Trang chủNewsThời sựCần cân chỉnh lại việc xây dựng các công trình ven sông

Cần cân chỉnh lại việc xây dựng các công trình ven sông


Trao đổi với phóng viên bên hành lang Quốc hội, Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội) cho biết, khi xây dựng Luật Thủ đô, tất cả các đại biểu quốc hội đều mong muốn gửi gắm tâm tư, nguyện vọng của mình, cũng như của cử tri và nhân dân vào những cơ chế để thủ đô phát triển. Sự chung tay của đại biểu quốc hội với chính quyền thành phố Hà Nội trong việc cùng nhau tạo ra một khuôn khổ pháp lý vượt trội và phù hợp nhất cho phát triển Thủ đô.

Thưa đại biểu, là một công dân của Hà Nội đồng thời đại diện cho cử tri Thủ đô ông kỳ vọng gì về Luật Thủ đô được lấy ý kiến tại Quốc hội kỳ họp này?

Chúng ta biết rằng Thủ đô là chung của cả nước, do vậy, việc xây dựng Luật Thủ đô chính là mong muốn tạo ra một khuôn khổ pháp lý mang tính chất vượt trội, mang yếu tố đặc thù để phát triển thủ đô thực sự là một hình ảnh đại diện cho cả quốc gia.

Dự thảo Luật Thủ đô: Cần cân chỉnh lại việc xây dựng các công trình ven sông
Đại biểu Hoàng Văn Cường chia sẻ bên lề hành lang Quốc hội. (Ảnh: Thu Hường)

Còn thành phố Hà Nội phải thực hiện trọng trách và sứ mệnh được nhân dân và cử tri, cũng như tất cả các địa phương giao phó là xây dựng thủ đô trở thành bộ mặt đại diện cho cả nước.

Xây dựng Luật Thủ đô không chỉ là xây dựng luật cho một vùng phát triển, mà phải tạo ra khả năng để thu hút được những điều kiện, những tinh túy của cả nước về thủ đô, tạo ra hình ảnh đại diện cho cả nước.

Kỳ họp này, Quốc hội đồng thời thảo luận và thông qua 3 nội dung rất quan trọng là quy hoạch thủ đô, quy hoạch chung thủ đô và Luật Thủ đô. Đây là một cơ hội hiếm có, tạo ra bứt phá, định hướng và cơ sở pháp lý để thực hiện những định hướng này. Quy hoạch thủ đô chính là tạo ra những định hướng phát triển chung, tổng thể, dài hạn cho thủ đô, đưa thủ đô trở thành một hình ảnh đại diện của quốc gia, xứng tầm với thủ đô của các nước khác trên thế giới.

Trong quy hoạch chung sẽ cụ thể hóa những ý tưởng, những nội dung đặc biệt về hạ tầng đô thị đã được chỉnh lý trong quy hoạch thủ đô. Từ đó, đưa ra những phương án, những mô hình phát triển cụ thể xây dựng diện mạo thủ đô trong tương lai. Để triển khai định hướng và ý tưởng này, cần có các hành lang pháp lý, cơ chế và khuôn khổ pháp lý. Đây chính là Luật Thủ đô.

Trong dự thảo Luật Thủ đô đâu là nội dung chưa đáp ứng được “vượt trội” và cần phải sửa đổi tiếp thưa ông?

Hiện nay, dự thảo Luật Thủ đô cơ bản đã hoàn thiện tốt. Đặc biệt là tinh thần phân cấp, trao quyền và trao trách nhiệm cho Hà Nội, phải thực hiện các sứ mệnh để tạo ra bước phát triển vượt trội, bứt phá. Tuy nhiên, cũng còn một vài chỗ cần phải có quy định thật sự rõ ràng và đúng nghĩa là vượt trội riêng cho Thủ đô. Điển hình là vấn đề đang có nhiều băn khoăn là khai thác, phát triển thành phố hai bên sông Hồng, làm sao biến sông Hồng trở thành trục trung tâm về văn hóa, sinh thái và du lịch của thành phố.

Nếu chúng ta vẫn để 2 quy định như trong dự thảo luật là việc xây dựng các công trình ven sông phải tuân thủ những quy định về luật đê điều, thì điều ấy có nghĩa là toàn bộ những hành lang ven sông của Hà Nội cũng sẽ giống như hành lang ven sông của tất cả các tỉnh khác. Theo đó, sẽ vẫn tiếp diễn tình trạng hoang hóa như hiện nay và không thể tạo được diện mạo cho phát triển thủ đô.

Tôi cho rằng, đây là điều chúng ta cần phải cân chỉnh lại, để tạo ra cho Hà Nội một cơ chế riêng trong việc khai thác hai bên bờ sông Hồng, sông Đuống, cũng như các sông khác trên địa bàn.

Liên quan đến thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức ở thủ đô, Hà Nội nên có cơ chế thu nhập như thế nào để giữ chân được cán bộ có năng lực?

Về điều chỉnh tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức ở thủ đô, tôi từng có phát biểu về quy định này, nhưng đây sẽ không phải là quy định áp đặt. Thậm chí, có nhiều đại biểu băn khoăn khi Nghị quyết 27 về cơ chế tiền lương mới không thực hiện cưỡng chế phụ cấp đặc thù, thì Hà Nội sẽ phải dùng cơ chế nào để vẫn có thể trả tiền lương cho những người lao động của thủ đô, những công chức, viên chức thủ đô ở mức thỏa đáng cho những đóng góp của họ.

Hiện nay, Hà Nội đang có tỷ lệ biên chế thấp nhất so với Quy định về biên chế công chức, viên chức chung quốc gia. Nếu so với quỹ chung thì Hà Nội mới sử dụng khoảng 1/2 con số này. Điều này có nghĩa, mỗi cán bộ, công chức, viên chức tại Hà Nội đang phải làm việc với cường độ, công suất lớn hơn so với các địa phương khác. Do vậy, việc trả lương phải dựa trên tổng quỹ lương khi sử dụng hết các biên chế như tại các địa phương và tổng quỹ lương của Hà Nội sẽ tăng cao. Phần dôi dư trong tổng quỹ lương này có thể dùng để chi trả lương tăng thêm cho cán bộ, công chức.

Như vậy, nếu chúng ta có cơ chế, bộ máy càng gọn nhẹ, số lượng cán bộ công chức càng giảm xuống thì cơ hội tăng lương sẽ càng cao. Ngược lại, nếu như bộ máy không gọn nhẹ, đồng thời muốn tăng thêm biên chế, tăng thêm người thì quỹ dôi dư sẽ ít đi và lương cho mỗi người sẽ thấp hơn.

Đây sẽ là một cơ chế khuyến khích tăng năng suất lao động và sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có trình độ cao. Đồng thời, nâng cao được vai trò, trách nhiệm của họ để làm việc với cường độ, công suất hiệu quả và thái độ phục vụ tốt nhất để trả lương một cách xứng đáng.

Theo ông, để Thủ đô Hà Nội ngang tầm với thủ đô các nước khác trên thế giới, quy hoạch thủ đô cần phải giải quyết được những vấn đề gì?

Chúng ta đều nhìn thấy bất cập trong phát triển đô thị tại Hà Nội và nó đã để lại hậu quả rất đáng tiếc và khôn lường. Như vậy, Luật Thủ đô và quy hoạch Thủ đô phải hướng đến giải quyết những vấn đề bức xúc hiện nay. Tôi lấy ví dụ, trước đây, theo quy định của pháp luật, nhiều khu vực nằm trong ranh giới được gọi là nội đô lịch sử gần như không được phép đầu tư, cải tạo quá nhiều.

Chính vì việc khống chế những chỉ số về đầu tư phát triển của những khu vực nội đô lịch sử đã dẫn đến có nhiều khu chung cư cũ rất nhiều năm không được cải tạo, rất nhiều những khu nhà tự xây không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, không đảm bảo yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy nổ, cũng như điều kiện môi trường sinh hoạt. Nhưng không có một cơ chế để chúng ta cải tạo hay thay đổi những điều kiện này.

Trong Luật Thủ đô, tôi cho rằng phải tạo được một khuôn khổ pháp lý để xác định khu vực nào đúng nghĩa là khu bảo tồn, là khu vực đúng nghĩa lịch sử như phố cổ, để bảo vệ giá trị lịch sử về Thăng Long Hà Nội, hay những khu công trình kiến trúc quan trọng hoặc có những yếu tố lịch sử phát triển.

Dự thảo Luật Thủ đô: Cần cân chỉnh lại việc xây dựng các công trình ven sông
Quy hoạch sao cho thủ đô không phát triển một cách tự phát. (Ảnh: Thu Hường)

Còn lại, những khu vực khác phải đưa ra các mô hình đầu tư, cải tạo theo mô hình đô thị hiện đại, không thể để thủ đô phát triển một cách tự phát, người dân tự xây dựng theo một ý chí chủ quan mà không theo các tiêu chuẩn quy hoạch đô thị lớn.

Nếu chúng ta làm được việc đó thì chúng ta sẽ giải quyết được bức xúc hiện nay, như phát triển đô thị tự phát, hay có những khu dân cư không đảm bảo các tiêu chuẩn hoặc là nhiều khu vực “nhếch nhác” không xứng tầm với thủ đô.

Rõ ràng là những khu vực không đảm bảo các yêu cầu về an toàn phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn hay không có không gian cho sinh hoạt công cộng, thì phải có những phương án cải tạo, để biến những khu vực đó từ bức xúc trở thành phát triển văn minh, hiện đại. Điều này tôi cho rằng, hoàn toàn có thể làm được. Bởi lẽ, phần lớn những khu vực đang rất lộn xộn, nhếch nhác đều nằm ở những khu vực trung tâm nhất của thủ đô và đều ở những vị trí nếu cải tạo tốt thì sẽ trở thành những khu vực có giá trị kinh tế cao.

Vấn đề đặt ra là chúng ta phải tạo ra một khuôn khổ pháp lý để được phép thay đổi, khai thác được không gian ngầm, không gian trên cao và có một hệ thống công trình hạ tầng công cộng hiện đại, đặc biệt là hệ thống giao thông công cộng có khối lượng vận chuyển lớn, như đường sắt đô thị.

Ngay trong Quy hoạch thủ đô và trong Luật Thủ đô đều ưu tiên cho phát triển hệ thống giao thông công cộng, đặc biệt là giao thông đường sắt. Nếu chúng ta làm được việc đó, thì những khu vực đang tập trung dân số, có nhiều nhà thấp tầng, người ta hoàn toàn có thể chuyển thành những khu phát triển một số ít những tòa nhà cao tầng, để đưa không gian sinh hoạt, không gian sống lên cao. Còn không gian mặt đất sẽ trở thành không gian xanh, không gian công cộng, không gian ngầm, không gian giao thông và không gian phát triển dịch vụ. Tôi cho rằng, những khu vực chúng ta đang bức xúc hiện nay đều đáp ứng với quy hoạch này.

Điều đầu tiên chúng ta phải đánh đổi là quan niệm và thói quen. Bởi mỗi người hiện nay đều mong muốn là phải sống ở nhà mặt đất và chưa có thói ở nhà trên cao. Mặc dù, điều kiện sinh sống ở chung cư có thể tốt hơn rất nhiều lần so với nhà mặt đất.

Về cơ chế, chúng ta cũng phải thay đổi. Cụ thể, cơ chế cải tạo đô thị không chỉ giải quyết bức xúc của người dân mà đây còn là trách nhiệm của Nhà nước, của chính quyền. Phải có cơ chế đầu tư. Ví dụ, hệ thống hạ tầng giao thông công cộng chắc chắn Nhà nước phải đầu tư. Nếu không đầu tư thì không thể nào giải quyết được vấn đề tập trung dân số. Để thay đổi tâm lý, thói quen, tập quán sinh hoạt của người dân, chúng ta có thể cho người dân người dân được lựa chọn những cơ hội lựa chọn những cơ hội chuyển đổi. Nếu người dân chấp nhận từ bỏ sống ở những nhà lụp xụp và chuyển lên sống trên cao thì người ta được chuyển đổi. Những người vẫn giữ thói quen phải ở nhà mặt đất thì tạo cơ hội để họ ra ngoài khu vực.

Trong trung tâm phải quy hoạch thành những khu phát triển hiện đại, chứ không thể phát triển gọi lan rộng trên mặt đất. Như vậy, sẽ không còn không gian trống cho hoạt động công cộng và những hoạt động xanh cho đô thị.

Để phát triển thủ đô phải cả một quá trình, chứ không thể đong đo trong một thời gian ngắn. Chúng ta đặt mục tiêu đến năm 2045, Việt Nam phải là một nước thu nhập cao và phải ngang tầm với các nước phát triển. Trong đó, quy hoạch thủ đô cũng đặt ra mục tiêu, đến năm 2050, Hà Nội phải là một thủ đô đứng vào hàng đầu so với các nước trong khu vực và ngang tầm với thủ đô các nước tiên tiến trên thế giới.

Đây là lộ trình đã đặt ra và chúng ta có thể đạt được hay không sẽ phụ thuộc vào việc chúng ta khai thác các quy chế, những cơ chế rất đặc thù và vượt trội cho thủ đô. Đồng thời, cũng đòi hỏi phải có quyết tâm rất cao không chỉ của chính quyền Thủ đô trong việc thực hiện các quá trình chuyển đổi, mà còn đòi hỏi sự tập trung nguồn lực rất lớn của cả xã hội. Từ đó, tạo ra bộ mặt Thủ đô thực sự đột phá và xứng tầm là nước phát triển vào năm 2045.





Nguồn: https://congthuong.vn/du-thao-luat-thu-do-can-can-chinh-lai-viec-xay-dung-cac-cong-trinh-ven-song-322688.html

Cùng chủ đề

Chương trình làm việc của Quốc hội ngày 28/5

Tiếp tục nội dung làm việc kỳ họp thứ 7, quốc hội khóa XV, hôm nay - 28/5, Quốc hội sẽ thảo luận về 2 dự án Luật gồm: Luật tổ chức tòa án nhân dân sửa đổi và Luật thủ đô sửa đổi. Vnews Nguồn:https://vnews.gov.vn/video/chuong-trinh-lam-viec-cua-quoc-hoi-ngay-28-5-122296.htm

Xóa sổ khu vực “nhếch nhác” trong phát triển Hà Nội

Tạo ra bước phát triển vượt trội bứt phá Bên hành lang Quốc hội, Người Đưa Tin (NĐT) đã lắng nghe chia sẻ từ ĐBQH Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) xoay quanh Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 7. Ông Cường khẳng định, sự chung tay của mỗi một ĐBQH với chính quyền thành phố Hà Nội trong việc cùng nhau tạo ra một khuôn khổ pháp lý vượt trội và...

Nhiều quy định về BHXH vẫn ‘nóng’ trước giờ bấm nút thông qua

Ngày 27.5, tiếp tục kỳ họp 7, Quốc hội thảo luận về luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi. Dự thảo luật dự kiến sẽ được Quốc hội bấm nút thông qua vào cuối kỳ họp. Chưa rõ thực hiện "mức tham chiếu" thế nào Báo cáo tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Quốc hội (QH) Nguyễn Thúy Anh cho hay theo lộ trình thực hiện cải cách chính sách tiền lương, từ ngày...

Quốc hội bàn thảo về dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân và Luật Thủ đô

Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) và dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) là hai nội dung quan trọng sẽ tiếp tục được Quốc hội bàn thảo trong ngày làm việc thứ 8, chương trình làm việc đợt 1. Tiếp tục chương trình làm việc đợt 1 của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, hôm nay (28/5), Quốc hội bước vào ngày làm việc thứ tám với nhiều nội dung quan trọng...

Bài học kinh nghiệm về thiết kế chính sách trong bối cảnh cấp bách

Trong tuần làm việc đầu tiên, Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến vào báo cáo giám sát chuyên đề "Việc thực hiện Nghị quyết số 43 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023". Đa số các đại biểu nhận định Báo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Điểm tên mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Thái Lan tăng hơn 600%

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu nhóm hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu về Việt Nam tháng 4/2024 tăng 6,7% so với tháng 3/2024 và tăng 34,8% so với tháng 4/2023, đạt 498,82 triệu USD. Tính chung trong 4 tháng đầu năm 2024 nhập khẩu nhóm hàng này đạt gần 1,69 tỷ USD, tăng 9,8% so với 4 tháng đầu năm 2023. ...

Ngân hàng nối đà tăng giá, Won chợ đen giảm chiều bán

Tỷ giá Won hôm nay ngày 28/5/2024 tại thị trường trong nước Theo khảo sát của Báo Công Thương, tại thời điểm 10h sáng nay thứ Ba ngày 28/5/2024, Won tại các ngân hàng tăng giá so với cùng thời điểm hôm qua (27/5). 4 ngân hàng tăng giá mua, 5 ngân hàng tăng giá bán ra. Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 28/5/2024 tại ngân hàng Vietcombank. (Ảnh chụp màn...

Hầu hết các nước EU đều ủng hộ mở rộng xung đột ở Ukraine

Thông tin chiến sự Nga tuyên bố kiểm soát hai làng ở Kharkov và Donetsk. Theo Bộ Quốc phòng Nga, lực lượng nước này đã kiểm soát thêm hai làng ở Kharkov và Donetsk. "Các đơn vị của cánh quân phía Tây đã giải phóng làng Ivanovka ở Kharkov và chiếm các vị trí lợi thế hơn", Bộ Quốc phòng Nga cho hay. Theo Bộ Quốc phòng Nga, cánh quân phía Tây đã đánh bại 2 lữ...

Giá khí đốt tự nhiên vẫn chịu áp lực trong ngắn hạn

Giá gas hôm nay ngày 24/5/2024: Giảm mạnh phiên cuối tuần Giá gas hôm nay ngày 27/5/2024: Giảm tới hơn 1% phiên đầu tuần Mở cửa phiên giao dịch sáng 28/5/2024, giá gas hôm nay tại thị trường thế giới giảm 0,36%, ở mức 2,78 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 6/2024. Dự báo về một mùa bão Đại Tây Dương đặc biệt dữ dội trong năm...

Cung giảm, có thể neo giá ở mức cao

Dự báo giá tiêu ngày 26/5/2024: Giá tiêu cán mốc 120.000 đồng/kg? Dự báo giá tiêu ngày 27/5/2024: Giá tiêu tiếp tục phá kỷ lục? Dự báo giá tiêu ngày 28/5/2024, do nguồn cung khan hiếm nên giá loại nông sản này dự báo vẫn có thể giữ được mốc 119.000 - 120.000 đồng/kg. Những năm qua, giá tiêu duy trì ở mức thấp kéo dài khiến diện tích sụt giảm, đây...

Bài đọc nhiều

Quy Nhơn cần kinh tế đêm

Những năm gần đây, TP.Quy Nhơn (Bình Định) được ví như ngôi sao mới nổi trên bản đồ du lịch trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, hoạt động du lịch của thành phố này vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là mảng du lịch về đêm. Quy Nhơn là thành phố biển khá nổi tiếng của miền Trung và cả nước, với đường bờ biển trải dài hàng chục km. Năm 2022, tờ Traveller (Australia) từng ca ngợi, Quy Nhơn là...

Nguyễn Thị Oanh tranh tài tại giải chạy Quảng Trị Marathon 2024

Vận động viên Nguyễn Thị Oanh và Nguyễn Trung Cường (tuyển điền kinh Việt Nam) sẽ tham gia tranh tài tại giải chạy Quảng Trị Marathon 2024 - Hành trình về Đất lửa, diễn ra vào tháng 6.   Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị thông tin về giải chạy Quảng Trị Marathon 2024 - Ảnh: PHƯƠNG DUNG Chiều 27-5, UBND tỉnh Quảng Trị phối hợp cùng báo Nông Nghiệp Việt Nam tổ chức họp báo thông tin giải chạy Quảng Trị Marathon 2024 - Hành...

Khó khăn vẫn duy trì sản xuất, tạo việc làm cho người lao động

Doanh nghiệp đóng tàu gồng mình vượt khóĐoàn công tác của Bộ GTVT do...

Tổng thống Zelenskyy kêu gọi lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc tham gia hội nghị thượng đỉnh hòa bình

Ukraine hy vọng hội nghị thượng đỉnh hòa bình vào tháng 6 tại Thụy Sĩ sẽ gây sức ép lên Nga để kết thúc cuộc chiến ở nước này.  Ông Zelenskyy cho biết: "Tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới vẫn đang đứng ngoài những nỗ lực...

Bất ngờ về quy mô tập đoàn Sovico của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo

(Dân trí) - Tổng tài sản của Sovico chỉ thua Vingroup, Novaland và Hòa Phát. Công ty cổ phần Tập đoàn Sovico (Sovico) vừa công bố số liệu tài chính năm 2023. Tập đoàn đa ngành này được sáng lập bởi nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, hàng không, tài chính ngân hàng, năng lượng. Thông tin từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), tập đoàn Sovico có vốn điều lệ là 9.600 tỷ...

Cùng chuyên mục

Chuẩn y chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum cho đồng chí U Huấn

Sáng 28/8, Tỉnh ủy Kon Tum đã tổ chức Lễ công bố và Trao Quyết định của Bộ Chính trị "chuẩn y chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum nhiệm kỳ 2020-2025.” Theo Quyết định số 1244-QĐNS/TW ngày 15/5, Bộ Chính trị đã chuẩn y đồng chí U Huấn, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Trưởng...

Đại hội đại biểu các DTTS các cấp tỉnh Hậu Giang lần thứ IV: Tạo động lực, khí thế thi đua mới trong vùng...

Thưa ông, những năm gần đây, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) đã và đang đem lại diện mạo mới cho vùng DTTS của tỉnh. Kết quả này cũng sẽ được đề cập tại Đại hội đại biểu các DTTS các cấp. Ông đánh giá về Chương trình này như thế nào?Ông Trương Cảnh Tuyên: Theo...

Hầu hết các nước EU đều ủng hộ mở rộng xung đột ở Ukraine

Thông tin chiến sự Nga tuyên bố kiểm soát hai làng ở Kharkov và Donetsk. Theo Bộ Quốc phòng Nga, lực lượng nước này đã kiểm soát thêm hai làng ở Kharkov và Donetsk. "Các đơn vị của cánh quân phía Tây đã giải phóng làng Ivanovka ở Kharkov và chiếm các vị trí lợi thế hơn", Bộ Quốc phòng Nga cho hay. Theo Bộ Quốc phòng Nga, cánh quân phía Tây đã đánh bại 2 lữ...

Đại sứ Mỹ: Chúng ta đã muộn 77 năm, không có thời gian để hối tiếc

Chúng ta không thể cứ ngồi một chỗ và hối tiếc về quá khứ. Việt - Mỹ đã bắt đầu với tư cách là những người bạn và đôi khi, có những điều không hay xảy ra. Nhưng hai nước đã tìm thấy nhau một lần nữa… Việt Nam và Mỹ đã nâng cấp quan hệ được 8 tháng kể từ sau chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Joe Biden vào tháng 9/2023. Đây là đánh dấu...

Miền Bắc ngày nắng nóng, chiều tối và đêm mưa dông

 Ảnh minh họa: Bích Liên Theo Trung...

Mới nhất

Bảo tồn ngôi nhà dài của người Ê đê

Để bảo tồn cồng chiêng hay hát kể sử thi, người dân tộc Ê đê còn phải bảo tồn không gian sống - một trong những văn hóa đặc trưng của người Ê đê. Người Ê đê có tập quán sống chung 3 hoặc 4 thế hệ trong một ngôi nhà lớn. Nhà dài chính là sự phản ánh...

Vịnh Hạ Long là một trong 55 điểm đến đẹp nhất thế giới

Tạp chí du lịch quốc tế uy tín Travel+Leisure đã đánh giá vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) là một trong 55 điểm đến đẹp nhất thế giới để chiêm ngưỡng. Vnews Nguồn:https://vnews.gov.vn/video/vinh-ha-long-la-mot-trong-55-diem-den-dp-nhat-the-gioi-122309.htm

Chuẩn y chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum cho đồng chí U Huấn

Sáng 28/8, Tỉnh ủy Kon Tum đã tổ chức Lễ công bố và Trao Quyết định của Bộ Chính trị "chuẩn y chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum nhiệm kỳ 2020-2025.” Theo Quyết định số 1244-QĐNS/TW ngày 15/5, Bộ Chính trị đã chuẩn y đồng chí U Huấn, Ủy...

Sẽ nộp báo cáo xin chủ trương trong tháng 6

TPO - Ngày 23/5, Sở Giao thông Vận tải TPHCM (GTVT) đã có văn bản trả lời các câu hỏi của phóng viên báo Tiền Phong liên quan đến phương án thu phí ô tô đi vào nội thành. Theo đại diện Sở GTVT, phương án thu phí xe ô tô lưu thông vào khu vực...

Đại sứ du lịch Lý Xương Căn và Tập đoàn Shinsegae Hàn Quốc đề xuất dự án phát triển du lịch Golf ở Việt...

Sáng ngày 27/5/2024, Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Hà Văn Siêu đã có buổi tiếp và làm việc với Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc Lý Xương Căn và đại diện Tập đoàn Shinsegae Hàn Quốc báo cáo đề xuất Dự án xây dựng Việt Nam trở thành đất nước chơi...

Mới nhất