Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chính'Chiến lược con gián' đưa dầu Nga thâm nhập châu Âu

‘Chiến lược con gián’ đưa dầu Nga thâm nhập châu Âu


Như con gián tận dụng kẽ hở, dầu Nga vẫn được vào EU, bán trên giá trần, bất chấp các lệnh trừng phạt.

Đầu tháng 8, các quan chức Bulgaria phát hiện có điều gì đó không hợp pháp. Các thùng dầu Nga đã đến nước này với giá trên mức trần 60 USD mà phương Tây áp đặt nhằm làm giảm nguồn thu của Moskva.

Trong Liên minh châu Âu, Bulgaria được miễn trừ các lệnh trừng phạt liên quan đến cấm nhập dầu Nga để đảm bảo không phải đối mặt với tình trạng thiếu năng lượng trầm trọng. Nhưng liệu họ có thể nhập dầu của Nga nếu giá vượt trần?

Hải quan ở Sofia của Bulgaria muốn biết chắc nên đã liên hệ với các quan chức EU để yêu cầu “làm rõ”. Câu trả lời họ nhận được là: Để cho nó vào.

Theo dữ liệu hải quan mà Politico tiếp cận được, Bulgaria đã nhập khẩu dầu thô Nga trên mức giá trần từ tháng 8 đến tháng 10. Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch (CREA) cho biết các lô hàng này trị giá khoảng 640 triệu euro. Tiền mặt được chuyển đến các công ty năng lượng Nga.

Bulgaria là một trong những lỗ hổng của một loạt gói trừng phạt mà châu Âu tung ra thời gian qua nhằm khiến Nga giảm doanh thu xuất khẩu năng lượng. Nhưng thay vì chấp nhận các quy định cứng rắn được EU thiết kế để tiêu hao tài chính của mình, Moskva tận dụng các kẽ hở và phát triển những phương thức lách lệnh trừng phạt, điều mà một quan chức cấp cao Ukraine đã mô tả là “chiến lược con gián”.

Kết quả là, khoảng một năm sau khi áp đặt các biện pháp trừng phạt, mọi nỗ lực của EU bị ăn mòn. Doanh thu xuất khẩu dầu của Nga chỉ giảm 14% kể từ khi bị trừng phạt. Và vào tháng 10, doanh thu năng lượng hóa thạch của Nga đạt mức cao nhất 18 tháng. Tóm lại, các biện pháp trừng phạt đã không đạt mục tiêu, theo Politico.

Sau đây là những kẽ hở và cách thích ứng của “chiến lược con gián”.

Lỗ hổng tại Bulgaria

Lỗ hổng tại Bulgaria được cho là do sự giám sát của cơ quan văn thư. Khi giá trần của EU được G7 thống nhất, họ đã cấm các công ty vận tải và bảo hiểm châu Âu cung cấp dịch vụ cho dầu Nga giao thương với các nước ngoài EU, nếu giá bán trên mức trần 60 USD.

Nhưng các quan chức EU lại chưa bao giờ nghĩ đến việc áp đặt quy định tương tự với các chuyến hàng đến EU. Một phần vì Brussels đã cấm nhập khẩu dầu thô bằng đường biển của Nga cùng ngày hôm đó, ngoại trừ Bulgaria.

Sơ hở này đã mang lại cơ hội cho Moskva. Theo CREA, từ tháng 8 đến tháng 10, tất cả chuyến hàng dầu Nga đến Bulgaria đều có giá từ 69 đến 89 USD mỗi thùng. Giao dịch cũng dựa vào phương Tây, gồm từ các nhà khai thác tàu Hy Lạp và công ty bảo hiểm Anh và Na Uy. Và tất cả hợp pháp về mặt kỹ thuật.

Bulgaria được miễn lệnh cấm dầu Nga mang lại lợi nhuận cho Lukoil – công ty dầu tư nhân lớn nhất của Nga và điện Kremlin. Kể từ khi lệnh trừng phạt có hiệu lực, xuất khẩu dầu của Lukoil sang Bulgaria thu về hơn 2 tỷ euro. Trong đó, điện Kremlin kiếm một tỷ euro trực tiếp từ tiền thuế bán hàng.

Theo Isaac Levi, Trưởng nhóm Nga – châu Âu của CREA, trường hợp Bulgaria “nêu bật một trong nhiều lỗ hổng khiến các biện pháp trừng phạt kém hiệu quả hơn trong việc làm giảm thu nhập từ xuất khẩu của Nga”. Giới chức Bulgaria đang chịu áp lực tìm cách lấp lỗ hổng này.

Năng lực thực thi kém

Tháng 10, một báo cáo do Nghị viện châu Âu ủy quyền cho thấy việc thực thi các lệnh trừng phạt của EU “rải rác” ở hơn 160 chính quyền địa phương. Các nước có “hệ thống thực thi không giống nhau”, bao gồm “sự khác biệt lớn” về mức phạt đối với các hành vi vi phạm.

Viktor Katona, nhà phân tích dầu thô tại công ty tình báo thị trường Kpler, cho biết ngay cả những người liên quan đến vận chuyển dầu cũng chỉ được tiếp cận hạn chế với thông tin về giao dịch. Ví dụ, các công ty bảo hiểm dựa vào một tài liệu duy nhất từ các công ty mua bán dầu, nơi họ cam kết giá bán không vượt quá 60 USD mỗi thùng. Theo ông, nó tương tự như một “tuyên bố đức tin”.

Một số nước EU có ngành vận tải biển lớn cũng ngần ngại thắt chặt. Trong đợt trừng phạt mới nhất, Síp, Malta và Hy Lạp lần nữa nêu lo ngại việc tăng cường các hạn chế. Một nhà ngoại giao cho rằng các lệnh trừng phạt chặt chẽ hơn chỉ thúc đẩy Nga sử dụng dịch vụ ngoài phương Tây để chở dầu.





Tàu chở dầu thô và tàu chở hàng rời đi qua vịnh Nakhodka gần thành phố cảng Nakhodka, Nga, ngày 4/12/2022. Ảnh: Reuters

Tàu chở dầu thô và tàu chở hàng rời đi qua vịnh Nakhodka gần thành phố cảng Nakhodka, Nga, ngày 4/12/2022. Ảnh: Reuters

Trong khi đó, EU vẫn cho phép dầu Nga đi qua vùng biển của họ để đến nơi khác. CREA phát hiện 822 tàu vận chuyển dầu thô Nga đã giao hàng cho tàu khác trong lãnh hải EU kể từ khi lệnh trừng hiệu lực vào tháng 12/2022. Khối lượng tương đương 400.000 thùng mỗi ngày.

Tuy nhiên, theo một số quan chức, những lỗ hổng là bình thường vì đây là lần đầu tiên EU triển khai các biện pháp trừng phạt ở quy mô như vậy. “Công bằng mà nói tất cả biện pháp trừng phạt đều chưa từng có, vì vậy cũng có yếu tố cần rút kinh nghiệm. Chúng ta không sống trong một thế giới hoàn hảo, chỉ có cầu vồng và kỳ lân”, một nhà ngoại giao nhận xét.

Người phát ngôn của Ủy ban bảo vệ các lệnh trừng phạt của EU nói Nga đã buộc phải chi “hàng tỷ USD” để thích ứng với thực tế mới, bao gồm cả việc mua thêm tàu chở dầu cũng như đầu tư vào cơ sở hạ tầng xuất khẩu và khai thác khi nhu cầu của phương Tây suy giảm. CREA cho rằng giá trần đã tước đi 34 tỷ euro doanh thu xuất khẩu của Nga, tương đương với khoảng hai tháng thu nhập năm nay.

‘Hạm đội bóng tối’

Về phía Nga, một “hạm đội bóng tối” gồm các tàu chở dầu cũ kỹ đã xuất hiện, được quản lý bí ẩn thông qua mạng lưới các công ty che giấu quyền sở hữu. Dầu được sang tay giữa các tàu ngay trên biển. Để miễn nhiễm các lệnh trừng phạt của phương Tây đồng thời đáp ứng các yêu cầu cơ bản về hàng hải, một ngành công nghiệp nhỏ gồm các công ty bảo hiểm đã mọc lên ở các nước như Ấn Độ.

Byron McKinney, Giám đốc thương mại và hàng hóa S&P, cho rằng giá trần có hiệu lực chỉ trong thời gian ngắn ban đầu. “Nhưng hiện tại, tình hình là hầu hết biện pháp trừng phạt được áp dụng đều không thực sự hiệu quả, hoặc chúng rất hạn chế”, ông nhận xét.

Katona, nhà phân tích dầu mỏ của Kpler cho biết các giao dịch của Nga ngày càng rời xa các nhà khai thác và thương nhân phương Tây. “Mọi loại dầu Nga hiện đều giao dịch trên giá trần, trong khi CREA ước tính chỉ 48% lượng dầu Nga được vận chuyển bởi tàu chở thuộc sở hữu hoặc bảo hiểm ở các nước G7 và EU trong tháng 10”, ông nói.

Các nước như Ấn Độ đã tăng nhập khẩu dầu thô giá rẻ của Nga lên 134%, theo CREA. Họ chế biến và sau đó bán nó đi khắp nơi. Điều đó có nghĩa là người tiêu dùng châu Âu có thể vô tình tiêu thụ dầu thô của Nga.

Phương Tây đang suy yếu?

EU nhận thức rõ vấn đề này. “Trừ khi có những đối tác lớn như Ấn Độ và Trung Quốc tham gia, tính hiệu quả (lệnh trừng phạt) sớm hay muộn sẽ mất đi”, một quan chức cấp cao của Ủy ban bảo vệ các lệnh trừng phạt của EU thừa nhận. Tất nhiên, hầu như không có hy vọng hai nền kinh tế trên ủng hộ.

Theo quan chức này, thực tế cho thấy những giới hạn mà các công cụ trừng phạt của phương Tây có thể làm được ở cấp độ toàn cầu. “Bài học về sự cân bằng quyền lực toàn cầu đã thay đổi nhiều so với 10 hoặc 20 năm trước”, người này nói.

Có vẻ như EU đã cạn kiệt sức lực. Gói trừng phạt thứ 12 sắp tới của EU quy định buộc các nhà giao dịch phải kê từng khoản chi phí cụ thể. Mục đích là để ngăn người mua dầu của Nga vượt giá trần và sau đó che giấu bằng cách chi phí bổ sung bảo hiểm hoặc vận chuyển. Nhưng rất ít người trong ngành hy vọng rằng thủ tục bổ sung sẽ giải quyết được vấn đề.

Alexandra Prokopenko, nhà kinh tế tại Trung tâm Á-Âu Carnegie Russia, cho rằng dù châu Âu tung ra gói trừng phạt mới nhất, nền tài chính Nga vẫn sẽ không thực sự suy yếu. Theo bà, Nga sẽ chật vật nếu giá dầu trung bình dao động quanh 40 hoặc 50 USD mỗi thùng. Tuy nhiên, giá dầu giảm về mức đó không dễ.

“Nền kinh tế Nga là một con thú khá lớn. Điều đó khiến cho việc bắn nó chỉ bằng một phát súng trở nên khó khăn”, Prokopenko nói.

Phiên An (theo Politico)




Source link

Cùng chủ đề

Quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập CPTPP

Anh hôm nay 15.12 đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên chính thức tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), theo AFP. ...

Mỹ không loại trừ khả năng trừng phạt các ngân hàng Trung Quốc

(CLO) Theo hãng thông tấn TASS của Nga, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết chính quyền Washington không loại trừ khả năng áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các ngân hàng Trung Quốc. ...

Chứng nhận quốc tế – chìa khóa chinh phục thị trường khó tính

DNVN - Để chinh phục thị trường Anh thành công, bên cạnh việc kiểm soát chất lượng, doanh nghiệp Việt cần đầu tư vào sản xuất bền vững, bảo đảm chứng nhận quốc tế, qua đó giúp thương hiệu của doanh nghiệp đi lên, duy trì chỗ đứng tại thị trường tiềm năng này. ...

Bố sử dụng thuốc mọc tóc, trẻ sơ sinh biến thành ‘người sói’

Một loại thuốc mọc tóc bị nghi ngờ gây ra hội chứng 'người sói' ở trẻ sơ sinh Tây Ban Nha, khi khiến cơ thể các bé bị phủ đầy lông. Từ năm 2023, các chuyên gia y tế Tây Ban Nha đã ghi...

EU và Pháp triển khai dự án chống biến đổi khí hậu ở Cà Mau

Pháp cùng Liên minh châu Âu vừa cam kết hỗ trợ hàng chục triệu euro đầu tư cho dự án xây dựng đê biển Tây và kè chống sạt lở ở Cà Mau. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Hải Phòng 10 năm liên tiếp tăng trưởng hai con số

Năm 2024, TP Hải Phòng chính thức đạt mốc tăng trưởng hai con số trong 10 năm liên tiếp - đây là dấu son trong lịch sử phát triển của thành phố. Ngày 4/12, HĐND TP Hải Phòng đã tổ chức khai mạc Kỳ họp thứ 21 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024) HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026. Phát biểu chỉ đạo tại kỳ họp, Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu đánh giá, đây là kỳ...

Ứng dụng fintech và AI trong xây trung tâm tài chính quốc tế TP HCM

(NLĐO) - Công nghệ fintech và trí tuệ nhân tạo sẽ được ứng dụng trong quá trình hình thành trung tâm tài chính quốc tế tại TP HCM… ...

Lỗ lũy kế vượt cả vốn thực góp, cổ phiếu Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình vào diện bị hủy niêm yết

Mới đây Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) cho biết sẽ hủy niêm yết đối với cổ phiếu HBC của Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình theo quy định. Như vậy, trong trường hợp lùi về sàn UPCoM, mã này sẽ chịu sự biến động giá cao hơn, biên độ giao dịch 15%/phiên, thay vì 7%/phiên như...

Ngân hàng “thúc” cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”

(PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản ngân hàng chưa đối chiếu, chưa cập nhật sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch trực tuyến. Đây là lý do khiến các ngân hàng đang đồng loạt triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc học. 12/12/2024 06:16 Các ngân hàng đồng loạt “thúc” khách hàng cập nhật sinh trắc học. (Ảnh: VCB) (PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản...

Cùng chuyên mục

Giới doanh nhân hối hả ‘trình diện’ ông Trump

Bất kể trước đó ủng hộ hay phản đối, nhiều CEO hàng đầu nước Mỹ, vì những toan tính riêng, đã tích cực tìm cách gặp ông Trump trước thời điểm ông chính thức nhậm chức. Mặc dù là nhà tài trợ lâu năm...

Giảm 30% lượng thuốc trừ sâu vào năm 2030

Thực hiện quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp sẽ giảm 30% lượng thuốc trừ sâu và phân bón vô cơ, đồng thời tăng hiệu quả kinh tế 20%. Thông tin được ông Đỗ Văn Vấn, giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực...

Hãng tàu lớn thứ ba trên thế giới đầu tư sà lan điện tại Việt Nam

Tập đoàn CMA CGM, một trong ba hãng vận tải biển lớn nhất thế giới, vừa công bố dự án đầu tư sà lan chạy hoàn toàn bằng điện tại Việt Nam. Các doanh nghiệp đang tối ưu hóa chuỗi cung ứng xanh. Tập...

Đề xuất nhiều chính sách ưu đãi năng lượng tái tạo, mở vốn ngoại cho điện gió ngoài khơi

Bộ Công Thương vừa đưa ra dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về năng lượng tái tạo, năng lượng mới với loạt chính sách ưu đãi mới. Theo đó, trên cơ sở Luật Điện lực...

Giá vàng giảm mạnh, vàng miếng bốc hơi 1 triệu đồng/lượng

Giá vàng thế giới đã bốc hơi gần 60 USD/ounce, rơi thẳng đứng từ 2.650 USD/ounce xuống sát mốc 2.590 USD/ounce sau phát biểu của chủ tịch Fed. Trong nước, giá vàng sáng nay cũng lao dốc mạnh sau ba ngày "bất động".Công ty...

Mới nhất

Ghép tủy đồng loại cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh

Ngày 19/12, lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, các y, bác sĩ vừa tổ chức lễ ra viện cho hai ca ghép tủy đồng loại cho cháu bé tan máu bẩm sinh là H.A.D. (38 tháng tuổi, quê Quảng Trị) và Đ.M.A.T. (10 tuổi, quê TP Đà Nẵng). Theo đó, bệnh nhi H.A.D được phát hiện...

Ngành thuế lần đầu thu ngân sách vượt 1,7 triệu tỉ đồng, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng chỉ đạo gì?

(NLĐO)- Bước sang năm 2025, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng chỉ đạo ngành thuế tổ chức công tác thu hiệu quả, quản lý chặt chẽ các nguồn...

Bắt ‘tú bà’ trốn truy nã 16 năm ở nước ngoài

Ngày 19/12, theo tin từ Công an TP Vinh (Nghệ An), đơn vị vừa bắt giữ đối tượng truy nã Nguyễn Thị Thanh (SN 1979), trú tại xã Vân Diên, huyện Nam Đàn (Nghệ An) sau 16 năm lẩn trốn ở nước ngoài.Trước đó, năm 2007, Nguyễn Thị Thanh bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh...

Bắt đối tượng cấp phát xăng dầu vượt định mức

(NLĐO)- Lê Văn Bảo đã cấp phát xăng dầu vượt định mức quy định của công ty với số lượng lớn, thời gian dài, gây thất thoát...

TP HCM còn 86 dự án bất động sản tồn kho, cần “giải cứu”

(NLĐO)- TP HCM đang có 86 dự án nhà ở thương mại đã ngưng hoặc chưa thi công (tồn kho) quy mô 210,30 ha cần giải cứu. ...

Mới nhất