Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhBRICS - khối kinh tế đối trọng G7 mạnh đến đâu?

BRICS – khối kinh tế đối trọng G7 mạnh đến đâu?


Chiếm 26% GDP toàn cầu và có thể lên tới 34% nếu mở rộng, nhưng điểm yếu của BRICS so với G7 là khác biệt lớn giữa các thành viên.

Năm 2009, Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc tiến hành hội nghị thượng đỉnh lần đầu của các nền kinh tế mới nổi về việc lập ra một khối kinh tế. Nam Phi được mời tham gia năm sau đó, đánh dấu sự hoàn chỉnh của BRICS. Khi ấy, các nhà phân tích lo ngại khối này sẽ sớm cạnh tranh với G7 (Anh, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Canada và Italy).

Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa thành sự thật dù tỷ trọng GDP thế giới của BRICS đã tăng từ 8% năm 2001 lên 26% hiện nay. Trong cùng thời gian, tỷ trọng của G7 đã giảm từ 65% xuống 43%. Vào 22/8 này, hội nghị thượng đỉnh lần thứ 15 của BRICS khai mạc tại Johannesburg (Nam Phi). Sự kiện quy tụ Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Hội nghị sẽ nhấn mạnh cách khối này vươn lên sau xung đột Ukraine và căng thẳng gia tăng giữa phương Tây và Trung Quốc. Các thành viên BRICS, dẫn đầu là Bắc Kinh, đang xem xét liệu có nên mở rộng thêm khối hay không. Một số cường quốc tầm trung coi khối là tổ chức phù hợp lợi ích. Có hơn 40 quốc gia đã đăng ký hoặc đã bày tỏ sự quan tâm đến việc gia nhập.





Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Brazil Michel Temer tại cuộc họp thượng đỉnh BRICS ở Johannesburg, Nam Phi, ngày 26/7/2018. Ảnh: Reuters

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Brazil Michel Temer tại cuộc họp thượng đỉnh BRICS ở Johannesburg, Nam Phi, ngày 26/7/2018. Ảnh: Reuters

BRICS tồn tại vì vài lý do. Đây là nơi để các thành viên chỉ trích những tổ chức khác như Ngân hàng Thế giới, IMF và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc khi họ xem nhẹ các nước đang phát triển. Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar nói “sự tập trung” của sức mạnh kinh tế toàn cầu đang “khiến quá nhiều quốc gia phải chịu sự chi phối của quá ít quốc gia”.

Là thành viên của khối cũng giúp các quốc gia có thêm uy tín. Tính trung bình, GDP của Brazil, Nga và Nam Phi tăng trưởng chưa đến 1% hàng năm kể từ 2013 (so với khoảng 6% của Trung Quốc và Ấn Độ). Các nhà đầu tư không mấy quan tâm đến triển vọng của Brazil hay Nam Phi, nhưng là quốc gia Mỹ Latinh và châu Phi duy nhất trong nhóm giúp hai nước này có sức ảnh hưởng lục địa.

Khối này cũng cung cấp hỗ trợ trong những thời điểm thành viên bị cô lập. Jair Bolsonaro, Cựu tổng thống Brazil, quay sang BRICS sau khi đồng minh của ông – Donald Trump – rời Nhà Trắng. Những ngày này, Nga cần BRICS hơn bao giờ hết. Trong một cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao, Đại sứ Nga tại Nam Phi trả lời phóng viên rằng họ tham gia khối là để “kết bạn nhiều hơn”.

Nga sẽ đạt được mong muốn này nếu Trung Quốc thành công trong việc kết nạp thêm nhiều quốc gia đang phát triển. Lý do gần như theo thuyết Newton: việc Mỹ tập hợp các đồng minh phương Tây khiến Trung Quốc phải tìm kiếm một phản ứng cân bằng ngược lại thông qua BRICS.





Tỷ trọng trong GDP toàn cầu của các khối qua thời gian. Nguồn: Economist

Tỷ trọng trong GDP toàn cầu của các khối qua thời gian. Nguồn: Economist

Với nền kinh tế số hai thế giới, không có khối nào khác có thể là đối trọng với G7. Thành viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải chủ yếu là các nước Âu và Á. G20 thì bị chi phối quá nhiều bởi các thành viên phương Tây. Do đó, BRICS là lựa chọn tốt. Một quan chức Trung Quốc so sánh mong muốn của Bắc Kinh về một “đại gia đình” gồm các nước trong nhóm BRICS so với “vòng tròn nhỏ” (tức số ít các quốc gia lớn nắm sức mạnh chi phối) của phương Tây.

BRICS chưa công bố ứng viên chính thức để kết nạp thêm. Tuy nhiên, Economist đã đếm được 18 quốc gia triển vọng, dựa trên 3 tiêu chí gồm: đã nộp đơn xin tham gia, được Nam Phi (nước chủ nhà hội nghị lần này) nêu tên là một ứng viên; được mời dự hội nghị lần thứ 15 với tư cách là “người bạn” của khối.

Có thể kể đến Arab Saudi, UAE với mong muốn điều chỉnh lại mối quan hệ với Mỹ và xích lại gần Trung Quốc hơn. Bangladesh và Indonesia – giống như Ấn Độ, là nước châu Á đông dân muốn được bảo vệ khỏi sự chỉ trích của phương Tây về các vấn đề chính trị. Trong khi, Argentina, Ethiopia, Mexico và Nigeria đều nằm trong số các quốc gia lớn nhất trên lục địa của họ.

Trong trường hợp khó xảy ra là tất cả 18 nước đều được nhận vào khối sẽ làm tăng dân số từ 3,2 tỷ (41% so với thế giới) lên 4,6 tỷ (58%), so với 10% của các thành viên G7. Tỷ trọng kinh tế của “Big BRICS” sẽ tăng lên 34%, vẫn đứng sau G7 nhưng gấp đôi EU. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn sẽ là trụ cột, chiếm 55% sản lượng của 23 quốc gia (trong khi Mỹ chiếm 58% của G7).

Ngay cả khi việc kết nạp thành viên còn đang thảo luận, khối này đang siết chặt quan hệ hiện có. Ngoài hội nghị thượng đỉnh hàng năm của các ông lớn, ngày càng nhiều các cuộc họp của các học giả, công ty, bộ trưởng, các đảng cầm quyền và các nhóm chuyên gia từ các thành viên và những nước thân thiện với họ. “Những cuộc họp này thường buồn tẻ nhưng chúng giúp các quan chức toàn cầu hóa quan hệ của họ”, Oliver Stuenkel của Tổ chức cố vấn Getulio Vargas (Brazil), lập luận.

Khối BRICS cũng có những nỗ lực nghiêm túc hơn. Họ đã thành lập 2 tổ chức tài chính, mà Bộ trưởng Tài chính Nga từng mô tả là IMF và Ngân hàng Thế giới (World Bank) thu nhỏ. Đơn cử là phiên bản thu nhỏ của World Bank tên Ngân hàng Phát triển Mới (NDB). Ra đời năm 2015, họ đã cho vay 33 tỷ USD cho gần 100 dự án. Vì không giới hạn phải là thành viên BRICS nên NDB thu hút được thêm Bangladesh, Ai Cập và UAE. Uruguay sẽ sớm được thừa nhận tổ chức này.

Một “Big BRICS” nếu được mở rộng sẽ là thách thức với phương Tây nhưng không phải mối đe dọa chết người, theo Economist.

Bởi lẽ, khối này đang có những vấn đề nội tại. Khi Trung Quốc muốn mở rộng, Nga lại đang suy yếu kinh tế, còn Brazil, Ấn Độ và Nam Phi tỏ ra hoài nghi. Khác với G7, 5 thành viên này không có tính đồng nhất, khác nhau nhiều về chính trị, kinh tế và quân sự nên việc mở rộng sẽ làm sự khác biệt có thể thêm sâu sắc. Điều đó có nghĩa, dù khối có thể đe dọa trật tự thế giới do phương Tây lãnh đạo nếu to hơn nhưng muốn muốn thay thế thì khó.

Xét ví dụ về sự khác biệt kinh tế. GDP bình quân đầu người của thành viên nghèo nhất – Ấn Độ – chỉ bằng 20% của Trung Quốc và Nga. Nga – thành viên quan trọng của OPEC +, và Brazil là hai nước xuất khẩu dầu ròng, trong khi 3 nước còn lại phụ thuộc vào nhập khẩu. Trung Quốc chủ động quản lý tỷ giá hối đoái còn 4 nước kia ít can thiệp hơn.

Tất cả những điều này làm phức tạp thêm nỗ lực thay đổi trật tự kinh tế toàn cầu của khối. Ý tưởng một loại tiền tệ dự trữ chung của BRICS gặp trở ngại vì không thành viên nào từ bỏ quyền lực do ngân hàng trung ương của họ nắm giữ. Họ thường xuyên bảo vệ quyền lực của riêng mình tại các thể chế kinh tế khác.

NDB có một khởi đầu chậm chạp. Tổng số tiền cho vay kể từ năm 2015 chỉ bằng một phần ba so với những gì World Bank cam kết trong năm 2021. Theo Daniel Bradlow của Đại học Pretoria (Nam Phi) lưu ý World Bank minh bạch và có trách nhiệm giải trình hơn. Việc NDB chủ yếu phát hành các khoản vay bằng USD hoặc euro phần nào làm suy yếu tuyên bố của các thành viên rằng họ đang cố gắng giảm sức mạnh của đồng bạc xanh.

Trong nội bộ, có thể xuất hiện tiếng nói bất đồng quan trọng của Ấn Độ trong vài số quyết định. Theo Harsh Pant, Phó chủ tịch tổ chức tư vấn Observer Research Foundation trụ sở ở Delhi, trong những ngày đầu lập khối, Ấn Độ nghĩ rằng với sự giúp đỡ của Nga, họ có thể ứng phó với Trung Quốc tốt hơn.

Nhưng giờ khi Nga còn nhờ cậy vào Trung Quốc. Và Ấn Độ lo lắng về một số ứng viên như Cuba và Belarus, cũng có thể trở thành các phiên bản nhỏ của Nga, tức nương theo Trung Quốc. Theo Economist, Ấn Độ đang chạy đua với Trung Quốc trong việc giành quyền lãnh đạo các quốc gia đang phát triển. Nhưng họ cũng không muốn thành người gây rắc rối. Vì vậy, nước này đang bước đi thận trọng, muốn thảo luận về các tiêu chí tham gia cho các thành viên mới kỹ hơn.

Phiên An (theo The Economist)




Source link

Cùng chủ đề

Mỹ giải ngân khoản vay 20 tỉ USD cho Ukraine

Bộ Tài chính Mỹ ngày 10.11 thông báo đã chuyển 20 tỉ USD đến Ngân hàng Thế giới (WB) nhằm hỗ trợ Ukraine, với nguồn tiền lấy từ tài sản Nga bị đóng băng. ...

Ông Biden cảnh báo kế hoạch kinh tế của ông Trump sẽ là ‘thảm họa’

Tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo những lập trường kinh tế và thuế quan của Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể gây hậu quả cho người dân Mỹ. ...

Cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và BRICS sẽ đưa thế giới đến đâu?

(CLO) Tổng thống mới đắc cử Donald Trump mới đây đã đe dọa áp mức thuế lên tới 100% đối với các nước BRICS nếu khối tìm cách “thay thế đồng đô la”. Cuộc chiến thuế quan này đang gây ra mối lo ngại tác động tiêu cực đối với thị...

Lời đe dọa áp thuế của ông Trump có hiệu quả không?

(CLO) Ông Donald Trump mới đây đã đe dọa áp thuế 100% đối với hàng nhập khẩu từ các nước BRICS nếu họ phát triển một loại tiền tệ mới nhằm cạnh tranh với đồng USD. ...

Donald Trump dọa áp thuế 100% đối với các nước BRICS

(CLO) Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã tuyên bố rằng ông sẽ yêu cầu nhóm BRICS không tạo ra một đồng tiền chung mới, nếu không sẽ áp mức thuế lên đến 100% đối với hàng hóa của các quốc gia thuộc nhóm này. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Elon Musk cuồng công việc như thế nào

Tỷ phú làm việc hơn 120 giờ mỗi tuần, hàng năm chỉ nghỉ 2-3 ngày và mang gối lên công ty để ngủ dưới bàn. Tỷ phú Elon Musk nổi tiếng là người cuồng công việc và thường xuyên đề cập đến vấn đề này. Vài tuần gần đây, ông tiếp tục nhắc đến những ngày làm việc nhiều giờ liền và những kỳ nghỉ phép hiếm hoi. Tỷ phú cũng gọi những người thích làm việc từ nhà...

Người Việt mất 18.900 tỉ đồng vì bị lừa đảo trong năm 2024

Lừa đảo trực tuyến tiếp tục hoành hành trong năm 2024, cứ 220 người dùng điện thoại thông minh tại Việt Nam thì có 1 người trở thành nạn nhân của lừa đảo. Hình thức lừa đảo phổ biến nhất là mời gọi đầu tư. ...

Giá vàng hôm nay 16/12/2024 tăng, chờ quyết định từ Fed

Giá vàng hôm nay 16/12/2024 trên thị trường thế giới dự báo tăng khi Fed sắp có quyết định quan trọng về lãi suất. Đầu tuần trước, giá vàng nhẫn trong nước điều chỉnh tăng. SJC niêm yết giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ ở mức 82,7-84,2 triệu đồng/lượng (mua - bán). Doji nâng giá vàng nhẫn 9999 lên mức 83,3-84,3 triệu đồng/lượng (mua - bán). Giá vàng miếng 9999 tại SJC và Doji là 82,7 triệu đồng/lượng (mua vào)...

Giá vàng miếng SJC biến động bất ngờ

(NLĐO) – Giá vàng hôm nay bất ngờ giảm rất mạnh đối với vàng miếng SJC dù giá thế giới bật tăng khi vừa mở cửa tuần giao dịch mới ...

Cùng chuyên mục

Thanh khoản lại mất hút, VN-Index quay đầu giảm điểm trong phiên 17/12

Thị trường tiếp tục giao dịch theo hướng tích lũy đi xuống và không có quá nhiều điểm nổi trội. Thanh khoản thông qua giao dịch khớp lệnh rơi xuống mức thấp nhất từ 5/11. Thanh khoản lại mất hút, VN-Index quay đầu giảm điểm trong phiên 17/12Thị trường tiếp tục giao dịch theo hướng tích lũy đi xuống và không có quá nhiều điểm nổi trội. Thanh khoản thông qua giao dịch khớp lệnh rơi xuống mức thấp...

Vietnam Airlines giành giải thưởng ‘Ý tưởng phát triển bền vững’ tại Human Act Prize 2024

Vietnam Airlines đã vinh dự giành được giải thưởng "Ý tưởng phát triển bền vững" tại Lễ trao giải Human Act Prize 2024, với dự án "Góp lá vá rừng - Vì một Việt Nam xanh và phát triển bền vững". Sáng kiến này...

Phó Thủ tướng Thường trực: ‘Lập trung tâm tài chính, ta có lợi thế của người đi sau’

Ban Chỉ đạo liên ngành về trung tâm tài chính sẽ được thành lập để chỉ đạo định hướng, chiến lược, điều phối bảo đảm vận hành thông suốt, nhất quán theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị. Lập Ban chỉ đạo liên...

Phó Thủ tướng Thường trực: ‘Lập trung tâm tài chính, ta có lợi thế của người đi sau’

Ban Chỉ đạo liên ngành về trung tâm tài chính sẽ được thành lập để chỉ đạo định hướng, chiến lược, điều phối bảo đảm vận hành thông suốt, nhất quán theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị. Lập Ban chỉ đạo liên...

Sớm hình thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

Việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam có ý nghĩa, vai trò hết sức quan trọng, là một trong những quyết sách chính trị lớn để chuẩn bị cho kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Vì vậy, tinh thần là chúng ta phải làm việc hết sức khẩn trương, quyết liệt, thực chất, hiệu quả để sớm hình thành trung tâm tài chính khu vực và quốc...

Mới nhất

Sun Life Việt Nam nhận giải thưởng về dịch vụ khách hàng

Sun Life Việt Nam vừa được vinh danh với giải thưởng “Công ty Bảo hiểm Nhân thọ có...

Hơn 57 triệu sự kiện mất an toàn thông tin tại TPHCM trong 9 tháng

Trung tâm dữ liệu TPHCM ghi nhận 57.586.971 sự kiện mất an toàn thông tin trong 9 tháng đầu năm 2024. Trong đó có tới 56.811.589 sự kiện tấn công thu thập thông tin. Thông tin trên được ông Nguyễn Đức Chung, Phó Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số TPHCM đưa ra tại buổi khai mạc chương trình “Diễn...

Giá cà phê trong nước tiếp đà tăng?

Dự báo giá cà phê ngày mai 18/12/2024, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 18/12/2024. Giá cà phê thế giới bật tăng trở lại Ngay phiên giao dịch trong ngày đầu của tuần mới (tuần thứ 3 tháng 12/2024) giá cà...

Mới nhất