Tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 diễn ra ngày 30/12, tại Hà Nội, do Ủy ban Dân tộc tổ chức, các đại biểu tham dự trực tiếp và trực tuyến ở điểm cầu các tỉnh, thành phố đều thống nhất đánh giá: Chính sách dân tộc góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt của vùng đồng bào DTTS và miền núi.Chiều 30/12, Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân tộc năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn dự và chủ trì Hội nghị. Tham dự còn có Phó Vụ trưởng Vụ Công tác dân tộc địa phương Điểu Mưu; Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Nguyễn Kính; Phó Trưởng Ban Dân tộc Nay H’Nan; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, huyện, thị, thành phố.Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ mong muốn, các trí thức, nhà khoa học phải là lực lượng nòng cốt để đưa Việt Nam đứng vào nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo; nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử; tối thiểu có 5 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các cường quốc công nghệ vào năm 2030.“Nhiệm vụ công tác dân tộc năm 2025 rất quan trọng – là năm nền tảng định hướng công tác dân tộc giai đoạn 2026-2030; trong bối cảnh cả hệ thống chính trị quyết tâm sắp xếp, tinh gọn bộ máy… sẽ có không ít khó khăn, nhiều tâm tư, trăn trở, nhưng với trách nhiệm đầy đủ với đồng bào DTTS, với sự quyết tâm cao, đồng lòng, đoàn kết thì nhiệm vụ khó khăn nào cũng hoàn thành”, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh như thế tại Hội nghị tổng kết công tác dân tộc năm 2024, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025 do Ủy ban Dân tộc tổ chức, ngày 30/12.Chẳng phải ngẫu nhiên mà trong vòng hơn 2 thập kỷ qua, tỉnh Điện Biên được lựa chọn là nơi tổ chức nhiều nhất các hội thảo về dạy và học chữ của các DTTS (chủ yếu là chữ Thái và chữ Mông), ở cả cấp quốc gia, cấp khu vực (vùng Tây Bắc) cũng như cấp câu lạc bộ văn hóa các DTTS…Chiều 30/12, Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân tộc năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn dự và chủ trì Hội nghị. Tham dự còn có Phó Vụ trưởng Vụ Công tác dân tộc địa phương Điểu Mưu; Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Nguyễn Kính; Phó Trưởng Ban Dân tộc Nay H’Nan; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, huyện, thị, thành phố.Từ loại hình nghệ thuật dân gian, Ví, Giặm đã “cất cánh bay xa”, trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Một thập kỷ được UNESCO vinh danh, dẫu là chưa dài nhưng cũng không phải là ngắn để mảnh đất xứ Nghệ thấm hơn sức sống lâu bền của của một loại hình nghệ thuật dân gian trong dòng chảy văn hóa đương đại.Đinh tút là một loại sáo được làm bằng ống nứa hoặc trúc khi thổi phát ra âm thanh. Mỗi khi tiếng sáo đinh tút thổi lên hòa cùng tiếng trống và cồng chiêng, âm thanh ấy lan tỏa, bay bổng trên các triền đồi tạo nên một không gian huyền ảo. Bà Mí Lát ở buôn Chung, xã Ea Bar, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, được xem là người giữ hồn cho loại nhạc cụ truyền thống này.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 30/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Festival Khèn Mông, Lễ hội Hoa Tớ dày Mù Cang Chải . Lễ hội Áp Hô Chiêng của người Thái ở Mường So. Vượt khó vươn lên để tỏa sáng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 diễn ra ngày 30/12, tại Hà Nội, do Ủy ban Dân tộc tổ chức, các đại biểu tham dự trực tiếp và trực tuyến ở điểm cầu các tỉnh, thành phố đều thống nhất đánh giá: Chính sách dân tộc góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt của vùng đồng bào DTTS và miền núi.Từ ngày 1 – 31/01/2025, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động tháng 1 với chủ đề “Xuân về trên bản làng”, giới thiệu các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán của đồng bào các DTTS và những nét văn hóa, các hoạt động truyền thống đón Tết cổ truyền đặc trưng các dân tộc, góp phần bảo tồn, phát huy quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống, tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, đoàn kết, gắn bó, hỗ trợ cùng phát triển nhân dịp năm mới 2025.Chiều 30/12, Sở Văn hóa – Thể thao tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.Tối 30/12, UBND quận Ninh Kiều (TP. Cần Thơ) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ tổ chức Lễ khai mạc Ngày hội Du lịch – Đêm Hoa đăng Ninh Kiều, lần thứ VII – năm 2024.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 30/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Festival Khèn Mông, Lễ hội Hoa Tớ dày Mù Cang Chải . Lễ hội Áp Hô Chiêng của người Thái ở Mường So. Vượt khó vươn lên để tỏa sáng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đến dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh; Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr cùng các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Y Thông, Nông Thị Hà đồng chủ trì Hội nghị.
Trong năm 2024, công tác dân tộc và các chính sách dân tộc đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần làm thay đổi bộ mặt của vùng đồng bào DTTS và miền núi. Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo đạt mục tiêu của năm và đã giảm so với cùng kỳ năm trước; mục tiêu giảm nghèo trở thành nhiệm vụ, chỉ tiêu quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. Chương trình MTQG DTTS và miền núi được Tỉnh ủy, Thành ủy, HĐND, UBND tỉnh, thành phố quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt đảm bảo việc triển khai thực hiện có hiệu quả, đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra. Các hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận tốt hơn các chính sách, nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và cộng đồng. Mức sống của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi được cải thiện, góp phần củng cố và nâng cao lòng tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
Thảo luận tại Hội nghị, lãnh đạo các tỉnh, thành phố, bộ, ngành đã đánh giá cao kết quả đạt được trong thực hiện chính sách dân tộc và công tác dân tộc thời gian qua. Đồng thời phân tích nguyên nhân của một số tồn tại, hạn chế, như: công tác xóa đói, giảm nghèo tuy có tiến bộ, song tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao; công tác giảm nghèo chưa bền vững; chênh lệch mức sống giữa vùng đồng bào DTTS với mặt bằng chung cả nước chậm được thu hẹp. Tiến độ triển khai thực hiện và giải ngân vốn của Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) tại nhiều bộ, ngành và các địa phương nhìn chung còn chậm so với yêu cầu đề ra…
Tại Điểm cầu tỉnh Hòa Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Đinh Công Sứ thông tin: Ước tính đến hết năm 2024 tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm 2,61% (từ 9,20% năm 2023 giảm còn 6,59% năm 2024), trong đó: Tỷ lệ hộ nghèo các xã vùng đồng bào DTTS và miền núi giảm 2,77% (từ 9,80 % năm 2023 giảm còn 7,03% năm 2024); tỷ lệ hộ nghèo các xã đặc biệt khó khăn giảm 5,91% (từ 21,27 % năm 2023 giảm còn 15,36% năm 2024), vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra (chỉ tiêu tỷ lệ hộ nghèo các xã đặc biệt khó khăn giảm từ 4 – 4,5%). Dự kiến tiếp tục có 06 xã được công nhận hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới và thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn; nâng tổng số xã được công nhận hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới và thoát khỏi diện xã đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2025 lên 20/59 xã; đạt 20/29 xã, đạt tỷ lệ 68,96% theo chỉ tiêu của Thủ tướng Chính phủ giao.
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình nhìn nhận: Việc tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác dân tộc của tỉnh Hòa Bình vẫn còn gặp phải một số khó khăn, tồn tại như kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn chậm phát triển; đời sống người dân còn nhiều khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo vẫn còn cao so với khu vực khác. Hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu; chất lượng nguồn nhân lực còn thấp; sản xuất còn mang tính tự cung, tự cấp, chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chất lượng sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh thấp.
“Bên cạnh đó, hiện nay vẫn còn một số bất cập trong các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện của Chương trình MTQG 1719; công tác tổ chức triển khai thực hiện một số Nội dung, Dự án, Tiểu dự án và giải ngân nguồn vốn Chương trình tại một số cơ quan, đơn vị còn chậm; các địa phương còn gặp lúng túng, có cách hiểu khác nhau trong quá trình nghiên cứu, vận dụng triển khai văn bản hướng dẫn; các địa phương gặp khó khăn trong cân đối nguồn lực đối ứng từ ngân sách địa phương thực hiện Chương trình, do đa số là các huyện có nguồn thu ngân sách thấp, phần lớn phụ thuộc nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ…”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình đánh giá.
Bám sát tình hình thực tế tại địa phương, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tuấn Thanh đề xuất: Cần tập trung vào các chỉ tiêu phát triển bền vững, nâng cao đời sống vật chất tinh thần, tiếp cận các dịch vụ xã hội chất lượng cao như: Thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số bằng ½ bình quân chung của cả nước; Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch đạt từ 90-100%; Giải quyết từ 80 – 100% số hộ khó khăn đang thiếu đất ở, đất sản xuất. Bên cạnh đó, điều chỉnh giảm số lượng Dự án, Tiểu dự án, Nội dung thành phần trùng nhau và xem xét để lồng ghép, sắp xếp giữa 3 Chương trình MTQG cho phù hợp để dễ triển khai thực hiện. Có cơ chế thông thoáng và chính sách đủ mạnh để tăng cường hấp dẫn, thu hút đầu tư các doanh nghiệp và tăng cường năng lực các hợp tác xã vùng đồng bào DTTS, nhất là vùng đặc biệt khó khăn để giúp đồng bào đa dạng hóa sinh kế, phát triển sản xuất theo hướng chuỗi giá trị, phát triển vùng dược liệu quý, xây dựng và phát triển các mô hình khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp, qua đó thúc đẩy nhanh quá trình giảm nghèo bền vững cho đồng bào vùng DTTS.
Thời gian qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế các tỉnh vùng đồng bào DTTS và miền núi khá cao, trong đó các tỉnh vùng Tây Bắc tăng bình quân 8,0%/năm, Tây Nguyên tăng bình quân 7,5%/năm, Tây Nam Bộ tăng bình quân 7,0%/năm. Đến nay, 98,4% xã vùng đồng bào DTTS và miền núi có đường ô tô đến trung tâm; 96,7% hộ DTTS được sử dụng điện lưới quốc gia; 100% xã có trường lớp mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở; 99,3% xã có trạm y tế với 83,5% xã có trạm y tế đạt chuẩn, 69,1% số trạm y tế có bác sỹ, y tá khám chữa bệnh cho người dân; trên 90% xã được phủ sóng phát thanh, truyền hình; 100% xã có hạ tầng viễn thông và được phủ sóng di động đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của người dân; nhiều tỉnh có tỷ lệ giảm nghèo bình quân hằng năm trên 3%, vượt mục tiêu đề ra tại Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2030, định hướng đến năm 2045…
Nguồn: https://baodantoc.vn/chinh-sach-dan-toc-gop-phan-quan-trong-lam-thay-doi-bo-mat-cua-vung-dong-bao-dtts-va-mien-nui-1735557912621.htm