Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếChậm điều trị viêm não, trẻ mắc biến chứng nặng

Chậm điều trị viêm não, trẻ mắc biến chứng nặng


Tại nhiều cơ sở y tế, số ca trẻ nhỏ mắc viêm não, viêm màng não và viêm não Nhật Bản có xu hướng gia tăng. Việc phát hiện muộn, điều trị chậm trễ để lại nhiều di chứng đáng tiếc.

Tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, bé N.T.T (7 tuổi, ở Nghệ An) liệt nửa người bên phải, cơ thể và cánh tay bên trái run bần bật, tri giác nhận biết lơ mơ. Sau 5 ngày điều trị tích cực, bé T. đã không còn phải dùng máy thở, nhưng hậu quả của tổn thương não thì vẫn hiện hữu, khó hồi phục.





Tại nhiều cơ sở y tế, số ca trẻ nhỏ mắc viêm não, viêm màng não và viêm não Nhật Bản có xu hướng gia tăng. 

Bác sĩ Đào Hữu Nam, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Trung tâm Bệnh nhiệt đới chia sẻ, bệnh nhi tổn thương não nặng nề. Bốn ngày trước vào viện, trẻ sốt cao, co giật, sau đó hôn mê và được chẩn đoán viêm não Nhật Bản. Trẻ đã thoát giai đoạn nặng, nhưng lâu dài thì còn nhiều khó khăn vì liên quan đến tổn thương não, chưa tự đi tiểu được.

Tương tự, bé N.D.K (7 tuổi, ở Thái Nguyên) vừa nhập viện được hai ngày cũng được chẩn đoán viêm não Nhật Bản. Dù trong tình trạng nhẹ hơn, nhưng cơ thể bệnh nhi yếu và tinh thần cũng chưa tỉnh táo.

Chị N.T.B (mẹ bé K.) cho biết, trước đó, con ở nhà sốt run người và cứ ăn vào là nôn. Ngày đầu tiên, gia đình chỉ cho con uống thuốc hạ sốt nhưng không hiệu quả đưa vào khám ở bệnh viện tỉnh. Tuy nhiên, điều trị 2 ngày con vẫn sốt liên tục, gia đình xin được chuyển về Bệnh viện Nhi điều trị.

Với trường hợp của K., bác sĩ Nam cho biết, trẻ được phát hiện sớm, nhập viện kịp thời nên tình trạng chưa diễn tiến xấu, cơ hồi phục hồi tốt.

Một trường hợp khác là bé trai 12 tuổi (ở Phúc Thọ, Hà Nội). Bệnh nhân mắc viêm não Nhật Bản, sốt cao, cứng gáy, đi lại loạng choạng. Đây là ca bệnh đầu tiên mắc viêm não Nhật Bản tại Hà Nội trong năm nay.

Theo bác sĩ Nam, từ đầu năm tới nay, tại bệnh viện ghi nhận khoảng 10 ca viêm não Nhật Bản, hơn 50 ca viêm não và hàng trăm ca viêm màng não do virus, vi khuẩn. Đa phần bệnh nhi viêm não Nhật Bản nhập viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao liên tục, co giật, hôn mê…

Di chứng thường gặp ở trẻ là liệt tứ chi, phụ thuộc máy thở với trẻ mắc viêm não Nhật Bản rất nặng. Nếu bệnh nhẹ và vừa, trẻ sẽ có khả năng hồi phục dần.

Thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi Phú Thọ, chỉ tính riêng tuần đầu tiên của tháng 6/2024, tỷ lệ bệnh nhi nhập viện vì mắc bệnh này đã tăng lên gấp 5 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Các chuyên gia cảnh báo, thời điểm thời tiết miền Bắc nắng nóng, thỉnh thoảng có mưa và xen kẽ đợt không khí lạnh. Đây điều kiện thuận lợi để các virus, vi khuẩn phát triển mạnh, tấn công và gây hại cho sức khỏe con người, nhất là trẻ nhỏ.

Bệnh viêm não Nhật Bản nguy hiểm ở chỗ, bệnh có thể lây qua đường hô hấp và các triệu chứng ban đầu của bệnh rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác như sốt, nôn ói, đau đầu… Nhiều phụ huynh chủ quan, bỏ qua các triệu chứng cảnh báo này nên khi trẻ được đưa tới bệnh viện thì tình trạng đã nặng.

Bệnh viêm não Nhật Bản có tỷ lệ tử vong cao, khoảng 25% ở các nước nhiệt đới và 50% người bệnh có các di chứng thần kinh-tâm thần.

Viêm não Nhật Bản nếu không được điều trị đúng, kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nặng nề có thể dẫn đến tử vong. Các biến chứng như viêm phổi, nhiễm trùng tiết niệu, suy kiệt, loét, suy hô hấp…

Ngoài ra, bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ để lại di chứng rất nặng nề, gánh nặng cho gia đình và xã hội. Các di chứng như rối loạn tâm thần, liệt, rối loạn ngôn ngữ, co giật, động kinh, nằm liệt giường…

Việc phát hiện sớm có ý nghĩa rất quan trọng trong điều trị. Do đó, ngay khi thấy trẻ có các triệu chứng như sốt, đau đầu, mệt mỏi, nôn trớ, cứng gáy, ù tai, sợ ánh sáng… phụ huynh cần nghĩ ngay tới bệnh viêm não, viêm màng não và cho trẻ đi khám kịp thời.

Viêm não do virus tỷ lệ khỏi cao, không để lại di chứng. Tuy nhiên, với viêm màng não do vi khuẩn thì tùy từng căn nguyên, tùy tình trạng bệnh nhân đến bệnh viện sớm hay muộn, điều trị có đáp ứng thuốc hay không.

Nếu phát hiện sớm và đáp ứng thuốc, trẻ có thể khỏi hoàn toàn; ngược lại nếu không đáp ứng thuốc, nhiễm khuẩn toàn thân hay kèm bệnh nền… thì có thể ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của trẻ.

Cách phòng bệnh viêm não Nhật Bản chung ở nông thôn là vệ sinh môi trường sạch sẽ, định kỳ dọn dẹp nhà ở, làm sạch chuồng gia súc để hạn chế nơi trú đậu của muỗi. Nếu có thể, nên dời chuồng gia súc ra xa nhà, xa nơi vui chơi sinh hoạt của trẻ em.

Bất kỳ ở đâu nông thôn hay thành thị cần khơi thông cống rãnh, tránh ao tù nước đọng, không để các loại lốp xe hỏng, lon bia, nước ngọt đã sử dụng chứa đựng nước mưa để hạn chế muỗi đẻ trứng và sinh sản bọ gậy (lăng quăng) là con đẻ của muỗi.

Các dụng cụ đựng nước sạch cần được đậy kín không cho muỗi vào đẻ trứng. Cần nằm màn khi đi ngủ. Định kỳ y tế địa phương cần tổ chức phun thuốc diệt muỗi.

Phòng bệnh tốt nhất là thực hiện tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch. Việc tiêm chủng vắc-xin được áp dụng cho người lớn và trẻ em đủ tuổi (từ 12 tháng tuổi trở lên).

Để phòng tránh bệnh viêm màng não, bác sĩ Tống Thị Ngọc Cầm, Phó giám đốc Trung tâm Y khoa miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC khuyến cáo, cha mẹ cần cho trẻ tiêm phòng vắc-xin đủ và đúng lịch.

Các vắc-xin có thể phòng bệnh viêm màng não bao gồm vắc-xin 6 trong 1 Infanrix Hexa, Hexaxim, vắc-xin 5 trong 1 Pentaxim, vắc-xin ngừa viêm màng não do vi khuẩn phế cầu (vắc-xin Synflorix và Prevenar 13); vắc-xin ngừa viêm màng não do não mô cầu nhóm BC (vắc-xin VA-Mengoc-BC), nhóm A, C, Y, W-135 (vắc-xin Menatra) và viêm màng não mô cầu B thế hệ mới Bexsero; vắc-xin ngừa cúm.

Viêm não Nhật Bản là bệnh được phát hiện lần đầu tiên tại Nhật Bản khi gây dịch ở nước này với số người mắc và tử vong rất cao.

Năm 1935 các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm ra căn nguyên gây bệnh là một loại virus được đặt tên là virus Viêm não Nhật Bản và từ đó tên bệnh cũng được gọi là viêm não Nhật Bản.

Năm 1938, các nhà khoa học người Nhật Bản đã tìm ra vai trò truyền bệnh của loài muỗi có tên Culex Tritaeniorhynchus, sau đó xác định được vai trò vật chủ và ổ chứa chính của virus gây bệnh là loài lợn và chim.

Ở Việt Nam, loài muỗi này thường xuất hiện nhiều vào những tháng mùa nóng, ban ngày sống trong các bụi cây ngoài vườn, đêm bay vào nhà hút máu gia súc và đốt người, thường vào thời điểm từ 18 đến 22h. Muỗi thích đẻ trứng trong ruộng lúa, mương.

Sở dĩ bệnh hay gặp vào mùa Hè là vì đây là mùa thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển và cũng là mùa có nhiều loài hoa quả chín thu hút chim từ rừng về mang theo mầm bệnh từ nơi hoang dã rồi từ đó lây sang đàn lợn, gia súc gần người và sau đó lây sang cho người.

Ở Việt Nam, bệnh viêm não Nhật Bản được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1952. Bệnh viêm não Nhật Bản lưu hành trong cả nước, nhiều nhất ở các tỉnh đồng bằng và trung du miền Bắc. Các ổ dịch phần lớn tập trung ở những vùng trồng nhiều lúa nước kết hợp với chăn nuôi lợn hoặc vùng trung du bán sơn địa có trồng nhiều hoa quả và nuôi lợn.

Trong số các loài động vật sống gần người, lợn được coi là nguồn truyền nhiễm quan trọng nhất vì tỷ lệ lợn bị nhiễm virus viêm não Nhật Bản trong vùng dịch rất cao (khoảng 80% đàn lợn nuôi). Sự xuất hiện vi rút viêm não Nhật Bản trong máu lợn xảy ra ngay sau khi lợn bị nhiễm virus.

Thời gian nhiễm virus huyết ở lợn kéo dài từ 2 đến 4 ngày với số lượng virus viêm não Nhật Bản trong máu rất cao đủ để gây nhiễm cho muỗi, từ đó muỗi lại truyền bệnh cho người qua vết đốt.



Nguồn: https://baodautu.vn/cham-dieu-tri-viem-nao-tre-mac-bien-chung-nang-d218866.html

Cùng chủ đề

Sớm giải quyết chênh lệch cung – cầu vaccine

Trong khi các cơ sở y tế công lập có chức năng tiêm chủng như trạm y tế phường - xã, bệnh viện, trung tâm tiêm chủng công lập luôn trong tình trạng thiếu vaccine thì một số cơ sở tiêm chủng tư nhân lại dư dả vaccine, thậm chí nhiều loại vaccine “hiếm có khó tìm” cũng dễ dàng được đặt mua nếu… có điều kiện. Nơi thừa, nơi thiếu Đến hẹn, chị Nguyễn Thụy...

Vắc-xin: “Lá chắn thép” bảo vệ sức khỏe người dân

Vắc-xin: “Lá chắn thép” bảo vệ sức khỏe người dân - Bài 1: Thiếu vắc-xin, “cơn bão” dịch bệnh ập đếnBạch hầu, sởi, ho gà, thủy đậu, viêm não Nhật Bản… tràn qua, cuốn một số địa phương vào vòng xoáy dịch bệnh, gây ra hệ lụy lớn đối với sức khỏe và tính mạng người dân. Hàng tỷ liều vắc-xin đã góp phần đẩy...

Cảnh báo sản phẩm NAD+ chưa được phép lưu hành

Tin mới y tế ngày 27/7: Cảnh báo sản phẩm NAD+ chưa được phép lưu hànhTheo Sở Y tế TP.HCM, sản phẩm NAD+ chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam và cũng không có trong bất cứ hướng dẫn điều trị nào của Bộ Y tế. Hiện nay, trên các trang web và mạng xã hội xuất hiện nhiều quảng cáo trái phép...

Dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng, ho gà, viêm não Nhật Bản đang gia tăng

Dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng, ho gà, viêm não Nhật Bản đang gia tăngThống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, số ca mắc sốt xuất huyết, tay chân miệng, ho gà, viêm não Nhật Bản tăng so cùng kỳ năm 2023. Cụ thể, tuần qua, Hà Nội ghi nhận 118 ca mắc sốt xuất huyết, không có ca tử...

Nguy cơ sốc nhiệt khi dùng điều hòa ở trẻ nhỏ; Chú ý biến chứng viêm não Nhật Bản

Tin mới y tế ngày 7/7: Nguy cơ sốc nhiệt khi dùng điều hòa ở trẻ nhỏ; Chú ý biến chứng viêm não Nhật BảnSự thay đổi nhiệt độ đột ngột khi trẻ từ môi trường nóng ra môi trường lạnh (hoặc ngược lại) có thể khiến cơ thể trẻ chưa kịp thích nghi, dẫn đến sốc nhiệt. Các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

TP. Cần Thơ giải quyết kịp thời đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp

Chính quyền TP. Cần Thơ luôn lắng nghe các doanh nghiệp góp ý, đón nhận những phê bình của họ để giúp Thành phố có giải pháp thật sự hiệu quả, góp phần đưa kinh tế địa phương phát triển. TP. Cần Thơ giải quyết kịp thời đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệpChính quyền TP. Cần Thơ luôn lắng nghe các doanh nghiệp góp ý, đón nhận những phê bình của họ để giúp Thành phố có giải pháp...

Loạt đại tiện ích CaraWorld đi vào hoạt động đúng dịp bàn giao Sông Town năm 2026

Ngay thời điểm bàn giao nhà của phân khu Sông Town, loạt đại tiện ích độc đáo của CaraWorld sẽ hoàn thiện và đi vào hoạt động. Loạt đại tiện ích CaraWorld đi vào hoạt động đúng dịp bàn giao Sông Town năm 2026Ngay thời điểm bàn giao nhà của phân khu Sông Town, loạt đại tiện ích độc đáo của CaraWorld sẽ hoàn thiện và đi vào hoạt động. ...

Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 18/12/2024

AIA Việt Nam cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị ngày 18/12/2024. Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 18/12/2024AIA Việt Nam cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị ngày 18/12/2024. Giá đơn vị quỹ và Quỹ liên kết đơn vị được áp dụng cho dòng sản phẩm Bảo hiểm liên kết đơn...

Kỳ vọng VN-Index vượt 1.400 điểm trong năm 2025

Trong kịch bản cơ sở, với mức tăng trưởng 18% lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết, và định giá 12,5 – 13 lần P/E, MBS kỳ vọng VN-Index sẽ đạt 1.400 – 1.420 điểm trong năm 2025. Trong kịch bản cơ sở, với mức tăng trưởng 18% lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết, và định giá 12,5 – 13 lần P/E, MBS kỳ vọng VN-Index sẽ đạt 1.400 – 1.420 điểm trong năm 2025. ...

Việt Nam SuperPort TM hợp tác với Bưu điện Việt Nam hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

Việt Nam SuperPort TM hợp tác với Bưu điện Việt Nam phát triển các nền tảng tùy chỉnh hỗ trợ SMEs xuất khẩu hàng hóa sang thị trường châu Á; hợp tác với hai đối tác hoạt động về đào tạo để thành lập Phòng thí nghiệm logistics. Việt Nam SuperPort TM hợp tác với Bưu điện Việt Nam hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam SuperPort TM hợp tác với Bưu điện Việt Nam phát...

Bài đọc nhiều

Người bệnh tiểu đường ăn măng tươi theo cách này để ổn định đường huyết, ngừa biến chứng tiểu đường

Người bệnh tiểu đường ăn măng tươi được không?Măng tươi là loại thực phẩm có thể chế biến được thành nhiều món ăn ngon và được nhiều người ưa thích như canh măng, măng hầm chân giò, măng...

Chung kết Cuộc thi Cán bộ Công đoàn y tế giỏi lần thứ nhất

(ĐCSVN) - Đây là lần đầu tiên Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Cuộc thi Cán bộ Công đoàn giỏi, nhằm tạo diễn đàn để cán bộ công đoàn y tế trên cả nước có cơ hội giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm; nâng cao nhận thức, năng lực chuyên môn và kỹ năng thực tiễn. Ngày 6/12, tại Hà Nội, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức vòng chung kết Cuộc thi “Cán bộ...

Bệnh viện FV trợ giá đến 20% viện phí cho bệnh nhân không có bảo hiểm sức khỏe

DNVN - Bệnh viện FV là bệnh viện quốc tế đẳng cấp khu vực nhưng nhiều năm qua vẫn áp dụng một mức giá dịch vụ khám chữa bệnh niêm yết tại Việt Nam chỉ bằng 50% so với các bệnh viện cùng tiêu chuẩn ở một số quốc gia hàng đầu khu vực...

Quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng gặp nhiều khó khăn

Từ năm 2022 đến nay, Bộ Y tế đã cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố cho 24.643 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, trong đó sản phẩm trong nước chiếm 84,7%. Bộ trưởng Bộ Y tế: Quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng gặp nhiều khó khănTừ năm 2022 đến nay, Bộ Y tế đã cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố cho 24.643 sản phẩm thực phẩm bảo vệ...

Chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm

Tuổi dậy thì bình thường và khỏe mạnh với chế độ dinh dưỡng tốt và không dư thừa calo thường sẽ ở khoảng từ 9-14 tuổi ở bé trai và 8-13...

Cùng chuyên mục

4 bất thường khi đi lại cảnh báo sa sút trí tuệ từ 10 năm trước

Các nhà khoa học gần đây đã phát hiện ra rằng một người mắc chứng sa sút trí tuệ có những thay đổi rõ ràng trong chuyển động cơ thể ngay từ 10 năm trước khi được chẩn đoán nhưng hầu hết mọi người không chú ý đến điều đó. Sa sút...

Vì sao cần cảnh giác với nguy cơ đau tim trong phòng tắm?

Đau tim có thể xảy ra trong phòng tắm. Một trong những nguy cơ lớn khi điều này xảy ra là người bệnh có thể gục ngã bên trong phòng tắm mà người ngoài không hay biết. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến...

6 loại đồ uống giải độc làm sạch phổi hiệu quả

Nước chanh ấm, trà gừng mật ong, trà xanh hay giấm táo... hỗ trợ loại bỏ các độc tố, làm sạch phổi giữa bối cảnh ô nhiễm môi trường.

Bác sĩ chỉ ra các thời điểm uống nước tốt nhất cho thận trong ngày

Thận là cơ quan quan trọng có nhiệm vụ lọc máu, loại bỏ chất thải và duy trì cân bằng điện giải. Để thận hoạt động tốt, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý, việc uống nước đúng cách và đúng thời điểm...

Tăng số ca bệnh nhân bị đột quỵ do thời tiết lạnh

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thời gian gần đây liên tiếp tiếp nhận các bệnh nhân bị đột quỵ. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thời gian gần đây liên tiếp tiếp nhận các bệnh nhân bị đột quỵ. So với năm 2023, số ca đột quỵ nhập viện năm nay đang gia tăng. Các chuyên gia cho biết, thời tiết lạnh...

Mới nhất

Trào lưu du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn giúp nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập cho người dân

Phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn đang được nhiều địa phương trong cả nước triển khai nhằm bảo tồn, giới thiệu, quảng bá những bản sắc văn hóa, sản phẩm nông nghiệp có lợi thế đến với khách du lịch. Du lịch nông nghiệp, nông thôn cũng giúp các địa phương nâng cao giá trị...

Số dự án đầu tư tăng hơn 50%, yếu tố đang giúp Campuchia hút vốn FDI từ khắp thế giới?

Nền kinh tế đang phát triển và môi trường kinh doanh thân thiện của Campuchia đã thu hút sự quan tâm đáng kể từ cả các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

Ông Trump kiện chính phủ Mỹ về việc thanh lý vật liệu xây tường biên giới

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump kiến nghị tòa án can thiệp việc chính phủ nước này đã bán các vật liệu...

Hình hài tuyến cao tốc hơn 100km qua Hà Tĩnh sắp hoàn thành

TPO - Sau gần 2 năm thi công, tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh dài hơn 102km nhiều vị trí đã gần hoàn thiện. Các đơn vị thực hiện dự án đang tranh thủ thời tiết thuận lợi, đẩy nhanh tiến độ ở giai đoạn nước rút, kịp bàn giao vào tháng 4/2025. TPO - Sau gần 2 năm thi công, tuyến...

4 bất thường khi đi lại cảnh báo sa sút trí tuệ từ 10 năm trước

Các nhà khoa học gần đây đã phát hiện ra rằng một người mắc chứng sa sút trí tuệ có những thay đổi rõ ràng trong chuyển động cơ thể ngay từ 10 năm trước khi được chẩn đoán nhưng hầu hết mọi người không chú ý đến điều đó. ...

Mới nhất