Hàng trăm ghe, tàu ra sông Hậu chơi lễ hội tống phong

Báo Thanh niênBáo Thanh niên11/02/2025


Là vùng sông nước nên từ rất lâu, cư dân miền Tây có tục tống phong hay còn gọi là tống ôn, tống gió. Ý nghĩa lễ hội tống phong nhằm tống khứ những rủi ro, bệnh tật, tai ương.

Đây là lễ hội truyền thống diễn ra trong 3 ngày, từ 12 - 14 tháng giêng hằng năm, với nhiều hoạt động độc đáo, đậm nét văn hóa sông nước miền Tây.

Theo ghi nhận PV Thanh Niên, ngày 11.2, tại miếu Bà Chúa Xứ (xóm Chài, KV.4, P.Hưng Phú, Q.Cái Răng, TP.Cần Thơ) diễn ra ngày lễ chính, hầu hết người dân xóm Chài đều chuẩn bị ghe từ trước với đồ ăn, thức uống, vòi xịt nước để thực hiện lễ hội trên sông. Hàng trăm du khách cũng thuê ghe, đem theo đồ ăn, thức uống để đi diễu hành, mở tiệc ngay trên ghe, hòa mình cùng không khí lễ hội.

Độc đáo miền Tây: Hàng trăm ghe, tàu ra sông Hậu chơi lễ hội tống phong- Ảnh 1.

"Tàu tống ôn" được thả giữa dòng nước, mang theo những xui rủi của người dân

Lễ hội thu hút hàng trăm ghe, tàu lớn nhỏ đi sau tàu chở bè tống ôn di chuyển một vòng quanh khu vực sông Cần Thơ, sau đó di chuyển ra giữa sông Hậu làm lễ hạ bè tống phong, cầu may mắn trong năm mới.

Độc đáo miền Tây: Hàng trăm ghe, tàu ra sông Hậu chơi lễ hội tống phong- Ảnh 2.

Hàng trăm ghe, tàu, thuyền lớn nhỏ dập dìu, đánh trống múa lân trên sông để xua đuổi xui rủi

Hạ bè xong, người dân ăn uống vui vẻ, ca hát, nhảy múa, múc nước tạt vào nhau (hay gọi là té nước đầu năm) như để lấy lộc cầu may trong năm mới, lấy nước rửa tay chân mặt mũi, trai tráng nhảy xuống sông tắm... tạo nên không khí rộn ràng.

Độc đáo miền Tây: Hàng trăm ghe, tàu ra sông Hậu chơi lễ hội tống phong- Ảnh 3.

Trong lúc di chuyển, bà con thực hiện nghi thức té nước như lời cầu chúc thành công cho năm mới

Ông Trần Văn Lộc (73 tuổi), Trưởng ban điều hành miếu Bà Chúa Xứ, cho biết lễ hội tống phong là lễ hội truyền thống của cư dân xóm Chài từ hơn 120 năm trước, nhằm tống tiễn âm binh, cầu một năm mưa thuận gió hòa, mạnh khỏe, làm ăn khấm khá. Lễ cầu an gắn liền truyền thuyết hai chị em Bà Chúa Xứ Lớn và Nhỏ. Miếu thờ hai Bà đặt ở hai đầu làng nhằm bảo hộ cho dân. Lễ hội tống phong ở Cần Thơ cũng là lễ hội tống phong lớn nhất tại miền Tây, với gần 2.000 người tham gia.

Độc đáo miền Tây: Hàng trăm ghe, tàu ra sông Hậu chơi lễ hội tống phong- Ảnh 4.

Hàng ngàn người dân, du khách theo sau đoàn tàu lễ, hòa mình vào lễ hội sông nước

Để bảo đảm an toàn khi lễ hội diễn ra, lực lượng công an giao thông đường thủy cũng "túc trực" khi các ghe, thuyền diễu hành.

Độc đáo miền Tây: Hàng trăm ghe, tàu ra sông Hậu chơi lễ hội tống phong- Ảnh 5.

Ban tổ chức khiêng tàu tống ôn lên tàu lớn để diễu hành quanh khu vực xóm Chài, sau đó ra sông Hậu để hạ thủy "tàu tống ôn"

Độc đáo miền Tây: Hàng trăm ghe, tàu ra sông Hậu chơi lễ hội tống phong- Ảnh 6.

Người dân và du khách tham gia hò reo, hưởng ứng các hoạt động độc đáo của lễ hội

Độc đáo miền Tây: Hàng trăm ghe, tàu ra sông Hậu chơi lễ hội tống phong- Ảnh 7.

Người dân, du khách theo sau đoàn tàu lễ, hòa mình vào lễ hội sông nước

Độc đáo miền Tây: Hàng trăm ghe, tàu ra sông Hậu chơi lễ hội tống phong- Ảnh 8.

Hàng trăm ghe, tàu lớn nhỏ dập dìu, đánh trống múa lân trên sông để xua đuổi xui rủi



Nguồn: https://thanhnien.vn/doc-dao-mien-tay-hang-tram-ghe-tau-ra-song-hau-choi-le-hoi-tong-phong-185250211180512728.htm

Bình luận (0)

No data
No data

Event Calendar

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Cùng tác giả

No videos available