Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcBức xúc 'chèn môn tự nguyện vào chính khóa'

Bức xúc ‘chèn môn tự nguyện vào chính khóa’


Điểm nóng giáo dục 2023: Bức xúc 'chèn môn tự nguyện vào chính khóa'- Ảnh 1.

Thời khóa biểu của một lớp 1 có nhiều môn tự nguyện xen kẽ giữa các môn bắt buộc. Đến nay, thời khóa biểu này đã được điều chỉnh, thay đổi sau khi lấy ý kiến của phụ huynh học sinh

Đầu tiên có thể kể tới vấn đề diễn ra ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, khiến nhiều phụ huynh gửi phản ánh tới báo chí trong năm qua: chèn môn tự nguyện vào chính khóa.

Nỗi niềm không của riêng ai

Theo phản ánh của phụ huynh, nhiều trường học tại nhiều địa phương trong cả nước đã không tiến hành rộng rãi, công khai, minh bạch việc khảo sát lấy ý kiến của cha mẹ học sinh về nhu cầu cho con đăng ký tham gia nhiều môn tự nguyện – không bắt buộc trong chương trình.

Các môn học như kỹ năng sống, STEM, tiếng Anh với người bản ngữ, học tiếng Anh thông qua toán – khoa học, tiếng Anh Ismart… – là các môn phải đóng thêm tiền, ít là vài chục ngàn đồng mỗi môn/tháng, có môn lên tới vài trăm ngàn đồng/tháng…

Khi chưa lấy hết ý kiến đồng thuận của 100% phụ huynh trong lớp, các trường ở nhiều địa phương vẫn xếp thời khóa biểu các môn tự nguyện này vào chính khóa. Một số phụ huynh đặt vấn đề nếu không đăng ký cho con học các môn tự nguyện này, và cũng không thể thu xếp đón bé giữa giờ được, thì học sinh đi đâu…

Đại diện Bộ GD-ĐT khẳng định với PV Báo Thanh Niên, cách làm trên là hoàn toàn trái quy định.

Hàng loạt địa phương rà soát, điều chỉnh

Sau khi được phụ huynh phản ánh, Báo Thanh Niên và đồng loạt cơ quan báo chí khác lên tiếng, phản ánh, các địa phương trong cả nước cấp tốc rà soát, chấn chỉnh việc “chèn” môn tự nguyện vào chính khóa.

Cuối tháng 9.2023, Sở GD-ĐT Hải Phòng có văn bản chỉ đạo về việc tăng cường quản lý hoạt động của các trung tâm ngoại ngữ, tin học, kỹ năng sống, hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.

Điểm nóng giáo dục 2023: Bức xúc 'chèn môn tự nguyện vào chính khóa'- Ảnh 2.

Nhiều phụ huynh phản ánh tới báo chí về câu chuyện “chèn môn tự nguyện vào chính khóa” hồi tháng 9.2023

Sở GD-ĐT Nam Định cũng có văn bản gửi các trường THPT, phòng GD-ĐT trực thuộc về chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm năm học 2023 – 2024. Theo đó, Sở yêu cầu các trường thực hiện đúng quy định về thời gian, thời lượng, các yêu cầu chung về dạy thêm, học thêm trong nhà trường. Tuyệt đối không dạy thêm, học thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày; không dạy thêm với học sinh tiểu học.

Sở GD-ĐT Nghệ An chỉ đạo các phòng GD-ĐT và nhà trường trên địa bàn tạm dừng việc liên kết với trung tâm dạy kỹ năng sống; đồng thời rà soát về con người, cơ sở vật chất, thẩm định chương trình dạy học và các điều kiện tổ chức khác trước khi đưa vào nhà trường.

Sở GD-ĐT An Giang cũng sớm có văn bản gửi các cơ sở giáo dục, chỉ đạo không được tổ chức dạy thêm, học thêm dưới bất kỳ hình thức nào tại cơ sở nuôi, giữ và chăm sóc học sinh. Nhà trường và giáo viên tuyệt đối không dùng các biện pháp trực tiếp hay gián tiếp để gợi ý hay ép buộc học sinh tham gia.

Đáng chú ý, ngày 29.9.2023, Bộ GD-ĐT có công văn yêu cầu các địa phương rà soát, báo cáo lên Bộ GD-ĐT về các chương trình liên kết trong nhà trường.

Kế đó, đầu tháng 10.2023, Phòng GD-ĐT Sóc Sơn, Hà Nội ra công văn đề nghị các trường tạm dừng toàn bộ các hoạt động liên kết trong nhà trường trên địa bàn, bao gồm (dạy kỹ năng số, bổ trợ tiếng Anh, câu lạc bộ nghệ thuật…) đến khi có đầy đủ các loại hồ sơ (tờ trình, đề án dạy học, chương trình dạy học, danh sách giáo viên giảng dạy, đề án sử dụng tài sản công để liên kết) và được phòng GD-ĐT phê duyệt.

Sau đó, tại hội nghị triển khai nhiệm vụ đầu năm học 2023 – 2024 do Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức hồi tháng 10.2023, ông Đào Tân Lý, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học của sở này cũng phát biểu yêu cầu các trường tuyệt đối không được chèn giờ dạy liên kết vào chương trình chính khóa nếu không đủ 100% học sinh tự nguyện đăng ký tham gia.

Các tiết học chính khóa nhà trường không được cắt xén, giảm bớt. Nhà trường phải phân công giáo viên thực hiện đủ định mức tiết dạy. Khi đã thực hiện đầy đủ theo chương trình, đủ định mức của giáo viên, còn thời gian trống mới tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Điểm nóng giáo dục 2023: Bức xúc 'chèn môn tự nguyện vào chính khóa'- Ảnh 3.

Thời khóa biểu của nhiều trường tiểu học đã được thay đổi sau khi có yêu cầu chấn chỉnh từ Sở GD-ĐT, Bộ GD-ĐT. Các môn tự chọn của mỗi học sinh sẽ khác nhau, được xếp vào tiết sau cùng

Cũng đầu tháng 10.2023, tại hội nghị giao ban tiểu học, Sở GD-ĐT TP.HCM cũng yêu cầu các trường phải thực hiện nghiêm việc lấy ý kiến khảo sát, nếu lớp nào không có 100% phụ huynh đồng ý thì không được dạy môn tự nguyện trong thời khóa biểu chính khóa. Nhiều trường tiểu học đã lấy lại ý kiến khảo sát phụ huynh, điều chỉnh lại thời khóa biểu theo các môn tự nguyện mà học sinh đăng ký.

Bộ GD-ĐT chỉ đạo

Mới đây nhất, đầu tháng 12.2023, Bộ GD-ĐT mới có văn bản yêu cầu các sở GD-ĐT trong cả nước phải quản lý chặt chẽ hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động ngoài giờ chính khóa; nếu triển khai cần bảo đảm nguyên tắc tự nguyện; không được bố trí thời gian học xen giữa các tiết học chính khóa. Văn bản do ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT ký.

Bộ GD-ĐT nhận định: “Trong thời gian qua, việc tổ chức triển khai hoạt động giáo dục kỹ năng sống và giáo dục ngoài giờ chính khóa được thực hiện ở các sở GD-ĐT đã đạt được kết quả tích cực, huy động được các nguồn lực của các tổ chức, cá nhân cùng tham gia nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tuy nhiên, quá trình thực hiện vẫn còn những hạn chế, bất cập”.

Bộ GD-ĐT yêu cầu các sở GD-ĐT quản lý chặt chẽ các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa về địa điểm tổ chức, chất lượng giáo viên, báo cáo viên, huấn luyện viên. Đồng thời, bảo đảm tổ chức giảng dạy đúng giáo trình, tài liệu đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Bộ cũng yêu cầu các địa phương khi thanh tra, kiểm tra cần lưu ý về sự phù hợp, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của người học ở địa phương trong nội dung giáo dục; không vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm; người học tham gia trên tinh thần tự nguyện, không bị ép buộc; bố trí thời gian học không xen giữa các tiết học trong chương trình chính khóa…



Source link

Cùng chủ đề

“Cùng con đi khắp thế gian” công bố định hướng giáo dục công dân toàn cầu

(NLĐO) - Không chỉ phát triển học thuật, dự án "Cùng con đi khắp thế gian" còn đi kèm những kỹ năng sống theo tiêu chuẩn toàn cầu cho học sinh. ...

10 mẹo dạy con thành người có trách nhiệm

Giáo dục con cái không chỉ là truyền đạt kiến thức mà còn là rèn luyện cho trẻ những phẩm chất tốt đẹp, bao gồm cả việc sống có trách nhiệm. Tin tưởng vào khả năng của conTheo Bright Side, nhiều phụ huynh quen với việc hướng dẫn và dạy dỗ trẻ, nhưng điều quan trọng hơn là tin tưởng vào khả năng và mong muốn của con. Truyền đạt niềm tin của cha mẹ là cách tốt nhất để...

Bữa cơm gia đình, bài học ở đó, sao phải chạy đôn đáo kiếm tìm?

Nhiều cha mẹ chạy đôn đáo cho con tới các lớp học thêm, để rồi 'quên' luôn bữa cơm gia đình. Trong khi từ bữa cơm này, học sinh học được bao bài học từ thực tiễn. ...

Càng lên cao, tỷ lệ sinh viên nữ theo đuổi lĩnh vực STEM càng giảm mạnh

Ở trường Cao đẳng Công nghệ Cao Hà Nội, 80% sinh viên theo học ngành kỹ thuật, tuy nhiên năm vừa rồi chỉ có duy nhất 1 sinh viên nữ. Thông tin được đưa ra trong Đối thoại...

Không gian chia sẻ bị đánh mất

Thiếu vắng dần những bữa cơm gia đình vì cha mẹ lao vào vòng xoáy cơm áo gạo tiền, con lao vào cơn lốc học chính, học thêm, càng ngày những không gian chia sẻ ấm áp, thân tình giữa các thành viên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Ngày 23/11, chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, phối hợp cùng Tập đoàn ITL, đã tổ chức lễ trao tặng sách, học bổng và mũ chống tia cực tím tại Trường Tiểu học Chansavang, huyện Sikhodtabong, thủ đô Vientaine, Lào. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình lan tỏa tri thức và xây dựng văn hóa đọc vượt biên giới của Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ.

Đề thi, đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán của quận Ba Đình

VietNamNet giới thiệu đề thi và đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán 2024 của quận Ba Đình, Hà Nội. Các đề thi môn Toán được Phòng GD-ĐT xây dựng theo hình thức tự luận với thời gian làm bài 90 phút. Sau đây là đề thi và đáp án học kỳ 1 môn Toán lớp 9: Đề thi học kỳ 1 môn Ngữ văn 8 hỏi về 'trường học hạnh phúc' Trong đề kiểm tra cuối kỳ 1 năm...

Ứng dụng công nghệ giúp phòng tránh xâm hại cho trẻ em

Giáo dục giới tính, chủ động phòng tránh xâm hại cho trẻ em luôn là một đề tài nóng được nhiều đơn vị, trường học, gia đình quan tâm. Có một ứng dụng công nghệ giúp ích rất nhiều cho trẻ em từ...

Phát động cuộc thi viết chữ đẹp miễn phí cho học sinh cả nước

Công ty cổ phần Tiền Phong phối hợp cùng Công ty TNHH Thanh Chương (Vpp Eras) và Câu lạc bộ Chữ đẹp Việt vừa chính thức phát động cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2. Đây là sân chơi dành cho học sinh tiểu học trên cả nước, nhằm khuyến khích các em rèn luyện viết chữ đẹp, góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.Cuộc thi năm nay...

Học sinh làm vải sinh học từ vỏ quýt

Đó là hai bạn Nguyễn Thiện Nhân (lớp 11A3) và Huỳnh Ngọc Hân (lớp 11A1). Sản phẩm đạt giải nhất cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp năm học 2023-2024 do Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Tháp tổ chức.Nguyễn Thiện Nhân cho biết gia đình vốn thuần nông nên luôn trăn trở tận dụng phế phẩm nông nghiệp để làm ra sản phẩm có...

Cùng chuyên mục

Đánh giá kết quả triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018

(ĐCSVN) - Nhiều chuyên gia giáo dục ghi nhận những nỗ lực và kết quả mà ngành giáo dục đã đạt được trong triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018; đồng thời đề nghị cần tiếp tục công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, nhất là phụ huynh và học sinh để hiểu rõ về tính ưu việt, vượt trội, sự cần thiết thực hiện Chương trình. Ngày 20/12, Hội Cựu giáo chức cơ quan Bộ...

Chuyên gia luật đề xuất giải pháp kiểm soát quyền lực nhà nước

Theo các chuyên gia, với mục tiêu đánh giá công tâm, xem xét việc kiểm soát quyền lực nhà nước đang là vấn đề quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Để phân công quyền lực nhà nước phù...

Bí thư huyện kết nối học bổng cho trò khuyết tật, khen cô giáo đưa trò tới lớp

Sau bài viết 'Cô giáo tình nguyện ngày ngày đưa trò tới lớp' đăng trên Tuổi Trẻ Online, cả cô và trò được bí thư Huyện ủy Hòa Vang (TP Đà Nẵng) tuyên dương và trao hỗ trợ. Cô Nguyễn Thị Minh Hòa...

58% trường ĐH đưa nội dung khởi nghiệp thành môn học bắt buộc hoặc tự chọn

Có 58% cơ sở giáo dục ĐH đưa nội dung khởi nghiệp thành môn học bắt buộc hoặc tự chọn, với tối thiểu 2 tín chỉ/môn học. Trong đó, một số trường CĐ sư phạm cũng đã đưa khởi nghiệp thành môn học...

Mâu thuẫn nhặt được tiền, nam sinh Thanh Hóa đánh gục bạn trên sân trường

TPO - Mâu thuẫn từ việc nhặt được 10.000 đồng, nam sinh ở Thanh Hóa đã đánh, gây thương tích cho bạn ngay ở trong sân trường. TPO - Mâu thuẫn từ việc nhặt được 10.000 đồng, nam sinh ở Thanh Hóa đã đánh, gây thương tích cho bạn ngay ở trong sân trường. Ngày 20/12, Công an thành phố Thanh Hóa cho biết đã triệu tập V.T.M. (SN 2008), trú xã Xuân Giang, huyện Thọ...

Mới nhất

Biết ơn, khắc ghi sự hy sinh to lớn cho đất mẹ Việt Nam ‘nở hoa độc lập, kết trái tự do’

Trong lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, đại diện cựu chiến binh Việt Nam và thế hệ trẻ đã có những chia sẻ niềm tự hào bề dày truyền thống 80 năm của QĐND Việt Nam anh hùng; thể hiện sự...

Triển lãm về di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

(CLO) Triển lãm “Di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác” sẽ diễn ra tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh từ ngày 25 - 28/12....

Trưởng thôn Ma Seo Chứ – Niềm tự hào của thôn Kho Vàng

Vừa qua, anh Ma Seo Chứ, dân tộc Mông, Trưởng thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà là 1 trong 2 cá nhân của tỉnh Lào Cai được Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trao tặng giải thưởng “Thanh niên sống đẹp”. Đây là niềm vinh dự, tự hào của trưởng thôn trẻ tuổi...

Thị xã Ayun Pa (Gia Lai): Tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS

Trong 2 ngày 19 và 20/12, Phòng Dân tộc thị xã Ayun Pa (UBND thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã tổ chức Hội nghị tập huấn phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS năm 2024.Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng vừa ký ban hành Kế hoạch số...

Bình Định thúc tiến độ phê duyệt chủ trương đầu tư, đưa ra đấu thầu 29 khu đất

Trong 29 khu đất dự kiến đưa ra đấu thầu trong 2 năm 2025 và 2026, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định đề cập mới có Dự án Khu đô thị Cát Hải là đang thẩm định hồ sơ để phê duyệt chủ trương đầu tư. Bình Định thúc tiến độ phê duyệt chủ trương đầu tư,...

Mới nhất