Trong một tuyên bố, ông Goemaere cho hay chứng nhận về khả năng của F-35A như trên đã đạt được vào ngày 12.10.2023, vài tháng trước cam kết với các đồng minh NATO rằng quy trình này sẽ kết thúc vào tháng 1.2024, theo báo Breaking Defense ngày 8.3.
Một số chiếc F-35A hiện nay sẽ có khả năng mang B61-12, chính thức biến máy bay chiến đấu tàng hình này trở thành máy bay “có khả năng kép”, có thể mang cả vũ khí thông thường lẫn hạt nhân.
“F-35A là máy bay có khả năng hạt nhân thế hệ thứ 5 đầu tiên và là máy bay chiến đấu hoặc máy bay ném bom đầu tiên đạt được trạng thái này kể từ thập niên 1990…F-35A đã đạt được Chứng nhận Hạt nhân trước thời hạn, cung cấp cho Mỹ và NATO khả năng quan trọng nhằm hỗ trợ các cam kết răn đe mở rộng của Mỹ sớm hơn dự kiến”, ông Goemaere nhấn mạnh.
Trả lời câu hỏi từ Breaking Defense, ông Goemaere cho biết chính sách tiết lộ của Mỹ cấm tiết lộ thông tin về máy bay có khả năng kép giữa các đối tác NATO.
Tính đến năm 2023, khoảng 100 phiên bản bom B61 cũ hơn đang được các đồng minh NATO là Bỉ, Đức, Ý, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ cất giữ, theo phân tích của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ.
Tiêm kích F-35 Mỹ đã hoạt động ở Ukraine?
Trong đó, Bỉ, Đức, Ý và Hà Lan đều là những nước đã lên kế hoạch vận hành F-35, với nhu cầu sở hữu máy bay có khả năng mang đầu đạn hạt nhân là lý do chính khiến Đức ký tham gia chương trình F-35.
F-35A được chứng nhận chỉ mang phiên bản B61-12 mới hơn, phiên bản sẽ thay thế các mẫu cũ hơn. Ngoài ra, chứng nhận mang B61-12 không áp dụng cho các phiên bản tương tự của máy bay tàng hình F-35 là F-35B (cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng) cũng như F-35C (hoạt động từ tàu sân bay).
Trước đây, F-15E là máy bay chiến đấu đầu tiên của Mỹ được chứng minh có thể tương thích với B61-12. Ba loại máy bay chiến đấu khác, F-16A/B, F-16C/D và PA-200 Tornado, được một số nước thành viên NATO sử dụng, cũng được phép mang vũ khí hạt nhân, theo Breaking Defense.
Xem chiến đấu cơ tàng hình F-35A ném thử bom hạt nhân ở tốc độ siêu âm