Thuốc giảm cân chỉ có tác dụng bổ trợ nên người dùng cần có chế độ ăn hợp lý, không bỏ bữa và vận động thường xuyên.
Tăng cân không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tâm lý mà còn ẩn chứa rất nhiều mối nguy hại cho sức khỏe. Là phụ nữ, chị Thanh Nga (34 tuổi, nhân viên truyền thông) rất quan tâm đến vóc dáng. Nghĩ mình hơi mập, chị quyết định uống thuốc giảm cân. Với lời quảng cáo liệu trình 15 ngày thải mỡ giảm cân, chị Nga đầu tư mua về dùng thử. Sau thời gian kiên trì đến liệu trình 2, chị cho biết đã ngưng sử dụng vì cân nặng trồi sụt liên tục.
“Thời gian đầu, thuốc giúp tôi cảm thấy an tâm vì thấy giảm được hẳn 2 kg. Tuy nhiên, tôi cũng dần không còn hứng thú chuyện ăn uống, dễ bị khát nước nhiều hơn. Khi tập ăn trở lại cũng là lúc cân nặng tiến đến và còn tăng nhanh hơn trước”, chị Thanh Nga nói.
Không chỉ riêng chị Thanh Nga, chị Minh Ánh (26 tuổi, sinh viên) cũng gặp vấn đề với thuốc giảm cân. Chị Ánh nghĩ dùng thuốc làm no ống tiêu hóa thì có thể ăn uống thoải mái cũng không sợ béo. Sau vài tháng, chị giật mình thấy số cân còn tăng hơn trước khi uống thuốc.
Theo BS CKII Nguyễn Tấn Khoa – nguyên Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên, dùng thuốc giảm cân nhanh là một trong các phương pháp điều trị béo phì. Tuy nhiên, giải pháp này dễ bị lạm dụng và không ít người gặp hiệu quả ngược. Bởi thuốc giảm cân thực chất là làm giảm cảm giác thèm ăn, nhưng khi tổng năng lượng trong bữa đó không giảm thì vẫn không thể thành công.
Ở 2 trường hợp trên, BS Khoa cho biết họ đều chưa nắm rõ về cơ chế thuốc giảm cân và chưa hiểu rõ tình trạng cơ thể nên không thể đạt được hiệu quả như mong đợi. Thực tế, thị trường thuốc giảm cân rất đa dạng. Dưới đây là các cơ chế thường gặp:
Thuốc làm no ống tiêu hóa: Chứa các chất như sterculia, methylcellulose… Các chất này không được hấp thụ vào máu mà chỉ nằm trong lòng ruột, hút nước, gây trương nở và làm đầy bụng. Người uống sẽ nhận thấy dấu hiệu giảm cân do cảm giác no; từ đó dẫn đến cơ thể tự phân hủy năng lượng để nuôi cơ thể.
Thuốc tăng cường chuyển hóa các chất gây béo trong cơ thể: Chứa nội tiết tố tuyến giáp thyroxin, một chất có khả năng gia tăng chuyển hóa các chất béo ở tế bào. Thuốc chỉ có công hiệu với chứng béo phì do thiếu thyroxin gây ra.
Các thuốc gây chán ăn: Đó là các thuốc chứa amphetamin hoặc các dẫn chất tương tự amphetamin. Chất này tác động lên hệ thần kinh trung ương gây khó ngủ, làm mất cảm giác đói, ăn mất ngon và không muốn ăn khiến người sử dụng giảm cân. Dù vậy, chúng dễ mang đến tác dụng phụ nguy hiểm.
Thuốc gây mất nước: Thường gặp nhất là thuốc lợi tiểu, thuốc nhuận tràng. Đây là nhóm thường gây cảm giác khát nước, khô cổ do làm đi tiêu, tiểu nhiều lần trong ngày. Phương pháp này tuy giảm cân nhanh nhưng lại mang đến nhiều rủi ro nặng nề. Khi dừng thuốc, cơ thể sẽ quay trở về lại cân nặng ban đầu hoặc tăng nhiều hơn.
Thuốc làm ức chế hấp thu chất béo: Thuốc chứa các hoạt chất có tác dụng hạn chế hấp thu lipid vào cơ thể. Khi sử dụng, những sản phẩm này hỗ trợ đào thải mỡ ra khỏi cơ thể bằng cách hạn chế sự hấp thu và phân hủy chất béo. Tuy nhiên, chúng chỉ chống hấp thu được 30% lượng chất béo ăn vào. Do vậy, nếu dùng thuốc mà vẫn ăn nhiều thì vẫn không giảm.
BS Khoa cho biết: “Thuốc giảm cân chỉ có tác dụng hỗ trợ nên người dùng sẽ không thể giảm số cân nặng nếu không có một chế độ ăn uống khoa học hay luyện tập thường xuyên. Bên cạnh đó, người dân cũng cần nắm rõ không phải tất cả các đối tượng đều có thể dùng thuốc giảm cân”.
Hơn hết, việc tự ý sử dụng các thuốc giảm cân không theo hướng có thể dẫn đến tiêu chảy kéo dài, suy nhược cơ thể, dùng lâu dài có thể ảnh hưởng đến thần kinh, huyết áp, gây trầm cảm, lệ thuộc vào thuốc…, giảm chất lượng cuộc sống người uống.
Với những người mắc bệnh mạn tính (tiểu đường, tăng huyết áp, tim mạch…) cần hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của mình. Nếu có thể kiểm soát và khống chế được như bệnh cao huyết áp, mạch vành hoặc bệnh tim mạch nói chung hay bệnh tiểu đường thì tùy theo cơ chế bệnh để dùng những thuốc phù hợp. Ví dụ, người bị tim mạch nếu dùng thuốc giảm cân gây tác động lên hệ thần kinh trung ương sẽ dễ gây kích thích vào hệ tim mạch, tăng nhịp tim…
Với các trường hợp mong muốn giảm cân và có sức khỏe ổn định, việc dùng thuốc sẽ như một sản phẩm bổ trợ. Song song với việc sử dụng thuốc, mỗi người có thể thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp với các phương pháp tập luyện khoa học. Ngoài ra, một cách khác mà người có nhu cầu giảm cân có thể dùng là thuốc hạn chế hấp thu lipid vào cơ thể.
Trên thị trường có nhiều thương hiệu có sử dụng cơ chế trên, trong đó có Orlistat Stada 120 mg. Thuốc có chứa hoạt chất Orlistat, chất ức chế các men lipase ở đường tiêu hóa. Khi đi vào dạ dày và ruột non, thuốc sẽ tạo liên kết với men lipase (tiết ra từ dạ dày và tuyến tụy). Điều này gây bất hoạt enzyme và làm mất khả năng thủy phân các loại chất béo trong thức ăn thành các chất mà cơ thể hấp thu được. Lúc này, chất béo không được hấp thu sẽ làm giảm lượng calo trong bữa ăn, hỗ trợ việc kiểm soát cân nặng.
Huyền My
Orlistat Stada 120 mg là thuốc không kê đơn, hỗ trợ ức chế hấp thu chất béo, giúp giảm cân và duy trì vóc dáng. Sản phẩm được sản xuất bởi Tập đoàn dược phẩm Stada – Đức. Công ty Cổ phần Thương mại Dược phẩm Pypharm là đơn vị phân phối Orlistat Stada 120 mg tại Việt Nam.
Địa chỉ sản xuất:
Công ty TNHH Stada Việt Nam
189 Hoàng Văn Thụ, phường 9, Tuy Hòa, Phú Yên.
Địa chỉ phân phối:
Công ty Cổ phần Thương mại Dược phẩm Pypharm
Gian hàng T.1+2 trung tâm thương mại dược phẩm và trang thiết bị y tế số 200 Tô Hiến Thành, phường 15, quận 10, TP HCM.
Thông tin chi tiết tại đây.
Hotline: 028 3862 5779
Giấy XNQC của Orlistat Stada 120 mg có số: VD-29357-18 do Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế cấp ngày 6/5/2021.
Sản phẩm được bán rộng rãi tại hệ thống nhà thuốc trên toàn quốc. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.