Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhCác nước đua tìm nguồn cung kim loại 'xanh'

Các nước đua tìm nguồn cung kim loại ‘xanh’


Áp lực nguồn cung các kim loại cần thiết để làm năng lượng tái tạo, xe điện ngày càng tăng khi các nước chạy đua trung hòa carbon vào 2050.

Những tháng gần đây, Anh ký thỏa thuận với Zambia, Nhật Bản hợp tác Namibia và EU bắt tay Chile. Các nhà đàm phán của EU cũng bắt đầu làm việc với Congo trong khi Mỹ tìm đến Mông Cổ. Các nỗ lực này có cùng mục tiêu là tìm nguồn cung các khoáng chất cần thiết cho quá trình khử cacbon, hay kim loại “xanh”.

Hiện kim loại “xanh” có ba nhóm vốn được dùng rộng rãi ở nhiều ngành công nghiệp, trong đó nhôm và thép dùng chế tạo các tấm pin và tua-bin, còn đồng rất quan trọng đối với mọi thứ từ dây cáp đến ôtô. Nhóm dùng trong pin xe điện gồm coban, lithium và niken tạo nên cực âm và than chì là thành phần chính cực dương. Nhóm cuối cùng là các loại đất hiếm từ tính như neodymium, dùng trong động cơ xe điện và máy phát điện tua-bin, có nhu cầu ít.

Theo tổ chức tư vấn Energy Transitions Commission (ETC), đến nay có 72 quốc gia, chiếm bốn phần năm lượng khí thải toàn cầu, đã cam kết trung hòa carbon vào 2050. Để đạt mục tiêu, công suất điện gió phải tăng 15 lần, điện mặt trời gấp 25 lần, quy mô hạ tầng lưới điện tăng 3 lần và số xe điện phải gấp 60 lần hiện tại.

Đến 2030, nhu cầu đồng và niken có thể tăng 50-70%, coban và neodymium tăng 150%, than chì và lithium tăng gấp sáu đến bảy lần. Tổng cộng, một thế giới trung hòa carbon vào năm 2050 sẽ cần 35 triệu tấn “kim loại xanh” mỗi năm, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế. Nếu tính cả các kim loại truyền thống cũng cần thiết cho quá trình này như nhôm, thép, nhu cầu từ nay đến lúc đó là 6,5 tỷ tấn.

Đó là lý do các nước đang lo lắng về thiếu hụt toàn diện nguồn cung khoáng sản toàn cầu vào cuối thập kỷ này. Vào 2030, ETC dự kiến thiếu khoảng 10-15% đối với đồng và niken; 30-45% đối với các kim loại khác sử dụng trong pin.

Vậy tình hình cung ứng các nhóm kim loại này ra sao? Thép có thể sẽ vẫn dồi dào. Coban cũng dư dả. Nhưng theo dự đoán của các chuyên gia được Economist ghi nhận, đồng sẽ thiếu 2-4 triệu tấn, tương dương 6-15% nhu cầu tiềm năng vào 2030. Lithium thiếu từ 50.000-100.000 tấn, tương đương 2-4% nhu cầu. Niken và than chì về mặt lý thuyết là có nhiều nhưng đòi hỏi độ tinh khiết cao để làm pin. Có quá ít nhà máy luyện kim để tinh chế bauxite thành nhôm. Ngoài ra, gần như không ai sản xuất neodymium ngoài Trung Quốc.

Economist chỉ ra ba giải pháp cho những thách thức này. Đầu tiên, các nhà sản xuất có thể khai thác thêm nguồn cung từ các mỏ hiện có, việc này có thể được thực hiện ngay lập tức nhưng sản lượng tăng thêm có hạn. Thứ hai, các công ty có thể mở các mỏ mới, có thể giải quyết hoàn toàn vấn đề nhưng mất nhiều thời gian.

Những hạn chế này khiến giải pháp thứ ba trở nên quan trọng nhất, ít nhất là trong thập kỷ tới. Đó là tìm cách tháo gỡ các “nút thắt xanh”. Chúng gồm tái sử dụng nhiều vật liệu hơn, khả thi nhất với nhôm, đồng và niken. Ngành tái chế vẫn còn manh mún và có thể phát triển nếu giá thành phẩm cao hơn. Hiện đã có một số nỗ lực như nhà khai khoáng HP tài trợ cho công ty tái chế niken mới nổi ở Tanzania.

Huw McKay, Kinh tế trưởng HP, ước tính phế liệu có thể chiếm 50% tổng nguồn cung đồng trong một thập kỷ, tăng từ mức 35% hiện nay. Rio Tinto cũng đang đầu tư vào các trung tâm tái chế nhôm. Năm ngoái, các startup tái chế pin – kim loại đã huy động được kỷ lục 500 triệu USD.

Cách lớn hơn là khởi động lại các mỏ nhàn rỗi (không còn khai thác), với triển vọng nhất là nhôm. Từ tháng 12/2021, chi phí năng lượng tăng vọt đã khiến 1,4 triệu tấn công suất luyện kim nhôm hàng năm (2% của thế giới) ở châu Âu phải đóng cửa. Giá nhôm tăng 25% sẽ thu hút mở lại khai thác các mỏ nhiều hơn, theo Graeme Train, Trưởng phân tích kim loại và khoáng sản của nhà giao dịch hàng hóa Trafigura.

Và hy vọng lớn nhất nằm ở những công nghệ tận dụng tối đa nguồn cung khan hiếm. Các công ty đang phát triển các quy trình được gọi là “tail leaching”, chiết xuất đồng từ quặng có hàm lượng kim loại thấp. Sử dụng công nghệ này ở quy mô lớn có thể tạo ra thêm một triệu tấn đồng mỗi năm mà không tốn nhiều chi phí, theo Daniel Malchuk, Thành viên hội đồng quản trị công ty công nghệ tài nguyên Jetti Resources (Mỹ).





Một công nhân làm việc trong nhà máy xử lý niken tại tỉnh Nam Sulawesi, Indonesia. Ảnh: Reuters

Một công nhân làm việc trong nhà máy xử lý niken tại tỉnh Nam Sulawesi, Indonesia. Ảnh: Reuters

Ở Indonesia – nước sản xuất niken lớn nhất thế giới, các công ty khai thác đang sử dụng phương pháp “high-pressure acid leaching” để biến quặng cấp thấp thành nguyên liệu phù hợp cho ôtô điện. Ba nhà máy trị giá hàng tỷ USD đã được xây dựng và các dự án bổ sung trị giá gần 20 tỷ USD đã được công bố.

Daria Efanova, Trưởng bộ phận nghiên cứu công ty tài chính Sucden (Anh) tính toán rằng Indonesia có thể sản xuất khoảng 400.000 tấn niken cao cấp vào năm 2030, lấp đầy một phần khoảng thiếu hụt nguồn cung 900.000 tấn dự kiến.

Tuy nhiên, những kỹ thuật mới vẫn chưa chắc chắn và có thể còn những hạn chế như ô nhiễm. Vì vậy, mở mỏ mới sẽ mang lại lợi nhuận lớn hơn, ngay cả khi mất thời gian. Thế giới đang có 382 dự án khai thác coban, đồng, lithium và niken đã bắt đầu, ít nhất là nghiên cứu tiền khả thi. Nếu chúng hoạt động vào 2030 sẽ cân bằng được nhu cầu, theo công ty tư vấn McKinsey.

Hiện có khoảng 500 mỏ coban, đồng, lithium và niken đang khai thác toàn cầu. Để mở cửa đúng thời hạn 382 mỏ mới, cần vượt qua một số khó khăn. Đầu tiên là việc thiếu tiền. Theo McKinsey, để lấp đầy thiếu hụt nguồn cung vào 2030, chi phí vốn hàng năm trong khai thác mỏ phải tăng gấp đôi, lên 300 tỷ USD.

Công ty tư vấn CRU cho rằng chỉ riêng chi tiêu cho đồng đã phải đạt 22 tỷ USD vào năm 2027, so với mức trung bình 15 tỷ USD giai đoạn 2016 – 2021. Đầu tư của các công ty khai thác lớn đang tăng lên, nhưng không đủ nhanh. Ngoài ra, đào các mỏ mới phải mất nhiều thời gian, từ 4-7 năm đối với lithium và trung bình 17 năm đối với đồng. Chậm trễ có thể dài hơn vì số lượng cấp phép ít ỏi.

Do các nhà hoạt động, chính phủ và cơ quan quản lý ngày càng ngăn chặn các dự án vì lý do môi trường nên giai đoạn 2017 – 2021, trung bình phải mất 311 ngày để các mỏ mới ở Chile được phê duyệt, so với 139 ngày vào giai đoạn 2002 – 2006.

Hàm lượng kim loại trong quặng đồng được khai thác ở các quốc gia thuận lợi đang giảm, buộc các công ty phải tìm đến những địa điểm khắc nghiệt hơn. Hai phần ba nguồn cung mới dự kiến đến năm 2030 nằm ở các quốc gia được xếp hạng dưới 50 trong chỉ số “dễ dàng kinh doanh” của Ngân hàng Thế giới.

Tất cả điều này có nghĩa là nguồn cung mới chỉ có thể là giải pháp về lâu dài. Do đó, phần lớn sự điều chỉnh trong thập kỷ tới sẽ phụ thuộc vào tiết kiệm đầu vào. Nhưng mức độ giải quyết đến đâu khó dự đoán, bởi phụ thuộc vào năng lực đổi mới sáng tạo của các công ty sản xuất.

Các nhà sản xuất ôtô điện và pin là ví dụ. Họ đã đạt được nhiều thành tựu sử dụng ít kim loại hơn. Pin ôtô điện thông thường hiện chỉ chứa 69 kg đồng, giảm so với 80 kg năm 2020. Simon Morris, Trưởng phòng Kim loại cơ bản của CRU tính toán rằng thế hệ pin tiếp theo có thể chỉ cần 21-50 kg, tiết kiệm tới 2 triệu tấn đồng mỗi năm vào 2035. Nhu cầu lithium trong pin cũng có thể giảm một nửa vào 2027.

Bên cạnh tiết kiệm và cách thay thế. Trong cực âm của pin, các hóa chất niken-mangan-coban có chứa coban và niken nhiều như nhau, được gọi là NMC 111, đang được loại bỏ dần để nhường chỗ cho NMC 721 và 811, tức chứa nhiều niken hơn nhưng ít coban hơn. Trong khi đó, hỗn hợp lithium-iron phosphate (LFP) rẻ hơn nhưng ít tiêu tốn năng lượng hơn hiện phổ biến ở Trung Quốc, nơi người dân thành phố không cần phạm vi lái xe dài sau một lần sạc.

Cực dương than chì cũng đang được pha silicon (chất rất dồi dào). Tesla cho biết sẽ chế tạo động cơ không cần đất hiếm. Pin natri-ion thay thế lithium bằng natri (nguyên tố phổ biến thứ sáu trên trái đất) có thể sẽ thành công.

Sở thích của khách hàng cũng sẽ góp phần. Ngày nay, mọi người muốn xe điện của mình có thể chạy được 600 km chỉ sau một lần sạc, nhưng ít người thường xuyên di chuyển quãng đường dài như vậy. Khi nguồn lithium khan hiếm, các nhà sản xuất ôtô có thể thiết kế các loại xe có phạm vi hoạt động ngắn hơn, có thể thay pin cơ động, giúp giảm đáng kể kích thước viên pin. Với mức giá phù hợp, việc áp dụng có thể nhanh chóng.

Thách thức chính là đồng, thứ không dễ loại bỏ khỏi lưới điện. Nhưng thay đổi hành vi tiêu dùng cũng có thể giúp ích. CRU ước tính nhu cầu đồng cho các mục đích “xanh” sẽ tăng từ 7% hiện nay lên 21% vào năm 2030. Khi giá kim loại tăng, doanh số bán điện thoại và máy giặt – cũng chứa đồng, có thể sẽ giảm sớm hơn so với cáp điện và các tấm pin mặt trời, đặc biệt nếu thị trường công nghệ xanh được chính phủ trợ cấp.

Vào cuối những năm 2030, có thể sẽ đủ số lượng mỏ mới và sản lượng tái chế để quá trình chuyển xanh đổi diễn ra theo đúng kế hoạch. Tuy nhiên, rủi ro nằm ở những nguy cơ xáo trộn khác, theo Economist.

Vì nguồn cung tập trung ở một số quốc gia nên tình trạng bất ổn tại địa phương, xung đột địa chính trị hoặc thậm chí thời tiết xấu có thể gây ảnh hưởng. Mô phỏng của Liberum Capital (Anh) cho biết một cuộc đình công của thợ mỏ ở Peru hoặc ba tháng hạn hán ở Indonesia sẽ ảnh hưởng đến giá cả hoặc làm giảm nguồn cung đồng, niken 5-15%. Nhưng với những người mua linh hoạt, chính phủ vững mạnh và một chút may mắn, nhu cầu tăng về kim loại “xanh” có thể không gây ra các va chạm khốc liệt.

Phiên An (theo The Economist)




Source link

Cùng chủ đề

Cương quyết xử lý vướng mắc cho các dự án điện tái tạo, nghiêm cấm ‘chạy chọt’, tiêu cực, tham nhũng

Nhấn mạnh thông điệp của Chính phủ là cương quyết xử lý, giải quyết dứt điểm các khó khăn vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo, đồng thời nghiêm cấm chạy chọt, tiêu cực, tham nhũng, Thủ tướng yêu cầu nỗ lực hoàn thành trước ngày 31/1/2025, triển khai nhanh, phát huy hiệu quả cao nhất các dự án đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. ...

Thủ tướng chủ trì hội nghị gỡ vướng cho các dự án năng lượng tái tạo ‘đắp chiếu’

Trước thực trạng nhiều dự án điện tái tạo với nguồn vốn đầu tư xã hội lên đến hàng tỉ USD đang còn 'đắp chiếu', Chính phủ sẽ tổ chức hội nghị về công bố chủ trương, phương hướng tháo gỡ cho các dự án năng lượng. ...

Từ chất thải độc hại thành tài nguyên đất hiếm quý giá

(CLO) Hàng triệu tấn tro than từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch hiện đang bị chôn lấp, có nguy cơ ngấm vào nguồn nước và gây ô nhiễm đất. Tuy nhiên, những chất thải độc hại này cũng có thể trở thành nguồn tài nguyên quý giá, chứa đựng các...

Giá khoáng sản quan trọng tăng và triển vọng doanh nghiệp khai khoáng trong nước

Cùng thời điểm này, Trung Quốc tiếp tục thắt chặt việc kiểm soát xuất khẩu các khoáng sản quan trọng, động thái trên đã khiến cho giá của vật liệu hiếm tăng phi mã như Bạc, Đồng và Vonfram. Giá khoáng sản quan trọng tăng và triển vọng doanh nghiệp khai khoáng trong nướcCùng thời điểm này, Trung Quốc tiếp tục thắt chặt việc kiểm soát xuất khẩu các khoáng sản quan trọng, động thái trên đã khiến cho giá...

TKV sản xuất 3,42 triệu tấn than trong tháng 11

Sản lượng than nguyên khai sản xuất trong tháng 11/2024 của TKV đạt 3,42 triệu tấn, tiêu thụ 4,56 triệu tấn, tổng doanh thu tháng đạt 15.435 tỷ đồng. Trong tháng 11/2024, các đơn vị của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, thực hiện phong trào thi đua 90 ngày đêm lao động sản xuất cao điểm quý IV/2024, nỗ lực thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sản...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Hải Phòng 10 năm liên tiếp tăng trưởng hai con số

Năm 2024, TP Hải Phòng chính thức đạt mốc tăng trưởng hai con số trong 10 năm liên tiếp - đây là dấu son trong lịch sử phát triển của thành phố. Ngày 4/12, HĐND TP Hải Phòng đã tổ chức khai mạc Kỳ họp thứ 21 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024) HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026. Phát biểu chỉ đạo tại kỳ họp, Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu đánh giá, đây là kỳ...

Người Việt mất 18.900 tỉ đồng vì bị lừa đảo trong năm 2024

Lừa đảo trực tuyến tiếp tục hoành hành trong năm 2024, cứ 220 người dùng điện thoại thông minh tại Việt Nam thì có 1 người trở thành nạn nhân của lừa đảo. Hình thức lừa đảo phổ biến nhất là mời gọi đầu tư. ...

Giá vàng hôm nay 16/12/2024 tăng, chờ quyết định từ Fed

Giá vàng hôm nay 16/12/2024 trên thị trường thế giới dự báo tăng khi Fed sắp có quyết định quan trọng về lãi suất. Đầu tuần trước, giá vàng nhẫn trong nước điều chỉnh tăng. SJC niêm yết giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ ở mức 82,7-84,2 triệu đồng/lượng (mua - bán). Doji nâng giá vàng nhẫn 9999 lên mức 83,3-84,3 triệu đồng/lượng (mua - bán). Giá vàng miếng 9999 tại SJC và Doji là 82,7 triệu đồng/lượng (mua vào)...

Giá vàng miếng SJC biến động bất ngờ

(NLĐO) – Giá vàng hôm nay bất ngờ giảm rất mạnh đối với vàng miếng SJC dù giá thế giới bật tăng khi vừa mở cửa tuần giao dịch mới ...

Cùng chuyên mục

Chủ tịch UBCKNN đề nghị các Sở và VSDC đưa hệ thống công nghệ mới vào vận hành

Bà Vũ Thị Chân Phương - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đề nghị các Sở Giao dịch chứng khoán và VSDC đưa hệ thống công nghệ thông tin mới vào vận hành trong năm 2025. Chủ tịch UBCKNN đề nghị các Sở và VSDC đưa hệ thống công nghệ mới vào vận hànhBà Vũ Thị Chân Phương - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đề nghị các Sở Giao dịch chứng khoán và VSDC...

Đà Lạt vào mùa đón khách quốc tế

Đà Lạt đang làm mới sản phẩm với những dịch vụ du lịch từ văn hóa và tài nguyên thiên nhiên, để đón dòng khách trong và ngoài nước dịp cuối năm. ...

Chủ tịch Ủy ban chứng khoán: Đưa hệ thống công nghệ mới vào vận hành năm 2025

Lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu các sở giao dịch chứng khoán và Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) đưa hệ thống công nghệ thông tin mới vào vận hành năm 2025. Sở...

Liên kết vùng trong bối cảnh cạnh tranh mới

Diễn đàn Mekong Connect là dịp để các tỉnh thành phát triển tài nguyên bản địa và kinh tế địa phương thông qua liên kết vùng, trong bối cảnh cạnh tranh mới. Diễn đàn cũng thu hút sự tham dự, đóng góp tham luận...

Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng, VN-Index giảm nhẹ

NDO - Phiên giao dịch ngày 17/12, giao dịch tiếp tục ảm đạm cùng các nhóm ngành phân hóa khiến chỉ số chung giằng co, rung lắc nhẹ quanh tham chiếu và chìm hẳn trong sắc đỏ từ cuối phiên sáng. Phiên này các mã lớn như: FPT, VCB, MWG gây ảnh hưởng tiêu cực nhất đến VN-Index. Chốt phiên, VN-Index giảm 2,07 điểm xuống mức 1.261,72 điểm. Trên sàn HoSE, giá trị khớp lệnh phiên...

Mới nhất

Đường sắt Việt Nam và Trung Quốc ký Biên bản ghi nhớ hợp tác về thông tin tín hiệu

Ngày 17/12, tại trụ sở Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã diễn ra Lễ ký Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Công ty hữu hạn Tập đoàn Thông tin tín hiệu Đường sắt Trung Quốc và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Tham dự có ông  Ô Quốc Quyền, Tham tán Công sứ Đại sứ...

Cụm lực lượng Hải quân 4 bảo đảm tốt công tác sẵn sàng chiến đấu

(ĐCSVN) – Kết quả kiểm tra cho thấy, các đơn vị của Cụm lực lượng Hải quân 4 đã xây dựng kế hoạch, lịch hoạt động phong trào, công tác thi đua, tuyên truyền trong dịp nghỉ Lễ đảm bảo chặt chẽ, sát thực tế. Cán bộ, chiến sĩ yên tâm công tác, sẵn sàng nhận và quyết tâm...

2025: Lưu lượng 5G sẽ vượt qua 4G

Mạng 5G được dự báo tăng nhanh nhu cầu sử dụng trong thời gian tới, và sẽ vượt qua mạng 4G trong năm 2025. ...

Đà Lạt vào mùa đón khách quốc tế

Đà Lạt đang làm mới sản phẩm với những dịch vụ du lịch từ văn hóa và tài nguyên thiên nhiên, để đón dòng khách trong và ngoài nước dịp cuối năm. ...

Hà Nội công bố mức xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm

HĐND TP.Hà Nội vừa biểu quyết thông qua Nghị quyết quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm trên địa bàn TP.Hà Nội. HĐND TP.Hà Nội vừa biểu quyết thông qua Nghị quyết quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi...

Mới nhất