Trang chủNewsThời sựQuy định không phù hợp, địa phương chờ cơ chế đặc thù

Quy định không phù hợp, địa phương chờ cơ chế đặc thù


Sáng ngày 25/5, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về Báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023”.

Dự án có cơ chế đặc thù thì triển khai nhanh

Phát biểu tại hội trường, đại biểu Hoàng Văn Cường – Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội đã bày tỏ đồng tình và đánh giá cao báo cáo của Đoàn giám sát đã đánh giá rất đầy đủ, toàn diện những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, đã chỉ ra trách nhiệm và đề xuất những kiến nghị rất cụ thể những việc cần thực hiện sau giám sát.

Đại biểu Hoàng Văn Cường: Quy định không phù hợp, địa phương chờ cơ chế đặc thù
Toàn cảnh các đại biểu thảo luận tại hội trường ngày 25/5. Ảnh:quochoi.vn

Qua giám sát, đại biểu Hoàng Văn Cường nhận thấy, các chương trình, dự án có các cơ chế, chính sách đặc thù kèm theo đã tháo gỡ được rất nhiều khó khăn, giúp dự án triển khai nhanh như các dự án quan trọng quốc gia được chỉ định thầu, được khai thác mỏ vật liệu xây dựng không cần xin phép nên mặc dù các dự án này có tổng mức đầu tư lớn, có nhiều vướng mắc cố hữu như là giải phóng mặt bằng nhưng tất cả dự án này hầu hết được triển khai rất nhanh, trong khi đó nhiều dự án không phải giải phóng mặt bằng nhưng vì không có cơ chế đặc thù nên lại triển khai chậm, thậm chí nhiều dự án phải bỏ không thực hiện được, nhiều đơn vị phải trả lại tiền vốn, mặc dù rằng những đơn vị này rất cần những dự án như thế.

Như vậy, dù dự án có phức tạp đến bao nhiêu, nếu như có được cơ chế đặc thù được phép bỏ qua những quy định không cần thiết, được làm theo những phương thức phù hợp với thực tế thì dù khó mấy vẫn thực hiện được, trong khi nếu dự án có cần đến mấy nhưng cứ phải tuân thủ các quy định hiện hành thì chưa chắc đã thực hiện được”- đại biểu Cường nhấn mạnh.

Theo đại biểu, những vấn đề đang triển khai thực tế của các dự án có nhiều việc cần phải được thực hiện cho phù hợp với thực tế để có hiệu quả tốt hơn, nhưng hiện nay chưa ghi vào trong cơ chế đặc thù nên là nhiều dự án đang phải dừng lại để chờ đợi.

Đại biểu Hoàng Văn Cường đã lấy ví dụ Dự án cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột: “Để làm đường thì người ta phải bóc bỏ lớp đất canh tác ở trên bề mặt. Nếu đất này được dùng để hoàn thổ vào mỏ vật liệu xây dựng thì sẽ trở thành một diện tích canh tác rất tốt. Tuy nhiên lại không được thực hiện như thế mà vẫn phải tập trung về khu vực mỏ vật liệu xây dựng và điều này là một điều rất phi lý”.

Đối với dự án đường Vành đai 4 Thủ đô Hà Nội, tất cả những khâu khó khăn nhất như giải phóng mặt bằng đều đã được giải quyết rất nhanh, việc triển khai làm đường gom đường song hành về cơ bản đã hoàn thành trước thời hạn một năm.

Tuy nhiên công trình chính là làm đường cao tốc lại chưa thể triển khai đấu thầu được vì phải thực hiện đầu tư theo phương thức đối tác công tư và đấu thầu trong nước, trong khi nguồn vốn trong nước đang rất hạn chế, muốn kêu gọi các nhà đầu tư có yếu tố nước ngoài thì phải có điều kiện bắt buộc sử dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý quốc tế.

Dự án đường Vành đai 4 không yêu cầu gì đặc biệt về công nghệ, kỹ thuật quốc tế và đây cũng không phải là dự án có ảnh hưởng gì đến vấn đề an ninh quốc phòng. Điều kiện quan trọng nhất ở đây là dự án này cần phải kêu gọi được những nhà thầu có đủ năng lực tài chính lớn để triển khai.

Theo đó, đại biểu Hoàng Văn Cường đề nghị cần phải bổ sung vào nghị quyết giám sát đối với đường Vành đai 4 vùng Thủ đô, cho phép các nhà đầu tư trong nước được liên doanh với nhà đầu tư nước ngoài, trong đó nhà đầu tư trong nước sẽ là đơn vị đứng đầu liên doanh.

Quốc hội cần có Nghị quyết cho phép cán bộ vận dụng, linh hoạt trong thực thi nhiệm vụ

Đại biểu cũng khẳng định, thực tế cho thấy có rất nhiều quy định không phù hợp với thực tế. Mọi người đều thấy cần phải làm khác đi so với quy định mới phù hợp với thực tế và mới có hiệu quả, nhưng trên thực tế khi thi hành công vụ thì người thi hành vẫn phải tuân thủ theo quy định và thực thi những việc làm không phù hợp, thậm chí nhiều người không dám làm, phải đùn đẩy trách nhiệm lên trên.

Đại biểu Hoàng Văn Cường: Quy định không phù hợp, địa phương chờ cơ chế đặc thù
Đại biểu Hoàng Văn Cường góp ý tại hội trường. Ảnh:quochoi.vn

Điều này có thể dẫn đến việc các địa phương chờ đợi xin các cơ chế đặc thù để giải quyết. Trong thời gian vừa qua, hầu như kỳ họp nào Quốc hội cũng xem xét, thông qua những nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù. Ngay trong kỳ họp này, đường cao tốc Bắc – Nam phía Tây cũng đề xuất cơ chế đặc thù, như tỉnh Nghệ An và Đà Nẵng cũng xin cơ chế đặc thù.

Tôi tin rằng, các địa phương, các ngành, lĩnh vực sẽ tiếp tục xin các cơ chế đặc thù trong các kỳ họp tới”- đại biểu khẳng định.

Để khắc phục tình trạng cán bộ xơ cứng, không dám hành động vì sợ sai như hiện nay, đồng thời khuyến khích cán bộ thực thi công vụ năng động, sáng tạo, đại biểu đề nghị Quốc hội cần có một nghị quyết cho phép khi thực thi công vụ được phép vận dụng các quy định của pháp luật hoặc lựa chọn các quy định của pháp luật phù hợp nhất, linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với đối tượng, điều kiện, hoàn cảnh thực tế.





Nguồn: https://congthuong.vn/dai-bieu-hoang-van-cuong-quy-dinh-khong-phu-hop-dia-phuong-cho-co-che-dac-thu-322267.html

Cùng chủ đề

Vì sao một số dự án quan trọng quốc gia chậm tiến độ?

Tiến độ hoàn thành một số dự án còn chậm Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, sáng 25/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện Nghị quyết số 43 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã...

“Nhiều khi muốn uống một chút rượu, bia rồi lái xe là không được”

Tại kỳ họp thứ 7, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Một trong những nội dung nhận được nhiều sự quan tâm, ý kiến khác nhau của các ĐBQH đó là quy định cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có...

Nghịch lý thiếu giáo viên nhưng vẫn tinh giản biên chế “theo lộ trình”

Chiều 23/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. ĐBQH Chu Thị Hồng Thái (đoàn Lạng Sơn) nêu cụ thể, có những kiến nghị đã được các Bộ, ngành giải quyết nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, như tình trạng thiếu giáo viên vẫn chưa được giải quyết dứt điểm nhưng vẫn phải...

Bổ sung giải pháp thúc đẩy tăng năng suất lao động

Sớm sửa đổi Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàngTại phiên họp, các đại biểu cũng đóng góp một số ý kiến xoay quanh nội dung bình đẳng giới. Theo đó, đề nghị Chính phủ tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp...

Nhiều cử tri ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn

Liên quan đến điều khoản về cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn được thảo luận chiều 22/5, tại Nghị trường, đa số ĐBQH nhất trí với dự thảo Luật. Và nhiều cử tri tại các địa phương cũng bày tỏ sự đồng tình với điều khoản này: Cần cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe. Truyền hình Quốc hội Việt Nam  Nguồn:https://www.youtube.com/watch?v=Sz1NH8jn4ao  

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Triển vọng “mờ mịt” của thỏa thuận khí đốt Nga

Thỏa thuận lịch sử Vào cuối năm 2019 khi bình luận về việc ký kết hợp đồng trung chuyển khí đốt của Nga, đại diện Nga và Ukraine đã không giấu được sự hài lòng. Người đứng đầu Tập đoàn năng lượng Gazprom, ông Alexey Miller, nói rằng “thỏa thuận lớn đã khôi phục sự cân bằng lợi ích của các bên”. Trong khi Tổng thống Zelensky cho rằng, hệ thống vận chuyển khí đốt của đất...

Động lực cho sản phẩm công nghiệp nông thôn vươn tầm cao mới

Xây dựng thương hiệu sản phẩm địa phương Tỉnh Vĩnh Phúc có 6 bộ sản phẩm được Bộ Công Thương công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu (CNNTTB) khu vực phía Bắc năm 2024. Cụ thể, 06 bộ sản phẩm đạt giải gồm: Bộ sản phẩm tháp đốt trầm hương gốm gỗ Hải Âu của Công ty TNHH xây dựng và sản xuất Hải Âu Xã An Tường, huyện Vĩnh Tường; Bộ sản...

Giá vàng nhẫn 999.9 đảo chiều tăng nhẹ, bán ra 76,66 triệu đồng/lượng

Sau phiên đấu thầu, giá vàng SJC, vàng nhẫn 999.9 cùng lao dốc Giảm mạnh 550 ngàn, giá vàng nhẫn 999.9 xuống còn 76,60 triệu đồng/lượng Giá vàng SJC trưa ngày 25/5 tại các doanh nghiệp giảm nhẹ. Hiện giá thương hiệu vàng này đang được Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận, Tập đoàn Phú Quý niêm yết tại 87,60 - 89,25 triệu đồng/lượng, giảm 100 nghìn đồng/lượng chiều...

Ngày châu Phi 2024: Hướng tới xây dựng Việt Nam

Châu Phi dẫn đầu toàn thế giới về lắp đặt kho chứa LNG nổi Châu Á và châu Phi chịu gánh nặng lớn nhất sau các lệnh cấm xuất khẩu gạo Ngày châu Phi là sự kiện thường được tổ chức vào ngày 25/5 hàng năm, để kỷ niệm ngày thành lập Tổ chức Thống nhất châu Phi (25/5/1963), tổ chức đầu tiên của châu Phi và là tiền thân của Liên...

Sẽ trình ban hành cơ chế mua bán điện trực tiếp DPPA trong tháng 5

Cơ chế mua bán điện trực tiếp: Tính đúng, đủ chi phí hạ tầng truyền tải, vận hành Bộ Công Thương tổ chức họp lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp Phát biểu ý kiến thảo luận tại Tổ ngày 23/5 trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, đại biểu Trương Quốc Huy - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam...

Bài đọc nhiều

Quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới bằng các sản phẩm nội dung số

Các sản phẩm nội dung số sẽ mang đến hiệu quả cao trong công tác truyền thông quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến với đông đảo công chúng trong nước và quốc tế, thông qua nền tảng https://vietnam.vn. Sáng 24/5, tại Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông, diễn ra Lễ ký kết Chương trình Hợp tác giữa Trung tâm Báo chí và Hợp tác Truyền thông Quốc tế, Cục Thông...

“Nhiều khi muốn uống một chút rượu, bia rồi lái xe là không được”

Tại kỳ họp thứ 7, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Một trong những nội dung nhận được nhiều sự quan tâm, ý kiến khác nhau của các ĐBQH đó là quy định cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có...

Brazil, Trung Quốc kêu gọi Nga và Ukraine cùng đàm phán hòa bình

Văn bản được ký bởi Celso Amorim, cố vấn đặc biệt của Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, cho biết các nước tin rằng đàm phán là giải pháp khả thi duy nhất cho "cuộc khủng hoảng Ukraine". ...

Nga nhắc lại quan điểm về công nhận Palestine; Giám đốc CIA xem xét đàm phán với Hamas

Thông tin chiến sự Houthi tuyên bố tấn công mục tiêu ở Địa Trung Hải. Abdel Malik al-Houthi, lãnh đạo phong trào Houthi ở Yemen tuyên bố, một trong những hoạt động của Houthi trong tuần này là nhằm vào mục tiêu ở Biển Địa Trung Hải. "Tuần này, 8 hoạt động đã được thực hiện bằng cách sử dụng 15 tên lửa và UAV ở Biển Đỏ và Biển Ả Rập, Vịnh Aden và Ấn Độ...

Cùng chuyên mục

Triển vọng “mờ mịt” của thỏa thuận khí đốt Nga

Thỏa thuận lịch sử Vào cuối năm 2019 khi bình luận về việc ký kết hợp đồng trung chuyển khí đốt của Nga, đại diện Nga và Ukraine đã không giấu được sự hài lòng. Người đứng đầu Tập đoàn năng lượng Gazprom, ông Alexey Miller, nói rằng “thỏa thuận lớn đã khôi phục sự cân bằng lợi ích của các bên”. Trong khi Tổng thống Zelensky cho rằng, hệ thống vận chuyển khí đốt của đất...

Thái Nguyên: Quan tâm đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ DTTS

Kết quả này có vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở. Bí thư Đảng ủy xã Thần Sa Lê Văn Thanh nhấn mạnh: Chúng tôi quan tâm, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ xã, trong đó có các cán bộ là người DTTS tham gia các khóa, các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của huyện, của tỉnh… tổ chức để...

Sớm đề xuất nhu cầu đầu tư cho y tế cơ sở, y tế dự phòng

Chiều 25/5, Quốc hội đã thảo luận về báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến...

Tăng cường hợp tác giữa các địa phương hai nước Việt Nam – Nhật Bản

Ngày 25/5, trong khuôn khổ thăm làm việc tại Nhật Bản, dự Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 29, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã tiếp Thống đốc tỉnh Gunma, Phó Tổng Giám đốc tập đoàn Idemitsu và Tổng Giám đốc công ty Mitsui Oil Exploration Co., Ltd (MOECO). Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tiếp Thống đốc tỉnh Gunma, ông Yamamoto Ichita. Ảnh: Nguyễn Tuyến/Pv TTXVN tại Nhật Bản Theo phóng viên TTXVN...

Kỷ niệm 10 năm Việt Nam tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên hợp quốc

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh lực lượng Gìn giữ Hòa bình của Việt Nam dù còn tương đối non trẻ nhưng có nhiều đóng góp quan trọng, nổi bật cho hoạt động gìn giữ hoà bình quốc tế trong 10 năm qua. Ngày 24/5, tại New York (Mỹ), Phái đoàn Đại diện Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đã tổ chức trang trọng “Lễ kỷ niệm 76 năm Ngày Gìn giữ Hòa bình Liên hợp quốc...

Mới nhất

Đề nghị Lâm Đồng làm rõ kết quả đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội

Đề nghị Lâm Đồng làm rõ kết quả đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hộiNguồn cung bất động sản trên địa bàn tỉnh chủ yếu là đất nền đã đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, thiếu các sản phẩm nhà ở thương mại giá rẻ, nhà ở xã hội cho người thu nhập...

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp với sản phẩm thế mạnh của địa phương

Những năm gần đây, số lượng dự án khởi nghiệp, sản phẩm Chương trình “Mỗi xã một sản...

Bị hàng xóm lắp camera và dùng flycam theo dõi, cô gái tuyệt vọng cầu cứu truyền thông

Một phụ nữ ở tỉnh Chiang Rai thuộc miền Bắc Thái Lan đang tìm kiếm sự giúp đỡ...

Sớm đề xuất nhu cầu đầu tư cho y tế cơ sở, y tế dự phòng

Chiều 25/5, Quốc hội đã thảo luận về báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế...

Mới nhất