Một trong nhưng nội dung đáng chú ý của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) là quy định Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo luật, nghị quyết tại một kỳ họp.
Sáng 19/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), với đa số đại biểu tán thành.
Có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4, Luật gồm chín chương và 72 điều, giảm 101 điều so với luật hiện hành.
Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), với đa số đại biểu Quốc hội tán thành.
Một trong những nội dung đáng chú ý của luật là quy định Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo luật, nghị quyết tại một kỳ họp.
Trong trường hợp dự thảo luật, nghị quyết chưa được thông qua, Quốc hội xem xét, quyết định lùi thời điểm thông qua để tiếp tục hoàn thiện, trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp tiếp theo hoặc trình lại.
Chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp, hồ sơ dự án luật, nghị quyết và báo cáo thẩm tra phải được gửi đến các đại biểu Quốc hội.
Theo luật hiện hành, Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật, dự thảo nghị quyết tại một hoặc hai kỳ họp Quốc hội; trường hợp dự án luật lớn, nhiều điều, khoản có tính chất phức tạp thì Quốc hội có thể xem xét, thông qua tại ba kỳ họp.
Bên cạnh đó, Luật quy định cơ quan lập đề xuất chính sách có trách nhiệm tổ chức hội nghị tham vấn Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội, Bộ, cơ quan ngang Bộ đối với chính sách liên quan trực tiếp thuộc phạm vi, lĩnh vực phụ trách trong quá trình xây dựng chính sách.
Tham vấn chính sách là quy định mới được bổ sung vào quy trình xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết nhằm bảo đảm chính sách của dự án được xây dựng có chất lượng, giải quyết hiệu quả những vấn đề thực tiễn đặt ra.
Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/chot-quy-trinh-xem-xet-thong-qua-du-thao-luat-nghi-quyet-tai-mot-ky-hop-192250219120503115.htm
Bình luận (0)