Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhChính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương thực hiện nghiêm...

Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương thực hiện nghiêm tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024


Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương thực hiện nghiêm tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024- Ảnh 1.
Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương thực hiện nghiêm yêu cầu tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024; thúc đẩy mạnh mẽ giải ngân vốn đầu tư công…

Nghị quyết 122/NQ-CP nêu rõ: Chính phủ yêu cầu các Bộ ngành, địa phương tiếp tục phấn đấu hoàn thành cao nhất mục tiêu phát triển KTXH năm 2024, trong đó, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, trọng tâm là kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo dõi sát diễn biến tình hình, làm tốt công tác phân tích, dự báo, có phản ứng chính sách kịp thời, không để bị động, bất ngờ; phối hợp chặt chẽ, hài hòa giữa chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách kinh tế vĩ mô khác, bảo đảm kiểm soát lạm phát mục tiêu năm 2024 dưới 4,5% như đã đề ra.

Nắm chắc tình hình thị trường, cân đối cung cầu, giá cả hàng hóa để có giải pháp kịp thời, phù hợp, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng, tăng giá đột biến, nhất là đối với xăng, dầu, lương thực, thực phẩm và các hàng hóa thiết yếu khác. Chủ động đánh giá kỹ tác động đến lạm phát, tính toán, chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lộ trình điều chỉnh giá các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước quản lý khi có dư địa và điều kiện cho phép, với mức độ, thời điểm phù hợp, không dồn vào cùng một thời điểm. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc kê khai, niêm yết, công khai thông tin về giá; xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, găm hàng tăng giá, thao túng giá…

Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục triệt để cắt giảm chi thường xuyên để dành cho chi đầu tư phát triển và an sinh xã hội, trong đó thực hiện nghiêm yêu cầu tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024; kiên quyết cắt giảm các khoản dự toán chi thường xuyên đã giao nhưng đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2024 chưa phân bổ theo đúng Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 05 tháng 6 năm 2024 của Chính phủ. Triển khai hiệu quả các chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền sử dụng đất, giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng, giảm phí, lệ phí đã được ban hành.

Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, nhất là đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh

Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan sử dụng hiệu quả các công cụ điều hành để điều tiết tỷ giá, lãi suất phù hợp với diễn biến tình hình kinh tế vĩ mô và mục tiêu đề ra, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối; tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát rủi ro nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng và đảm bảo an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng. Tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại tiết giảm chi phí hoạt động, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để giảm lãi suất cho vay, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, nhất là đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn trương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương xây dựng Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KTXH, kế hoạch đầu tư công và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển KTXH, kế hoạch đầu tư công, dự toán ngân sách nhà nước năm 2025, trong đó làm rõ các phương án, kịch bản để báo cáo Chính phủ cho ý kiến trước khi báo cáo Bộ Chính trị, Trung ương, Quốc hội; chủ động đánh giá, chuẩn bị các nội dung để xây dựng Kế hoạch phát triển KTXH, Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia, Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 – 2030, bảo đảm chất lượng, tiến độ để báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.

Thúc đẩy mạnh mẽ giải ngân vốn đầu tư công

Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương thúc đẩy mạnh mẽ giải ngân vốn đầu tư công, triển khai 03 chương trình mục tiêu quốc gia, tiến độ các công trình, dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia; khuyến khích đầu tư tư nhân và đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Cụ thể, các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, nhất là vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài, các công trình, dự án giao thông quan trọng quốc gia, sân bay, cảng biển, đường cao tốc, dự án liên vùng, liên tỉnh;lấy đầu tư công kích hoạt và dẫn dắt đầu tư tư, thúc đẩy hợp tác công tư. Đẩy nhanh tiến độ thi công hệ thống đường bộ cao tốc, phấn đấu đến năm 2025 đưa vào khai thác khoảng 3.000 km.

Lấy Dự án 500 kV mạch 3 làm hình mẫu điển hình về chỉ đạo, điều hành quyết liệt, thực hiện “5 quyết tâm”, “5 đảm bảo” để đẩy mạnh giải ngân kế hoạch vốn năm 2024, nhất là đối với các địa phương được giao vốn kế hoạch đầu tư công lớn như TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bắc Ninh… và 33 bộ, 25 địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp hơn cả nước.

Thường xuyên theo dõi sát kế hoạch, mục tiêu giải ngân chi tiết từng dự án để tập trung chỉ đạo; bám sát diễn biến thời tiết, xây dựng phương án phòng chống thiên tai, mưa lũ, tổ chức giải pháp thi công phù hợp, bảo đảm tiến độ được phê duyệt. Kịp thời điều chuyển vốn từ các nhiệm vụ, dự án không đủ điều kiện để giải ngân hoặc giải ngân chậm để bổ sung cho các nhiệm vụ, dự án có khả năng giải ngân nhanh và có nhu cầu bổ sung vốn theo quy định, bảo đảm nguyên tắc trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho các dự án cấp bách, dự án đường cao tốc. Khẩn trương hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư các dự án dự kiến khởi công mới cuối năm 2024. Kiên quyết xử lý các trường hợp cố tình chậm tiến độ giao, thực hiện, giải ngân vốn, tiêu cực, tham nhũng, thất thoát, lãng phí.

Các bộ, cơ quan trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao tiếp tục chủ động theo dõi, nắm bắt khó khăn, vướng mắc của địa phương trong quá trình triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, có văn bản trả lời, hướng dẫn cụ thể và đồng gửi 63 địa phương để tham khảo, thực hiện; khẩn trương sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn theo thẩm quyền hoặc đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, chỉ đạo, tạo điều kiện hỗ trợ các địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn theo kế hoạch, bảo đảm đúng quy định, phù hợp tình hình thực tiễn.

Các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước triển khai quyết liệt, hiệu quả chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh đã đề ra, thể hiện rõ hơn vai trò dẫn dắt, tạo động lực, mở đường, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển, đóng góp tích cực hơn vào bảo đảm các cân đối lớn về điện, xăng dầu, khí đốt và phát triển KTXH năm 2024.

Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, phát triển thị trường trong nước

Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương chú trọng phát triển thị trường trong nước, tăng cường xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng, tích cực hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; thúc đẩy phân phối hàng hóa qua nền tảng số, thương mại điện tử. Đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là đối với các mặt hàng chủ lực, có lợi thế cạnh tranh và sang các thị trường lớn, tiềm năng.

Chỉ đạo các lực lượng chức năng đấu tranh, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, trong đó có hành vi giả mạo mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, không để các tổ chức, cá nhân gian lận xuất xứ, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.

Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan khai thác tối đa các cơ hội từ các thị trường xuất khẩu trọng điểm, chiến lược và các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết; thúc đẩy đàm phán, ký kết các FTA mới để đẩy mạnh xuất khẩu. Kịp thời thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng nhanh các tiêu chuẩn mới của nước đối tác xuất khẩu; tranh thủ tối đa, có hiệu quả cơ hội phục hồi của các thị trường lớn, truyền thống, cơ hội xuất khẩu các nhóm hàng chủ lực của nước ta, nhất là hàng nông sản.

Kịp thời có giải pháp quản lý, điều tiết, đẩy mạnh sản xuất, ổn định cung cầu các mặt hàng năng lượng, bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, cung ứng đủ điện, xăng dầu trong mọi tình huống. Tổ chức triển khai có hiệu quả Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tăng cường điều tiết, tổ chức sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch vùng trồng; thực hiện có hiệu quả các giải pháp bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.

Tiếp tục thúc đẩy phát triểncác động lực tăng trưởng mới, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia và triển khai Đề án 06 gắn với tích hợp, chia sẻ dữ liệu, hình thành hệ sinh thái công dân số; phát triển các ngành, lĩnh vực mới nổi, mô hình kinh doanh mới.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg theo hướng tích hợp danh mục ngành kinh tế xanh vào Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam; nghiên cứu, hoàn thiện quy định về chuyển đổi xanh, cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn, các gói chính sách với quy mô đủ lớn, phù hợp, khả thi để hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới như chíp bán dẫn, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh…

Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ quy định về tiêu chí môi trường và việc xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh, ban hành bộ tiêu chí xanh quốc gia.

Tập trung hoàn thiện thể chế, pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường kinh doanh minh bạch, lành mạnh

Các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao tập trung rà soát, đề xuất phương án xử lý các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật còn mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp thực tiễn, tháo gỡ dứt điểm khó khăn, vướng mắc, sửa đổi, bổ sung ngay các văn bản thuộc thẩm quyền hoặc đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung hoặc báo cáo Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để tổng hợp, đề xuất Chính phủ báo cáo cấp có thẩm quyền.

Đẩy nhanh tiến độ soạn thảo, khẩn trương ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản quy định chi tiết các luật, pháp lệnh, nghị quyết đã có hiệu lực. Chủ động nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy định chi tiết chuẩn bị có hiệu lực trong thời gian tới, không để khoảng trống pháp lý do chậm ban hành văn bản quy định chi tiết.

Khẩn trương thực thi phương án cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ liên quan đến quản lý dân cư, quy định kinh doanh, phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, phương án cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ theo đúng kế hoạch đề ra. Thực hiện nghiêm việc đánh giá tác động chính sách, thủ tục hành chính, thẩm định, thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm cải cách thủ tục hành chính trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Các bộ, ngành rà soát quy trình giải quyết thủ tục hành chính thuộc ngành, lĩnh vực quản lý, cho phép việc sử dụng các thông tin, dữ liệu tích hợp trên căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử mức độ 2 tương đương với việc sử dụng, xuất trình giấy tờ, tài liệu có chứa thông tin đó.

Chủ động ứng phó, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra

Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương chú trọng thực hiện hiệu quả công tác bảo đảm an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe nhân dân; chủ động phòng ngừa, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai.

Trong đó, các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao chủ động các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu lao động,đáp ứng yêu cầu của thị trường, doanh nghiệp, người sử dụng lao động và bảo đảm việc làm cho người lao động; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân; xuất cấp gạo kịp thời để hỗ trợ người dân trong thời điểm giáp hạt, tại các vùng bị thiên tai, dịch bệnh.

Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương rà soát, xử lý dứt điểm và không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, vật tư, thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công cộng; theo dõi sát tình hình, phát hiện sớm và khống chế kịp thời các dịch bệnh truyền nhiễm, các vấn đề khẩn cấp y tế công cộng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, bão, lũ; tham mưu, chỉ đạo công tác ứng phó thiên tai kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, bảo đảm an toàn, tính mạng cho người dân, an toàn đê điều, hồ đập trong mùa mưa bão và hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính;nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các bộ, cơ quan, địa phương

Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương triển khai các giải pháp nâng cao đạo đức công vụ và kỷ luật, kỷ cương hành chính gắn với trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị, cá thể hóa trách nhiệm đến từng công chức, khắc phục triệt để tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong thực thi công vụ; thực hiện thực chất, hiệu quả các quy định về bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Các bộ, cơ quan khi giải quyết công việc thuộc thẩm quyền liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của bộ, cơ quan khác phải chủ động, tích cực phối hợp hiệu quả với bộ, cơ quan liên quan theo đúng quy định tại khoản 3 Điều 10 Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 39/2022/NĐ-CP; thường xuyên theo dõi, đôn đốc, phối hợp với bộ, cơ quan được lấy ý kiến để trả lời đúng thời hạn đề nghị. Bộ, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản, đúng thời hạn về những nội dung thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý của bộ, cơ quan mình và những vấn đề liên quan khác theo đúng Quy chế làm việc của Chính phủ.

Chính phủ lưu ý các bộ ngành, địa phương khẩn trương hoàn thành các đề án, nhiệm vụ đã quá hạn, làm việc nào dứt việc đó, khắc phục tình trạng nợ đọng các nhiệm vụ được giao./.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/chinh-phu-yeu-cau-cac-bo-nganh-dia-phuong-thuc-hien-nghiem-tiet-kiem-5-chi-thuong-xuyen-nam-2024-378129.html

Cùng chủ đề

(Trực tiếp) Lũ sông Thao vượt mức lịch sử, nước sông Hồng dâng cao ảnh hưởng một số vùng ở Hà Nội

NDO - Nhiều tỉnh, thành phía Bắc đang bị ngập lụt nghiêm trọng, Yên Bái công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai. Sáng nay, nước sông Hồng dâng cao đã gây ảnh hưởng tới một số vùng trũng thấp ven bờ tại quận Hoàn Kiếm và Tây Hồ (Hà Nội), cơ quan chức năng đã cấm một số phương tiện qua cầu Chương Dương.    Yên Bái đã công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai. 30 phút trước Phó Thủ tướng...

Khu công nghiệp Becamex Bình Định thu hút dự án hơn 80 triệu USD từ Singapore

Khu công nghiệp Becamex Bình Định thu hút dự án hơn 80 triệu USD từ SingaporeCông ty Future Enterprises (Singapore) vừa được cấp giấy chứng nhận đầu tư thực hiện Dự án Nhà máy sản xuất cà phê hòa tan sấy lạnh với tổng vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng. Ông Amrish Rungta, Phó chủ tịch Tập đoàn Food Empire Holdings (bìa phải) trao...

Cách nhà đầu tư Nhật Bản định hình sản phẩm bất động sản tại Việt Nam

Cách nhà đầu tư Nhật Bản định hình sản phẩm bất động sản tại Việt NamSự có mặt ngày càng nhiều doanh nghiệp Nhật Bản tại thị trường bất động sản Việt Nam dù qua thu mua, góp vốn hay trực tiếp làm dự án cũng mở ra bức tranh mới cho việc định hình loại sản phẩm, dịch vụ cung ứng. Hiện đại, tối ưu không...

EVNNPC sẵn sàng các phương án phòng chống bão Yagi

Toàn bộ các đơn vị trong EVNNPC đang theo dõi, nắm bắt thời tiết trên các phương tiện thông tin về đường đi và sức ảnh hưởng của bão số 3 để chủ động các phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Trong chiều ngày 5/9/2024, các đoàn công tác do Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng...

Viconship muốn thoái toàn bộ vốn tại PTSC Đình Vũ

Viconship thông qua việc thoái vốn toàn bộ 22% cổ phần đang nắm giữ tại Công ty cổ phần Cảng dịch vụ Dầu khí Đình Vũ (PTSC) với giá tối thiểu 10.000 đồng/cổ phiếu. Công ty cổ phần Container Việt Nam (Viconship -  mã chứng khoán VSC) vừa công bố nghị quyết thông qua việc thoái toàn bộ vốn tại Công ty cổ phần Cảng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đặt tính mạng, an toàn, sức khỏe của người dân lên trên hết, trước hết

Thủ tướng yêu cầu các địa phương huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, tất cả các cơ quan, lực lượng trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phải tích cực, chủ động nắm tình hình, phản ứng kịp thời khi tình...

Sẽ có Nhà máy sản xuất thiết bị điện gió 200 triệu USD

Theo Biên bản thỏa thuận hợp tác, DTG sẽ cho CS Wind thuê lại 50ha đất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp để xây dựng nhà máy sản xuất, bãi lắp ráp cho các thiết bị tháp gió ngoài khơi, trên bờ, các sản phẩm điện...

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc thị sát, chỉ đạo công tác phòng chống lũ lụt tại Thái Nguyên

Đề nghị tỉnh tiếp tục theo dõi diễn biến mưa lũ để chủ động ứng phó; không được chủ quan khi nước rút, tránh để tai nạn xảy ra; có kế hoạch khắc phục ngay những nơi ngập sâu, không để xảy ra dịch bệnh sau...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Đón Đoàn tại Sân bay quốc tế Nội Bài có: Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải; Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Nguyễn Minh Tâm; Phó Chánh Văn phòng...

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài chính, Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh: Lào Cai, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Bắc...

Bài đọc nhiều

‘Tay chơi liều lĩnh’ Lê Hồng Minh: Nghiệp chơi, làm game đỉnh cao đến ‘khúc cua gấp’

Trong bài viết “Tôi chơi và làm game online” hồi cuối năm 2006 được chia sẻ lại trước dịp sinh nhật 20 năm của VNG, ông Lê Hồng Minh nhắc đến “sự nghiệp” chơi game đáng nhớ, sự liều lĩnh khi bắt đầu làm game online năm 2004 với Vinagame trước khi gây dựng lên kỳ lân công nghệ VNG trị giá tỷ USD. Dù vậy, trước khi gặt hái thành quả từ game online, ông Minh cũng gặp...

Nhà xưởng, cơ sở kinh doanh bị bão phá hỏng, ai sẽ được bảo hiểm bồi thường?

Trao đổi với VietNamNet, đại diện truyền thông một công ty bảo hiểm lớn tại Việt Nam cho biết, bão số 3 gây thiệt hại về tài sản cho người dân, doanh nghiệp như nhà xưởng, máy móc, phương tiện giao thông,... Doanh nghiệp này đang thống kê tổn thất của khách hàng và chưa có thông tin cụ thể. “Từ đêm qua (7/9) đến nay, chúng tôi liên tục nhận được thông báo của khách hàng về thiệt...

Công ty chăn nuôi, sản xuất thịt gà xin chấm dứt dự án hơn 500 tỉ đồng

Ngày 9-9, ông Lê Hoàng Nghi - giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định - cho biết UBND tỉnh vừa thống nhất chủ trương chấm dứt hoạt động của dự án chăn nuôi, sản xuất và xuất khẩu thịt, giống gia cầm công nghệ cao 4.0 Minh Dư Bình Định, do Công ty TNHH Giống gia cầm Minh...

Lãi suất ngân hàng hôm nay 9/9/2024: Chính sách lãi suất Dong A Bank có gì?

Sau khi tăng lãi suất huy động vào ngày 5/9 vừa qua từ 0,2-0,6%/năm các kỳ hạn từ 1-36 tháng, Dong A Bank đã trở thành một trong số những ngân hàng dẫn đầu về lãi suất huy động các kỳ hạn từ 12-36 tháng. Theo đó, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng hiện là 5,8%/năm, kỳ hạn 13 tháng là 5,9%/năm.  Đáng chú ý, Dong A Bank mới gia nhập “câu lạc bộ” lãi suất huy động...

Hé lộ thêm khoản đầu tư lớn của Chứng khoán VIX sau Ngân hàng Eximbank

Hé lộ thêm khoản đầu tư lớn của Chứng khoán VIX sau Ngân hàng EximbankĐang đầu tư vào nhiều doanh nghiệp lớn như Gelex, Eximbank.., CTCP Chứng khoán VIX (mã VIX - sàn HoSE) tiếp đầu tư thêm Tập đoàn PC1 (mã PC1 - sàn HoSE). Chứng khoán VIX đầu tư thêm 309,38 tỷ đồng vào Tập đoàn PC1 Chứng khoán VIX cho biết vừa mua...

Cùng chuyên mục

Viconship muốn thoái toàn bộ vốn tại PTSC Đình Vũ

Viconship thông qua việc thoái vốn toàn bộ 22% cổ phần đang nắm giữ tại Công ty cổ phần Cảng dịch vụ Dầu khí Đình Vũ (PTSC) với giá tối thiểu 10.000 đồng/cổ phiếu. Công ty cổ phần Container Việt Nam (Viconship -  mã chứng khoán VSC) vừa công bố nghị quyết thông qua việc thoái toàn bộ vốn tại Công ty cổ phần Cảng...

8.253 tàu cá ở Kiên Giang được cập nhật căn cước công dân lên hệ thống VNFishbase

Ngày 10-9, UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức buổi họp giao ban đánh giá kết quả công tác chuyển đổi số và triển khai thực hiện đề án 06 trên địa bàn tỉnh.Địa phương đặc biệt thực hiện có hiệu quả mô hình định danh tàu, thuyền và có 8.253 tàu cá được cập nhật căn cước công dân lên hệ thống...

PVcomBank ra mắt tính năng Quỹ hội nhóm trên PVConnect

Không khó để nhận ra, tại hầu hết các văn phòng công sở, đều có những đội, nhóm duy trì ít nhất một quỹ chi tiêu chung. Từ nhóm trà đá, cà phê, ăn trưa đến các nhóm chơi thể thao. Thậm chí, có người quản lý cả quỹ lớp...

Cá linh non gần 300.000 đồng/kg vẫn nườm nượp người mua

Ghi nhận của phóng viên tại các chợ truyền thống trên địa bàn TP Cần Thơ, thời điểm này, cá linh non đã được nhiều tiểu thương bày bán. Cá chưa làm được bán với giá từ 150.000 - 230.000 đồng/kg, tùy kích cỡ. Còn cá làm sạch thì giá bán khá cao từ 200.000 - 280.000 đồng/kg. Theo nhiều tiểu thương, do đầu mùa, cá ngọt và ngon nên rất hút khách.Bán hơn chục kg cá linh...

Doanh thu hai tháng đầu quý III/2024 tăng 33% so với cùng kỳ

Ban lãnh đạo Dabaco cho biết doanh thu tháng 8/2024 vượt mốc 2.024 tỷ đồng, tăng 11% so với tháng trước. Doanh thu 2 tháng đầu quý III/2024 tăng 12% với 2 tháng liền kề trước đó và tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái. Báo cáo tại cuộc họp giao ban các khối sản xuất kinh doanh của tất các đơn vị thành...

Mới nhất

117 trường học ở Hà Nội cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn

Sáng sớm 10/9, Trường THCS Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội đã thông báo đến phụ huynh về việc cho học sinh toàn trường nghỉ học để đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh. Lý do...

Hà Nội: Khẩn trương di dời người dân khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn

Từ đêm 9/9 đến sáng 10/9, nhiều hộ dân sinh sống quanh khu vực ven sông Hồng ở phường Chương Dương (Hoàn Kiếm) đã phải di chuyển đồ đạc, tài sản đến nơi an toàn.   Sáng 10/9, nước sông Hồng dâng cao, làm ngập úng nhiều nơi, khiến cuộc sống của nhiều hộ dân tại các quận Ba Đình, Hoàn...

Còn 124 vị trí tắc đường, sạt lở do mưa lũ trên quốc lộ

Cục Đường bộ VN đang chỉ đạo các đơn vị tập trung khắc phục 124 điểm ùn tắc, sạt lở do mưa lũ bão số 3.   Trong báo cáo nhanh thiệt hại và công tác khắc phục do mưa bão số 3 gửi Bộ GTVT, Cục Đường bộ VN cho biết, đến 9 giờ sáng nay (10/9), giao thông trên...

Mới nhất