Trang chủKinh tếNông nghiệpCây mía miền Tây... “hết ngọt”

Cây mía miền Tây… “hết ngọt”


Diện tích ngày càng… thu hẹp

Các tỉnh Long An, Kiên Giang, Cà Mau một thời là địa bàn trồng mía sôi động, nhưng nay tất cả nhà máy đường trên địa bàn đã đóng cửa, diện tích trồng mía gần như mất dấu. 10 năm trước, cây mía là cây trồng chủ lực của nông dân huyện Bến Lức và một số xã ở huyện Thủ Thừa (tỉnh Long An) với tổng diện tích lên đến 11.000ha.

Đến nay, phần lớn diện tích đất trồng mía được nông dân chuyển sang trồng chanh, thanh long, ổi… Không có nguyên liệu sản xuất, Nhà máy đường Hiệp Hòa ở Long An nhiều năm hoạt động cầm chừng, phát sinh nợ thuế, nợ tiền lương công nhân, dẫn đến khiếu nại. Đến nay, nhà máy này chính thức đóng cửa.

5 năm trước, huyện Cù Lao Dung (tỉnh Sóc Trăng) có gần 10.000ha diện tích trồng mía, giờ đây còn chưa đầy 3.000ha. Tương tự, tại huyện Trà Cú (tỉnh Trà Vinh), từ 4.000ha vào năm 2015, nay còn khoảng 1.100ha… Nhiều nông dân ở miền Tây cho biết, nguyên nhân chính khiến bà con “quay lưng” với cây mía là do giá mía không ổn định.

Ông Thạch Đẹt (ấp Lưu Cừ 1, xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) cho biết, gia đình ông nhiều đời gắn với cây mía, nhưng từ năm 2015 đến nay, ông chuyển toàn bộ 10.000m2 đất trồng mía sang làm lúa vì nhiều năm liên tục trồng mía bị lỗ.

“Dẫn đến tình trạng này là do nhà máy không có thỏa thuận, hợp đồng ước lượng giá, khối lượng mía sẽ thu mua từ đầu vụ với nông dân, trong khi chính quyền địa phương thì ngoài cuộc. Đến kỳ thu hoạch, nhà máy ép giá, hô bao nhiêu nông dân phải bán bấy nhiêu”, ông Đẹt chia sẻ.

Nông dân tỉnh Trà Vinh thu hoạch mía

Nông dân tỉnh Trà Vinh thu hoạch mía

Ở huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang), vùng mía nguyên liệu lớn trong những năm qua với gần 7.000ha, nay diện tích trồng mía giảm gần 2/3. Hầu hết nông dân ở địa phương này trồng mía để bán mía chục (thương lái mua và bán lại cho các vựa ép nước giải khát, hoặc lò nấu đường), không đặt kỳ vọng vào nhà máy đường.

Nông dân Hai Cường, ở thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, chia sẻ: “Cái được của bán mía chục là thương lái tự thuê nhân công đốn, mình không tốn công sức, chi phí thu hoạch. Chưa kể, có nhiều thương lái thu mua, không bán được cho người này thì bán cho người khác, không bị ép giá”.

Trước tình cảnh này, ngày 23-10, Ban giám đốc Nhà máy đường Phụng Hiệp (nhà máy đường lớn nhất miền Tây, công suất ép 2.500 tấn mía/ngày) phải ra thông báo dừng hoạt động trong niên vụ 2023-2024. “Khi nhà máy ngừng hoạt động trong niên vụ 2023-2024, đơn vị sẽ chịu lỗ 26,5 tỷ đồng cho các chi phí về khấu hao nhà máy, giải quyết nhân sự nghỉ việc, bảo dưỡng, bảo vệ… Tuy nhiên, số lỗ này chỉ bằng 1/3 so với phương án tiếp tục hoạt động”, đại diện Ban giám đốc Nhà máy đường Phụng Hiệp cho hay.

Cần đẩy mạnh liên kết chuỗi sản xuất

Ông Huỳnh Ngọc Nhã, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng, nhìn nhận, có nhiều nguyên nhân khiến diện tích mía nguyên liệu trên địa bàn tỉnh bị thu hẹp, nhưng chính yếu là nông dân và các công ty mía đường chưa có liên kết trong sản xuất – bao tiêu sản phẩm. Thấy rõ tồn tại này, ngành nông nghiệp và chính quyền các cấp ở tỉnh Sóc Trăng đang tăng cường, phát huy vai trò “cầu nối” để liên kết nông dân và công ty mía đường vào chuỗi sản xuất.

Sắp tới, địa phương sẽ tổ chức nhiều hơn các buổi gặp gỡ giữa doanh nghiệp, công ty, nhà máy đường với nông dân trồng mía. Mục đích là để các chủ thể này hiểu hơn về hoạt động của đối tác, có tiếng nói chung, và đi đến thỏa thuận, hợp đồng sản xuất – bao tiêu sản phẩm, khi đó tình trạng ép giá sẽ khó xảy ra. Đồng thời, khi cùng tham gia các buổi gặp gỡ này, chính quyền, ngành nông nghiệp cũng sẽ lắng nghe ý kiến từ người dân, công ty mía đường, kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn trong chuỗi sản xuất.

Theo ông Huỳnh Văn Thảo, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Trà Cú (tỉnh Trà Vinh), niên vụ mía 2022-2023, nông dân có lợi nhuận từ 30-40 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, đây mới chỉ là vụ sản xuất mía thứ 2 có lãi sau 5 niên vụ thua lỗ nặng nề liên tục. Khó khăn chung của cây mía hiện nay là khâu cơ giới trong sản xuất, thu hoạch chưa được áp dụng đồng bộ, phần lớn sử dụng sức lao động là chính nên chi phí tăng cao.

Để mở rộng diện tích mía nguyên liệu trên địa bàn, thời gian tới, địa phương sẽ quy hoạch hệ thống giao thông phục vụ sản xuất, tổ chức lại sản xuất, thành lập hợp tác xã, tổ chức các đội sản xuất để giảm giá thành, tăng thu nhập người trồng mía.

Ông Trần Ngọc Hiếu, Tổng Giám đốc Công ty CP Mía đường Sóc Trăng Sosuco), cho biết, tình trạng “tranh mua tranh bán” giữa các nhà máy đường vẫn diễn ra thường xuyên. Đặc biệt là việc tranh mua theo kiểu “phá giá” dẫn đến liên kết giữa người dân và doanh nghiệp bất ổn, thiếu bền vững. “Một khi nhà nước không có giải pháp xử lý triệt để tình trạng này, ngành mía đường rất khó phát triển”, ông Hiếu nói.





Nguồn

Cùng chủ đề

Người miền Tây ăn cơm trộn trái cây, món quốc dân thiếu chịu không nổi

Cơm chuối, dưa hấu, xoài, mận... nghe có vẻ lạ lẫm, nhưng về miền Tây lại là 'món quốc dân', thiếu chịu không nổi, nuốt không trôi. Trong một trang ẩm thực trên Facebook, nhiều người cho rằng không nói về cơm chuối là...

Miền Tây có ruộng rau nhút lạ mắt xanh mướt

Thửa ruộng rau nhút xanh mướt trải dài. Nhìn từ trên cao, cánh đồng như những đóa hoa, tạo nên hình ảnh ấn tượng. Nhiều người dân địa phương khá ngỡ ngàng khi được PV Thanh Niên cho xem hình ảnh cánh đồng rau nhút nhìn từ trên cao. Gốc rau mọc ngược hướng lên trời, trông như những đóa hoa rất lạ mắt. Những thửa ruộng trồng rau nhút ở Vĩnh Long ảnh: nam long Đây là cánh đồng rau nhút ở ấp Hồi...

Cống thủy lợi miền Tây vừa điều tiết nước vừa hình thành mạng lưới giao thông

Các công trình cống thủy lợi ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có vai trò kiểm soát nguồn nước, đảm bảo sản xuất cho người dân và giúp hình thành mạng lưới giao thông thủy bộ. ...

Ngàn ngày bán vé số, giúp học sinh nghèo của thầy giáo ở miền Tây

(Dân trí) - Nhiều năm qua, cứ sau giờ dạy, thầy Nguyễn Nhựt Tân, giáo viên tiểu học ở Cần Thơ lại nhận vài trăm tờ vé số đi bán. Thầy dùng tiền lãi để mua sách vở cho học sinh và hỗ trợ người nghèo. "Gia đình tôi từng có giai đoạn khó khăn, mẹ khuyên tôi đi bán vé số kiếm thêm, nhưng tôi đã quả quyết rằng, dù có làm gì cũng không bao giờ đi bán...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thành Nhà Hồ – Di sản văn hóa thế giới giữa lòng xứ Thanh

Thành Nhà Hồ tọa lạc tại huyện Vĩnh Lộc (tỉnh Thanh Hóa), là một kiến trúc thành đá kỳ vĩ, độc đáo, có một không hai của khu vực Đông Á và Đông Nam Á cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV. Với những giá trị nổi bật và khác biệt, tháng 6-2011, UNESCO công nhận Thành Nhà Hồ là Di sản văn hóa thế giới.   Thành Nhà Hồ - Di sản văn hóa thế giới Công trình vĩ đại...

Cuộc thi ảnh và video quy mô toàn quốc “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam 2024”

Bộ TT-TT cùng Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các cơ quan liên quan tổ chức cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”. Đây là năm thứ hai, cuộc thi tổ chức và là một trong những hoạt động trọng tâm của chuỗi sự kiện truyền thông - triển lãm về quyền con người tại Việt Nam 2024 (Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024). Năm 2024, cuộc thi được tổ chức...

Lan tỏa hình ảnh Việt Nam hạnh phúc qua nghệ thuật nhiếp ảnh và video

Tối 11-12 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ TT-TT phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam sẽ tổ chức khai mạc triển lãm và trao giải cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2024”.    Đây là lần thứ hai cuộc thi được tổ chức, tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của nghệ thuật nhiếp ảnh và video trong việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Sau...

Gia Định – Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh: Dặm dài lịch sử (1698 – 2020): Được trao giải A Giải thưởng...

Tại lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII, Ban tổ chức đã chọn, trao giải 58 tác phẩm. Trong số đó, công trình nghiên cứu Gia Định - Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh: Dặm dài lịch sử (1698-2020) của Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư (NXB Tổng hợp TPHCM xuất bản) được trao giải A. Tác phẩm gồm 2 tập dày dặn, hơn 1.500 trang, truyền tải một lượng thông tin giá trị về vùng...

Hấp dẫn dài lâu

- Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (tại Hà Nội) thu hút hàng vạn khách tham quan mỗi ngày từ khi mở cửa. Lý do nào một địa điểm trưng bày di vật, hiện vật của quá khứ lại khiến số đông quan tâm? - Quy mô xây dựng lớn, hiện đại là điểm cộng dễ thấy nhất. Công chúng quan tâm, vì họ sẽ có cái nhìn bao quát, liền mạch khi đến đó. Điều quan trọng...

Bài đọc nhiều

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

133 doanh nghiệp nhận Giải thưởng Chất lượng Quốc gia đạt doanh thu 500.000 tỷ, có 2 “ông lớn” nông nghiệp

Trong năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký 03 Quyết định trao giải thưởng Chất lượng Quốc gia cho 133 doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2021, 2022 và 2023. Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Giải thưởng Chất lượng Châu Á - Thái...

Liều nuôi cá đặc sản là chạch lấu, cá heo đuôi đỏ tại bể lót bạt ở Hậu Giang, bán 400.000 đồng/kg

Nuôi cá chạch kết hợp cá heo trong bể lót bạt cao su đang là mô hình triển vọng được UBND thành phố Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang) quan tâm, bởi đây là mô hình nuôi cá đặc sản mới, có tiềm năng kinh tế cao. ...

Con rùa mẹ khổng lồ tìm đến một hòn đảo của Việt Nam đẻ gần trăm quả trứng rồi quay về biển

Theo thông tin từ Vườn Quốc gia Côn Đảo và Sixsen Côn Đảo, khoảng 7 giờ sáng ngày 14/12/2024, tại bãi Đất Dốc, huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) xuất hiện một con rùa mẹ nặng khoảng 50kg bò lên bãi đẻ được 98 quả trứng, sau đó quay...

Nuôi hươu sao la liệt-loài thú vốn là động vật hoang dã, HTX này ở Điện Biên giàu lên trông thấy

Hợp tác xã Mùa Ban, xã Pom Lót (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) đang nuôi thành công hươu sao-loài thú móng guốc vốn là động vật hoang dã. HTX đã bán hươu giống, khai thác nhung hươu, các sản phẩm bổ dưỡng...

Cùng chuyên mục

Các tỉnh, thành vùng ĐBSCL đưa sản phẩm nông sản và chế biến đặc sắc đến An Giang quảng bá, kết nối

30 doanh nghiệp đến từ TP.Hồ Chí Minh, An Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long đã đưa hơn 100 sản phẩm nông sản và các sản phẩm chế biến đặc sắc nhất đến Diễn đàn Mekong Connect năm 2024 tại An Giang để quảng...

Trời tối ra đồng ở một nơi của Quảng Ngãi chợt thấy bóng điện sáng choang suốt cả một mùa đông

Trong khi vạn vật những nơi khác bị màn đêm mùa Đông phủ kín và chìm trong giấc ngủ, thì tại những khu vườn, ruộng hoa cúc tết ở “thủ phủ” Nghĩa Hiệp, Nghĩa Mỹ…tỉnh Quảng Ngãi, vẫn sáng rực ánh đèn để “giục” hoa vươn cành, nở đúng dịp ngày...

Phát huy mọi nguồn lực đưa người dân thoát nghèo tại xã vùng 3 Krông Nô

Krông Nô( huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) là xã căn cứ cách mạng, thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng 3 đặc biệt khó khăn, cách trung tâm huyện hơn 40 km, dọc theo quốc lộ 27. Toàn xã có 13 buôn, có 2.447 hộ với 9.675 khẩu, gồm có 18 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm 56% dân số, còn lại là các dân tộc khác. Phát...

Năm 1955, 5 hộ dân vào vùng đất dưới chân núi Mấu của Hải Dương khai hoang, nay đã thành xóm làng giàu có

Từ vùng đất khô cằn, hoang hóa, với sự cần cù, chịu khó của những người dân ngụ cư, khu Trại Trống (phường Hoàng Tiến, Chí Linh, Hải Dương) đã trở thành vùng đất màu mỡ. Qua hàng chục năm xây dựng, phát triển, diện mạo vùng đất này đã đổi...

Núi Sập ở An Giang cao 85m la liệt hòn đá hình thù kỳ dị, dân leo lên ví như vô chốn bồng lai

Tương truyền thuở xưa, núi Sập (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) là ngọn núi cao, theo tác động của thiên nhiên đá núi xoáy mòn. Tới một hôm, có hòn đá lớn lăn lông lốc từ trên đỉnh núi xuống đồng bằng... ...

Mới nhất

Sớm hình thành trung tâm tài chính ở TP HCM và Đà Nẵng

(NLĐO)- Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt...

Huyện Lý Nhân tổ chức kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 17/12, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Lý Nhân tổ chức kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân; gặp mặt cán bộ Quân đội đã nghỉ hưu, nghỉ công tác trên địa bàn.  Tại hội nghị, các đại biểu đã ôn lại truyền thống 80...

Chuyên gia VFS: 2025 vẫn là năm đầy triển vọng của chứng khoán Việt Nam

Ông Nguyễn Minh Hoàng - Giám đốc Phân tích của Công ty CP Chứng khoán Nhất Việt (VFS) cho biết năm 2025 được dự báo vẫn sẽ là một năm triển vọng cho thị trường chứng khoán Việt Nam nhờ nền tảng kinh tế trong nước tiếp tục phục hồi. Theo ông Nguyễn Minh Hoàng - Giám đốc Phân tích...

Quân đội Nga tăng cường kho vũ khí đạn đạo với tên lửa mới

Với những căng thẳng về địa chính trị hiện nay, quân đội Nga đang tăng cường kho vũ khí đạn đạo bằng các hệ thống tên lửa chiến lược mới. Theo Reuters, ngày 17/12, một chỉ huy quân sự cấp cao của Nga cho biết quốc gia này đang tăng cường kho vũ khí đạn đạo...

Mới nhất