Ở miền núi Quảng Ngãi, đội ngũ Người có uy tín được xem là “cầu nối” quan trọng giữa chính quyền và Nhân dân, góp phần đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với người dân. Đồng thời, họ cũng tích cực tham gia vào các phong trào thi đua phát triển kinh tế, giữ gìn an ninh trật tự và bảo tồn văn hóa dân tộc… Người có uy tín là “điểm tựa” vững chắc của người dân vùng cao Quảng Ngãi.Nhân dịp Xuân mới Ất Tỵ 2025, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc (UBDT) do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà làm Trưởng đoàn, đã tới thăm, chúc Tết các tập thể có thành tích, đóng góp cho công tác dân tộc, Người có uy tín và đồng bào các dân tộc các huyện Bảo Lạc, Hà Quảng và Nguyên Bình của tỉnh Cao Bằng.Chiều 2/2 (mùng 5 Tết), tại Lạng Sơn, trong không khí chào mừng Kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), cả nước mừng Xuân Ất Tỵ 2025, sau khi thị sát công trường dự án cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn)-Trà Lĩnh (Cao Bằng) và Cửa khẩu Hữu Nghị-Chi Lăng, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành, địa phương, chủ đầu tư, nhà thầu về tiến độ hai dự án cao tốc này. Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương.Ở miền núi Quảng Ngãi, đội ngũ Người có uy tín được xem là “cầu nối” quan trọng giữa chính quyền và Nhân dân, góp phần đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với người dân. Đồng thời, họ cũng tích cực tham gia vào các phong trào thi đua phát triển kinh tế, giữ gìn an ninh trật tự và bảo tồn văn hóa dân tộc… Người có uy tín là “điểm tựa” vững chắc của người dân vùng cao Quảng Ngãi.Trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, toàn quốc xảy ra 445 vụ tai nạn giao thông (TNGT); làm chết 209 người, bị thương 373 người.Từ 25/1-2/2 (tức từ 26/12 Âm lịch đến hết ngày mùng 5 Tết Nguyên đán Ất Tỵ), Quảng Ninh đón gần 970 nghìn lượt khách du lịch. Tổng thu du lịch đạt 2.600 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ Tết Nguyên Đán Giáp Thìn.Công tác bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống của đồng bào DTTS được tỉnh Bình Thuận và các cấp, ngành chức năng quan tâm, cụ thể hóa bằng nhiều hoạt động thiết thực. Tuy nhiên, để di sản văn hóa dân tộc được phát huy hiệu quả trong cộng đồng thì vẫn còn nhiều việc cần làm.Vượt qua mọi khó khăn, thách thức, năm qua, tình hình kinh tế - xã hội đất nước phục hồi tích cực, đạt được thành tựu ấn tượng, với toàn bộ 15/15 chỉ tiêu chủ yếu đều đạt, trong đó 12/15 chỉ tiêu vượt mục tiêu đề ra. Kết quả này minh chứng cho nỗ lực vượt bậc của cả hệ thống chính trị, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần tạo đà, tạo lực, tạo thế, tạo niềm tin, hy vọng để đạt được kết quả cao hơn trong năm 2025 và giai đoạn tới.Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 23/1/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ. Ngọt ngào bưởi Diễn Bắc Sơn. Hồn núi rừng trong chiếc bánh chưng xanh.Từ đầu xuân Ất Tỵ 2025, ngành du lịch Hà Tĩnh đã khởi động một cách tích cực, mạnh mẽ bằng nhiều chương trình, hành động thiết thực nhằm thu hút du khách.Trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán 2025, các điểm, khu du lịch Thanh Hóa đã đón được lượng khách tới du Xuân, vãn cảnh lên tới 675 ngàn lượt.Đó là nhấn mạnh của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTW MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến tại Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025 và thi đua chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) ngày 2/2.Những ngày này một số di tích cách mạng, địa chỉ đỏ ở Thanh Hóa được trang hoàng lộng lẫy thu hút, phục vụ nhu cầu hướng cội, tri ân, tham quan, vãn cảnh của nhân dân, khách thập phương.Ngày 2/4 (mùng 5 Tết), trong không khí chào mừng Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), cả nước mừng Xuân Ất Tỵ 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính đi kiểm tra tình hình thi công Dự án cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn)-Trà Lĩnh (Cao Bằng) trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Cùng đi có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương.
Chúng tôi gặp ông Phạm Văn Tích, Người có uy tín tiêu biểu ở thôn Cây Muối, xã Trang, huyện Ba Tơ. Mặc dù đã ở vào tuổi “xưa nay hiếm” nhưng ông vẫn nhanh nhẹn, khỏe khoắn, đôi mắt sáng, giọng nói hào sảng đặc trưng của người vùng cao. Người dân yêu quý ông bởi cái tài hoà giải quyết những mâu thuẫn trong làng và vận động nhiều đối tượng có hành vi xấu “cải tà quy chính”, góp phần ổn định an ninh trật tự tại địa phương.
Ông Tích chia sẻ: Thôn Cây Muối có 125 hộ dân, 428 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào Hrê. Là địa bàn giáp ranh với một số địa phương khác trong và ngoài tỉnh, do đó tình hình an ninh trật tự còn nhiều phức tạp. Địa phương còn tồn tại một số tệ nạn như khai thác, vận chuyển gỗ trái phép; lấn chiếm đất rừng; trộm cắp vặt; bạo lực gia đình; nghi kỵ cầm đồ thuốc độc… Bên cạnh đó là tình trạng tranh chấp đất đai thường hay xảy ra.
“Khi phát hiện vụ việc xảy ra trên địa bàn, bằng kinh nghiệm của mình, tôi phối hợp với cán bộ thôn, xã, đến từng gia đình, gặp từng người dân để tuyên truyền, vận động, thuyết phục, giải thích. Qua nhiều lần giải thích, chia sẻ, người dân cũng dần hiểu ra vấn đề và có cách giải quyết ổn thoả”, ông Tích nói.
Còn bà Đinh Thị Hú ở thôn Hà Bắc, xã Sơn Hạ, huyện Sơn Hà là một trong những gương điển hình về vận động, tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS. Với vai trò, trách nhiệm của mình, trong những năm qua, bà Hú cùng với lực lượng Người có uy tín ở xã đã tích cực tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS của xã.
Bà Hú cho biết, trong các cuộc họp thôn, khu dân cư, bà đều tuyên truyền hệ lụy do tảo hôn, đồng thời trao đổi với các bậc phu huynh quan tâm hơn đến chuyện học tập, sinh hoạt của con cái để kịp thời giáo dục, uốn nắn các cháu. Bà cũng nhắc nhở bà con trong thôn nếu phát hiện có hiện tượng tảo hôn thì phải báo cáo với cán sự thôn, xã để ngăn cản, xử lý chứ không nên bao che… Nhờ đó, tình trạng hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn đã chấm dứt, tảo hôn được kéo giảm đáng kể.
Ở thôn Nước Min, xã Sơn Mùa, huyện Sơn Tây, ông Đinh Thanh Sơn được biết đến là một trong những Người có uy tín nhiệt huyết trong việc truyền dạy nhạc cụ cho nhiều thế hệ. Để phát huy bản sắc văn hóa của người Ca Dong (một nhánh của đồng bào Xơ Đăng), ông Sơn cùng với lực Người có uy tín ở địa phương vận động các nghệ nhân, các gia đình bảo tồn các nhạc cụ, làn điệu dân ca và các điệu múa của dân tộc mình.
Thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương thực hiện tốt hơn nữa các chính sách cho Người có uy tín. Từ đó, khích lệ, phát huy hiệu quả hơn nữa vai trò của Người có uy tín trong cộng đồng”.
Ông Hồ Ngọc Thịnh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi
Nhờ đó, đến nay tại Sơn Mùa có 6 điểm sinh hoạt văn hóa, đây cũng là điểm để tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, văn nghệ của địa phương, đồng thời là nơi truyền dạy cho những người trẻ ở buôn làng về đánh cồng chiêng, truyền dạy các điệu dân ca, dân vũ cho đồng bào...
Ông Hồ Ngọc Thịnh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Nhiều năm qua, đội ngũ Người có uy tín thực sự là chỗ dựa vững chắc đối với đồng bào DTTS ở địa phương. Hiện toàn tỉnh Quảng Ngãi có 306 Người có uy tín trong cộng đồng các DTTS. Thực hiện chính sách đối với Người có uy tín, những năm qua tỉnh đã làm tốt công tác thăm hỏi lúc ốm đau; tặng quà trong những dịp lễ, Tết truyền thống. Bên cạnh đó, việc triển khai Tiểu Dự án 1 - Dự án 10 Chương trình MTQG 1719, các cấp cũng định kỳ biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, từ đó, khích lệ, phát huy vai trò của Người có uy tín trong cộng đồng.
Nguồn: https://baodantoc.vn/diem-tua-o-vung-cao-quang-ngai-1737445448156.htm
Bình luận (0)