Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCách nào bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng?

Cách nào bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng?

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng không chỉ là “bài toán” của riêng Việt Nam mà còn là thách thức toàn cầu, đòi hỏi sự chung tay hợp tác từ nhiều phía.

Ảnh trẻ em 3
Ảnh minh họa.

Trẻ em đối mặt nhiều nguy cơ trên mạng

Trong tuần qua, nhân dịp Ngày Trẻ em Thế giới với chủ đề “Lắng nghe tương lai”, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) đã công bố Báo cáo “Đánh giá Sự tham gia của trẻ em Việt Nam” 2024, hay còn gọi là báo cáo khảo sát “Tiếng nói trẻ em Việt Nam”. Đây là báo cáo được thực hiện bởi Viện MSD năm 2024, được Tổ chức Cứu trợ trẻ em quốc tế (SCI) tài trợ. Khảo sát thực hiện tại 6 tỉnh, thành phố ở cả 3 miền Bắc – Trung – Nam gồm: Yên Bái, Hà Nội, Đà Nẵng, Kon Tum, TP HCM và Đồng Tháp trong thời gian từ tháng 12/2023 đến tháng 5/2024, với sự tham gia chia sẻ ý kiến từ 831 trẻ em.

Theo Báo cáo, bên cạnh các môi trường gia đình, trường học, cộng đồng, môi trường mạng ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống của trẻ em. Kết quả khảo sát cho thấy 83.9% trẻ em có sử dụng điện thoại, trong đó điện thoại thông minh chiếm 76%. 86.1% trẻ em được khảo sát có sử dụng mạng xã hội. 97% trẻ em được khảo sát sử dụng điện thoại từ 1h/ngày, trong đó gần 27% sử dụng điện thoại từ 5h/ngày. Mục đích sử dụng lớn nhất là giải trí gồm xem phim ảnh, nghe nhạc… (86%). Điều đáng lưu ý là tỷ lệ trẻ em vận dụng mạng xã hội để nâng tầm hiểu kiến thức là cao nhất khi so sánh với các kênh khác gồm trường học, gia đình, bạn bè, hội thảo/diễn đàn vì khả năng lựa chọn/kiểm chứng thông tin/kiến thức vẫn còn những hạn chế nhất định.

Tại Hội thảo chuyên đề “Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng”, bà Đinh Thị Như Hoa – Trưởng phòng Kiểm định an toàn thông tin – Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam nhận định sự gia tăng số trẻ sử dụng internet đang đưa đến nhiều mối nguy hại. Theo bà Hoa, có 5 mối nguy hại điển hình từ internet có thể tác động tiêu cực đến các em.

Một là “Tiếp cận thông tin không phù hợp”: Trẻ truy cập web đen có nội dung xấu, hay bị bạo lực mạng mà không được phát hiện sớm sẽ ảnh hưởng đến tâm sinh lý, sức khoẻ thể chất và hành vi. Hai là “Phát tán rò rỉ, thông tin riêng tư, thông tin cá nhân của trẻ”: Phát hiện hàng trăm cá nhân, tổ chức bán dữ liệu cá nhân. Một số đường dây chiếm đoạt, mua bán dữ liệu quy mô lớn tại Việt Nam đã bị phát hiện, xử lý. Số lượng dữ liệu cá nhân bị thu thập, mua bán trái phép phát hiện được lên tới hàng nghìn GB dữ liệu, trong đó có nhiều dữ liệu cá nhân nội bộ, nhạy cảm (Nguồn Bộ Công An).

Ba là “Nghiện game, nghiện mạng xã hội, nghiện internet”: 70-80% số trẻ em từ 10 – 15 tuổi thích chơi game online, trong đó tỷ lệ trẻ bị nghiện game chiếm khoảng 10 -15% (Số liệu WHO). Bốn là “Bắt nạt trực tuyến”: 51% người dùng mạng, bao gồm 48% người trưởng thành và 54% thanh thiếu niên, cho biết họ từng có liên quan đến một “vụ bắt nạt”. 21% đáp viên cho biết họ từng là nạn nhân và 38% là người đứng ngoài hoặc chứng kiến hành vi bắt nạt hoặc quấy rối. Thường những trẻ từ 10 – 14 tuổi sẽ bị bắt nạt qua mạng nhiều nhất (Nghiên cứu Microsoft). Năm là “Lôi kéo, dụ dỗ quấy rối lừa đảo… ép tham gia các hoạt động phi pháp”: Các đối tượng lừa đảo trực tuyến có 2 mục tiêu chính là lừa đảo tài chính và lừa đảo trực tuyến khác. Trong đó 72.6% là lừa đảo trực tiếp vào tài chính, còn 26.4% là các dạng lừa đảo trực tuyến khác nhau.

“Nếu không được phát hiện sớm, những thông tin này sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm sinh lý, sức khỏe thể chất và hành vi của trẻ”, bà Hoa chia sẻ.

Kết nối, hợp tác để bảo vệ trẻ em

Theo ông Đặng Vũ Sơn – Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA): Là đối tượng dễ bị tổn thương nhất, trẻ em phải đối mặt với nhiều nguy cơ khi chưa đủ kỹ năng để nhận diện và phòng tránh rủi ro trên mạng. Đây không chỉ là bài toán của riêng Việt Nam mà là thách thức toàn cầu.

Ông Sơn cho rằng, “chìa khóa” để giải quyết các thách thức và mang lại hiệu quả cao trong công tác bảo vệ trẻ em trên không gian mạng là sự kết nối, hợp tác giữa các đơn vị, các bên liên quan. Hiệp hội An toàn thông tin mong muốn được đồng hành cùng các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp thực hiện các sáng kiến bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, để cùng xây dựng môi trường mạng thực sự an toàn và bền vững cho thế hệ trẻ.

Theo bà Phan Thị Kim Liên (Tổ chức Tầm nhìn quốc tế tại Việt Nam – World Vision International Việt Nam): Trên internet trẻ em là người dùng, đồng thời cũng người tạo ra nội dung. Trẻ em có thể là người bị hại và cũng có thể là đối tượng gây hại, là đối tác của các vụ việc liên quan đến xâm hại trẻ em. Vấn đề quan trọng là làm thế nào để các em nhận thức được những ảnh hưởng xấu trên mạng và có những hành động tự bảo vệ bản thân trên mạng.

Bà Liên kiến nghị các đơn vị, tổ chức cần tăng cường phối hợp nâng cao nhận thức, năng lực, vai trò, trách nhiệm của trẻ em khi để các em tương tác trên mạng xã hội; chung tay xây dựng văn hóa sử dụng mạng lành mạnh, thúc đẩy văn hóa, hình thành thói quen dùng mạng văn minh cho trẻ em. Đặc biệt trong bối cảnh công nghệ thay đổi rất nhanh, những đơn vị chịu trách nhiệm bảo vệ quyền trẻ em cần nghiên cứu, trải nghiệm các hành vi, thói quen của trẻ để có những phát hiện sớm, kịp thời hỗ trợ khi các em gặp các vấn đề trên mạng.

Về vấn đề này, bà Đinh Thị Như Hoa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phối hợp giữa các tổ chức, cơ quan và doanh nghiệp trong công tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Theo bà, việc phối hợp này là rất cần thiết, các văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trong công tác bảo vệ trẻ em trên không gian mạng. Các Luật An toàn thông tin mạng (2015), Luật Trẻ em (2016), Luật Tiếp cận thông tin (2016), Luật An ninh mạng (2018) đều có quy định cụ thể trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong việc bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.

Thầy Nguyễn Đức Huy, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Phú Đông, Ba Vì, Hà Nội cho hay: Trong môi trường giáo dục hiện nay, khi công nghệ đang phát triển, tỷ lệ các em tham gia mạng xã hội rất cao. Có những trường hợp đăng tải, thậm chí phát sóng những hình ảnh nhạy cảm, bạo lực học đường, xúc phạm bạn bè đồng trang lứa. Xác định tầm quan trọng của việc này, nhà trường, các thầy cô đã thường xuyên dành thời gian trong các tiết học, trò chuyện để hiểu hơn về tâm tư, nguyện vọng của các em, đồng thời nhắc nhở, động viên các em… tham gia mạng xã hội lành mạnh, an toàn.



Nguồn: https://daidoanket.vn/cach-nao-bao-ve-tre-em-tren-moi-truong-mang-10295130.html

Cùng chủ đề

Các nước làm gì để kiểm soát việc truy cập mạng xã hội của trẻ em?

Chính phủ Úc vừa mới thông qua lệnh cấm sử dụng mạng xã hội đối với trẻ em dưới 16 tuổi, một trong những quy định cứng rắn nhất thế giới. Lệnh cấm sẽ có hiệu lực từ cuối năm 2025. Nhiều nước...

Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm chung tay thay đổi cuộc sống trẻ em Lào Cai

Hơn một thập kỷ gắn bó với vùng cao Lào Cai, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em đã giúp cải thiện chất lượng sống của hàng chục ngàn trẻ em và gia đình. Những bước tiến trong giáo dục và y tế mà tổ chức mang lại đã và đang dần tạo nên sự đổi thay bền vững cho con người nơi đây. Hạt giống tri thức nảy mầm từ Trại đọc ...

Công nghệ AI tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với trẻ em trên mạng

DNVN - Ông Đỗ Dương Hiển - chuyên gia đến từ tổ chức ChildFund Việt Nam cho rằng AI mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng tiềm ẩn không ít nguy cơ đối với trẻ em trên không gian mạng internet. ...

World Vision cùng Việt Nam bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

“Trong nỗ lực xây dựng môi trường mạng an toàn, hiệu quả cho trẻ em, World Vision International tại Việt Nam luôn tập trung vào phương pháp tiếp cận lấy trẻ em làm trung tâm. World Vision đặc biệt chú trọng chương trình giáo dục kỹ năng số toàn diện để trẻ em có thể vừa biết cách tự bảo vệ mình, vừa có thể sử dụng internet sáng tạo. Đồng thời tự ý thức vai trò chủ...

Nỗ lực giảm thiểu lao động trẻ em tại Việt Nam

Lao động trẻ em là một vấn đề luôn nhận được nhiều sự quan tâm của Đảng, Nhà nước. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ trên nhiều lĩnh vực, tình trạng lao động trẻ em những năm qua đã giảm đáng kể, tuy nhiên vẫn là vấn đề tồn tại cần giải quyết.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khởi công 120 căn nhà Đại đoàn kết tại Kiên Giang và Cần Thơ

Trong ngày 17/12, TP Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ khởi công xây dựng tổng cộng 120 căn nhà Đại đoàn kết từ nguồn tài trợ của Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Sáng 17/12, Ban Thường...

Họp mặt Linh mục, Mục sư nhân dịp Lễ Giáng sinh năm 2024

Chiều ngày 17/12, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bạc Liêu tổ chức họp mặt đại diện Linh mục, Mục sư, uỷ viên Uỷ ban Đoàn kết công giáo Việt Nam tỉnh nhân dịp Lễ Giáng sinh năm 2024. ...

Sáp nhập 10 sở, cùng nhiều hội đoàn thể

Ngày 17/12, UBND tỉnh Hà Giang tổ chức Hội nghị triển khai, xây dựng phương án sắp xếp các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh. Theo kế hoạch sắp xếp, 10 sở thực hiện hợp nhất gồm: Sở...

Sắp xếp tổ chức bộ máy, không để ai bị bỏ lại phía sau

Yêu cầu việc sắp xếp tổ chức bộ máy phải gắn với tinh giản biên chế, Thủ tướng yêu cầu xây dựng chế độ, chính sách đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. ...

Tổng duyệt Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ngày 17/12, tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Tổng duyệt Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Quốc phòng tới dự và chủ trì Lễ Tổng duyệt. ...

Bài đọc nhiều

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Bếp ăn trường học phải là ‘giảng đường thứ 2’

Bếp ăn trường học phải là 'giảng đường thứ 2' và người làm trong nhà bếp, bảo mẫu, nhân viên y tế trường học… phải là những nhà giáo dục bởi đều có ảnh hưởng mạnh mẽ tới học sinh. ...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

Phụ huynh “ngã ngửa” khi trường quốc tế dừng hoạt động, không biết nên chờ đợi hay chuyển trường

Sở GDĐT TP.HCM vừa có văn bản yêu cầu các trường tiểu học và trường phổ thông có nhiều cấp học trên địa bàn thực thực hiện tiếp nhận học sinh từ Trường Quốc tế Ngôi Sao Sài Gòn - Saigon Star - theo yêu cầu của cha mẹ học sinh....

Phụ huynh đỗ ô tô đón con gây hỗn loạn cổng trường: Chúng ta đang dạy trẻ điều gì?

Sáng nào đưa con đi học muộn hơn thường lệ vài phút là thể nào tôi cũng đến công ty muộn cả nửa tiếng vì cảnh nháo nhào, tắc đường ngay cổng trường - nơi có vài chiếc ô tô án ngữ. Tôi có 2 con, học ở hai trường cấp 1 và cấp 2 khá gần nhau tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Vì đi làm xa nên tôi thường chở các cháu đến trường khá sớm và...

Cùng chuyên mục

Nhà trường có vô cảm khi để học sinh cởi áo ấm giữa trời lạnh?

Nhiều bạn đọc bình luận về sự việc học sinh Trường tiểu học Bùi Thị Xuân (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) phải cởi áo ấm ngồi giữa sân dưới thời tiết 20 độ để dự một hoạt động chuyên đề. Nhà trường có...

Nước mắt rơi trong chương trình Gieo mầm tri thức ở tỉnh tận cùng Tổ quốc

Báo Tuổi Trẻ cùng nhà tài trợ đã trao 200 suất học bổng "Gieo mầm tri thức" cho học trò Cà Mau, tiếp bước các em đến trường. ...

Nhật tài trợ thiết bị đào tạo ô tô điện 4,5 tỉ đồng cho Trường đại học Công nghiệp TP.HCM

Trường đại học Công nghiệp TP.HCM vừa tiếp nhận trang thiết bị từ dự án PIUS - đào tạo kỹ sư và kỹ thuật viên trong ngành công nghiệp ô tô điện do phía Nhật Bản tài trợ trị giá 4,5 tỉ đồng. Sinh...

TP. Hồ Chí Minh đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba thi lớp 10

Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh đã chính thức gửi góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT.

Mới nhất

Trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên được xếp hạng tín dụng AAA

Chiều 17/12 Công ty Cổ phần Tổng công ty Nước – Môi trường Bình Dương (Biwase) tổ chức lễ công bố Phát hành thành công trái phiếu được xếp hạng AAA đầu tiên tại Việt Nam của Biwase. Đông đảo lãnh đạo và đại diện các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư tài chính trong và...

Thực hiện di nguyện hiến giác mạc của bố

NDO - Thực hiện di nguyện của bố mình là ông P.V.Đ, qua đời lúc 6 giờ 30 phút sáng, anh P.V.K đã thông tin tới Ngân hàng Mô, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 nguyện vọng muốn hiến tặng giác mạc của ông để mang lại ánh sáng cho người khác.  Nhận được thông tin, Bệnh viện Mắt...

Áp dụng tham vấn tâm lý trong y học giới tính

Tham vấn tâm lý là một phương pháp can thiệp nhằm giúp bệnh nhân đối mặt và vượt qua các vấn đề tâm lý, cải thiện tình trạng cảm xúc và nhận thức, từ đó thúc đẩy sức khỏe tổng thể của họ. Tin mới y tế ngày 15/12: Áp dụng tham vấn tâm lý trong y học giới...

Cận cảnh đoàn xe buýt điện phục vụ metro số 1 cập bến TP.HCM

150 xe buýt điện của 17 tuyến kết nối các nhà ga metro số 1 đã có mặt tại TP.HCM, sẵn sàng vận hành chở khách khi tuyến metro chính thức hoạt động. ...

Mới nhất