Trang chủDi sảnChuẩn bị thực hiện tu bổ, phục hồi và tôn tạo điện...

Chuẩn bị thực hiện tu bổ, phục hồi và tôn tạo điện Cần Chánh


VHO – Sau mấy chục năm nghiên cứu, di tích điện Cần Chánh (Đại Nội Huế) chuẩn bị được triển khai tu bổ, phục hồi với tổng kinh phí gần 200 tỉ đồng. Đây là công trình quan trọng nằm trên trục thần đạo của Kinh thành Huế, là nơi các vua Nguyễn thiết triều và tiếp sứ bộ ngoại giao.

Chuẩn bị thực hiện tu bổ, phục hồi và tôn tạo điện Cần Chánh - ảnh 1
Phối cảnh di tích điện Cần Chánh sẽ được phục hồi

Ngày 13.11, trao đổi với Văn Hóa, ông Hoàng Việt Trung – Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, dự án “Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Cần Chánh” sẽ được động thổ vào dịp kỉ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23.11.2024 sắp tới.

Dự án sẽ được triển khai thực hiện trong 4 năm, với tổng kinh phí gần 200 tỉ từ nguồn ngân sách tỉnh Thừa Thiên Huế. Được biết, tháng 9.2024 vừa qua, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành nghị quyết 78-NQ/HĐND, có phương án sử dụng nguồn vượt thu phí tham quan di tích Huế năm 2023 để bố trí kinh phí 62,7 tỉ đồng cho dự án “Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Cần Chánh”.

Theo quyết định 2301/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về phê duyệt dự án này, việc triển khai tu bổ, phục hồi và tôn tạo điện Cần Chánh sẽ được triển khai trên quy mô diện tích khoảng 1ha.

Trong đó, tập trung tu bổ, phục hồi điện Cần Chánh với các hạng mục, như: tu bổ, gia cường nền móng, bó vỉa, bậc cấp theo nguyên trạng; tu bổ, phục hồi hệ chân táng đá thanh; nền lát gạch hoa; bảo quản và chống ẩm mối nền; phục hồi tường bao bằng gạch vồ…

Đặc biệt, phục hồi hệ khung gỗ, hệ mái, ván vách, liên ba, cửa; bảo quản chống ấm và chống mối toàn bộ cấu kiện gỗ; phục hồi sơn son thếp vàng toàn bộ hệ khung gỗ. Với hệ mái, phục hồi mái lợp ngói ống Hoàng lưu ly; bờ nóc, bờ quyết, ô hộc, con giống khảm sành sứ và trang trí mái trước bằng pháp lam.

Chuẩn bị thực hiện tu bổ, phục hồi và tôn tạo điện Cần Chánh - ảnh 2
Điện Cần Chánh ở Đại Nội Huế bị phá hủy năm 1947, chỉ còn lại nền móng

Dự án cũng sẽ tôn tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật, gồm: hệ thống điện chiếu sáng nội thất, đèn lồng, đèn ngoại thất; hệ thống phòng cháy chữa cháy; camera an ninh…

Việc tu bổ, phục hồi điện Cần Chánh theo tư liệu thời vua Khải Định. Qua nghiên cứu, sưu tầm của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, từ khi xây dựng vào năm 1804 dưới thời vua Gia Long cho đến khi bị phá hủy, điện Cần Chánh đã trải qua khoảng 20 lần tu sửa lớn, nhỏ khác nhau.

Ngoài các thông tin từ sử liệu, Châu bản triều Nguyễn, thì còn có nhiều tư liệu về hình ảnh của di tích điện Cần Chánh được chụp từ năm 1885-1945. Trong đó, có các bức ảnh khi vua Khải Định lên ngôi năm 1916, bộ ảnh chụp lễ Tứ tuần đại khánh tiết của vua Khải Định năm 1924, ảnh chụp lễ đăng quang của vua Bảo Đại năm 1926, lễ đón tiếp vua Bảo Đại về nước năm 1932… Nguồn tư liệu này đã góp phần bổ sung cho công tác nghiên cứu, giúp xác định chiều cao hàng cột, hệ khung gỗ, hệ mái và các cấu kiện gỗ cũng như các cách thức trang trí.

Vào năm 2023, Bảo tàng Lịch sử quốc gia cũng đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế thực hiện khảo cổ điện Cần Chánh trong hơn 1 tháng. Qua đó, đã có thêm cơ sở khoa học để xây dựng phương án phục hồi công trình di tích quan trọng này.

Chuẩn bị thực hiện tu bổ, phục hồi và tôn tạo điện Cần Chánh - ảnh 3
Những hình ảnh tư liệu về điện Cần Chánh dưới thời vua Khải Định

Dưới triều Nguyễn, điện Cần Chánh là nơi nhà vua thiết triều vào các ngày 5, 10, 20 và 25 âm lịch hàng tháng; đồng thời, đây cũng là nơi tổ chức tiếp sứ bộ ngoại giao, tổ chức yến tiệc của hoàng gia và triều đình. Theo sử liệu, trước khi bị phá hủy, công trình này có kết cấu: chính điện có 5 gian và 2 chái kép, tiền điện có 7 gian và 2 chái đơn.

Việc nghiên cứu phục hồi điện Cần Chánh đã được thực hiện từ mấy chục năm qua, đặc biệt từ những năm 1990 đến nay. Công trình này cũng đã được nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế nghiên cứu nhằm phục hồi, trong đó nổi bật là các chuyên gia của Đại học Waseda, Nhật Bản.

Ông Hoàng Việt Trung cũng thông tin: Cùng với việc động thổ dự án “Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Cần Chánh”, dịp này tỉnh Thừa Thiên Huế cũng sẽ tổ chức Lễ đón nhận bằng của UNESCO ghi danh Di sản tư liệu “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”. Đồng thời, công bố hoàn thành dự án “Bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và mở cửa đón khách tham quan.

Các hoạt động tại Khu di sản Huế trong dịp này nhằm hưởng ứng kỉ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam, qua đó góp phần lan tỏa và phát huy giá trị di sản văn hóa ngày càng sâu rộng đến cộng đồng.



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/chuan-bi-thuc-hien-tu-bo-phuc-hoi-va-ton-tao-dien-can-chanh-111486.html

Cùng chủ đề

Đến Quần thể Di tích Cố đô Huế, khám phá loạt Bảo vật quốc gia quý giá

Là kinh đô của nhà Nguyễn (1802-1945) – triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, Cố đô Huế ngày nay vẫn giữ trong mình những di sản vật thể và phi vật thể chứa đựng nhiều giá trị nổi bật về văn hóa, lịch sử, kiến...

Thếp vàng lá 24k bên trong điện Thái Hòa ở Huế

Huế - Du khách có thể xem hàng chục cây cột của điện Thái Hòa (Đại nội Huế) được nghệ nhân sơn son, vẽ rồng thếp vàng lá 24k. Laodong.vn Nguồn:https://laodong.vn/photo/thep-vang-la-24k-ben-trong-dien-thai-hoa-o-hue-1402497.ldo

Đà Nẵng chi hơn 9,5 tỉ đồng tu bổ, phục hồi di tích đình Túy Loan

UBND thành phố Đà Nẵng vừa ban hành Quyết định số 1962/QĐ-UBND về phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Bảo tồn, tu bổ, phục hồi di tích đình Túy Loan, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang với tổng mức đầu tư gần 9,6 tỉ đồng. ...

Nhiều hoạt động về giáo dục di sản tại di tích điện Phụng Tiên, Đại Nội Huế

VHO - Ngày 22.9, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Hội Bảo tồn Di sản văn hóa Đức (GEKE) đã khởi động các hoạt động về giáo dục di sản tại di tích điện Phụng Tiên, Đại Nội Huế. Học sinh đăng ký tham gia chương trình sẽ được miễn phí vé vào cổng khu di sản Huế, được cung cấp miễn phí nguyên vật liệu tại các hoạt động giáo dục di sản. Chương...

Tổ chức cuộc thi ảnh trực tuyến “Trải nghiệm và khoảnh khắc du lịch Huế”

Cuộc thi ảnh du lịch trực tuyến với chủ đề "Trải nghiệm và khoảnh khắc du lịch Huế" năm 2024 được tổ chức nhằm mục đích đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch góp phần thúc đẩy phát triển du lịch Huế. Tăng cường truyền...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Triển khai hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà rường cổ Bao Vinh

VHO - Ngày 8.11, Ban Quản lý và bảo vệ nhà vườn Huế đã tổ chức khởi công công trình tu bổ, chống xuống cấp nhà rường cổ tại phố cổ Bao Vinh, phường Hương Vinh. Theo kế hoạch, công trình tu bổ, chống xuống cấp nhà rường tại 77B Bao Vinh sẽ hoàn thành trong vòng 150 ngày. Dự kiến, trong giai đoạn 2023 - 2026, sẽ có 7 nhà rường cổ ở Bao Vinh được hỗ trợ...

Kỷ niệm 15 năm được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể

VHO - Sở VHTTDL tỉnh Bắc Ninh cho biết, từ ngày 11-30.11 sẽ có nhiều hoạt động nhân dịp kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Theo đó, chương trình gặp mặt các nghệ nhân, nghệ sĩ dân ca Quan họ Bắc Ninh, gắn với kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc...

Giao lưu nhân chứng lịch sử “Đoàn Cải lương Nam Bộ – Một thời hoa lửa”

VHO - Ngày 8.11, Bảo tàng TP.HCM tổ chức Tọa đàm giao lưu nhân chứng lịch sử “Đoàn Cải lương Nam Bộ - Một thời hoa lửa”. Chương trình tổ chức nhân dịp kỷ niệm 70 năm Hiệp định Genève và Chuyến tàu tập kết, đồng thời hưởng ứng ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23.11. Thời gian sắp tới Bảo tàng tiếp tục sưu tầm tư liệu, hình ảnh liên quan đến các kịch bản, vở diễn...

Truyền thống – Văn hiến: Mạch dẫn không gian sáng tạo đương đại

VHO - Ngày 7.11 tại Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra tọa đàm “Truyền thống - Văn hiến - Mạch dẫn không gian sáng tạo đương đại”. Với những góc nhìn và chia sẻ thú vị, tọa đàm khẳng định những giá trị độc đáo của văn hóa Hà Nội, làm sáng tỏ sự chuyển dịch của dòng chảy văn hóa Hà Nội cùng những yếu tố tác động đến sự chuyển dịch này. Hoạt động lao động...

Hoa hậu Kim Hồng bồi hồi nhớ lại lần gặp ông. Trump

VHO - Hôm nay 6.11 (theo giờ. Việt Nam), lại một lần nữa ông. Donald Trump chiến thắng, trở thành. Tổng thống Hoa Kỳ thứ 47 vào đầu năm tới.Theo Hoa hậu Kim Hồng, biết tin ông Donald Trump đã đắc cử Tổng thống Mỹ, chị rất phấn khởi và mong muốn một dịp nào lại được diện kiến Tổng thống Donald Trump. "Là một công dân Việt Nam tôi mong muốn tình hữu nghị Việt - Mỹ ngày...

Bài đọc nhiều

Dự Án Trùng Tu Di Tích Mỹ Sơn Với Sự Hỗ Trợ Từ Ấn Độ

Quần thể di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn, một trong những kỳ quan kiến trúc của nền văn hóa Chămpa, đã được đón nhận một luồng sinh khí mới nhờ vào dự án bảo tồn và trùng tu do chính phủ Việt Nam và Ấn Độ hợp tác thực hiện. Thông qua chương trình hợp tác này, các khu tháp A, H, K tại Mỹ Sơn đã được bảo tồn, trùng tu trong hơn sáu năm dưới...

Nhà Thờ Gỗ Kon Tum: Giao Thoa Văn Hoá Tây Nguyên Trong Nghệ Thuật Kiến Trúc Roman

Nhà thờ Gỗ Kon Tum, còn gọi là Nhà thờ Chính tòa Kon Tum, tọa lạc tại trung tâm thành phố Kon Tum và được xem là một trong những công trình kiến trúc độc đáo nhất tại Tây Nguyên. Xây dựng từ đầu thế kỷ XX, nhà thờ đã trở thành một biểu tượng không chỉ của cộng đồng Công giáo mà còn của cả vùng đất Kon Tum, mang đậm dấu ấn văn hóa và phong cách...

Hội An và Luang Prabang hợp tác văn hoá, du lịch

VHO - Hai thành phố thống nhất hợp tác, hỗ trợ, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý, trùng tu, bảo tồn, phát huy các giá trị di sản. Đặc biệt, hai địa phương sẽ hợp tác mạnh mẽ trên lĩnh vực du lịch, tổ chức các tour du lịch kết nối giữa hai di sản văn hoá thế giới. Ngày 17.10, tại Thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào đã diễn ra lễ ký...

Cổng Đoan Môn: Cánh Cửa Vàng Mở Lối Vào Vùng Đất Ngàn Năm Hoàng Thành Thăng Long

Cổng Đoan Môn, cánh cửa vàng dẫn vào lòng Hoàng thành Thăng Long, tựa như chiếc chìa khóa mở ra kho tàng ngàn năm văn hiến của kinh đô xưa. Sừng sững qua bao thế kỷ, Đoan Môn không chỉ là một phần của quần thể kiến trúc hoàng gia mà còn lưu giữ hơi thở của những thời đại huy hoàng. Bước chân qua cánh cổng này, người ta như chạm vào quá khứ xa xăm, khi những...

Hồn Dân Gian Trong Vũ Điệu Nước: Sắc Màu Múa Rối Nước

Múa rối nước, một loại hình nghệ thuật truyền thống độc đáo của Việt Nam, đã tồn tại và phát triển qua nhiều thế kỷ. Loại hình này không chỉ phản ánh đời sống văn hóa phong phú của người Việt mà còn mang trong mình những giá trị tinh thần sâu sắc. Được biết đến như một biểu tượng của hồn dân gian, múa rối nước cuốn hút người xem bằng những vũ điệu trên mặt nước sống...

Cùng chuyên mục

Nhà Thờ Gỗ Kon Tum: Giao Thoa Văn Hoá Tây Nguyên Trong Nghệ Thuật Kiến Trúc Roman

Nhà thờ Gỗ Kon Tum, còn gọi là Nhà thờ Chính tòa Kon Tum, tọa lạc tại trung tâm thành phố Kon Tum và được xem là một trong những công trình kiến trúc độc đáo nhất tại Tây Nguyên. Xây dựng từ đầu thế kỷ XX, nhà thờ đã trở thành một biểu tượng không chỉ của cộng đồng Công giáo mà còn của cả vùng đất Kon Tum, mang đậm dấu ấn văn hóa và phong cách...

Dự Án Trùng Tu Di Tích Mỹ Sơn Với Sự Hỗ Trợ Từ Ấn Độ

Quần thể di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn, một trong những kỳ quan kiến trúc của nền văn hóa Chămpa, đã được đón nhận một luồng sinh khí mới nhờ vào dự án bảo tồn và trùng tu do chính phủ Việt Nam và Ấn Độ hợp tác thực hiện. Thông qua chương trình hợp tác này, các khu tháp A, H, K tại Mỹ Sơn đã được bảo tồn, trùng tu trong hơn sáu năm dưới...

Triển khai hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà rường cổ Bao Vinh

VHO - Ngày 8.11, Ban Quản lý và bảo vệ nhà vườn Huế đã tổ chức khởi công công trình tu bổ, chống xuống cấp nhà rường cổ tại phố cổ Bao Vinh, phường Hương Vinh. Theo kế hoạch, công trình tu bổ, chống xuống cấp nhà rường tại 77B Bao Vinh sẽ hoàn thành trong vòng 150 ngày. Dự kiến, trong giai đoạn 2023 - 2026, sẽ có 7 nhà rường cổ ở Bao Vinh được hỗ trợ...

Kỷ niệm 15 năm được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể

VHO - Sở VHTTDL tỉnh Bắc Ninh cho biết, từ ngày 11-30.11 sẽ có nhiều hoạt động nhân dịp kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Theo đó, chương trình gặp mặt các nghệ nhân, nghệ sĩ dân ca Quan họ Bắc Ninh, gắn với kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc...

Giao lưu nhân chứng lịch sử “Đoàn Cải lương Nam Bộ – Một thời hoa lửa”

VHO - Ngày 8.11, Bảo tàng TP.HCM tổ chức Tọa đàm giao lưu nhân chứng lịch sử “Đoàn Cải lương Nam Bộ - Một thời hoa lửa”. Chương trình tổ chức nhân dịp kỷ niệm 70 năm Hiệp định Genève và Chuyến tàu tập kết, đồng thời hưởng ứng ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23.11. Thời gian sắp tới Bảo tàng tiếp tục sưu tầm tư liệu, hình ảnh liên quan đến các kịch bản, vở diễn...

Mới nhất

Khu thương mại tự do Đà Nẵng cần chính sách ưu đãi vượt khung, vượt trội

Theo các chuyên gia, Đề án Khu thương mại tự do Đà Nẵng cần xây dựng được chính sách ưu đãi vượt khung, vượt trội, phù hợp thông lệ quốc tế và thực sự tự do. Xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng là mô hình tiên phong với thể chế ưu việt chuẩn...

Doanh nghiệp thay đổi tích cực để thích ứng với Quy định chống phá rừng của EU

Doanh nghiệp Việt Nam đã thay đổi tích cực để thích ứng với Quy định chống phá rừng của EU (EUDR), đặc biệt là việc nâng cao tính minh bạch trong chuỗi cung ứng Quy định chống phá rừng của Liên minh châu Âu (gọi tắt là EUDR) được Nghị viện thông qua ngày 29/6/2023 và...

Chuyển đổi số là vấn đề sống còn của doanh nghiệp

Để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp buộc phải có cuộc ‘cách mạng’ về chuyển đổi số, áp dụng công nghệ vào toàn bộ quy trình hoạt động. Đó là ý kiến của hầu hết doanh nghiệp tại các phiên chuyên đề của Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ 2...

Bóng hình Hà Nội trong dòng chảy văn chương đương đại

(CLO) Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo 2024, ngày 14/11 tại Hà Nội, Nhà xuất bản Trẻ đã tổ chức buổi tọa đàm “Của phố và người -...

Mới nhất