Mặc dù gặp nhiều khó khăn do thiên tại, dịch bệnh nhưng những năm gần đây, cơ cấu kinh tế nông thôn của tỉnh Cao Bằng vẫn tiếp tục chuyển dịch theo đúng định hướng. Đóng góp vào kết quả này của tỉnh có vai trò quan trọng của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động người DTTS từ vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 – 2025.Giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Sơn La được giao 6.154,924 tỷ đồng để thực hiện 10/10 dự án thành phần của Chương trình MTQG 1719. Nguồn vốn lớn, nhiều nội dung chính sách nên tỉnh Sơn La đặc biệt chú trọng công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện, phát huy vai trò tối đa vai trò “đi trước mở đường, đi cùng thực hiện, đi sau tổng kết”.Chiều tối 7/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trước khi đi nhận nhiệm vụ. Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.Hội thảo sâm Ngọc Linh – sâm Việt Nam nhìn từ góc độ lịch sử, khoa học và thực tiễn sắp được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum). Đồng bào Xơ Đăng kỳ vọng hội thảo sẽ đưa ra những định hướng giúp nâng tầm giá trị sâm Ngọc Linh, giúp người dân, doanh nghiệp yên tâm mở rộng diện tích, cùng làm giàu dưới tán rừng.Nguồn vốn vay từ chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giúp hàng chục nghìn hộ dân trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có thêm điều kiện đầu tư xây dựng công trình vệ sinh và công trình nước đạt tiêu chuẩn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện môi trường và bảo vệ sức khỏe cho người dân.Nhằm trang bị kiến thức pháp luật về phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho các học sinh trên địa bàn, UBND huyện Phước Sơn đã tiến hành tổ chức 13 cuộc thi tìm hiểu pháp luật với hình thức rung chuông vàng cho hàng ngàn học sinh ở các cấp học.Với mục tiêu đưa các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế – xã hội đến được với nhân dân, những năm qua, công tác thông tin, tuyên truyền đã được huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) đặc biệt quan tâm.Những năm qua, việc phát huy vai trò của người có uy tín (NCUT) tại tỉnh Hòa Bình trở thành cầu nối quan trọng giữa cấp ủy, chính quyền các cấp và cộng đồng dân cư. Người có uy tín không chỉ giúp tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước mà còn đóng góp không nhỏ trong công tác phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh – quốc phòng và xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, 7/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Đưa chính sách giáo dục nghề nghiệp đến lao động miền núi. Vị thế của Yên Bái trên bản đồ du lịch Việt Nam. Người “thắp lửa” những điệu Then. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.UBND huyện Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam) đang triển khai 13 lớp tập huấn kiến thức pháp luật, cung cấp thông tin về phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho hàng ngàn người dân trên địa bàn huyện.Nhằm thúc đẩy công tác chăm sóc phụ nữ và trẻ em DTTS, huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) đã và đang triển khai hiệu quả Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I từ năm 2021 – 2025.Tuần giới thiệu quảng bá sản phẩm nông lâm thủy sản tỉnh Yên Bái năm 2024 thu hút sự tham gia của các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã trong tỉnh.Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, huyện Tràng Định (Lạng Sơn) được phân bổ tổng số vốn gần 348 tỷ 954 triệu đồng. Tính đến ngày 5/11/2024, toàn huyện đã giải ngân vốn đầu tư công và các chương trình mục tiêu quốc gia đạt 131 tỷ 997 tỷ đồng, đạt 37,83% kế hoạch.Giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Sơn La được giao 6.154,924 tỷ đồng để thực hiện 10/10 dự án thành phần của Chương trình MTQG 1719. Nguồn vốn lớn, nhiều nội dung chính sách nên tỉnh Sơn La đặc biệt chú trọng công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện, phát huy vai trò tối đa vai trò “đi trước mở đường, đi cùng thực hiện, đi sau tổng kết”.
Tư vấn trước khi thực hiện đào tạo nghề
Ngày 14/10/2024, Chi cục Phát triển nông thôn – Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng đã tổ chức tuyên truyền chính sách pháp luật về đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) tại xã Sơn Lập của huyện Bảo Lạc. Đây là hoạt động được triển khai từ vốn lồng ghép Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Cao Băng.
Tại buổi tuyên truyền ở Sơn Lập, 45 lao động đến từ 5 xóm trên địa bàn xã đã được báo cáo viên tuyên truyền về chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước về giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT; chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho LĐNT thuộc các Chương trình MTQG và kế hoạch đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021 – 2025.
Theo ông Hoàng Ngọc Tình, Chủ tịch UBND xã Sơn Lập, việc triển khai tuyên truyền chính sách pháp luật về đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT có ý nghĩa rất thiêt thực đối với người dân ở vùng sâu, vùng xa như Sơn Lập. Qua đó, mỗi lao động sẽ hiểu rõ chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và kế hoạch của tỉnh, từ đó chọn được một nghề phù hợp với năng lực để áp dụng vào thực tiễn, có điều kiện để vươn lên.
Cũng như ở xã Sơn Lập của huyện Bảo Lạc, thời gian qua, người dân ở các xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh Cao Bằng đã được tiếp cận thông tin về chính sách pháp luật về đào tạo nghề cho LĐNT. Đây là hoạt động thuộc Tiểu dự án – Dự án 5 của Chương trình MTQG 1719 và Tiểu dự án 1 – Dự án 4 thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025.
Theo đại diện Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Cao Bằng, năm 2024, toàn tỉnh Cao Bằng phấn đấu tuyển sinh đào tạo nghề cho 6.000 người; trong đó, trình độ trung cấp 500 người, sơ cấp và đào tạo thường xuyên 5.500 người. Tỉnh phấn đấu hết năm 2024 đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh đạt 50,9%, trong đó, đào tạo nghề đạt 38,8%, đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 26,3%.
Để đạt các chỉ tiêu này, thời gian qua, các sở ngành, địa phương liên quan đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về đào tạo nghề, định hướng nghề nghiệp bằng nhiều hình thức, nhằm nâng cao nhận thức cho người dân trong việc lựa chọn ngành nghề phù hợp. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn đã phối hợp với các tổ chức, đoàn thể chính trị – xã hội tích cực tư vấn, hướng dẫn các đoàn viên, hội viên nắm được chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và kế hoạch của tỉnh. Từ đó góp phần đem lại hiệu quả cao trong công tác đào tạo nghề cho LĐNT.
Riêng trong năm 2023, tỉnh Cao Bằng đã triển khai tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo nghề, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đa dạng hóa ngành nghề cho gần 5.000 LĐNT. Trong đó, với 11 tỷ đồng vốn từ các Chương trình MTQG, năm 2023, toàn tỉnh đã tổ chức 119 lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho 3.519 LĐNT, vượt 55% kế hoạch năm.
Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tiếp nối thành quá từ những năm trước, trong năm 2024, công tác đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn tỉnh tiếp tục được quan tâm triển khai. Với việc chú trọng đa dạng hóa các ngành nghề, tư vấn chuyển đổi ngành nghề phù hợp, công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đã góp phần nâng cao kiến thức, trình độ tay nghề cho người lao động nói chung và LĐNT nói riêng.
Đơn cử, từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, năm 2024, huyện Nguyên Bình tổ chức 30 lớp dạy nghề sơ cấp, trung cấp, đào tạo thường xuyên cho hơn 1.400 LĐNT thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách, đồng bào DTTS, NLĐ có thu nhập thấp. Ngoài các nghề nông nghiệp và dịch vụ trong nông nghiệp, một số nghề phi nông nghiệp cũng thu hút lao động nông thôn tham gia học.
Theo ông Nguyễn Văn Thông, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Nguyên Bình, trong quá trình triển khai, ngoài tuyên truyền chính sách thì đơn vị phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể, UBND các xã, thị trấn tiến hành điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp để xây dựng các mô hình đào tạo nghề phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Đồng thời chú trọng công tác kết nối, giới thiệu việc làm cho học viên sau đào tạo.
Công tác đào tạo nghề sát với thực tế, gắn với giải quyết việc làm cho LĐNT đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng, giai đoạn 2021 – 2023, kinh tế vùng đồng bào DTTS của tỉnh tăng trưởng chậm lại do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhưng cơ cấu kinh tế vẫn tiếp tục chuyển dịch theo đúng định hướng.
Theo đó, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 – 2023 đạt 3,31%/năm. Năm 2023, tỷ trọng nông nghiệp chiếm 21,21%, giảm 1,88% so với năm 2020; tỷ trọng dịch vụ chiếm 56,83%, tăng 3,58% so với năm 2020. GRDP bình quân đầu người năm 2023 đạt 41,49 triệu đồng/người/năm, tăng 16% so với năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm giảm 4 %.
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề trên địa bàn, ngày 10/10/2024, Tỉnh ủy Cao Bằng đã ban hành Kế hoạch số 375-KH/TU thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW, ngày 10/7/2024 của Ban Bí thư về đổi mới công tác đào tạo nghề cho LĐNT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Tỉnh ủy Cao Bằng yêu cầu tiếp tục đổi mới toàn diện, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho LĐNT phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh; tận dụng lợi thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, góp phần phát triển kinh tế số, xã hội số ở khu vực nông thôn, thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Ngày 12/11/2024, UBND tỉnh Cao Bằng ban hành Kế hoạch số 3058/KH-UBND triển khai thực hiện Kế hoạch số 375-KH/TU của Tỉnh ủy. UBND tỉnh đặt mục tiêu phấn đấu mỗi năm đào tạo cho 6.000 người lao động, trong đó, khoảng 60% LĐNT tham gia học nghề ở các cấp trình độ thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Đây cũng là chỉ tiêu trong kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Trong quá trình triển khai Tiểu dự án 3 của Dự án 5 thuộc Chương trình MTQG 1719, theo dánh giá của UBND tỉnh Cao Bằng, mức hỗ trợ tiền ăn là 30.000 đồng/người/ngày thực học còn thấp, ảnh hưởng tới công tác chiêu sinh, khó thu hút học viên thuộc đối tượng tham dự. Ngoài ra, nguồn kinh phí sửa chữa cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên không giải ngân được, do không phải là đối tượng thụ hưởng kinh phí đầu tư của Chương trình MTQG 1719.
Nguồn: https://baodantoc.vn/cao-bang-day-manh-chuyen-dich-co-cau-kinh-te-tu-hieu-qua-dao-tao-nghe-1733478392131.htm