Trang chủNewsNhân quyềnBước tiến bảo đảm quyền con người trong chuyển đổi số

Bước tiến bảo đảm quyền con người trong chuyển đổi số


Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân ra đời là bước đột phá về bảo đảm quyền con người trong chuyển đổi số, khắc phục những tồn tại, bất cập trong thực tiễn bảo đảm, bảo vệ, bảo mật dữ liệu cá nhân.

Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân: Bước tiến bảo đảm quyền con người trong chuyển đổi số
Bảo vệ dữ liệu cá nhân là bảo vệ các quyền cơ bản và tự do của con người liên quan đến dữ liệu.

Ngày 17/4/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 13/2023/NĐ-CP (Nghị định) về bảo vệ dữ liệu cá nhân, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023, đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền dữ liệu cá nhân; ngăn chặn các hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức.

Những điểm nổi bật

Nghị định là văn bản quy phạm pháp luật quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân và trách nhiệm bảo vệ dữ liệu cá nhân của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Thứ nhất, bảo vệ dữ liệu cá nhân là bảo vệ các quyền cơ bản và tự do của con người liên quan đến dữ liệu. Các quy định của Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân khi vận hành nhằm tránh cho các quyền cá nhân và tự do của mỗi người không bị xâm phạm.

Đồng thời, việc bảo mật dữ liệu cá nhân mang tầm quan trọng đặc biệt bởi nếu dữ liệu bị đánh cắp có thể gây ra những tổn thất về kinh tế, xã hội, xảy ra những nguy cơ như: tống tiền, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, bôi nhọ, xâm phạm danh dự, nhân phẩm, xâm hại tình dục…, gây hậu quả cả về vật chất và tinh thần, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và mỗi cá nhân.

Thứ hai, đề cao, tôn trọng quyền của chủ thể dữ liệu cá nhân. Quyền của chủ thể dữ liệu cá nhân bao gồm quyền truy cập, quyền đồng ý hoặc không đồng ý đối với việc xử lý dữ liệu cá nhân, quyền được thông báo và quyền yêu cầu xóa dữ liệu…

Hơn nữa, chủ thể dữ liệu còn có các quyền tự bảo vệ chính mình không để chủ thể khác xâm phạm dữ liệu cá nhân. Chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại khi xảy ra vi phạm quy định tại Nghị định gây thiệt hại đến quyền được bảo vệ dữ liệu cá nhân. Nghị định cũng quy định rõ rằng việc thu thập, chuyển giao, hoặc mua, bán dữ liệu cá nhân mà không có sự đồng ý của chủ thể là vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, quyền chủ thể bảo vệ dữ liệu cá nhân không phải là quyền tuyệt đối, mà có thể bị hạn chế trong trường hợp khẩn cấp để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của chính cá nhân hoặc người khác; tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; thực hiện nghĩa vụ hợp đồng đã được xác định, hoặc phục vụ hoạt động cơ quan nhà nước đã được quy định theo luật chuyên ngành.

Việc quy định các trường hợp ngoại lệ nhằm thực hiện nguyên tắc vừa bảo đảm quyền của cá nhân, tổ chức nhưng không vì thực hiện các quyền đó mà xâm hại đến quyền lợi ích chính đáng của cá nhân, tổ chức khác, lợi ích quốc gia – dân tộc.

Thứ ba, thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế về vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân. Nghị định tương thích với thông lệ, quy định quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Nhiều quốc gia phát triển đã luật hóa vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân, là cơ sở để Việt Nam nghiên cứu, tham khảo.

Bên cạnh đó, các tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc hợp tác với nước ta đều đưa ra các công ước, khuyến nghị và tiêu chuẩn về quyền riêng tư và bảo vệ thông tin và dữ liệu cá nhân. Trong đó, có nguyên tắc bảo mật của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Công ước của Hội đồng châu Âu về bảo vệ cá nhân liên quan đến tự động xử lý thông tin và dữ liệu cá nhân, hướng dẫn của LHQ về các tệp thông tin và dữ liệu cá nhân được vi tính hóa, Khung bảo mật hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), các tiêu chuẩn quốc tế về quyền riêng tư và bảo vệ thông tin và dữ liệu cá nhân (Nghị quyết Madrid), Quy định bảo vệ dữ liệu chung của EU (GDPR)…

Ngoài ra, trong quá trình thúc đẩy hợp tác giữa nước ta với các quốc gia, vùng lãnh thổ đã có hơn 80 quốc gia ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân, nhiều văn bản có quy định áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam. Vì vậy, quy định cụ thể, chi tiết về bảo vệ dữ liệu cá nhân, nhằm tạo ra môi trường bình đẳng, thượng tôn pháp luật tại Việt Nam kể cả đối với các cá nhân, tổ chức nước ngoài.

Những thách thức

Hiện nay, vẫn còn những thách thức không nhỏ trong triển khai thực hiện Nghị định.

Thứ nhất, thách thức trong công tác quản lý người lao động của các doanh nghiệp. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp xây dựng mô hình công ty mẹ, công ty con cùng chung một hệ sinh thái quản lý, thông tin của người lao động, có thể dễ dàng được truy cập từ hệ thống chung.

Tuy nhiên, theo pháp luật Việt Nam, mỗi công ty (bao gồm cả công ty mẹ và công ty con) được xem là một pháp nhân riêng biệt và độc lập, nên việc các công ty trong cùng hệ sinh thái chuyển dữ liệu cá nhân của người lao động để phục vụ quá trình quản lý nội bộ của doanh nghiệp cũng có thể coi là vi phạm trách nhiệm bảo vệ dữ liệu cá nhân của doanh nghiệp.

Mặt khác, hiện nay, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong thực hiện Nghị định, chưa hoàn thiện cơ chế, quy chế trong quản lý, bảo vệ dữ liệu cá nhân của người lao động phù hợp với Nghị định.

Thứ hai, chưa đồng nhất với các quy đinh pháp luật về hoạt động của các tổ chức tín dụng. Hiện nay, hoạt động của các tổ chức tín dụng được điều chỉnh bởi các quy định pháp luật chuyên ngành như: Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2014); Luật Phòng chống rửa tiền; Nghị định 117/2018/NĐ-CP về giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Thông tư 09/2020/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định về an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng cấp độ dưới Luật.

Mặt khác, đối với hoạt động ngân hàng, việc xử lý dữ liệu tác động tới dữ liệu cá nhân, như: Thu thập, ghi, phân tích, xác nhận, lưu trữ, chỉnh sửa, công khai, kết hợp, truy cập, truy xuất, thu hồi, mã hóa, giải mã, sao chép, chia sẻ, truyền đưa, cung cấp, chuyển giao, xóa, hủy dữ liệu cá nhân hoặc các hành động khác có liên quan là tất yếu nhằm cung cấp dịch vụ cho khách hàng và quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng, bảo đảm an toàn an ninh của hệ thống tiền tệ nên nhiều hoạt động xử lý dữ liệu khách hàng cá nhân không thể và không cần sự chấp thuận của khách hàng trong khi đó tại khoản 2, Điều 3 và khoản 1, Điều 9 của Nghị định quy định chủ thể có quyền được biết về việc xử lý dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp Luật khác có quy định khác.

Hay tại khoản 2, Điều 9 quy định chủ thể có quyền không đồng ý xử lý dữ liệu cá nhân của mình; chủ thể có quyền xóa, truy cập, yêu cầu hạn chế xử lý dữ liệu, phản đối xử lý dữ liệu, trừ trường hợp Luật khác có quy định khác tại Điều 9. Như vậy, sẽ vướng mắc, bất cập nếu áp dụng Nghị định cứng nhắc và không có hướng dẫn thống nhất.

Ngoài ra, việc cung ứng dịch vụ, sản phẩm của tổ chức tín dụng được thực hiện theo nhiều quy trình trên một sản phẩm, trong mỗi quy trình trên một sản phẩm gồm nhiều bước khác nhau và đều có liên quan đến việc thu thập, đánh giá, phân tích, cung cấp dữ liệu trên các tệp khách hàng có số lượng rất lớn trong khi đó Nghị định yêu cầu Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân khi tiến hành bất kì hoạt động xử lý dữ liệu nào đều phải được sự đồng ý của chủ thể dữ liệu (khách hàng) trong tất cả các quy trình xử lý (Điều 11); và trước khi tiến hành hoạt động xử lý dữ liệu phải thông báo cho chủ thể dữ liệu cá nhân (Điều 13). Điều này tiếp tục là một trở ngại nữa đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Hơn nữa, các tổ chức tín dụng phải điều chỉnh hệ thống công nghệ thông tin, các văn bản dưới luật khác có liên quan đến hoạt động của các tổ chức tín dụng; các mẫu văn bản về hợp đồng, thỏa thuận phải chỉnh sửa để phù hợp với Nghị định tạo ra khó khăn không nhỏ đối với hoạt động ngân hàng.

Thứ ba, một bộ phận người dân chưa hiểu và chưa có ý thức tự bảo vệ dữ liệu cá nhân của bản thân nên dễ dãi trong chia sẻ thông tin cá nhân trên các nền tảng mạng xã hội, vô tình để kẻ xấu lợi dụng phục vụ cho mục đích xấu.

Một bộ phận người dân chưa thấy rõ giá trị của bảo vệ dữ liệu cá nhân chính là bảo đảm quyền riêng tư cá nhân, còn có tâm lý ngại cung cấp thông tin cá nhân gây khó khăn cho cơ quan chức năng thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân cũng như phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Bên cạnh đó, tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân, nguy cơ lộ lọt thông tin, tạo ra hệ lụy lớn, ảnh hưởng đến các vấn đề kinh tế – xã hội. Các hiện tượng lừa đảo, các quảng cáo rác qua cuộc gọi, tin nhắn vẫn đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

(Nguồn: Shutterstock)
Việc bảo mật dữ liệu cá nhân mang tầm quan trọng đặc biệt bởi nếu dữ liệu bị đánh cắp có thể gây ra những tổn thất về kinh tế, xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và mỗi cá nhân. (Nguồn: Shutterstock)

Đưa Nghị định vào cuộc sống

Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển và ứng dụng Internet cao nhất thế giới với hơn 70 triệu người sử dụng. dữ liệu cá nhân của hơn 2/3 dân số nước ta đã và đang được lưu trữ, đăng tải, chia sẻ và thu thập trên môi trường số, không gian mạng với các hình thức và mức độ chi tiết khác nhau.

Nghị định ra đời là bước đột phá trong bảo đảm quyền con người trong chuyển đổi số, khắc phục những tồn tại, bất cập trong thực tiễn bảo đảm, bảo vệ, bảo mật dữ liệu cá nhân, tăng trách nhiệm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân tại Việt Nam.

Để Nghị định thực sự phát huy được hiệu quả trên thực tế tế cần tập trung vào một số vấn đề sau:

Một là, tăng trách nhiệm của doanh nghiệp trong bảo vệ quyền lợi người lao động. Trong sử dụng lao động, doanh nghiệp phải thu thập, lưu trữ thông tin người lao động. Để phục vụ mục đích quản lý lao động, người sử dụng lao động, doanh nghiệp tiếp nhận, quản lý rất nhiều thông tin cá nhân từ người lao động nhưng nếu bất cẩn khâu quản lý và xử lý thông tin sẽ dẫn đến những hệ lụy khó lường.

Các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ, đánh giá tổng thể những tác động của Nghị định, kịp thời rà soát và cập nhật quy trình, hướng dẫn thực hiện xử lý dữ liệu cá nhân phù hợp với quy định mới; xem xét thiết lập cơ chế, xây dựng quy chế quản trị trên cơ sở các quy định Nghị định; duy trì và tuân thủ cơ chế, quy chế đó trong suốt quá trình hoạt động.

Hai là, gỡ thế khó cho hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng. Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành có liên quan, nhất là Bộ Công an để đưa ra hướng dẫn thống nhất về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực tín dụng, vừa bảo đảm phát huy trách nhiệm hoạt động của tổ chức tín dụng trong bảo vệ dữ liệu khách hàng, vừa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chuyên ngành.

Ba là, để Nghị định thực sự đi vào cuộc sống cần làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật. Trong đó, cần làm nổi bật sự cần thiết phải ban hành Nghị định với mục đích cao nhất là tôn trọng, bảo vệ quyền công dân, quyền con người. Và trên hết, chính chủ thể dữ liệu cá nhân phải tự quán triệt, nâng cao ý thức, trách nhiệm của bản thân trong tự bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân gồm 4 chương với 44 điều ghi nhận một cách toàn diện các quyền lợi cơ bản của cá nhân là chủ thể dữ liệu và đặt ra yêu cầu trách nhiệm về kỹ thuật và tính pháp lý cho các bên kiểm soát và xử lý dữ liệu.

Nghị định ra đời là bước đột pháp trong bảo đảm quyền con người trong chuyển đổi số khắc phục những tồn tại, bất cập trong thực tiễn bảo đảm, bảo vệ, bảo mật dữ liệu cá nhân, tăng trách nhiệm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân tại Việt Nam.





Nguồn

Cùng chủ đề

Real Madrid trao cơ hội cho trẻ em khó khăn Việt Nam trải nghiệm bóng đá chuyên nghiệp

Gần 300 trẻ em từ các trại trẻ mồ côi và gia đình khó khăn ở TP. Hồ Chí Minh sẽ có cơ hội học bóng đá chuyên nghiệp cùng các HLV đến từ Quỹ Real Madrid (RMF) trong 3 ngày.

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Bảo đảm quyền con người để đất nước phát triển bền vững

Sau gần 40 năm đổi mới, đất nước đang bước vào Kỷ nguyên vươn mình với mục tiêu đặt ra là trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và trở thành nước phát triển, thu nhập cao theo định hướng XHCN vào năm 2045. Kỷ nguyên vươn mình đòi hỏi quyền con người, quyền công dân phải được cộng nhận, được tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ...

Thủ tướng Chính phủ biểu dương đội ngũ an ninh mạng Viettel

Ngày 1-11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi thư biểu dương các kỹ sư an ninh mạng của Viettel đã có thành tích giành ngôi vô địch hai năm liên tiếp tại Pwn2Own, một trong những cuộc thi an ninh mạng lớn nhất và uy tín nhất thế giới. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

De Heus “gõ cửa” thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi, mà De Heus Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng đầu.

Hàn Quốc bắn tên lửa đạn đạo ra Biển Hoàng Hải, Venezuela, Nga thúc đẩy hợp tác chiến lược, Iran ‘thờ ơ’ với kết...

Tổng thống Putin nói một trật tự thế giới mới đang hình thành, EU bàn cách hợp tác với chính quyền mới ở Mỹ, Houthi tuyên bố tiếp tục tấn công ở Biển Đỏ, Tổng thống đắc cử Donald Trump bổ nhiệm người thân cận đầu tiên vào Nhà Trắng… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

“Mớ bòng bòng” cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Ông Donald Trump đã chiến thắng ngoạn mục trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Lúc này là thời điểm để ông bắt đầu suy nghĩ về việc giải quyết những vấn đề quốc tế liên quan mật thiết đến nước Mỹ, đồng thời có ý nghĩa quyết định đến cục diện quan hệ quốc tế.

Dự thảo Luật Nhà giáo tạo bước đột phá trong xây dựng đội ngũ

Dự thảo Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ, bắt đầu từ những thay đổi trong quản lý nhà nước về nhà giáo.

Tàu Charles de Gaulle của Pháp sắp tái xuất sau 4 tháng bảo trì kỹ thuật

Ngày 7/11, Hải quân Pháp thông báo chuẩn bị triển khai tàu sân bay Charles de Gaulle trong 4 tuần tới.

Bài đọc nhiều

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và tặng sách cho học sinh ở xã biên giới tỉnh Nghệ An

Ngày 05/11, Đồn Biên phòng Hạnh Dịch phối hợp với Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Hạnh Dịch (xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh lớp 9 và trao tặng cho nhà trường 100 đầu sách. Tại buổi tuyên truyền, các báo cáo viên của Đồn Biên phòng Hạnh Dịch đã tuyên...

Giồng Riềng (Kiên Giang): dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mang lại ý nghĩa thiết thực

Chiều 5/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo UBND huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), các sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND 3 xã: Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú,...

Cùng chuyên mục

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ. Tại buổi làm việc đoàn đã lắng nghe, trao đổi...

Đoàn kiểm tra Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ làm việc tại Kiên Giang

Ngày 8/11, Đoàn kiểm tra liên ngành của Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Thị Hà làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang. Những năm qua Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Kiên Giang đã quan tâm công tác bình đẳng giới, hoạt động vì sự tiến bộ của...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Mới nhất

Việt Nam đóng góp rất thiết thực cho các cơ chế hợp tác đa phương khu vực

(ĐCSVN) - Với lịch hoạt động dày đặc, liên tục trong 3 ngày rưỡi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các thành viên Đoàn đã khẳng định sự chủ động, tích cực và trách nhiệm của Việt Nam đóng góp xây dựng tiểu vùng Mekong, đồng thời góp phần củng cố quan hệ hợp tác hữu nghị...

Chuyến công tác của Thủ tướng khẳng định sự chủ động, tích cực, trách nhiệm của Việt Nam trong xây dựng tiểu vùng Mekong

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa kết thúc thành công chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8; Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV) lần thứ...

Công bố Bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024

Theo ông Vũ Đăng Vinh, Tổng Giám đốc Vietnam Report, kết quả thống kê từ Bảng xếp hạng...

Xe bán tải vượt ẩu, lấn làn khi đi qua cầu phao Phong Châu

Trong khi các phương tiện đang nối đuôi nhau qua cầu phao Phong Châu, một ô tô bán tải vượt ẩu, lấn làn nguy hiểm bất chấp quy định an toàn. XEM CLIP (Nguồn: NTD): Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại hình ảnh xe bán tải màu trắng lấn làn, đi ngược chiều, vượt ẩu...

Người phụ nữ nuôi tham vọng đưa hạt sachi Việt Nam ra thế giới

Thất bại nhưng không nản, người phụ nữ U60 bán nhà để hiện thực khát vọng đưa hạt sachi Việt Nam ra thế giới đã bắt đầu gặt hái được những thành công. Bán nhà để khởi nghiệp với sachi Bà Đỗ Thị Kim Thông - Giám đốc Hợp tác xã Thương mại...

Mới nhất