Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcBữa cơm gia đình, bài học ở đó, sao phải chạy đôn...

Bữa cơm gia đình, bài học ở đó, sao phải chạy đôn đáo kiếm tìm?

Nhiều cha mẹ chạy đôn đáo cho con tới các lớp học thêm, để rồi ‘quên’ luôn bữa cơm gia đình. Trong khi từ bữa cơm này, học sinh học được bao bài học từ thực tiễn.

Bận rộn đến đâu vẫn giữ bữa cơm gia đình

20 năm qua, vừa lo công việc chuyên môn, vừa lo chăm sóc gia đình và con cái, chuyên gia Trần Thị Quế Chi, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học giáo dục và đào tạo (IES) cho biết chị chưa bao giờ xem nhẹ bữa cơm gia đình của các con mình. Đang là một người mẹ đơn thân, có 4 người con từ độ tuổi mầm non tới THPT, bao năm qua, bà Quế Chi vẫn duy trì bữa cơm gia đình với các con, ít nhất là một ngày một bữa.

Bữa cơm gia đình, bài học ở đó, sao phải chạy đôn đáo kiếm tìm?- Ảnh 1.

Bà Quế Chi (thứ 3 từ trái qua) luôn coi trọng bữa cơm gia đình. Gia đình bà luôn ngồi lại cùng nhau, ít nhất một bữa trong ngày

“Tôi quan niệm rằng bữa cơm gia đình không chỉ nên được hiểu là tất cả mọi người trong gia đình ngồi xuống cùng nhau ăn cơm trong các bữa chính. Nó nên được hiểu nghĩa mở rộng hơn, là mọi thành viên quây quần ngồi lại cùng nhau, ăn một món ăn nhẹ, cùng uống nước. Mỗi ngày, tôi cố gắng ngồi cùng các con ăn bữa sáng hoặc bữa tối. Hoặc khi xong xuôi hết công việc vào buổi tối, cả nhà tôi ngồi quây quần thưởng thức một món đồ uống, một món trái cây, tôi có thể trò chuyện cởi mở với các con về đủ vấn đề trong cuộc sống, đó luôn là những khoảnh khắc hạnh phúc nhất với tôi”, bà Quế Chi bộc bạch.

Bác sĩ Huỳnh Trung Tuần, nhân viên y tế trường học, Trường tiểu học Trưng Trắc, quận 11, TP.HCM, cho biết trong mấy chục năm qua, công việc chuyên môn bận bịu đến đâu, vợ chồng ông luôn sắp xếp được thời gian để nấu cơm tối ở nhà, cả gia đình cùng tập trung ăn cơm. Trừ những khi có việc bận đột xuất, ông sẽ báo trước để vợ con biết và không đợi cơm, còn lại mọi người vẫn giữ nếp nhà, cả nhà cùng ăn cơm gia đình, cùng trò chuyện, trao đổi sau một ngày đi làm, đi học vất vả.

“Trong thế hệ hiện nay, lớp trẻ bây giờ, nhiều gia đình thiếu bữa ăn gia đình. Bữa cơm gia đình quan trọng lắm, nơi đó ông bà, cha mẹ, con cháu cùng ngồi chung với nhau, dùng bữa cơm, từ đó thêm đoàn kết, gắn bó tình gia đình”, bác sĩ Huỳnh Trung Tuần nói.

Học từ bữa cơm mỗi nhà, đâu phải xa xôi nơi đâu

Bác sĩ Huỳnh Trung Tuần cho hay hiện nay nhiều gia đình cho con cái đi học thêm nhiều quá. Nhiều cha, mẹ cũng nói “tôi không có thời gian để nấu nướng cho con cái ăn được”. “Cha mẹ nào cũng có thể sắp xếp thời gian cho con cái mình được hết. Nhưng nhiều cha mẹ bắt con học nhiều quá, mình cứ đưa đón con đi học suốt rồi thì còn thời gian đâu mà nấu cho con nữa. Vậy thì thay vì học 6 buổi một tuần, thì chỉ học 3 buổi thôi, còn lại 3 buổi nấu cho con, cùng dạy con học”, bác sĩ Tuần chia sẻ.

Bác sĩ Tuần cũng cho hay chứng kiến cha, mẹ vất vả với công việc bên ngoài, về nhà lại lo toan trong gian bếp để nấu nướng, con cái sẽ thấu hiểu, để cùng giúp đỡ cha, mẹ dọn cơm, học hỏi cách cha, mẹ nấu nướng. Từ đó, con cái thêm nhớ, thêm yêu những bữa cơm nhà. Cội nguồn là ở đó, những bữa cơm trở thành sợi dây vô hình ràng buộc, gắn kết các thành viên lại với nhau, giáo dục trẻ em nhiều điều bổ ích.

Bữa cơm gia đình, bài học ở đó, sao phải chạy đôn đáo kiếm tìm?- Ảnh 2.

Bác sĩ Huỳnh Trung Tuần khẳng định vai trò cực kỳ quan trọng của bữa cơm gia đình, đối với mọi thế hệ

“Bữa cơm gia đình rất quan trọng cho một đứa trẻ phát triển. Tôi đã nghiệm ra rằng ở gia đình nào mà cha mẹ cứ tối tối ăn cơm với con đều đặn, thì gia đình đó con cái ngoan ngoãn, thành công, học tập tốt. Bởi bữa ăn cùng với ông bà, cha mẹ không chỉ là vấn đề dinh dưỡng mà còn là câu chuyện tinh thần, bữa ăn cho thấy rằng cha mẹ luôn quan tâm tới con. Đứa trẻ ở bất cứ độ tuổi nào, mầm non, tiểu học, THCS hay THPT hay lớn khôn hơn thế thì đều cần mái ấm gia đình, truyền thống gia đình. Trong bữa cơm, ông bà, cha mẹ hỏi con một câu thôi thì còn có giá trị gấp nhiều lần những kiến thức con đọc trong trang sách. Con cái hiểu rằng phía sau lưng con là cả gia đình luôn ủng hộ con, khi có khó khăn con sẽ biết chia sẻ cùng ai”, bác sĩ Tuần trao đổi.

Đồng thời, theo bác sĩ Tuần, về mặt an toàn thực phẩm, dinh dưỡng, bữa ăn gia đình chắc chắn sẽ yên tâm hơn những bữa ăn con mua tạm, ăn đỡ ngoài đường. Vậy thì tại sao cơm nhà vừa ngon, vừa tốt sức khỏe, lại giàu giá trị tinh thần như vậy mà cha mẹ không cho con ăn, lại cho con ăn ở ngoài, để chạy đua với những lớp học thêm?

Các nước phát triển có coi trọng bữa cơm gia đình?

Nhiều người cho rằng ở những quốc gia phát triển, hiện đại thì bữa cơm gia đình không còn được quan tâm. Thực tế khác hoàn toàn. Chuyên gia Trần Thị Quế Chi, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học giáo dục và đào tạo (IES), cho biết từ thực tế trải nghiệm cuộc sống trong thời gian công tác tại TP.Sydney (Úc) bà nhận thấy người dân ở đây có thời gian làm việc rất rõ ràng, sau 18 giờ là hết đèn, hết giờ làm việc, trở về nhà với gia đình. Đặc biệt, họ không làm việc thứ bảy, chủ nhật mà dành thời gian này cho người thân, bạn bè, mọi người có thể gặp gỡ nhau, đi chơi, ăn uống cùng nhau. Kể cả khi làm việc với đối tác nước ngoài, người dân ở đây cũng tuân thủ nguyên tắc này và mọi người phải tôn trọng. Trừ khi có những thỏa thuận giữa hai bên về thời gian làm việc, tất cả phải rõ ràng, rành mạch từ trước đó.

Bà Chi cũng cho biết, theo tìm hiểu của bà, tại Mỹ, mọi người có thể không ăn chung hàng ngày vì cuộc sống rất hối hả nhưng vào các cuối tuần, mọi người cố gắng để có những bữa ăn chung. Tại Pháp, bữa ăn gia đình thường được kéo dài, mọi người tận hưởng thời gian ngồi bên nhau, ưu tiên khoảnh khắc dành cho người thân. Mọi người thường tập trung nấu nướng, sum họp vào bữa tối. Còn ở Thụy Điển, khoảng thời gian mọi người trong gia đình thường ngồi với nhau là khoảng thời gian uống cà phê, ăn bánh ngọt…

Khổ thân các em học sinh bây giờ quá!

Nhiều bạn đọc bình luận những góc nhìn dưới loạt bài Nhiều học sinh thèm bữa cơm gia đình của Báo Thanh Niên. Phụ huynh Tuan Nguyen chia sẻ: “Học trường không đủ nên phải học thêm, nền giáo dục hiện tại và gia đình đưa các em đến hiện trạng này”.

Bạn đọc Nga Hà Thị chia sẻ: “Tôi không biết các phụ huynh kỳ vọng vào con quá nên ép con học nhiều thì lại đổ tội cho giáo viên dạy thêm. Các con thi khối nào cũng chỉ cần 3 môn là 6 buổi 1 tuần. Vậy các em chỉ học ngoài nhà trường từ 5 giờ đến 7 giờ thế là xong”.

Bạn đọc Nguyen Nhat Nam cảm thán: “Khổ thân các em học sinh bây giờ quá”.

Tài khoản zumykawa1983 bày tỏ: “Chuyện học thêm là do phụ huynh thôi, mình đừng bắt các con học nhiều và gây áp lực cho con. Mình xem con mình yếu môn nào thì cho con học, đừng cho học tràn lan các môn. Nhà mình tuy bận rộn nhưng sáng mình cũng dậy sớm nấu đồ ăn sáng cho các con, buổi chiều 2 vợ chồng mình tranh thủ về sớm nấu cơm rồi cùng các con ăn chung, mình chỉ cho con học thêm đến 7 giờ tối là ở nhà, nên nhà mình luôn luôn lúc nào cũng ăn chung”.




Nguồn: https://thanhnien.vn/bua-com-gia-dinh-bai-hoc-o-do-sao-phai-chay-don-dao-kiem-tim-185241210194407262.htm

Cùng chủ đề

Không gian chia sẻ bị đánh mất

Thiếu vắng dần những bữa cơm gia đình vì cha mẹ lao vào vòng xoáy cơm áo gạo tiền, con lao vào cơn lốc học chính, học thêm, càng ngày những không gian chia sẻ ấm áp, thân tình giữa các thành viên...

Vợ chồng chiến tranh lạnh vì ép con luyện viết chữ đẹp đến nửa đêm

Từ đầu năm học mới tới nay, đều đặn mỗi tối, sau khi con hoàn thành các bài tập trên lớp, chị Nguyễn Nhật Hồng (33 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) lại cùng ngồi để “luyện viết chữ đẹp”. “Con tập trung viết nắn nót thì chữ khá rõ ràng, nhưng chỉ được vài dòng là lơ đễnh muốn buông bút, hết kêu đau tay lại đến mỏi cổ, mẹ luôn phải ngồi cạnh động viên. Nhiều hôm hai...

‘Còn vị thi cử thì còn dạy thêm’

Trong các hệ thống giáo dục, đặc biệt ở nhiều nước Đông Á, "giáo dục vị thi cử" - hay còn gọi là "teaching to the test" - đã trở thành hiện tượng phổ biến. Thay vì tập trung phát triển toàn diện kiến...

Tại sao phải học thêm, tại sao phải dạy thêm?

Tại sao phải học thêm? Tại sao phải dạy thêm? Làm thế nào để phần lớn học sinh không cần học thêm?..., theo bạn đọc Báo Thanh Niên, là những câu hỏi cần được trả lời trước khi bàn đến việc quản lý...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sốt vé trận Việt Nam đấu Indonesia ở Việt Trì: CĐV chịu rét xếp hàng, dân phe thổi giá

Sáng 12.12, hàng trăm CĐV đã có mặt trước cửa sân Việt Trì để mua vé xem trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Indonesia. Vé hết nhanh trong vòng một nốt nhạc 3 ngày nữa, trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Indonesia sẽ diễn ra tại sân vận động Việt Trì (20 giờ ngày 15.12) và vé trận đấu được quan tâm đặc biệt. Tuy nhiên ngay từ thời điểm này, sức nóng trận đấu đã được...

Tỉ phú Elon Musk thành người đầu tiên có tài sản 400 tỉ USD

Hãng tin Bloomberg ngày 12.12 cho biết tỉ phú Elon Musk vừa đạt cột mốc mới, khi trở thành người đầu tiên thế giới sở hữu tài sản 400 tỉ USD. ...

VinFast sẽ phát triển 100.000 trạm sạc xe điện tại Indonesia

V-GREEN của tỉ phú Phạm Nhật Vượng - nhà sáng lập VinFast và tập đoàn đa ngành Prime Group, thông qua công ty con tại UAE - vừa công bố Biên bản ghi nhớ (MoU) về việc phát triển hạ tầng trạm sạc xe điện VinFast tại Indonesia. Theo thỏa thuận, hai bên sẽ hợp tác nghiên cứu và thảo luận, hướng tới mục tiêu phát triển khoảng 100.000 trạm sạc xe điện VinFast tại Indonesia trong vòng 3 năm tới với...

Trang phục vải nhung, bí quyết ngời khí chất của phong thái ‘đỉnh lưu’

Áo, váy nhung luôn có sức hấp dẫn riêng mà ít có tín đồ thời trang nào có...

Bài đọc nhiều

Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Ngày 23/11, chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, phối hợp cùng Tập đoàn ITL, đã tổ chức lễ trao tặng sách, học bổng và mũ chống tia cực tím tại Trường Tiểu học Chansavang, huyện Sikhodtabong, thủ đô Vientaine, Lào. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình lan tỏa tri thức và xây dựng văn hóa đọc vượt biên giới của Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ.

Phát động cuộc thi viết chữ đẹp miễn phí cho học sinh cả nước

Công ty cổ phần Tiền Phong phối hợp cùng Công ty TNHH Thanh Chương (Vpp Eras) và Câu lạc bộ Chữ đẹp Việt vừa chính thức phát động cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2. Đây là sân chơi dành cho học sinh tiểu học trên cả nước, nhằm khuyến khích các em rèn luyện viết chữ đẹp, góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.Cuộc thi năm nay...

Càng lên cao, tỷ lệ sinh viên nữ theo đuổi lĩnh vực STEM càng giảm mạnh

Ở trường Cao đẳng Công nghệ Cao Hà Nội, 80% sinh viên theo học ngành kỹ thuật, tuy nhiên năm vừa rồi chỉ có duy nhất 1 sinh viên nữ. Thông tin được đưa ra trong Đối thoại...

Quảng Trị kiến nghị đặt Đại học Nông lâm Huế tại tỉnh

Tại buổi làm việc với Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng, ông Nguyễn Đăng Quang – Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Trị đề nghị xem xét đặt Trường Đại học Nông lâm Huế trên địa bàn...

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Tỉ phú Elon Musk thành người đầu tiên có tài sản 400 tỉ USD

Hãng tin Bloomberg ngày 12.12 cho biết tỉ phú Elon Musk vừa đạt cột mốc mới, khi trở thành người đầu tiên thế...

Bảo vệ sức khỏe người dân, Mexico quyết tâm luật hóa cấm thuốc lá điện tử

Ngày 11/12, Thượng viện Mexico thông qua dự thảo luật cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển và sử dụng thuốc lá điện tử, cũng như ma túy tổng hợp fentanyl và dẫn xuất của loại thuốc gây nghiện này nhằm bảo vệ sức khỏe của người dân.

Hải Phòng: Đưa loài cá “bình dân” thành sản phẩm OCOP nổi tiếng

Qua hơn 10 công đoạn với thời gian kho kéo dài hơn 10 tiếng, sản phẩm cá mòi kho của huyện Kiến Thụy, Tp.Hải Phòng, trở thành đặc sản được biết đến gần xa và là quà biếu quý mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Một sớm giữa tháng 11/2024, tại cơ sở cá mòi kho Thái Tín ở thôn...

‘Không cần luyện chữ đẹp, con tôi viết xấu vẫn có thể thành công’

Suốt mấy tháng nay, kể từ ngày cậu con trai út - Anh Khôi vào lớp 1, chị Nguyễn Thị Yến (39 tuổi, Long Biên, Hà Nội) thường xuyên nhận được tin nhắn phàn nàn của cô giáo chủ nhiệm về việc con viết chữ như gà bới.Cô giáo trao đổi, Anh Khôi có chữ xấu nhất lớp...

Mới nhất