Các Phó Trưởng ban gồm: Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP và các Phó Chủ tịch UBND TP là Phó Trưởng ban Thường trực các lĩnh vực được phụ trách.

Các thành viên còn lại là người đứng đầu các sở ngành, Chủ tịch UBND TP Thủ Đức và các quận huyện có dự án trọng điểm.

w-13eed081-2072-4e5a-adc6-d0335cca003c-2.jpg
Dự án nút giao An Phú (TP Thủ Đức) là một trong những dự án công trình giao thông trọng điểm của TP.HCM.

Về quyền hạn, Ban Chỉ đạo sẽ chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc chủ đầu tư công trình, dự án, các tổ chức tư vấn, nhà thầu trong thực hiện nhiệm vụ đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình; đề xuất mời cơ quan thanh tra, kiểm toán thực hiện kiểm tra đột xuất, định kỳ các công trình, dự án khi thấy cần thiết để phòng ngừa từ xa, từ sớm các sai sót (nếu có).

Ban Chỉ đạo được mời các tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học để tư vấn, góp ý, phản biện trong quá trình chỉ đạo, nghiên cứu, đề xuất phương hướng, giải pháp, chính sách để triển khai các dự án.

Cùng với đó, Ban Chỉ đạo có quyền đề xuất kiểm điểm, thay thế chủ đầu tư, nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng có năng lực, kinh nghiệm yếu kém, không đáp ứng yêu cầu tiến độ dự án hoặc triển khai dự án không đảm bảo chất lượng, hiệu quả đầu tư.

Về nhiệm vụ, Ban Chỉ đạo sẽ nghiên cứu, tham mưu UBND TP, Chủ tịch UBND TP chỉ đạo, triển khai đầu tư và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm như tuyến metro số 1, metro số 2, đường vành đai 3, vành đai 4, rạch Xuyên Tâm, kênh Tham Lương – Bến Cát, Khu Công nghệ Môi trường xanh và các dự án khác.

Nghiên cứu và xây dựng mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng (TOD), làm cơ sở cho quy hoạch, nghiên cứu phát triển quỹ đất và nâng cao hiệu quả sử dụng đất, công trình công cộng, để chỉnh trang phát triển đô thị góp phần giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.

Thực hiện rà soát và đề xuất UBND TP các dự án ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để khai thác hiệu quả quỹ đất xung quanh nhà ga và dọc tuyến các dự án metro, vành đai, kênh rạch…

Ban Chỉ đạo cũng sẽ theo dõi, đôn đốc việc rà soát quy hoạch đô thị, điều chỉnh quy hoạch, điều chỉnh dự án đầu tư, thu hồi đất, tái định cư, đầu tư hạ tầng kết nối, công tác đấu thầu để đảm bảo đồng bộ. Tham gia chỉ đạo giải quyết các khó khăn, vướng mắc, các khiếu nại, khiếu kiện phát sinh trong quá trình triển khai dự án.

TP.HCM kế hoạch đầu tư 44.000 tỷ đồng làm 5 dự án giao thông theo BOTTP.HCM sẽ khởi công lần lượt 5 dự án xây dựng nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa công trình đường bộ hiện hữu được áp dụng theo hình thức BOT vào cuối năm 2025, đầu năm 2026.