Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếCách chọn và sử dụng đũa an toàn

Cách chọn và sử dụng đũa an toàn


Đũa bị nấm mốc có thể gây ngộ độc

Trong văn hóa ẩm thực của người Việt, đũa ăn là dụng cụ không thể thiếu trong mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, nếu không chọn đúng loại đũa và cách sử dụng không đúng có thể gây nguy hại đối với sức khỏe. Việc chọn mua đũa ăn cần đề cao đến vấn đề về sức khỏe và an toàn thực phẩm.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho hay, đũa tre được sử dụng lâu đời nhất. Hiện nay có nhiều loại đũa tre, trong đó có loại được làm từ tre non, sử dụng một lần, đây là loại không tốt cho sức khỏe.

Để đũa trắng, không bị mốc khi sản xuất, đũa thường được ngâm trong hóa chất, sau đó sấy khô. Vì thế, dù dùng một lần vẫn có nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

Chọn mua đũa đề cao đến vấn đề sức khỏe, an toàn thực phẩm.
Chọn mua đũa đề cao đến vấn đề sức khỏe, an toàn thực phẩm.

Do đó, theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nếu dùng đũa tre, các gia đình nên chọn loại được làm từ tre già, sau khi mua về sẽ luộc trong nước sôi ít nhất 30 phút để diệt khuẩn, loại bỏ hóa chất bảo quản nếu có. Còn với đũa gỗ thường được sử dụng nhưng loại này được sơn hoặc nhuộm màu ở bên ngoài trông sạch sẽ, bắt mắt hơn. Với loại đũa được sơn ngoài bề mặt sẽ không an toàn cho sức khỏe bằng đũa gỗ thô.

Tuy nhiên, chuyên gia cũng cho rằng, yếu điểm dễ nhận thấy nhất của hai loại đũa này là dễ bị nấm mốc, vi khuẩn tấn công. Bởi hai loại đũa này thấm hút nước rất tốt, đây là môi trường thuận lợi để vi khuẩn trú ngụ, gây mốc và gây hại với sức khỏe.

“Thực tế, nhiều loại mốc có thể nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng nhiều loại không thể quan sát được, do đó, nếu ăn phải dễ gây ngộ độc. Hầu hết khi rửa đũa, chúng ta thường rửa phần thân đũa, mà không rửa kỹ đầu ngọn đũa. Đây là nơi thức ăn dư thừa lưu lại nhiều, nếu để lâu trong môi trường ẩm, không khô thoáng sẽ gây ra nấm mốc, nguy hiểm cho sức khỏe” – PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh lưu ý.

Thay đũa định kỳ 6 tháng/lần

Đề cập đến vấn đề này, PGS.TS Trần Đáng – nguyên Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế cảnh báo, sử dụng đũa bị nấm mốc để ăn cơm đồng nghĩa việc người dân nạp nguồn gây ung thư vào cơ thể.

Ngô, lạc, quả hạnh, hạt có dầu, quả khô, gạo, đậu, gia vị bị mốc có thể nhiễm độc tố Afflatoxin, gây ung thư gan. Ngô, gạo bị mốc có thể nhiễm độc tố Fumonisin của nấm mốc có thể gây ung thư gan, ung thư thực quản. Còn đồ dùng nhà bếp như đũa gỗ nhiễm nấm, mốc vẫn được đem ra sử dụng thì nguy cơ ung thư gan là điều khó tránh.

Người dân tốt nhất nên thay đũa định kỳ 6 tháng/lần.
Người dân tốt nhất nên thay đũa định kỳ 6 tháng/lần.

Theo các chuyên gia y tế, loại đũa nào cũng có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Để an toàn khi sử dụng đũa điều quan trọng nhất là khâu vệ sinh phải thật sự bảo đảm.

Các chuyên gia khuyến cáo, người dân không nên sử dụng đũa nhựa. Với các loại đũa khác khi sử dụng cần đặc biệt chú ý khâu vệ sinh và nên thay đũa định kỳ. Với đũa inox nên thay khi thấy dấu hiệu bong tróc, biến dạng lớp mạ ở đầu đũa. Với đũa tre và gỗ, khi tiếp xúc với nước rất nhanh bị hỏng nên không nên dùng quá lâu.

Người dân tốt nhất nên thay đũa định kỳ 6 tháng/lần hoặc thay ngay khi có dấu hiệu hư hỏng. Ngoài ra, khi rửa, người dân cần chú ý rửa sạch phần ngọn đũa, rửa bằng nước rửa chuyên dụng để loại bỏ chất bẩn được tốt hơn. Sau khi ăn xong, người dân cần rửa đũa ngay, nên rửa bằng nước nóng, tuyệt đối không ngâm đũa bẩn lâu trong nước sẽ khiến đũa nhanh hỏng vì nước ngấm, hút sâu vào bên trong.

Gia đình có điều kiện có thể sử dụng máy sấy đũa sau khi rửa, bởi dù rửa sạch nhưng môi trường ẩm ướt vi khuẩn cũng rất dễ phát triển. Trường hợp không có máy sấy, các gia đình cần phơi đũa dưới ánh nắng mặt trời, hoặc dùng máy sấy tóc sấy khô rồi bảo quản kỹ lưỡng; kiểm tra giỏ để đũa vì đáy giỏ thường chứa nhiều cặn bẩn, là nơi trú ngụ có nhiều loại vi khuẩn gây hại với sức khỏe.

 

Với đũa inox và đũa nhựa, ưu điểm là vệ sinh dễ dàng, ít có hiện tượng nấm mốc khi bảo quản, nhưng nó lại có những hạn chế tác động xấu đến sức khỏe. Đũa nhựa khi sử dụng với đồ nóng sẽ dễ bị biến chất, thậm chí là biến dạng ở nhiệt độ cao. Khi đó, các vi nhựa sẽ bám vào thực phẩm, trực tiếp đưa vào cơ thể. Đũa inox nhìn bề ngoài khá sạch sẽ, nhưng quá trình sử dụng khi tiếp xúc với nhiệt, với đồ ăn chua chứa axít cũng khiến các kim loại nặng thôi ra và đi vào cơ thể gây hại cho gan, thận. Mặt khác, yếu điểm của loại đũa này là dễ tản nhiệt, có thể gây bỏng khi ăn đồ nóng như ăn lẩu. Ngoài ra, loại đũa này thường khó sử dụng vì dễ trơn trượt, dù đã được tạo độ ma sát ở phần đầu.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/cach-chon-va-su-dung-dua-an-toan.html

Cùng chủ đề

Triển khai đồng bộ các biện pháp hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm

Kế hoạch nhằm tăng cường triển khai đồng bộ các biện pháp dự phòng tích cực và chủ động, phát hiện kịp thời nhằm giảm thiểu, hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm (NĐTP) và bệnh truyền qua thực phẩm xảy ra trên địa bàn Thành phố; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước; nâng cao nhận thức, phát huy vai trò và khuyến khích sự tham gia của người dân trong hoạt động...

Điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Vũng Tàu

Theo đó, Cục An toàn thực phẩm nhận được thông tin về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra sau khi ăn bánh mì mua ở cửa hàng "Cô Ba" tại ngã tư Bến Đình, Phường 7, TP Vũng Tàu. Đến thời điểm hiện tại có 135 người mắc với các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chóng mặt và phải nhập viện để điều trị. Trước tình hình trên, Cục An toàn...

Đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ dịp Tết, Lễ hội Xuân năm 2025

Kế hoạch nhằm tăng cường thanh tra, kiểm tra kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP) trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu và sử dụng thực phẩm nhằm đảm bảo tốt công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025. Nâng cao trách nhiệm trong công tác chỉ đạo quản lý...

Những loại thực phẩm nào cần phải bảo quản trong tủ lạnh?

Phân loại thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh Mỗi loại thực phẩm khác nhau sẽ có các điều kiện bảo quản khác nhau. Để giữ thực phẩm tươi ngon được lâu, bạn cần phân loại thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh. Thực phẩm tươi sống như cá, thịt và hải sản Sau khi mua thực phẩm tươi sống, bạn hãy rửa sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn. Sau đó, lau khô thực...

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Tiện lợi gắn liền với hiểm họa về ATTP Hàng quán vỉa hè trước cổng trường học từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống học đường. Tuy nhiên, đằng sau sự tiện lợi ấy là những hiểm họa về ATTP mà phụ huynh, học sinh và nhà trường cần phải cảnh giác. Số liệu từ Cục ATTP, Bộ Y tế cho thấy, có tới 70 - 80% thức ăn đường phố, trong đó có...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

dứt khoát cần bỏ tư duy “không quản được thì cấm”

Kinhtedothi - Ngày 17/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác Tư pháp năm 2025. Đến dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long. Nhiều luật phải sửa để phục vụ sắp xếp, tinh gọn bộ máy Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã quán triệt kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Cán...

Hơn 300 văn nghệ sĩ Thủ đô tham gia quán triệt về “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

Kinhtedothi - Sáng 17/12, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về “kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” tới văn nghệ sĩ Thủ đô. Hơn 300 đại biểu đại diện cho văn nghệ sĩ Thủ đô thuộc Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật (VHNT) Hà Nội tham...

Hà Nội hoan nghênh các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào đường sắt đô thị

Sáng 17/12, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn đã có buổi tiếp đón và làm việc với đoàn đại diện của Tập đoàn Thông tin tín hiệu đường sắt Trung Quốc (CRSC), dẫn đầu bởi Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Lâu Tề Lương. Tại buổi gặp, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết Hà Nội đang vận hành và triển khai nhiều dự án phát triển đường sắt đô...

gỡ vướng mặt bằng, không để dự án trăm tỷ “lỡ hẹn” về đích

Khối lượng thi công hạn chế Dự án cầu Bình Sa đi Bình Hải (cầu Tây Giang) được UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 3878/QĐ-UBND ngày 29/12/2021; chủ đầu tư là UBND huyện Thăng Bình với dự toán được duyệt hơn 203 tỷ đồng. Hạng mục cầu Tây Giang với 9 nhịp giản đơn, chiều dài cầu 371m; đường dẫn với chiều dài gần 3km, hệ thống điện chiếu sáng toàn tuyến. Công trình...

Một số tính năng Apple Intelligence không ra mắt năm 2024

Mới đây Apple đã tung ra bản cập nhật iOS 18.2 giới thiệu một số tính năng mới của Apple Intelligence như Genmoji, tích hợp Siri ChatGPT và Image Playground. Tuy nhiên vẫn còn một số tính năng trí tuệ nhân tạo chưa được Apple giới thiệu. - Siri thêm tính năng mới: Trong tương lai gần, Apple đang thực hiện một số thay đổi lớn đối với Siri  và đã phác thảo chức năng mới giúp Siri hữu ích...

Bài đọc nhiều

Phỏng vấn bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ Đinh Huy Giang: Người kiến tạo vẻ đẹp cho phái đẹp

“Vẻ đẹp hoàn hảo nhưng phải dựa trên sự an toàn tuyệt đối! - Đây sẽ luôn là kim chỉ nam xuyên suốt trên chặng đường công tác & làm việc của tôi” - ThS.BS Đinh Huy Giang chia sẻ. Từng có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ, ThS.BS Đinh Huy Giang luôn được đồng nghiệp và đông đảo tín đồ làm đẹp đánh giá cao về chuyên môn lẫn tay nghề.  Vừa qua khi trao...

Nga xúc tiến thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư

Vaccine ngừa ung thư mới do ba đơn vị nghiên cứu Nga phát triển, sẽ được thử nghiệm lâm sàng cho các bệnh nhân ung thư phổi ác tính và ung thư phổi tế bào nhỏ trước tiên.

6 cách làm dịu cổ họng sau khi nôn

Dùng máy tạo độ ẩm, ngậm kẹo hoặc uống mật ong, bổ sung nhiều nước, hạn chế món ăn cay góp phần làm dịu cổ họng sau khi nôn. Sau khi nôn bạn thường có cảm giác đau nhói bụng, đau rát và khó chịu ở cổ họng. Tình trạng nóng rát ở cổ họng có thể kéo dài nhiều giờ hoặc nhiều ngày liền, tùy vào mức đổ tổn thương niêm mạc họng.Khi nôn, cổ họng tiếp xúc...

Bao giờ bệnh nhân bảo hiểm y tế hết ‘cắn răng’ khám dịch vụ?

Dù có thẻ bảo hiểm y tế trong tay nhưng không ít người vẫn phải cất nó đi và chấp nhận chi trả thêm tiền mỗi khi đến cơ sở y tế để được khám chữa bệnh dịch vụ. Như Tuổi Trẻ Online thông...

Thương hiệu thẩm mỹ SB Clinic – Mang lại vẻ đẹp cho khách hàng dựa trên sự an toàn tuyệt đối

Với 7 năm xây dựng và phát triển, thương hiệu thẩm mỹ SB Clinic ngày càng khẳng định vị thế và ghi dấu ấn sâu đậm trong trái tim hàng nghìn khách hàng. Sở hữu đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng dày dặn kinh nghiệm, SB Clinic tự hào là điểm đến đáp ứng tốt mọi nhu cầu làm đẹp của chị em trong khu vực miền Bắc và trên cả nước. Giới thiệu về Thương hiệu Thẩm mỹ SB...

Cùng chuyên mục

Hút thuốc lá ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tim mạch

Hút thuốc lá không chỉ gây ra những vấn đề nghiêm trọng về hô hấp và ung thư phổi, mà còn là yếu tố nguy cơ lớn đối với các bệnh lý tim mạch. Hút thuốc lá không chỉ gây ra những vấn đề nghiêm trọng về hô hấp và ung thư phổi, mà còn là yếu tố nguy cơ lớn đối với các bệnh lý tim mạch. ...

Xây dựng y tế xanh là một nhiệm vụ rất quan trọng

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trí Thức nhấn mạnh xây dựng y tế xanh là nhiệm vụ rất quan trọng với ngành y đến năm 2030. Ngày 17-12, ông Nguyễn Trí Thức - thứ trưởng Bộ Y tế, kiêm giám đốc Bệnh viện...

Người lớn không chủ quan khi mắc bệnh sởi

NDO - Thời gian gần đây, số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt ở những nơi đông dân cư. Tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai đang điều trị cho nhiều ca mắc bệnh sởi. Nhiều người trong chúng ta tưởng rằng bệnh sởi chủ yếu là ở trẻ em và đã được khống chế nhờ vaccine nhưng trên thực tế người...

TP.HCM xử phạt nhiều cơ sở y dược tư nhân

Trong hai tuần đầu tháng 12/2024, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM đã tiến hành kiểm tra và xử lý các cơ sở y tế vi phạm trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh. Tin mới y tế ngày 16/12: TP.HCM xử phạt nhiều cơ sở y dược tư nhânTrong hai tuần đầu tháng 12/2024, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM đã tiến hành kiểm tra và xử lý các cơ sở y tế vi phạm trong lĩnh vực...

Xét nghiệm di truyền sàng lọc trước sinh vì chất lượng dân số Việt

Với sự tiến bộ của y học hiện đại, các phương pháp xét nghiệm di truyền sàng lọc trước sinh giúp phát hiện sớm các bất thường, giảm thiểu tỷ lệ trẻ sinh ra mắc bệnh bẩm sinh. Xét nghiệm di truyền sàng lọc trước sinh vì chất lượng dân số ViệtVới sự tiến bộ của y học hiện đại, các phương pháp xét nghiệm di truyền sàng lọc trước sinh giúp phát hiện sớm các bất thường, giảm thiểu...

Mới nhất

Thưởng Tết cao nhất ở Đà Nẵng hơn 700 triệu đồng

Tiền thưởng Tết Dương lịch năm 2025 tại Đà Nẵng cao nhất là 223,1 triệu đồng thuộc khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, còn thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất là 700 triệu đồng thuộc khối doanh nghiệp dân doanh. Ngày 17/12, Sở LĐ-TB&XH TP Đà Nẵng cho biết, đã nhận được báo cáo từ...

Bố và con trở thành bạn học cùng khóa trường y

Năm 2023, khi đang ở tuổi 43, ông Thành quyết tâm rủ con gái Thanh Bình (18 tuổi) cùng đăng ký xét tuyển vào Trường đại học Y Dược Thái Bình để viết tiếp ước mơ học đại học đang dang dở. ...

dứt khoát cần bỏ tư duy “không quản được thì cấm”

Kinhtedothi - Ngày 17/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác Tư pháp năm 2025. Đến dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long. Nhiều luật phải sửa để phục vụ sắp xếp, tinh gọn bộ máy Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn...

Ngũ trò dân ca Đông Anh ở Thanh Hóa là các trò gì mà được công nhận Di sản phi vật thể Quốc gia?

Ngũ trò Viên Khê ở làng cổ Viên Khê, xã Đông Anh, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) mang đặc trưng văn hóa nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Mã với...

Lễ trao tặng Kỷ niệm chương

(MPI) - Nhân dịp Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, 79 năm Ngày truyền thống ngành Kế hoạch và Đầu tư, chiều ngày 15/12/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ trao tặng Kỷ niệm...

Mới nhất