Trang chủDi sảnNgắm cây di sản, chim biển ở Côn Đảo

Ngắm cây di sản, chim biển ở Côn Đảo

Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) vừa tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Cây di sản và Bằng xác lập kỷ lục sân chim Hòn Trứng.
Sân chim Hòn Trứng, Vườn Quốc gia Côn Đảo
Sân chim Hòn Trứng, Vườn Quốc gia Côn Đảo

Sự kiện đánh dấu nỗ lực của vườn trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường bền vững. Đồng thời, đây còn là dịp giới thiệu và quảng bá đa dạng sinh học của huyện Côn Đảo cho phát triển du lịch.

z6071603110006_2f80e27a3746bf76f45cebe6b15f80e9.jpg
z6078205046778_540a3ee9f71ef19a55d2b206e561f47d.jpg
Cây di sản mới được công nhận tại Vườn Quốc gia Côn Đảo. Ảnh: VƯỜN QUỐC GIA CÔN ĐẢO

Đợt này, vườn có tổng cộng 24 cây được công nhận là cây di sản. Trong đó có 1 cây Bàng tại Hòn Bảy Cạnh (237 tuổi, chu vi 7m, cao 17m); 1 cây Bàng tại Bãi Ông Đụng (155 tuổi, chu vi 4,6m, cao 14m); 1 cây Sao Đen tại Bãi Dài (237 tuổi, chu vi 7,9m, cao 25m) và quần thể 21 cây Phong ba tại Hòn Cau (119 tuổi, chu vi lớn nhất 274m).

 
z6080904059935_dc6aac87e940a040a9e865433ad282eb.jpg
z6083458905889_a1572a2d13f09e065e63401b9fbf8cad.jpg
z6080904142416_82efa0a75eecca7b60d9349ac60a9653.jpg
z6080904105720_432087315569b089f4bb1cab09cfae75.jpg
z6083515678043_d660a0cd6ed0cccaafd8adc91f812aae.jpg
Chim sinh sống tại Hòn Trứng. Ảnh: VƯỜN QUỐC GIA CÔN ĐẢO

Tổ chức Kỷ lục Việt Nam cũng trao Bằng xác lập kỷ lục Hòn Trứng là sân chim biển có mật độ sinh sản nhiều nhất Việt Nam. Đây là nơi sinh sản của nhiều loài chim quý hiếm như: nhàn lưng đen, nhàn mào lớn, điên bụng trắng, yến hông trắng và một số loài chim khác.

z6078351034312_540b380ede7beb5ec9f52daf233e693c.jpg
Thu nhặt trứng rùa biển mang về ấp để thả ra biển. Ảnh: VƯỜN QUỐC GIA CÔN ĐẢO

Theo điều tra, thống kê, Vườn Quốc gia Côn Đảo có 1.077 loài thực vật, thuộc 640 chi, của 160 họ thực vật bậc cao có mạch, trong 6 ngành thực vật; 155 loài động vật thuộc 64 họ, 26 bộ gồm 25 loài thú, 85 loài chim, 32 loài bò sát và 13 loài ếch, nhái và nhiều loài khác.

Nguồn: https://www.sggp.org.vn/ngam-cay-di-san-chim-bien-o-con-dao-post770791.html

Cùng chủ đề

Tận thấy khu rừng huyền bí ở Việt Nam có hơn 4.000 cây di sản, từ 400 đến 800 năm

TPO - Hạt Kiểm lâm huyện Mù Cang Chải, Yên Bái vừa tổ chức gắn biển công nhận Cây di sản Việt Nam đối với trên 4.000 cây thiết sam Đông Bắc và cây pơ mu tại khu vực Tà Cay Đằng, thuộc địa phận bản Nả Háng, xã Chế Tạo. Vượt qua quãng đường bê tông đi xuyên giữa những ngọn núi cao trùng điệp, cách trung tâm huyện hơn 30km, Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang...

Vườn Quốc gia Côn Đảo có thêm 24 Cây di sản

(CLO) Vườn quốc gia Côn Đảo vừa đón nhận bằng công nhận ‘Cây di sản’ cho 24 cây rừng, nâng tổng số cây được công nhận là di sản lên con số 105, đồng thời xác lập kỷ lục Hòn Trứng là sân chim biển có mật độ sinh sản nhiều...

Quần thể cây di sản ở Bình Dương đẹp lãng mạn vào mùa thay lá

TPO - Trong khuôn viên trụ sở TP.Thủ Dầu Một (Bình Dương) có hàng trăm cây cổ thụ, trong đó có 53 cây được công nhận di sản Việt Nam với hơn 150 năm tuổi. Thời điểm này, cây thay lá tạo nên khung cảnh đầy lãng mạn. 28/11/2024 | 11:44 ...

Đây là cây lim xanh gần 1.000 năm tuổi còn sót lại của rừng già Thanh Hóa, cây cổ thụ cao hơn 50m

Nằm sừng sững ở địa phận giáp ranh 2 xã Xuân Khang (huyện Như Thanh) và Tân Bình (huyện Như Xuân) của tỉnh Thanh Hóa, một cây cổ thụ-cây lim xanh gần nghìn năm tuổi được đồng bào người dân tộc Thái xem là “báu vật” còn sót lại của rừng...

Cây Di Sản Việt Nam: Tài Nguyên Xanh Đáng Quý Của Quốc Gia

Ngày 18/3/2010, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã khởi động sáng kiến bảo tồn Cây Di sản Việt Nam, góp phần vào bảo vệ đa dạng sinh học trong thập kỷ Đa dạng Sinh học do Liên hợp quốc phát động. Sáng kiến này không chỉ tạo điều kiện giữ gìn hệ sinh thái mà còn cải thiện chất lượng đời sống người dân, mở ra hướng đi mới trong quản lý tài nguyên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhạc sĩ Nguyễn Bá Hùng: Tự hào và biết ơn người chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22-12-1944 – 22-12-2024), nhạc sĩ Nguyễn Bá Hùng giới thiệu 3 tác phẩm mới: Khúc tráng ca Cảnh sát Biển Việt Nam (NSƯT Hoàng Tùng thể hiện), Bài ca người lính Tàu ngầm (NSƯT Vũ Thắng Lợi), Tự hào người chiến sĩ Không quân (Đào Mác). Các ca khúc đều được phối khí bởi nhạc sĩ Hà Trung, mix – master bởi nhạc sĩ Phạm Hồng Biển. Chia sẻ về cơ duyên sáng...

Tô thắm truyền thống vẻ vang Quân đội nhân dân Việt Nam, quân đội anh hùng của dân tộc anh hùng

Biết ơn đồng bào cả nước đã đùm bọc, chở che, sát cánh cùng Quân đội nhân dân Việt Nam trong những chặng đường lịch sử đầy gian khổ, hy sinh để làm nên những chiến công hiển hách, oai hùng. Sáng 20-12, tại Trung tâm hội nghị quốc gia (Mỹ Đình, Hà Nội), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương - Bộ...

Bộ Tư lệnh TPHCM gặp mặt Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Ngày 20-12, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh TPHCM tổ chức gặp mặt Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944 – 22-12-2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22-12-1989 – 22-12-2024). Tại buổi họp mặt, các đại biểu đã cùng nhau xem phim tài liệu ôn truyền thống 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. 80 năm qua, dưới...

Triển lãm “Quân đội nhân dân Việt Nam – Tự hào 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”

Sáng 19-12, Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày Lễ lớn TPHCM khai mạc triển lãm “Quân đội nhân dân Việt Nam - Tự hào 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành” tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (đoạn từ đường Ngô Đức Kế đến đường Hải Triều, quận 1). Đến tham dự lễ khai mạc có các đồng chí: Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM; Thiếu tướng Phan Văn Xựng, Chính ủy...

Thành Nhà Hồ – Di sản văn hóa thế giới giữa lòng xứ Thanh

Thành Nhà Hồ tọa lạc tại huyện Vĩnh Lộc (tỉnh Thanh Hóa), là một kiến trúc thành đá kỳ vĩ, độc đáo, có một không hai của khu vực Đông Á và Đông Nam Á cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV. Với những giá trị nổi bật và khác biệt, tháng 6-2011, UNESCO công nhận Thành Nhà Hồ là Di sản văn hóa thế giới.   Thành Nhà Hồ - Di sản văn hóa thế giới Công trình vĩ đại...

Bài đọc nhiều

Bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ

Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ là một trong những lễ hội xuân đặc sắc của tỉnh Lạng Sơn. Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ được ghi vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2015. Nhằm phát huy và từng bước nâng tầm giá trị di sản văn hóa độc đáo này, những năm qua, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã có nhiều...

Ngũ trò của làng Viên Khê-một làng cổ ở Thanh Hóa là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngũ trò Viên Khê ở làng cổ Viên Khê, xã Đông Anh, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) mang đặc trưng văn hóa nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Mã với những lời ca giản dị, chân thực, được các thế hệ cha ông sáng tạo trong quá trình lao động sản xuất và được các thế hệ chắt chiu, chọn lọc và trao truyền cho đến ngày nay. Ngũ trò Viên Khê hay còn gọi là dân ca, dân...

Công bố Đề án nghiên cứu giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An

Ngày 28/10, Sở Du lịch Ninh Bình phối hợp với Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật (Đại học Quốc gia Hà Nội) cùng Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường tổ chức hội nghị công bố Đề án nghiên cứu về giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An. Tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Hồng Thục, Chủ nhiệm đề án, nhấn mạnh: Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO...

Lễ Hội Quan Họ: Di Sản Phi Vật Thể Được UNESCO Công Nhận Và Hành Trình Phát Huy

Lễ hội Quan họ Bắc Ninh không chỉ là dịp hội ngộ của những câu ca ngọt ngào, đậm tình xứ Kinh Bắc mà còn là nơi tôn vinh giá trị văn hóa đặc sắc, được UNESCO vinh danh là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Từ ngày được quốc tế công nhận vào tháng 9 năm 2009, Quan họ đã từng bước phát triển mạnh mẽ, lan tỏa trong đời sống văn...

Tu bổ, phục hồi di tích điện Cần Chánh – nơi vua làm việc hằng ngày

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đang triển khai dự án tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích điện Cần Chánh, một di tích tiêu biểu về lịch sử và kiến trúc nghệ thuật thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế.   Động thổ dự án tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích Điện Cần Chánh - Ảnh: VGP/Nhật Anh Ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho...

Cùng chuyên mục

Cơ hội thưởng lãm di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Ngày 25/12, trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Hà Tĩnh phối hợp tổ chức Triển lãm “Di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác”, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh (TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) từ ngày 25 - 28/12/2024. Khai mạc triển lãm, ông Nguyễn Đăng Chương, Giám...

Xuân Phả, điệu múa và tích trò cổ nghìn năm ở xứ Thanh

Đã từ nhiều đời nay, các thế hệ người dân ở xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá vẫn cùng nhau gìn giữ, bảo tồn trao truyền một trò diễn dân gian. Tương truyền, trò diễn này có từ thời Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 xứ quân rồi lên ngôi Hoàng đế. Tháng 9/2016, trò Xuân Phả được Bộ VHTT&DL ra quyết định công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Di...

Khu di sản Hoàng thành Thăng Long sẽ được mở rộng thêm 13.800m2

Sáng 25-12, tại Hà Nội diễn ra Hội nghị bàn giao đất quốc phòng, tài sản gắn liền trên đất giữa Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam và Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội tại 28A, Điện Biên Phủ (phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội). Đại tá Đinh Như Huệ, Phó Chánh Văn phòng Tổng cục Chính trị (Thừa uỷ quyền của Tổng cục Chính trị) cho biết, việc bàn giao...

“Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” được công nhận là Di sản tư liệu thế giới

Chiều 23-11, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ đón nhận bằng của UNESCO công nhận “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” là Di sản tư liệu thế giới. Tham dự buổi lễ có các đồng chí: Lê Thành Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó thủ tướng Chính phủ; Lê Trường Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế; Nguyễn Khoa Điềm, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị,...

Nghề khai thác, chế biến yến sào Khánh Hòa là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

VHO - Bộ VHTTDL vừa ban hành Quyết định số 3992/QĐ-BVHTTDL đưa nghề khai thác và chế biến yến sào ở Khánh Hòa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nghề yến sào ở Khánh Hòa có lịch sử gần 700 năm, chứa đựng những giá trị lịch sử, văn hóa độc đáo, đặc sắc và rất quan trọng đối với người dân. Những tri thức khai thác, chế biến yến sào trong cộng...

Mới nhất

Trưng bày và xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP các vùng miền tại Lâm Đồng

NDO - Chương trình trưng bày giới thiệu và xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP các vùng miền trong nước, tại công viên Trần Quốc Toản, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng là một trong 10 chương trình chính của Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10 năm 2024. Không gian trưng bày giới thiệu và xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP...

Hà Nội, TPHCM chi trả gộp 2 tháng lương hưu dịp Tết 2025 vào ngày nào?

Hà Nội và TPHCM bước đầu đã lên kế hoạch chi trả gộp 2 tháng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) dịp Tết Ất Tỵ 2025 cho người thụ hưởng. Ngày 25/12, trao đổi với VietNamNet, đại diện BHXH Hà Nội cho biết, đơn vị sẽ chi trả gộp 2 tháng lương hưu và trợ cấp...

Đình Chu Quyến – dấu xưa xứ Đoài

Đình Chu Quyến, hay còn gọi là đình Chàng, là một trong những ngôi đình cổ kính và linh thiêng nhất của vùng đất Ba Vì, Hà Nội. Ngôi đình này không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo mà còn mang trong mình những giá trị văn hóa, lịch sử sâu sắc. Đình Chu Quyến có kiến...

“Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” được công nhận là Di sản tư liệu thế giới

Chiều 23-11, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ đón nhận bằng của UNESCO công nhận “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” là Di sản tư liệu thế giới. Tham dự buổi lễ có các đồng chí: Lê Thành Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó thủ tướng Chính phủ; Lê Trường Lưu, Ủy...

Mới nhất