Trang chủNewsThời sựChính phủ họp về nhiều dự án luật, nghị quyết quan trọng...

Chính phủ họp về nhiều dự án luật, nghị quyết quan trọng liên quan tổ chức bộ máy

Ngày 7/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1/2025, thảo luận 7 dự án luật và nghị quyết chuẩn bị trình Quốc hội tại kỳ họp trong tháng 2 sắp tới.

Chính phủ họp về nhiều dự án luật, nghị quyết quan trọng liên quan tổ chức bộ máy- Ảnh 1.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1/2025, thảo luận 7 dự án luật và nghị quyết chuẩn bị trình Quốc hội tại kỳ họp trong tháng 2 – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.

Theo chương trình phiên họp, Chính phủ xem xét, cho ý kiến về: Dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thành lập một số Bộ của Chính phủ khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XVI; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội giải quyết các vấn đề phát sinh trong các quy định của pháp luật liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy; dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi); dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.

Phát biểu ý kiến khai mạc phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đây là phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật đầu tiên của năm 2025 để tiếp tục thực hiện chủ trương lớn của Đảng xác định xây dựng và hoàn thiện thể chế là 1 trong 3 đột phá chiến lược, là “đột phá của đột phá”, thể chế là nguồn lực, động lực cho phát triển, nhưng thể chế hiện nay cũng là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”.

Tinh thần là “chính sách thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản lý thông minh” để khơi thông mọi nguồn lực của xã hội cho đầu tư phát triển, đưa đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới phát triển giàu mạnh, văn minh và thịnh vượng.

Thủ tướng nêu rõ, 7 dự án luật, nghị quyết được thảo luận tại phiên họp rất quan trọng liên quan vấn đề tổ chức, bộ máy, kịp thời thể chể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về đổi mới tổ chức, hoạt động của Chính phủ, chính quyền địa phương bảo đảm “Tinh – Gọn – Mạnh – Hiệu năng – Hiệu lực – Hiệu quả”.

Với tinh thần đổi mới mạnh mẽ, làm từ trên xuống dưới và cả dưới lên trên, “Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng”, “vừa chạy vừa xếp hàng”, không để gián đoạn công việc, mô hình tổ chức mới phải tốt hơn, hiệu quả hơn, người dân được hưởng thụ nhiều hơn thành quả này.

Thủ tướng nêu rõ, đây là công việc khó, nhiều nội dung phức tạp, do đó phải rất tập trung, khẩn trương thực hiện trong thời gian từ nay đến Hội nghị Trung ương và kỳ họp Quốc hội để giải quyết các vấn đề vướng mắc liên quan tổ chức và hoạt động của bộ máy.

Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng, trưởng ngành tiếp tục trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng thể chế; đổi mới tư duy xây dựng pháp luật liên quan tổ chức bộ máy với tinh thần sát thực tế, nâng cao trách nhiệm thực thi của các cấp, tránh thủ tục rườm rà, cương quyết cắt giảm tất cả các thủ tục không cần thiết, vừa quản lý được một cách thông thoáng, vừa khơi thông các nguồn lực, tăng cường phân cấp, phân quyền, ủy quyền, đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi và tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực.

Thủ tướng nhấn mạnh, quyền hạn đi đôi với trách nhiệm; ai được giao phân cấp, phân quyền, ủy quyền thì phải quyết định, khi quyết định thì phải chịu trách nhiệm; các cấp được phân cấp, phân quyền, ủy quyền chịu trách nhiệm trước Chính phủ và pháp luật về việc thực hiện quyền hạn được phân cấp, phân quyền, uỷ quyền.

Thủ tướng cũng cho rằng, quyền hạn của Chính phủ, chính quyền địa phương cần tập trung trong Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, không để tản mạn, manh mún, phân tán ở các luật chuyên ngành.

Cùng với đó, bỏ tư duy “không quản được thì cấm, không biết mà vẫn quản”; quán triệt tư duy ai làm tốt nhất thì giao người đó; người dân, doanh nghiệp làm được, có thể làm tốt hơn thì giao cho họ; cái gì đã cấm thì đưa vào luật, cái gì không cấm thì để cho người dân, doanh nghiệp được phép làm và có không gian sáng tạo, đổi mới.

Chính phủ họp về nhiều dự án luật, nghị quyết quan trọng liên quan tổ chức bộ máy- Ảnh 2.
Thủ tướng nêu rõ, đây là công việc khó, nhiều nội dung phức tạp, do đó phải rất tập trung, khẩn trương thực hiện trong thời gian từ nay đến Hội nghị Trung ương và kỳ họp Quốc hội để giải quyết các vấn đề vướng mắc liên quan tổ chức và hoạt động của bộ máy – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng lưu ý, phân cấp, phân quyền đi đôi với tinh giản bộ máy, tinh giản biên chế, đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng dữ liệu số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công việc của các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Thủ tướng yêu cầu cần thể chế hóa các nội dung được nêu tại Nghị quyết 27 của Trung ương về tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN trong giai đoạn mới; kịp thời giải quyết những vấn đề đặt ra, những vấn đề đột xuất, phát sinh; xử lý các quy định mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập.

Thủ tướng cho rằng, tình hình hiện nay diễn biến rất nhanh, do đó tư duy làm luật phải nhanh, kịp thời, đi vào cuộc sống, không kéo dài, rườm rà, không để mất cơ hội, niềm tin, nguồn lực; làm pháp luật phải dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, dễ kiểm tra, dễ giám sát.

Cái gì đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, đa số đồng tình thì luật hoá; những gì còn biến động thì chúng ta thiết kế để rộng đường có thể điều chỉnh theo yêu cầu của thực tế. Có những nội dung cần quy định khung, trên cơ sở đó vận hành trong khung đã được quy định.

Cùng với đó, Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm hành lang pháp lý đầy đủ, vững chắc, lâu dài, ổn định cho việc triển khai lực lượng tham gia gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc; củng cố sự đồng thuận chính trị, sự ủng hộ của xã hội đóng góp vào sứ mệnh cao cả của Liên Hợp Quốc là gìn giữ hòa bình thế giới.

“Điều này thể chế hóa đường lối của Đảng ta là, Việt Nam là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì mục tiêu hòa bình, hợp tác và phát triển”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng yêu cầu các thành viên Chính phủ tập trung trí tuệ, nghiên cứu, phát biểu ngắn gọn, súc tích, đi thẳng vào vấn đề trọng tâm, tập trung trao đổi những vấn đề còn ý kiến khác nhau, những vấn đề còn còn có thể biến động, thay đổi, nhất là những việc đang vướng mắc, bảo đảm tiến độ, chất lượng của phiên họp.

Nhân dịp này, Thủ tướng đánh giá cao Bộ Nội vụ đang “làm ngày, làm đêm” các công việc rất khó, phức tạp liên quan tinh giản, sắp xếp tổ chức bộ máy, nhất đã trình Chính phủ ban hành 3 Nghị định 177, 178 và 179 về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy và chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng, cơ bản tạo đồng thuận trong xã hội, trong cán bộ, công chức, viên chức.

Chúng ta cũng đã cơ bản hoàn thành phương án hợp nhất, sáp nhập các bộ, cơ quan và phương án sắp xếp tổ chức, bộ máy bên trong của các bộ, cơ quan theo tinh thần chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương và Chính phủ đã đề ra để trình cấp có thẩm quyền.

Thủ tướng nêu rõ, chúng ta cần tiếp tục lắng nghe các ý kiến xác đáng, được phản ánh đúng quy trình, quy định về những gì chưa hợp lý; tiếp tục rà soát những nội dung về cơ chế, chính sách chưa bao phủ hết, còn bỏ sót.

Cùng với đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng, trưởng ngành cùng Bộ Nội vụ tiếp tục hoàn thiện phương án về tiếp tục sắp xếp, tinh giản bộ máy bên trong, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đối với các bộ, ngành, cơ quan để báo cáo các cấp có thẩm quyền.

Một số bộ, ngành mà phương án tinh gọn chưa đạt theo mục tiêu đề ra thì cần tiếp tục rà soát lại để đạt các mục tiêu, bảo đảm thực chất, việc gì được phép thì làm ngay, không để tồn đọng, kéo dài, trừ những bộ, ngành phải có ý kiến của Trung ương và Quốc hội.

Thủ tướng nhấn mạnh, những vấn đề còn ý kiến khác nhau thì tiếp tục lắng nghe, thảo luận để tạo sự đồng thuận cao, trước hết trong Chính phủ, khuyến khích thảo luận để tìm giải pháp tốt nhất.

Trong thảo luận thì phát huy dân chủ, khi đã quyết định, thống nhất rồi phải thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tập thể, theo đúng nguyên tắc lãnh đạo của Đảng.

Cổng Thông tin điện tử Chính phủ sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về phiên họp.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/chinh-phu-hop-ve-nhieu-du-an-luat-nghi-quyet-quan-trong-lien-quan-to-chuc-bo-may-385396.html

Cùng chủ đề

Toàn bộ cơ quan thuộc Chính phủ đã trình phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Theo báo cáo, đến nay tất cả các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đã trình phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. ...

Cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam giảm 8 đầu mối

(NLĐO) - Căn cứ quyết định của Bộ Chính trị, Cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã giảm từ 16 đầu mối hiện nay xuống còn 8 đầu mối ...

Dự thảo mới nhất về phương án sắp xếp bộ máy của TP HCM

(NLĐO) - Các đại biểu đã cho ý kiến nhằm hoàn chỉnh dự thảo Đề án sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị TP HCM ...

Quảng Nam tinh giản 6.393 biên chế trong 7 năm

Từ năm 2017 đến nay, Quảng Nam đã tinh giản 6.393 biên chế, đạt mục tiêu Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đề ra. Ngày 25/12, Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức Hội...

Đà Nẵng phải chủ động sắp xếp, tổ chức bộ máy, không chờ đợi

Thủ tướng yêu cầu những nội dung thuộc thẩm quyền, Đà Nẵng phải làm, không chờ đợi, ví dụ như sắp xếp, tổ chức bộ máy. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Đà Nẵng phải chủ động sắp xếp, tổ chức bộ máy, không chờ đợi. Ảnh: VGP Sáng 21.12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26.6.2024 của Quốc hội về tổ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hoàn thiện các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 05/TB-VPCP ngày 06/01/2025 kết luận của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Phiên họp thứ nhất ngày 14 tháng 12 năm 2024. Phát triển công nghiệp bán dẫn là xu hướng...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk được điều động giữ chức Bí thư Thị ủy Buôn Hồ

Chiều 6/1, tại Thị ủy Buôn Hồ, Thường trực Tỉnh ủy Đắk Lắk tổ chức hội nghị công bố các quyết định về công tác cán bộ. Bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt, Bí thư Thị ủy Buôn Hồ, được điều động và giữ chức Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk, kể từ ngày 6/1/2025. Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng công bố quyết định điều động, phân công và chỉ định bà H'Yim...

Đại tá Vũ Văn Đấu giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Quảng Trị

Ngày 6/1, tại Công an tỉnh Quảng Trị, Bộ Công an tổ chức lễ công bố các quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ. Đại tá Vũ Văn Đấu, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Trị. Tại buổi lễ, thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, lãnh đạo Cục Tổ chức...

Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 8 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ

Chiều 6/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về "tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khoá XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" chủ trì Phiên họp thứ tám của Ban Chỉ đạo. ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ thăm Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sonexay Siphandone, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính cùng đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam sẽ thăm Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào từ ngày 9-10/1/2025. ...

Bài đọc nhiều

Năm 2025, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam bứt phá, tạo tiền đề vững chắc cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới,...

Sáng nay, tại Hà Nội, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Danh Huy; Phó chủ tịch ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Ngọc Cảnh, cùng đại diện một số bộ ban ngành, các tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp giao thông vận tải. Quang cảnh...
22:32:32

Đội tuyển Việt Nam rạng rỡ về nước, Xuân Son tức tốc được đưa đến VINMEC

Sau khi giành chức vô địch AFF Cup 2024 ngay trên đất Thái Lan, Xuân Son cùng đội tuyển Việt Nam đã về đến nước vào chiều 6.1. Ở trận chung kết AFF Cup 2024, đội tuyển Việt Nam đánh bại Thái Lan với tổng tỷ số 5-3 sau 2 lượt trận: thắng 2-1 trận lượt đi và 3-2 trận lượt về. Đây là lần thứ 3 “Những chiến binh sao vàng” lên ngôi tại giải đấu số 1 Đông Nam Á...

Quy định mới về niên hạn xe ô tô

Nghị định 166/2024 của Chính phủ mở rộng thêm 2 đối tượng xe cơ giới phải chịu quy định về niên hạn sử dụng. ...

Đội tuyển Việt Nam lập hàng loạt kỷ lục sau khi vô địch AFF Cup 2024

(Dân trí) - Sau khi đánh bại Thái Lan để giành chức vô địch AFF Cup 2024, đội tuyển Việt Nam đã lập hàng loạt kỷ lục. Trận chung kết lượt về AFF Cup 2024 giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan đã diễn ra vô cùng nghẹt thở. Sau 90 phút thi đấu, đoàn quân HLV Kim Sang Sik đã giành chiến thắng với tỷ số 3-2. Như vậy, đội tuyển Việt Nam đã lên ngôi vô địch với tổng...

Những người hùng đội tuyển Việt Nam mang cúp vô địch từ Thái Lan trở về

Đội tuyển Việt Nam sẽ về nước trong chiều nay (6.1), mang theo chức vô địch AFF Cup 2024 từ Thái Lan. 12:14 ngày 06/01/2025 Nguyễn Xuân Son nâng cúp vô địch       12:11 ngày 06/01/2025 12 giờ trưa 6.1 ở sảnh đến nhà ga T2 sân bay quốc tế Nội Bài, các CĐV đầu tiên mặc áo đỏ sao vàng mang theo cờ Tổ quốc đã có mặt để chờ đón đội tuyển Việt Nam trở về. Bà Nguyễn Thị Dư (73 tuổi, ở...

Cùng chuyên mục

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ can thiệp nếu Syria tan rã

(CLO) Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ sẽ can thiệp nếu Syria đối mặt nguy cơ tan rã sau khi chính quyền Tổng thống Bashar Assad bị lật đổ vào tháng trước. ...

Học Bắc Kinh, New York để có biện pháp mạnh với ô nhiễm không khí ở Hà Nội

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, xử lý ô nhiễm không khí ở Hà Nội nên học kinh nghiệm của Bắc Kinh (Trung Quốc), New York (Mỹ) có giải pháp mạnh như tăng phí và không cho ô tô đi vào khu vực ô nhiễm nghiêm trọng. Sáng 7/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về đề cương giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật...

Xuống cấp nghiêm trọng, cần được mở rộng

Tuyến QL217B, nối từ thị xã Bỉm Sơn - đường Hồ Chí Minh có chiều dài gần 50km, được đầu tư xây dựng từ hàng chục năm trước, đến nay đã bị xuống cấp. Bên cạnh đó, nhiều đoạn khá hẹp, không còn đáp ứng được nhu cầu thực tế, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, nơi có tuyến đường đi qua. ...

Xuân Son hát Quốc ca Việt Nam sau ca phẫu thuật

(Dân trí) - Tiền đạo Nguyễn Xuân Son đã tỉnh dậy sau ca phẫu thuật kéo dài 1 tiếng 30 phút ngày 6/1. Ngay sau đó, tiền đạo đội tuyển Việt Nam hát Quốc ca Việt Nam, khiến người hâm mộ nức lòng. Xuân Son gặp chấn thương trong trận chung kết lượt về AFF Cup giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan trên sân Rajamangala tối 5/1. Sau pha nỗ lực chuyền bóng vào bên trong khu vực cấm địa,...

Đội tuyển Việt Nam tăng hạng FIFA nhờ vô địch AFF Cup, Thái Lan nếm mùi rớt hạng

Đội tuyển Việt Nam đánh bại thuyết phục kình địch Thái Lan để vô địch AFF Cup 2024. Thành quả này cũng đánh dấu sự thăng hạng trở lại trên bảng xếp hạng FIFA của thầy trò HLV Kim Sang-sik, trong khi đối thủ rớt hạng. Đội tuyển Việt Nam tích lũy bao nhiêu điểm nhờ chiến tích ở AFF Cup? Sau 2 lượt trận đầu tiên ở vòng bảng AFF Cup, với 2 chiến thắng trước đội tuyển Lào tỷ số...

Mới nhất

Làng hương Quảng Phú Cầu – điểm check in đắt khách mùa Tết

Hà Nội - Ghé làng hương Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa) ngày cận Tết, du khách có thể thấy các sân phơi tăm hương rực rỡ sắc màu. Cách trung tâm Hà Nội khoảng 35km về phía Nam, làng nghề làm hương Quảng Phú Cầu có lịch sử làm tăm hương truyền thống suốt hơn một thế kỷ. Ngày nay,...

Độc đáo những hiện vật hình rồng ở Di sản thế giới Thành nhà Hồ

Trong quá trình khai quật khảo cổ học tại Di sản thế giới Thành nhà Hồ, các nhà khoa học đã phát hiện nhiều hiện vật hình rồng quanh tòa thành cổ 600 năm này. Hiện vật hình rồng trưng bày tại Trung tâm bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ. Thành nhà Hồ còn gọi là thành Tây Đô, ở...

Iran khẳng định quan điểm về đàm phán hạt nhân, phản pháo gắt đe dọa từ Mỹ

Ngày 6/1, Iran tuyên bố sẵn sàng đàm phán “dựa trên danh dự và phẩm giá” để giải quyết những lo ngại về chương trình hạt nhân của nước Cộng hòa Hồi giáo và dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt.

Nhiều phát hiện mới tại Di sản thế giới Thành nhà Hồ

 Thêm nhiều tư liệu mới góp phần nghiên cứu, khôi phục dấu tích kiến trúc Thành nhà Hồ qua các thời kỳ lịch sử tại khu vực Chính điện và phía Đông thành vừa được các nhà khoa học tìm thấy trong nội thành Di sản thế giới Thành nhà Hồ.   Ngày 24-1, Viện Khảo cổ học phối hợp với...

Tìm thấy chính điện thành nhà Hồ

Ngày 24/1, tại huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hoá), Trung tâm Bảo tồn di sản thành nhà Hồ và Viện Khảo cổ học đã phối hợp tổ chức Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di sản thành nhà Hồ năm 2020. Công tác khai quật khảo cổ thành nhà Hồ năm 2020 được tiến hành tại 2...

Mới nhất

Lúa quay đầu giảm mạnh