắc và tử vong do dại Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh, trong 2 năm trở lại...

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV: Hoàn thiện pháp luật về Công an nhân dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong...

22:01, 27/05/2023 Chiều 27/5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân (CAND) và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Thảo luận tại tổ, đa...

Nỗ lực giữ rừng ở Krông Bông

08:43, 22/06/2023 Huyện Krông Bông có hơn 92.680 ha rừng và đất quy hoạch phát triển rừng, trong đó diện tích đất có rừng là hơn 68.740 ha, đất quy hoạch cho lâm nghiệp chưa có rừng là hơn 23.939 ha, độ che phủ rừng gần 55%. Công tác quản lý, bảo vệ (QLBV), phát triển rừng và phòng cháy chữa cháy (PCCC) rừng trên địa bàn huyện được tăng cường với việc triển khai đồng bộ các biện...

Sở NN-PTNT và TP. Buôn Ma Thuột dẫn đầu Chỉ số chuyển đổi số của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh

10:10, 09/07/2023 UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định công bố và xếp hạng Chỉ số chuyển đổi số của cơ quan nhà nước (DTI) trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk năm 2022. Theo đó, DTI cấp sở được đánh giá dựa trên 2 nhóm (chỉ số nền tảng chung; nhóm chỉ số hoạt động); với 6 chỉ số chính (gồm: Nhận thức số; Thể chế số; Hạ tầng số; Nhân lực số; An toàn thông tin mạng; Hoạt động...

Cùng chuyên mục

Bảo lưu và phục dựng nghệ thuật tạc tượng của người Ê đê

Nghệ thuật tạc tượng của người Ê đê là một phần không thể thiếu trong kho tàng văn hóa dân tộc. Những tác phẩm điêu khắc bằng gỗ, ngà voi, sừng trâu... mang đậm dấu ấn của một nền văn minh lâu đời, phản ánh quan niệm về cuộc sống, vũ trụ và tâm linh của người Ê đê. Tuy nhiên, trước những tác động của thời gian, tự nhiên và sự thay đổi của xã hội, việc bảo...

Một thoáng Buôn Ma Thuột

Buôn Ma Thuột, thành phố của tỉnh Đắk Lắk, là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Tây Nguyên. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với những cánh rừng bạt ngàn, những ngọn núi hùng vĩ mà còn mang đậm bản sắc văn hóa của người Ê đê, Ba Na. Buôn Ma Thuột sở hữu khí hậu mát mẻ quanh năm, cảnh quan thiên nhiên đa dạng với những hồ nước trong xanh, những thác nước...

Những cây công nghiệp chủ lực của đồng bào Ê đê Buôn Ma Thuật

Buôn Ma Thuật được biết đến là vùng đất thiên nhiên hùng vĩ, cái nôi của văn hóa được gìn giữ qua nhiều thế hệ mang đậm nét đặc trưng của người Ê-đê với những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo. Đây là vùng đất đỏ Bazan có thiên nhiên ưu đãi, trù phú, khí hậu ôn hòa. Người dân nơi đây bên cạnh trồng lúa nước còn trồng các cây công nghiệp,...

Cồng Chiêng trong Văn hoá & Lễ hội của người Ê-đê

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là “kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể” của nhân loại. Cồng chiêng được người Ê đê coi là linh hồn của dân tộc bởi nó chứa đựng những giá trị lớn trong đời sống tinh thần, phong tục nghi lễ suốt cuộc đời. Tiếng chiêng như sợi dây tâm linh nối kết con người với các đấng siêu nhiên, giúp con người...

Bảo tồn ngôi nhà dài của người Ê đê

Để bảo tồn cồng chiêng hay hát kể sử thi, người dân tộc Ê đê còn phải bảo tồn không gian sống - một trong những văn hóa đặc trưng của người Ê đê. Người Ê đê có tập quán sống chung 3 hoặc 4 thế hệ trong một ngôi nhà lớn. Nhà dài chính là sự phản ánh tiêu biểu cho chế độ mẫu hệ của người Ê đê. Trải qua nhiều biến động về kinh tế và xã...

Mới nhất

Giáo dục quốc phòng và an ninh góp phần nâng cao nhận thức bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), Cổng thông tin điện tử Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) trân trọng giới thiệu bài viết...

Điện thăm hỏi về ảnh hưởng của cơn bão Chido tại quần đảo Mayotte

Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện thăm hỏi đến các nhà lãnh đạo Pháp khi được tin cơn bão Chido gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản tại quần đảo Mayotte. Được tin cơn bão Chido đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng về...

TP.HCM thực chiến phòng chống tấn công mạng

Ngày 17-12, TP.HCM khai mạc chương trình 'Diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng TP.HCM 2024'. Trong 5 ngày từ...

Phát triển bền vững – xu hướng nổi trội của ngành dệt may trong năm 2025

Tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tiếp tục là xu hướng nổi trội của ngành dệt may năm 2025, điều này là áp lực nhưng cũng mang lại cơ hội với doanh nghiệp. Sức cạnh tranh cao Năm 2024, ngành dệt may Việt Nam về đích với 44 tỷ USD, đứng thứ...

Liên kết vùng trong bối cảnh cạnh tranh mới

Diễn đàn Mekong Connect là dịp để các tỉnh thành phát triển tài nguyên bản địa và kinh tế địa phương thông qua liên kết vùng, trong bối cảnh cạnh tranh mới. ...

Mới nhất