Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcChàng trai cùng lúc tốt nghiệp trường Y và Kinh tế

Chàng trai cùng lúc tốt nghiệp trường Y và Kinh tế


Hoàng Phúc lấy bằng Y khoa và Kinh tế trong 9 năm, sau ba lần thi đại học và hai năm “gap year” để tìm hướng đi cho bản thân.

Nguyễn Hoàng Phúc, 27 tuổi, tốt nghiệp loại khá ngành Y khoa trường Đại học Y Dược TP HCM hồi tháng 10. Trước đó ba tháng, chàng trai quê Khánh Hòa nhận bằng giỏi ngành Quản trị bệnh viện của trường Đại học Kinh tế TP HCM.

“Cả thầy cô, gia đình, bạn bè đều không tin mình có thể học song song và tốt nghiệp cùng lúc hai trường nhưng cuối cùng mình đã làm được. Lúc biết kết quả tốt nghiệp ở trường Y, mình rất phấn khích, cảm xúc vỡ òa”, Phúc kể.





Nguyễn Hoàng Phúc. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Nguyễn Hoàng Phúc. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Được truyền cảm hứng từ bố mẹ, đều làm trong ngành Y nên Phúc chọn con đường này từ sớm. Trong kỳ thi đại học 2014, Phúc thi khối A (Toán, Lý, Hóa) vào trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP HCM và khối B (Toán, Hóa, Sinh) vào ngành Y khoa, Đại học Y Dược TP HCM. Nam sinh trượt ngành Y khoa vì thiếu 0,5 điểm.

Việc này khiến Phúc thất vọng. Nam sinh cho hay gia đình từng chuyển nhà từ quê vào TP HCM để mình được thuận lợi theo học ở trường Phổ thông Năng khiếu. Vì vậy, Phúc dành một năm ôn thi lại với quyết tâm phải đỗ vào trường Y.

Năm 2015, Phúc trúng tuyển vào ngành Y khoa của trường Đại học Y Dược TP HCM. Nhưng thực tế học tập, môi trường đại học trái ngược với những tưởng tượng, kỳ vọng ban đầu.

“Khối lượng kiến thức cần ghi nhớ quá lớn, mình bị ngợp. Trong khi mình thích tính toán, tư duy chứ không muốn cắm đầu vào hàng trăm trang sách cho mỗi bài thi. Dần dần, mình hoài nghi đây có phải ngành phù hợp với mình”, Phúc nhớ lại.

Hết năm thứ hai, Phúc vẫn chưa có lời giải đáp, quyết định dừng học một năm để trải nghiệm và tìm câu trả lời dù gia đình phản đối kịch liệt. Trong một năm này, Phúc làm phục vụ ở các hàng quán để tự trang trải sinh hoạt, dành thời gian gặp bạn bè, anh chị ở nhiều ngành nghề khác nhau từ IT, xây dựng đến kinh tế, logicstic để tìm hiểu từ chương trình học đến trải nghiệm thực tế.

Sau cùng, Phúc nhận ra Y khoa vẫn là ngành phù hợp với mình nhất, nhưng nam sinh thấy cần bổ sung thêm kiến thức về quản trị bệnh viện. Vì thế, Phúc quyết định thi vào ngành này ở trường Đại học Kinh tế TP HCM, đồng thời quay lại giảng đường Y Dược.

Biết việc học song song hai trường sẽ gian nan, nam sinh tự đặt ra giới hạn cho bước ngoặt của mình – đỗ thủ khoa mới tiếp tục. Bất chấp khó khăn khi ôn lại kiến thức phổ thông sau 5 năm rời trường phổ thông và hình thức, cấu trúc đề hoàn toàn khác, Phúc đỗ thủ khoa Đại học Kinh tế TP HCM năm 2019 với 28,5 điểm khối A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh).

“Gia đình và bạn bè đều nói đây là điều điên rồ, học Y đã không xuể thì học hai trường làm sao. Nhưng tuổi trẻ luôn có chút hiếu thắng, mọi người càng phản đối mình càng muốn chứng minh sẽ làm được”, Phúc chia sẻ.





Hoàng Phúc (trái) cùng bạn thân chụp ảnh kỷ niệm trong lễ tốt nghiệp Đại học Y Dược TP HCM, cuối tháng 10. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Hoàng Phúc (trái) cùng bạn thân trong lễ tốt nghiệp trường Đại học Y Dược TP HCM, cuối tháng 10. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Sau đó là chuỗi ngày sáng ở trường này, chiều Phúc lại đến trường khác. May mắn, Đại học Kinh tế TP HCM công nhận điểm các môn đại cương, một số môn chuyên ngành bệnh viện ở Đại học Y Dược TP HCM nên Phúc không phải học lại.

“Ngoài khối lượng kiến thức phải học gấp đôi, đầu óc mình lúc nào cũng căng thẳng tính toán sao để không vắng học đến mức cấm thi ở từng môn”, Phúc kể.

Giai đoạn 2020-2021, Phúc tăng tiến độ nhờ việc học chuyển sang hình thức online vì dịch Covid-19. Nam sinh đăng ký hết các môn có thể học trong thời gian này ở cả hai trường. Với những môn trùng giờ, Phúc mở cùng lúc hai màn hình và ghi hình lại toàn bộ buổi học. Xác định một môn quan trọng để tập trung, môn còn lại Phúc sẽ xem, học bổ sung vào buổi tối.

Việc phải thi hai, ba môn trong một tuần là bình thường. Phúc nhớ nhất khoảng thời gian cuối tháng 4/2021 phải thi kết thúc ba môn trong vòng bốn ngày. Nam sinh thường chỉ ngủ hai, ba giờ mỗi ngày để xoay xở với bài vở ở hai trường.

Thử thách lớn nhất với Phúc là lần tai nạn giao thông phải mổ đầu gối hai lần trong tháng 4, 5/2022. Phúc đành chấp nhận trượt một số môn ở trường Y. Còn Đại học Kinh tế TP HCM vẫn cho phép học và thi online nên nam sinh vừa điều trị vừa học.

“Mình vừa đau về thể xác mà cũng cực kỳ chán nản vì nghĩ tiến độ việc học sẽ trễ ít nhất một năm. May mắn quá trình hồi phục nhanh nên hè mình có thể quay lại trường, đi thực hành ở bệnh viện dù chân còn chống nạng, tập tễnh”, Phúc chia sẻ.

Mỗi lần nản lòng, Phúc đều nhớ lại nhân vật chính trong bộ phim “Rudy” đã nỗ lực suốt nhiều năm để đổi lấy 27 giây chơi cho đội bóng bầu dục của Đại học Notre Dame mà cậu yêu thích dù không có tài năng, thể hình phù hợp. Bộ phim là nguồn cảm hứng, giúp Phúc giữ vững ý chí mỗi thời điểm khó khăn.

Trong kỳ thi tốt nghiệp Y khoa vào tháng 8 vừa qua, Phúc dành toàn bộ tâm sức để hiện thực hóa mục tiêu tốt nghiệp cùng lúc hai trường. Trước đó, nam sinh đã tốt nghiệp Đại học Kinh tế TP HCM vào tháng 7.

“Cảm giác như mình là một cầu thủ bóng đá đứng trước thời khắc ghi bàn thắng lịch sử. Lúc hoàn thành ngày thi thứ hai và biết điểm số vượt ngưỡng để tốt nghiệp, mình bật dậy hét đầy phấn khích giữa phòng thi ‘tốt nghiệp rồi'”, Phúc kể.

Làm việc với nhóm của Phúc trong dự án khảo sát kiến thức thái độ và thực hành của sinh viên y khoa với dịch Covid-19, BS.CK2 Bùi Cao Mỹ Ái, giảng viên phân môn Tim mạch, Đại học Y Dược TP HCM, đánh giá Phúc năng động, chịu khó học hỏi, hăng say khi làm việc.

Còn TS Phan Ngọc Anh, giảng viên Đại học Kinh tế TP HCM, nể phục khi Phúc cùng lúc tốt nghiệp hai trường. TS Anh cũng từng hỏi Phúc làm sao có thể học cả hai trường cùng lúc trong khi nhiều người chỉ học Y thôi đã quá tải.

“Nghe bạn chia sẻ về mục tiêu và quyết tâm, tôi rất cảm phục bởi bạn dám thử, đặt ra thử thách để khám phá giới hạn của bản thân”, TS Ngọc Anh chia sẻ.

Phúc cũng được đánh giá có năng lực tốt để học gấp đôi so với sinh viên bình thường, từ việc phân phối sức lực, sắp xếp lịch học và tiếp thu kiến thức. TS Ngọc Anh nhận xét nam sinh học nghiêm túc, đặt nhiều câu hỏi phản biện, mở rộng vấn đề chứ không chỉ học để qua môn.

Với nền tảng chuyên môn Y khoa và quản trị bệnh viện, ông hy vọng Phúc có thể đóng góp cho ngành Y tế nhiều hơn.

Phúc cho rằng đã trải qua một hành trình phi thường với chính mình. Mục tiêu trước mắt của Phúc là lấy chứng chỉ hành nghề để trở thành bác sĩ phụ sản.

“Suốt hành trình đại học gần 10 năm, mình nhận ra rằng đừng để ai đặt ra giới hạn cho mình mà hãy tự trải nghiệm và khám phá nó”, Phúc chia sẻ.

Lệ Nguyễn




Source link

Cùng chủ đề

Giám đốc Trung tâm giám định y khoa Thanh Hóa tự sửa 29 kết quả giám định

Thanh tra Sở Y tế Thanh Hóa vừa có kết luận và chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để điều tra về việc Giám đốc Trung tâm giám định y khoa tự ý sửa 29 kết quả giám định. Thông tin từ Sở Y tế Thanh Hóa cho biết, Thanh tra Sở vừa có kết luận thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao và công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực tại Trung...

Giấm táo rất tốt nhưng đừng làm theo cách dùng không đúng trên mạng xã hội

Giấm táo mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên, việc lạm dụng hoặc dùng giấm táo sai cách sẽ dẫn đến nhiều tác hại nghiêm trọng, nhất là khi các thông tin thiếu cơ sở khoa học tràn lan trên...

TP.HCM có thêm trung tâm chấn thương chỉnh hình và ung bướu

Bệnh viện Quốc tế Mỹ (Bệnh viện AIH) đã ký kết Thỏa thuận Hợp tác Y khoa với Bệnh viện Raffles Singapore nhằm nâng cao chất lượng và phạm vi chăm sóc, điều trị bệnh nhân tại Việt Nam. Hai bên công bố kế hoạch thành lập Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình và Trung tâm Ung bướu tại Bệnh viện AIH. Đồng thời, Bệnh viện AIH cũng sẽ đồng bộ hóa hệ thống quản trị lâm sàng,...

Trường đại học ra mắt Trung tâm Huấn luyện Kỹ năng Y khoa triệu USD

TPO - Ngày 19/10, Trường ĐH Văn Lang tổ chức Lễ khánh thành Trung tâm Huấn luyện Kỹ năng Y khoa (Medical Skills Training Center - MSC), đánh dấu một bước tiến mới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong khối ngành khoa học sức khỏe tại Việt Nam. ThS.BS.CKII. Lê Trung Nghĩa - Giám đốc Trung tâm Huấn luyện Kỹ năng Y khoa cho hay, Trung tâm MSC tại Trường ĐH Văn Lang được...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Nữ thạc sĩ người Việt chia sẻ tại sự kiện toàn cầu về giáo dục khởi nghiệp

Trong khuôn khổ hội nghị UNESCO-APEID, thạc sĩ Lê An Na có bài phát biểu với chủ đề: “Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp: Tình hình và bối cảnh tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Cộng điểm ưu tiên vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước năm 1945 – Liệu có khả thi?

Dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT quy định 3 nhóm học sinh được cộng điểm ưu tiên (cộng vào tổng điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10 đối với mỗi môn thi). Trong đó, đối với nhóm 1 (cộng 2 điểm) gồm: Con liệt sĩ; con thương binh...

Chuyên ngành ‘cô đơn’ nhất Trung Quốc, mỗi năm chỉ 1 sinh viên tốt nghiệp

Năm 2010, sau khi nữ sinh tên Tiết Dật Phàm đăng tải lên mạng xã hội bức ảnh chụp một mình trong lễ tốt nghiệp, ngành Cổ sinh vật học của Đại học Bắc Kinh mới được biết tên rộng rãi.Trước đó, ít ai biết có chuyên ngành như vậy tồn tại. Tên chuyên ngành khiến người ta liên tưởng đến những môn học khó. Tiết Dật Phàm cũng vì đó mà nổi tiếng bởi cô là người...

“Khởi nghiệp – Khởi đầu địa phương

(ĐCSVN) - Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên chuẩn bị hành trang vững chắc trong lĩnh vực khởi nghiệp, ngày 3/11, Đại học Văn Lang tổ chức chương trình với chủ đề "Khởi nghiệp - Khởi đầu địa phương, Tư duy toàn cầu" với sự tham gia của hơn 2.000 sinh viên. Theo đại diện nhà trường, thông qua chương trình, các bạn sinh viên có cơ hội giao lưu với các diễn giả là những chuyên gia thành...

Cùng chuyên mục

Tháo gỡ “điểm nghẽn” cho trung tâm giáo dục thường xuyên và nghề nghiệp

(ĐCSVN) - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và xã hội để tháo gỡ điểm nghẽn cho trung tâm giáo dục thường xuyên và nghề nghiệp; đồng thời đề xuất với Chính phủ sửa đổi Nghị định 127 về trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Chiều ngày 4/11, phát biểu giải trình, làm rõ một...

50 giáo viên, cán bộ quản lý nhận Giải thưởng Võ Trường Toản năm 2024

Ngày 4-11, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM công bố danh sách 50 giáo viên, cán bộ quản lý nhận Giải thưởng Võ Trường Toản lần thứ 27 năm 2024. Danh sách nhận Giải thưởng Võ Trường Toản năm nay có 37 giáo...

Công bố hơn 600 ứng viên chức danh GS, PGS

TPO - Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa công bố danh sách các ứng viên được công nhận chức danh Giáo sư, Phó giáo sư năm 2024 vừa xét tại Phiên họp lần thứ II của Hội đồng nhiệm kỳ 2024-2029, ngày 2-3/11. TPO - Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa công bố danh sách các ứng viên được công nhận chức danh Giáo sư, Phó giáo sư năm 2024 vừa xét tại Phiên họp...

Bộ trưởng nhờ đại biểu chỉ giúp ‘lợi ích nhóm’ ở đâu

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn mong đại biểu chỉ rõ còn những nhóm nào theo đuổi lợi ích không hợp pháp thì 'chỉ giúp xem những nhóm đó ở đâu để phối hợp với Bộ Công an, Viện kiểm sát bắt mang đi'. ...

Hàn Quốc sẽ cấm điện thoại trong trường học?

Trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ, sự hiện diện của điện thoại thông minh trong môi trường học tập đã trở thành một vấn đề đáng lo ngại. ...

Mới nhất

Lãnh đạo Bộ Quốc phòng làm việc với các cơ quan, đơn vị về quản lý, sử dụng đất quốc phòng kết hợp với...

(Bqp.vn) - Chiều 31/10, tại Hà Nội, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã chủ trì Hội nghị Lãnh đạo Bộ Quốc phòng làm việc với các cơ quan, đơn vị về tình hình, kết quả thực hiện thí điểm một số...

Cầu nối hợp tác kinh tế Việt Nam – Bỉ

(ĐCSVN) - Tối 3/11, tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam ở Brussels, Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Bỉ (VBAB) đã chính thức được thành lập. Sự kiện đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Bỉ, đồng thời tạo nền tảng cho cộng đồng doanh nhân Việt tại...

Đơn vị y tế đầu tiên sở hữu dịch vụ xét nghiệm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Ngày 4/11, Dịch vụ Xét nghiệm MEDLATEC chính thức được vinh danh là Thương hiệu Quốc gia Việt Nam tại “Lễ công bố sản phẩm đạt thương hiệu Quốc gia năm 2024”, do Cục...

Phút hoảng loạn của 2 vợ chồng già mắc kẹt trong căn nhà bốc cháy

Ông Nguyễn Ngọc Hữu kể: "Lúc ấy, lửa khói bốc lên ngùn ngụt từ tầng 1 khiến tôi và vợ hoảng loạn, chỉ cầu mong sao lực lượng công an sớm tới cứu giúp...". Nhớ lại vụ hỏa hoạn ở nhà mình vào 2h30 cùng ngày, ông Nguyễn Ngọc Hữu (SN 1948, phố Trần Kim Xuyến, phường Yên Hoà, quận...

Tập đoàn TH mang câu chuyện phát triển bền vững đến Ngày hội Việt Nam Xanh

Trong Ngày hội Việt Nam Xanh sẽ khai hội vào ngày 9-11 tại TP.HCM, Tập đoàn TH sẽ mang đến một không gian xanh để kể câu chuyện phát triển bền vững của doanh nghiệp, cũng là cách đồng hành với Chính phủ trong hành trình hướng...

Mới nhất

Xu thế TOD đang lên ngôi